Bệnh gout ăn được thịt gì? (heo, bò, trâu, dê, chó…)
Các loại thịt là một loại thực phẩm phổ biến và bổ dưỡng. Tuy nhiên, một số loại thịt giàu đạm, chứa nhiều nhân purin và không phù hợp với người bệnh gout. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu bệnh gout ăn được thịt gì và cần kiêng thịt gì để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Bệnh gout ăn được thịt gì?
Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây đau đớn, xảy ra do tích tụ quá nhiều acid uric trong khớp và hình thành các tinh thể acid bên trong hoặc xung quanh khớp. Acid uric là một sản phẩm phụ cơ thể tạo ra khi phân hủy purin có trong một số loại thực phẩm, chẳng hạn như thịt nội tạng và thịt đỏ.
Mặc dù một số loại thịt có thể làm gia tăng nồng độ acid uric trong máu, tuy nhiên người bệnh có thể tiêu thụ thịt với một số lượng nhất định. Cụ thể một số loại thịt mà người bệnh có thể tiêu thụ bao gồm:
- Thịt trắng: Các loại thịt trắng thường có hàm lượng purin thấp và lượng đạm thấp. Do đó, người bệnh gout có thể tiêu thụ các loại thịt trắng với số lượng vừa phải.
- Thịt gia cầm: Thịt gia cầm, chẳng hạn như thịt ức gà có hàm lượng purin thấp hơn các loại thịt đỏ hoặc thịt lợn. Vì vậy các loại thịt gia cầm được xem là phù hợp với người bị bệnh gout. Tuy nhiên, khi chế biến thịt, người bệnh cần loại bỏ phần da, mỡ và chỉ sử dụng phần thịt nạc. Ngoài thịt gà, thịt vịt, ngỗng, ngang cũng là thịt gia cầm lành tính phù hợp cho người bệnh gout.
- Thịt cá sông: Cá sông, cá nước ngọt thường lành tính, có hàm lượng purin thấp và phù hợp cho người bệnh gout. Các loại cá phổ biến chẳng hạn như cá chép, các quả, cá chi trắm,…
Người bệnh gout nên kiêng thịt gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin người bệnh gout nên ăn thịt gì, người bệnh cần tìm hiểu và tránh các loại thịt có thể gây ảnh hưởng đến các triệu chứng bệnh. Cụ thể, các loại thịt người bệnh cần tránh bao gồm:
- Thịt dê: Thịt dê có vị ngọt, tính nóng và có thể hỗ trợ lưu thông máu, giữ ấm. Ngoài ra, thịt dê cũng giàu đạm và có chứa một hàm lượng purin tương đối cao. Khi tiêu thụ, lượng purin này sẽ bị phân hủy thành acid uric và dẫn đến các cơn gout cấp, do đó người bệnh gout cần tránh. Nếu trong cơn gout cấp và tiêu thụ thịt dê, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn và gây đau đớn dữ dội.
- Thịt bò: Thịt bò rất giàu các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất như kẽm, vitamin, phosphat và sắt. Tuy nhiên, thịt bò cũng chứa hàm lượng purin cao, do đó người bệnh gout nên hạn chế tiêu thụ để tránh gây ảnh hưởng xấu đến các triệu chứng bệnh.
- Thịt mèo, chó: Theo thống kê, thịt chó và mèo có hàm lượng purin cao hơn rất nhiều lần khi so với thịt lợn hoặc thịt đỏ. Do đó, tiêu thụ thịt chó và mèo có thể khiến các triệu chứng bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn. Theo khuyến cáo, người bệnh không nên tiêu thụ các loại thịt này, đặc biệt là trong cơn gout cấp.
- Cá biển: Các loại cá biển, chẳng hạn như cá hồi, cá cơm, cá ngừ, cá trích là những loại cá có hàm lượng purin cao, do đó không tốt cho người bệnh gout.
- Hải sản: Các loại hải sản thường có hàm lượng purin cao và không phù hợp với người bệnh gout. Do đó, người bệnh nên tránh hoặc hạn chế tiêu thụ hải sản, chẳng hạn như tôm và động vật có vỏ.
- Thịt nội tạng: Các loại thịt nội tạng chẳng hạn như gan, phổi, tim thường có hàm lượng purin rất cao (trên 150 mg / 100 thịt). Ngoài ra, các loại thịt nội tạng cũng chứa nhiều chất béo và không phù hợp cho người bệnh gout. Do đó, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại thịt nội tạng, bao gồm cả nước luộc hoặc nước hầm thịt.
- Đùi gà: Đùi gà và da gà là các bộ phận chứa nhiều acid uric và có thể gây bùng phát cơn gout cấp. Do đó, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ để tránh gây tăng acid uric máu.
Lưu ý khi sử dụng thịt cho người bệnh gout
Người bệnh gout có thể tiêu thụ các loại thịt với một số lượng phù hợp. Tuy nhiên để hạn chế tình trạng bùng phát các cơn gout, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:
1. Người bệnh gout nên tiêu thụ bao nhiêu thịt?
Người bệnh gout không cần phải kiếng tất cả các loại thịt, tuy nhiên cần sử dụng với liều lượng phù hợp. Theo khuyến cáo, người bệnh không nên tiêu thụ quá 150 gram thịt mỗi ngày và nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để tránh gây kích ứng cơn gout.
Các loại thịt hải sản hoặc cá biển, người bệnh chỉ nên tiêu thụ 100 gram mỗi ngày và không quá 3 lần mỗi tuần.
2. Cách chế biến thịt cho người bệnh gout
Các phương pháp nấu ăn cũng đóng một vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh gout. Khi sử dụng thịt, cần nấu chín để loại bỏ vi khuẩn và tránh gây ra các cơn gout cấp.
Khi chế biến thịt, các phương pháp được ưu tiên bao gồm hấp và luộc. Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh chiên hoặc nướng, bởi vì cách chế biến này có thể làm tăng hàm lượng purin trong món ăn và gây ảnh hưởng đến người bệnh gout.
Để tăng cường hương vị và bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác, người bệnh nên chế biến kết hợp thịt và các loại rau, củ. Một số loại rau cũng có hàm lượng purin cao, tuy nhiên purin trong rau được chứng minh là không gây ảnh hưởng đến bệnh gout, do đó người bệnh có thể tiêu thụ thường xuyên.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout
Sau khi xác định được thông tin người bệnh gout ăn được thịt gì và cần tránh thịt gì, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Sử dụng các loại thực phẩm ít purin, chẳng hạn như rau quả, trái cây tươi, các loại đậu, ngũ cốc và sữa ít béo;
- Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều purin, chẳng hạn như thịt nội tạng, cá cơm, hải sản;
- Không tiêu thụ nước hầm xương, nước luộc thịt, đặc biệt là thịt nội tạng;
- Tổng lượng đạm tiêu thụ trong mỗi khẩu phần ăn là 150 gram, chẳng hạn như 100 gram thịt hoặc 100 gram cá. Nếu bữa ăn có thịt cần tránh sử dụng cá.
- Tránh sử dụng bia và rượu ngũ cốc, chẳng hạn như vodka hoặc whisky.
- Hạn chế hoặc tránh sử dụng các sản phẩm có hàm lượng fructose cao như soda và một số loại nước trái cây, ngũ cốc và thức ăn nhanh.
Một chế độ ăn với hàm lượng thịt tiêu thụ phù hợp sẽ góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa tổng hợp acid uric. Tuy nhiên, bệnh gout do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chế độ ăn nhiều thịt đỏ chỉ là một yếu tố nguy cơ. Do đó, để điều trị dứt điểm, người bệnh gout cần kết hợp dùng thuốc song song với chế độ dinh dưỡng và luyện tập khoa học. Dưới đây là một số bài thuốc mà người bệnh có thể tham khảo.
Còn những loại thực phẩm khác thì sao, như rau củ quả, các loại hạt thì loại nào nên ăn và không nên ăn ????
Nếu acid uric cao nhưng không có biểu hiện đau xương khớp thì có phải kiêng không ? Hôm rồi t có gọi người về lấy máu kiểm tra sức khỏe tại nhà thì thấy chỉ số acid uric hơi cao 448
Cùng thắc mắc. Tôi bị acid uric cao lâu rồi nhưng không có biểu hiện đau khớp. Tôi xem trên mạng thì họ bảo như vậy chưa phải là bệnh gout. Tôi cũng có hạn chế ăn đồ đạm lại nhưng vẫn không giảm được acid uric, cho tôi hỏi tình trạng như tôi thì dùng thuốc nào
Axit uric cao là có nguy cơ bị gút đó các bác. Nên thay đổi chế độ ăn uống càng sớm càng tốt. Cũng có đợt tôi bị axit uric cao nhưng về ăn kiêng giảm thịt 1 tháng đi xét nghiệm lại về bình thường. Còn nếu tăng cao quá thì phải dùng thuốc, cái này nên đi khám hỏi bác sĩ cụ thể sẽ chính xác hơn
Thuốc quốc dược phục cốt khang uống bao lâu sẽ khỏi được bệnh gout? Ai dùng thuốc này rồi cho tôi đánh giá cụ thể với. Thấy mấy nay lướt trang nào về bệnh gout cũng thấy có nhắc đến thuốc này
Tôi uống 3 tháng thì mọi thứ ổn áp. Không dám dùng từ khỏi vì bệnh này nó là mạn tính và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhưng từ khi ngưng thuốc đến nay được 5 tháng thì vẫn chưa thấy có dấu hiệu tái phát, dĩ nhiên là bây giờ vẫn phải tuân thủ ăn uống kiêng khem nhưng đỡ khắt khe hơn trước đây
Nhanh thì 2-3 tháng. Chậm thì 4-5 tháng. Dùng thuốc đông y phải xác định kiên trì, không có thời gian và liệu trình cố định .Thời gian điều trị dài ngắn còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và đáp ứng thuốc từng người.
Mình đang tìm mua thuốc này cho bố mà hỏi mấy hiệu thuốc đều không có bán, xin hỏi ở TP Thái Bình có chỗ nào bán thuốc này không? Tìm trên mạng thì họ bảo phải đến tận trung tâm thuốc dân tộc ngoài hà nội mua
Thuốc quốc dược phục cốt khang là thuốc bán theo đơn của bác sĩ kê vậy nên bạn nên đưa bố đến tận trung tâm là tốt nhất, bác sĩ chuyên khoa thăm khám tư vấn cho cụ thể, Trước tôi xem trên mạng thấy nhiều người khen tốt nên tôi cũng tìm mua ở mấy nhà thuốc vì nghĩ thuốc dạng bào chế sẵn rồi thì mua về dùng như mấy loại thực phẩm chức năng thôi nhưng thực tế không phải, thuốc gồm nhiều bài thuốc nhỏ, tùy tình trạng bệnh mỗi người bác sĩ sẽ kê đơn phối hợp thuốc và liều lượng khác nhau, đơn thuôc bác sĩ kê cho tôi gồm 3 loại: thuốc đặc trị gout, thuốc bổ thận với thuốc giải độc.
Trung tâm thuốc dân tộc vẫn bán thuốc online mà. Trung tâm có bác sĩ tư vấn và gửi thuốc về tận nhà cho những bệnh nhân không đến khám được. Tôi mới đặt thuốc bên này vào hôm qua xong. Tư vấn online nhưng bác sĩ nhiệt tình lắm. Số điện thoại đặt thuốc đây 014 7109 6699
Gía thì sao? 1 liệu trình điều trị hết tổng bao nhiêu tiền ?
T có tìm hiểu thông tin thấy nói các loại thịt có hàm lượng purin cao thực tế người bị gút vẫn ăn được nhưng ăn với lượng ít có đúng không. Ví dụ như thịt bò tôi có thể ăn tuần 1 lần có được không ?
Đúng bác nhé, những loại thịt có lượng purin ở mức cao có thể ăn nhưng cần hạn chế, 1 tuần em vẫn ăn thịt đỏ 1,2 lần, nhưng mỗi lần chỉ dám ăn vài miếng cho bớt thèm thôi không dám ăn nhiều, chủ yếu khẩu phần ăn vẫn là cá và rau củ
Lý thuyết thì vẫn ăn được đấy, ăn ít và chia nhỏ khẩu phần ăn nhưng theo tôi bệnh đã vậy rồi thì nên kiêng tuyệt đối các loại thịt có hàm lượng đạm cao như thịt đỏ, hải sản, nội tạng… biết nó có hại cho sức khỏe mình rồi thì cố làm gì
Cá biển phải kiêng vậy cá đồng vẫn ăn được bình thường phải không ?
Tôi thấy như tôi bị gút vẫn ăn tất cả các loại cá bình thường, chỉ kiêng mỗi thịt mà có sao đâu nhỉ
Chưa đến lúc thôi, cỡ cá biển có lượng đạm cao như cá cơm, cá hồi mà bác ăn liên tục vài bữa là biết liền. Ngày xưa do không biết tôi ăn cá hồi sashimi, ăn với lượng không nhiều đâu thế mà đau cấp luôn, từ đó khiếp không dám đụng nữa
Ăn sashimi là siêu nhạy luôn đó. Bệnh gout nên tránh ăn sashimi, nướng, rán. Nên nấu canh hoặc hấp sẽ làm giảm lượng purin
Cho mọi người tham khảo nhé . Trong bài này nó có chia cụ thể từng nhóm cá theo hàm lượng purin để mình biết ăn với lượng bao nhiêu hợp lý
Người bị gout có ăn được cá chép không? Ba tôi mới phẫu thuật xong phải ăn cháo mà các loại cháo thịt đều không ăn được, các loại cháo hạt thì không có chất, nhà định nấu cá chép cho ba bồi bổ không biết có ảnh hưởng gì đến bệnh gout không ?
Từ khi biết mình bị gout là tôi bỏ hẳn thịt cá tôi chuyển qua ăn chay nhưng không hiểu vì sao bệnh vẫn không thể ổn định được. Xương khớp vẫn đau liên miên, tuần trước đi xét nghiệm acid uric vẫn chạm mức 500
Chế độ ăn uống kiêng khem tốt nhưng cũng cần kết hợp với thuốc điều trị tốt nữa. Chỉ kiêng không thì nói thật có chan cơm với nước bệnh vẫn không ổn định nổi. Tôi cũng đang khổ sở vì bệnh gout nó hành, chắc chỉ ai bị bệnh này mới thấu được đau đớn như thế nào. Đổi rất nhiều đơn thuốc rồi nhưng chắc do chưa tìm được đúng thuốc nên chẳng thấy ăn thua gì. Anh chị em bị gout đang điều trị thuốc nào tốt giới thiệu giúp tôi
Tôi đang dùng thuốc quốc dược phục cốt khang của trung tâm thuốc dân tộc thấy tốt lắm. Dùng 1 tháng nay thấy cơn đau gần như dứt hẳn rồi, chỉ còn khớp ngón chân cái về đêm vẫn hơi âm ỉ chút nhưng vẫn ngủ tốt, ngày trước là nó đau đến mất ăn mất ngủ. Trong 1 tháng dùng thuốc cũng chưa thấy phát đợt đau cấp nào. Thuốc này được cái là đông y nên an toàn không có tác dụng phụ, chỉ có điều thời gian đầu mới dùng thì hiệu quả giảm đau hơi chậm, phải dùng cỡ 1 tuần mới bắt đầu có chuyển biến tốt lên, hết tháng thuốc đầu tôi đi xét nghiệm lại acid uric đã giảm từ 545 xuống còn dưới 500. Đang cố gắng dùng đúng đủ hết liệu trình xem có ổn được không.
Chỉ sợ là dứt thuốc nó lại bị trở lại thôi. Lúc bị bệnh cho đến nay tôi không nhớ nổi đã dùng qua bao nhiêu loại thuốc từ thuốc tây thuốc tàu, rồi cả các loại thực phẩm chức năng, lúc uống thì bệnh kiểm soát tốt nhưng ngưng thuốc ít lâu lại bị lại. Thành ra giờ mất hết niềm tin vào thuốc thang
Hiện tại mình cũng đang dùng thuốc quốc dược phục cốt khang này, trước mắt là thấy có tiến triển tốt còn không biết kết quả thế nào. Nhưng ông bạn mình dùng thuốc này khỏi gout đến vài ba năm nay rồi nên khi mình bị cái ông ấy mách cho điều trị bằng thuốc này luôn không dùng thuốc tây, ông ấy bảo thuốc tây vừa nhiều tác dụng phụ mà nó điều trị theo kiểu ăn xổi, chủ yếu chỉ chữa triệu chứng tạm thời. Nói chung thấy người ta điều trị có kết quả tôt rồi nên cứ nghe theo xem thế nào. Trên trang này có bài đánh giá cụ thể của chuyên gia về bài thuốc quốc dược phục cốt khang đây, mn có thể vào tham khảo
@Nguyễn Đạo, cứ yên tâm mà dùng thuốc nhé. Bệnh gout của tôi ổn định được cả năm nay nhờ dùng cái quốc dược phục cốt khang này đấy, acid uric luôn duy trì ở mức đẹp 380, xương khớp cũng không đau nhức gì nữa, đợt tôi dùng thuốc nó còn giúp tiêu nhỏ cả các hạt tophi ở tay. Nhưng giờ bệnh ổn rồi vẫn phải giữ thói quen ăn uống kiêng khem như trước, thoải mái là tái phát liền