Bệnh gout ăn được cá gì? (cá biển và cá đồng)

Theo dõi IHR trên goole news

Một số loại cá có thể cung cấp nhiều dưỡng chất và vitamin cần thiết để chống lại bệnh gout. Trong khi đó, một số loại có thể chứa nhiều purin và khiến các triệu chứng gout trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy người bệnh gout ăn được cá gì và kiêng cá gì để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Bệnh gout ăn được cá gì
Bệnh gout ăn được cá gì và kiêng cá gì để tránh kích thích các triệu chứng bệnh

Người bệnh gout có ăn cá được không?

Các loại cá là một trong các loại thực phẩm lành mạnh và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, chẳng hạn như protein và vitamin D. Cá cũng cung cấp một nguồn axit béo omega e dồi dào, có thể hỗ trợ chức năng của não bộ và chống viêm ở những người bệnh viêm khớp, bao gồm bệnh gout.

Tuy nhiên, một số loại các được xem là có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu và làm tăng nguy cơ xuất hiện các cơn gout cấp. Do đó, người bị bệnh gout nên tiêu thụ tất cả các loại cá nên được ăn ở mức độ vừa phải. Ngoài ra, người tăng axit uric trong máu hoặc có nồng độ acid uric máu cao cũng cần cân nhắc trước khi sử dụng một số loại cá để phòng ngừa nguy cơ bệnh gout.

Các loại cá (bao gồm cả các biển và các đồng) được xếp vào nhóm purin trung bình. Purin là các chất hóa học hữu cơ được tìm thấy trong cơ thể và một số loại thực phẩm. Thông thường, cơ thể cần một nguồn cung cấp purin khỏe mạnh trong chế độ ăn uống, tuy nhiên người bị bệnh gout, việc tiêu thụ quá nhiều purin có thể làm tăng nồng độ acid uric máu và khiến thận không thể đào thải lượng acid dư thừa. Theo thời gian, tinh thể axit uric sẽ tích tụ trong các khớp, dẫn đến đau đớn, đỏ và sưng khớp, tình trạng này được gọi là bệnh gout.

Mặc dù cá có thể chứa nhiều purin, tuy nhiên người bệnh gout có thể tiêu thụ hầu hết các loại cá với một lượng các phù hợp. Điều quan trọng là người bệnh cần xác định được loại cá và số lượng tiêu thụ phù hợp để tránh các triệu chứng bệnh gout. Tìm hiểu thông tin bệnh gout ăn được cá gì và cần kiêng cá gì trong phần bên dưới để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Bệnh gout ăn được cá gì?

Người bệnh gout có thể ăn hầu hết các loại cá để bổ sung hàm lượng axit béo omega 3 và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Tuy nhiên, khi sử dụng cá người bệnh nên cân nhắc tổng hàm lượng purin và thủy ngân trong cá, để tránh các triệu chứng không mong muốn.

Các loại cá phù hợp cho người bệnh gout nên có dưới 100 mg purin trên tổng số 100 g khẩu phần. Các loại cá chứa ít purin thường là các loại cá đồng, cá sông và có thịt màu trắng.

Bệnh gút có ăn được cá chép không
Hầu hết các loại cá đồng và cá sống đều có hàm lượng purin thấp và phù hợp cho người bệnh gout

Cụ thể, các loại cá phù có hàm lượng purin thấp hợp cho người bệnh gout bao gồm:

  • Cá quả
  • Cá trắm cỏ
  • Cá diêu hồng
  • Cá rô
  • Cá chình Nhật Bản

Các loại các có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như chiên, nướng, luộc, quay hoặc nướng. Tuy nhiên, để tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên bổ sung cá với số lượng vừa phải và chọn lựa nguồn thực phẩm an toàn, không nhiễm khuẩn cũng như kim loại nặng.

Cá người bệnh gout nên ăn vừa phải

Một số loại cá có hàm lượng purin trung bình (từ 100 – 400 mg trên 100 g khẩu phần). Hầu hết các loại cá này không phù hợp và có thể khiến các triệu chứng bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, theo thống kê, chỉ có khoảng 10% hàm lượng acid uric trong máu đến từ thực phẩm. Do đó, người bệnh vẫn có thể tiêu thụ các loại cá có hàm lượng purin trung bình với liều lượng vừa đủ.

Bệnh gút có ăn được cá chép không
Cá chép có hàm lượng purin trung bình, do đó người bệnh gout nên hạn chế tiêu thụ

Các loại cá người bệnh gout nên tiêu thụ vừa phải bao gồm:

  • Cá chim nước ngọt
  • Cá vượt Nhật Bản
  • Cá bơn
  • Cá chép

Các loại cá này có thể nấu canh, chiên, hấp hoặc nướng để tăng cường hương vị.

Các loại cá người bệnh gout cần tránh

Khi bị bệnh gút, người bệnh nên tránh ăn các loại cá có hàm lượng purin cao (với hàm lượng purin từ 400 mg trở lên trên 100 g khẩu phần cá). Một số loại cá thuộc nhóm này, bao gồm cá cơm, cá thu, cá trích, cá mòi, cá tuyết, cá tuyết chấm đen và cá hồi.

Các nghiên cứu đã chỉ ra, cá cơm tươi có tổng hàm lượng purin trong cơ thể cao nhất, khoảng 410 mg trên 100 g khẩu phần cá. Tuy nhiên hàm lượng này có thể khác nhau ở mỗi loại cá cơm.

Ngoài ra các loại cá biển nói chung, đặc biệt là cá hồi và cá mòi có chứa nhiều purin và có thể làm tăng nồng độ acid uric máu. Do đó, người bệnh gout cần tránh sử dụng hầu hết các loại cá biển.

bệnh gout ăn cá lóc được không
Cá cơm có hàm lượng acid uric cao, do đó người bệnh gout nên hạn chế tiêu thụ

Cụ thể, hàm lượng purin trong 100 g các loại cá biển như sau:

  • Cá cơm 410 mg
  • Cá hồi 297 mg
  • Cá ngừ 290 mg
  • Cá mòi 210 mg

Hàm lượng purin trong các loại cá có thể thay đổi phụ thuộc vào cách chế biến và thời gian bảo quản thực phẩm.

Mẹo nấu cá cho người bệnh gout

Các phương pháp nấu ăn khác nhau có thể ảnh hưởng đến hàm lượng purin trong cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Một số nghiên cứu đã chỉ ra việc tiêu thụ sashimi, sushi hoặc cá sống có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Do đó, chế biến chính các món cá có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh gout.

Luộc, nấu canh hoặc hấp trong nước có thể làm giảm lượng purin tổng thể trong các món cá. Các lựa chọn khác bao gồm chiên áp chảo với dầu thực vật giàu chất chống oxy hóa hoặc ướp để tăng hương vị cho món ăn.

chế độ ăn cho người bị gout
Người bệnh nên hấp hoặc luộc cá để làm giảm lượng purin trong món ăn

Các loại các có đặc tính chống viêm của béo omega 3, hoạt chất này có thể chống viêm ở người bệnh viêm khớp, bao gồm bệnh gout. Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá mòi và cá thu, rất giàu omega 3, tuy nhiên người bệnh không nên vượt quá số lượng khuyến nghị hàng tuần để tránh gây ảnh hưởng đến bệnh gout.

Theo khuyến cáo, khối lượng cá tiêu thụ phù hợp cho người bệnh gout như sau:

  • Cá có hàm lượng purin thấp, sử dụng từ 57 – 58 g cá nấu chín mỗi ngày, 2 – 3 lần mỗi tuần.
  • Cá có hàm lượng purin vừa phải, tiêu thụ ít hơn 220 g mỗi tuần. Phụ nữ mang thai bị bệnh gout hoặc đang cố gắng thụ thai hoặc đang cho con bú, có thể tiêu thụ khoảng 340 g cá mỗi tuần để tăng cường chất dinh dưỡng.

Một số lưu ý khi tiêu thụ cá cho người bệnh bệnh gout

Để nhận được lợi ích cao nhất và tránh các rủi ro không mong muốn khi sử dụng cá, người bệnh nên tuân thủ một số lưu ý, chẳng hạn như:

  • Tiêu thụ cá với khối lượng khuyến nghị, đặc biệt là cá có hàm lượng purin trung bình;
  • Sử dụng cá nấu chín, không tiêu thụ cá sống, chẳng hạn như sashimi hoặc sushi;
  • Mỗi tuần chỉ nên tiêu thụ cá 2 – 3 ngày để hạn chế hàm lượng purin trong cơ thể;
  • Nếu bữa ăn có cá thì nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ thịt, thay vào đó người bệnh có thể bổ sung thêm rau, củ hoặc trái cây để tăng cường hương vị;

Điều quan trọng trong chế độ ăn kiêng dành cho người bệnh gout là giữ cho thực phẩm càng ít chất béo càng tốt. Chất béo dư thừa có thể kích thích thận giữ lại axit uric, điều này dẫn đến bùng phát các triệu chứng bệnh gout cấp. Do đó, người bệnh không nên chiên cá, thay đổi hãy nướng,hấp hoặc luộc để hạn chế lượng chất béo bão hòa. Ngoài ra, để giữ cho lượng trong cá thấp thấp, hãy nêm cá với các loại thảo mộc, gia vị,  chanh tươi hoặc nước cốt chanh thay vì gia vị hỗn hợp gia vị có hàm lượng natri cao.

Người bệnh gout nên tiêu thụ cá thận trọng để tránh làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Tuy nhiên người bệnh không nên tránh tiêu thụ cá hoàn toàn, do hàm lượng axit béo omega-3 phong phú và đặc tính chống viêm của cá có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng gout. Do đó, người bị bệnh gout nên chọn các loại cá có hàm lượng purin và thủy ngân thấp để tránh gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Thay đổi chế độ ăn uống là cách đơn giản nhất để tránh bùng phát bệnh gout cấp và ngăn ngừa tích tụ axit uric. Ăn cá điều độ và chế biến theo phương pháp phù hợp như luộc hoặc hấp để đảm bảo thành phần dinh dưỡng và phù hợp với người bệnh gout.

Các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống chỉ mang tính chất hỗ trợ, là một phần trong phác đồ điều trị bệnh gout giúp các triệu chứng không bùng phát dữ dội. Chế độ ăn không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Vì vậy, để điều trị bệnh gout hiệu quả và an toàn, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống và bài thuốc điều trị phù hợp. Điều trị bệnh gout bằng Y học cổ truyền là lựa chọn của đa số người bệnh hiện nay

 

Phòng ngừa bệnh gout bùng phát trong tương lai

Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây đau đớn dữ dội nhưng hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh có thể hạn chế các đợt bùng phát bệnh gout cấp bằng nhiều biện pháp khác nhau chẳng hạn như:

phòng ngừa bệnh gout
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để phòng ngừa bệnh gout tái phát
  • Xác định các loại thực phẩm giàu purin và tránh hoặc hạn chế tiêu thụ, chẳng hạn như một số loại cá, bia và động vật có vỏ;
  • Tăng cường ăn các loại thực phẩm tốt cho người bệnh gout, chẳng hạn như trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, và các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa tách béo hoặc sữa chua;
  • Thường xuyên bổ sung quả anh đào (cherry) để giảm lượng acid uric trong máu;
  • Tránh đồ uống có đường fructose, bao gồm nước ngọt và một số loại nước trái cây, vì các loại đồ uống này có thể làm chậm quá trình bài tiết acid uric qua thận;
  • Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh để hạn chế nguy cơ bệnh gout;
  • Tránh tiêu thụ rượu, bia hoặc các loại ngũ cốc lên men để ngăn ngừa nguy cơ tăng acid uric máu;
  • Thường xuyên tập thể dục và duy trì vận động để tăng cường sức khỏe xương khớp và giảm đau do bệnh gout;
  • Dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp và tránh các hoạt động có thể gây ảnh hưởng đến các hệ thống xương khớp.

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống là cách đơn giản nhất để cải thiện các triệu chứng bệnh gout. Mặc dù người bệnh gout có thể cần tránh tiêu thụ một số loại cá, tuy nhiên không nên tránh tiêu thụ hoàn toàn. Người bệnh có thể tiêu thụ cá với số lượng vừa phải để tăng cường chất dinh dưỡng. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan đến chế độ dinh dưỡng của người bệnh gout, người bệnh nên iên hệ với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gout Có Lây Không
Bệnh gout có lây hay di truyền không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch điều trị và ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Chườm Đá Không
Bị gút có nên chườm đá không? Nếu thắc mắc vấn đề này, người bệnh có thể tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của phương pháp này để có kế hoạch giảm đau cũng như phòng ngừa các ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Cấp Có Chữa Được Không, Làm Gì Để Kiểm Soát?
Gout cấp gây ra các cơn đau dữ dội ập đến bất ngờ, kèm theo đó là khớp sưng đỏ, nóng ran, tê buốt. Bệnh nhân đi lại khó khăn, cản trở nhiều hoạt động sinh hoạt. Với tình trạng ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Gây Đau Gót Chân
Bệnh gout đau gót chân không phổ biến nhưng có thể gây ảnh hưởng đến mỗi bước đi và khiến người bệnh có xu hướng bất động hoặc tránh di chuyển. Điều này có thể khiến các triệu chứng trở ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Uống Glucosamin Được Không
Tìm hiểu thông tin bệnh gút có uống glucosamin được không có thể giúp người bệnh xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Trong bài viết này, người bệnh sẽ nắm được công dụng của glucosamin, ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua