Acid uric cao nên ăn gì, kiêng thực phẩm nào nhanh giảm?
Nồng độ axit uric trong máu cao là nguyên nhân khiến các tinh thể muối urat natri tích tụ, gây viêm sưng tại các khớp. Đồng thời khiến bệnh gout hình thành, tiến triển mãn tính và kèm theo cảm giác đau nhức nghiêm trọng. Vậy acid uric cao nên ăn gì, kiêng thực phẩm nào để nhanh giảm, giúp phòng ngừa và chữa gout? Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm phù hợp và nên kiêng.
Acid uric cao nên ăn gì giúp nhanh giảm?
Nồng độ axit uric trong máu cao được xác định là nguồn gốc của sự tích tụ tinh thể muối urat natri, gây viêm sưng ở các khớp và dẫn đến bệnh gout. Bên cạnh đó, axit uric cao còn làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, đồng thời khiến bệnh nhanh chóng tiến triển sang thể mãn tính.
Vậy acid uric cao nên ăn gì giúp nhanh giảm, phòng ngừa và điều trị bệnh gout? Theo các chuyên gia, những người có nồng độ axit uric trong máu cao nên thường xuyên ăn những loại thực phẩm sau:
1. Rau cần
Theo Y học cổ truyền, rau cần trồng trên cạn có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong và lợi thấp. Trong khi đó rau cần trồng dưới nước có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt lợi thủy khi dùng. Ngoài ra cả hai loại này đều có tác dụng hỗ trợ thận đào thải lượng axit uric trong cơ thể, điều trị gout cấp tính và cải thiện các triệu chứng khó chịu ở khớp.
Theo Y học hiện đại, rau cần chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, không chứa nhân purin. Các khoáng và hàm lượng vitamin trong rau cần (điển hình như vitamin C, vitamin P, canxi, phốt pho, chất sắt, Abumin, Carôtin…) có tác dụng nâng cao sức khỏe, cải thiện đề kháng, ổn định và tăng cường chức năng xương khớp.
Bên cạnh đó vitamin C và canxi trong rau cần có tác dụng kháng viêm, cải thiện mật độ xương, giảm đau, giảm sưng, chữa lành tổn thương ở khớp. Đồng thời phòng ngừa thoái hóa khớp, viêm khớp và bệnh loãng xương.
Ngoài ra trong rau cần còn chứa một lượng lớn chất xơ. Chất này có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể, giảm sự hình thành và tích tụ axit uric. Từ đó giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh gout.
Đối với rau cần, người bệnh có thể nấu canh hoặc ép rau cần để lấy nước uống mỗi ngày.
2. Súp lơ
“Acid uric cao nên ăn gì?” Theo chuyên gia súp lơ là loại thực phẩm tốt cho những bệnh nhân bị gout và có nồng độ axit uric trong máu cao. Bởi súp lơ chứa ít nhân purin. Mặt khác loại thực phẩm này rất giàu vitamin C, chất xơ, vitamin K, vitamin nhóm B, kali, phốt pho…
Việc tăng cường bổ sung các thành phần dinh dưỡng trong súp lơ không chỉ giúp người bệnh nâng cao sức khỏe tổng thể mà còn tăng cường sức đề kháng, cải thiện khả năng chống viêm và chống nhiễm khuẩn của cơ thể.
Bên cạnh đó những thành phần nêu trên còn có tác dụng cải thiện sức khỏe và chức năng xương khớp, tăng khả năng bài tiết axit uric, chữa lành tổn thương, giảm sưng đỏ và giảm đau ở các khớp.
3. Dưa chuột
Trong thành phần của dưa chuột chứa một lượng lớn vitamin C, muối kali cùng nhiều nước. Trong đó vitamin C có tác dụng tăng cường sức khỏe, cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch, chống oxy hóa, chống viêm và hỗ trợ giảm đau sưng xương khớp. Muối kali có tác dụng lợi niệu, thúc đẩy cơ thể loại bỏ độc tố, bao gồm cả quá trình đào thải axit uric. Nước dưa leo giúp thanh lọc và giải độc.
Ngoài ra việc thường xuyên ăn dưa chuột còn giúp người bệnh bổ sung vitamin nhóm B, canxi, chất sắt, phốt pho, magie. Đây đều là những thành phần dinh dưỡng tốt cho hệ xương, giúp tăng cường sức bền và độ linh hoạt của các khớp, giảm tổn thương.
Theo Y học cổ truyền, dưa chuột nhiều nước, có vị ngọt và tính mát. Loại thực phẩm này có tác dụng sinh tân chỉ khát, thanh nhiệt lợi thuỷ, giải độc và tăng cường hoạt động bài tiết acid uric qua đường tiết niệu của cơ thể. Chính vì thế những người mắc bệnh gout hoặc có nồng độ axit uric trong máu cao nên ăn nhiều dưa chuột.
4. Các loại cà
Theo các chuyên gia, những người có axit uric cao và mắc bệnh gout nên thêm các loại cà (cà tím, cà pháo, cà bát…) vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Bởi đây là nhóm thực phẩm kiềm tính, có tác dụng khứ phong thông lạc, hoạt huyết tiêu thũng, thanh nhiệt chỉ thống. Hơn thế, hầu như trong các loại cà đều không chứa nhân purin.
Ngoài ra kết quả nghiên cứu cho thấy, các loại cà chứa nhiều thành phần dinh dưỡng (điển hình như các vitamin, canxi, kẽm, kali, magie, mangan, kẽm, phốt pho…) có tác dụng lợi niệu, tăng cường chức năng đào thải thận và duy trì độ chắc khỏe xương.
Hơn thế những thành phần này còn có tác dụng hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương ở các khớp viêm sưng, giảm đau, phòng ngừa và điều trị bệnh gout, viêm khớp, thoái hóa khớp và loãng xương.
5. Cải xanh
Cải xanh nằm trong danh sách những loại rau kiềm tính, tốt cho bệnh nhân bị gout và có nồng độ axit uric trong máu cao. Loại rau này có tác dụng giải nhiệt trừ phiền, loại bỏ độc tố và thông lợi tràng vị. Bên cạnh đó cải xanh còn có tác dụng lợi tiểu tiện, hỗ trợ tăng cường chức năng thận. Điều này giúp quá trình đào thảo axit uric diễn ra hiệu quả.
Ngoài ra trong cải xanh chứa rất nhiều vitamin C và vitamin K. Hai loại vitamin này có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, tăng hiệu quả chữa lành tổn thương, duy trì sức khỏe và chức năng xương khớp. Đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng và giảm đau.
6. Cải bắp
Cải bắp chính là một trong những câu trả lời hoàn hảo cho vấn đề “Acid uric cao nên ăn gì giúp nhanh giảm?”. Cải bắp rất giàu vitamin C và không chứa nhân purin. Nhờ đó việc thường xuyên thêm loại rau này vào thực đơn ăn uống sẽ giúp người bệnh bổ tinh tủy, lợi niệu, mang nhiều lợi ích cho khớp và thông kinh hoạt lạc.
Chính vì thế việc thường xuyên ăn cải bắp sẽ giúp người bệnh sớm kiểm soát nồng độ acid uric trong máu, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gout. Ngoài ra ăn cải bắp còn giúp bạn tăng cường bổ sung những thành phần tốt cho cơ thể như vitamin A, vitamin B3, chất xơ, axit folic…
7. Củ cải
Theo Y học cổ truyền, củ cải có vị ngọt, tính mát, có tác dụng trừ phong thấp, trừ tà nhiệt, hành phong khí, lợi quan tiết, điều trị thống phong (bệnh gút). Chính vì thế, củ cải được xác định là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị gout và có nồng độ axit uric trong máu cao.
Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, củ cải là một loại rau kiềm tính, chúng rất giàu dinh dưỡng và hầu như không có nhân purin. Cụ thể trong thành phần của củ cải chứa các loại dinh dưỡng gồm: Vitamin (vitamin C, vitamin PP, vitamin B2, vitamin B1), canxi, sắt, phốt pho, xenluloza, glucid, protid…
Nếu thường xuyên ăn củ cải, người bệnh có thể bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường sức khỏe tổng thể và chức năng xương khớp. Đồng thời chống viêm, giảm sưng, phòng ngừa các đợt gout cấp tính và giảm đau.
8. Chuối
Nếu đang trong quá trình điều trị gout hoặc có nồng độ axit uric trong máu cao, người bệnh nên thêm chuối vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày. Loại thực phẩm này chứa một lượng lớn vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B và vitamin C), chất xơ, chất chống oxy hóa, magie, kali acid folic. Mặt khác chuối ít đường nên phù hợp và rất có lợi cho những bệnh nhân đang trong quá trình chữa bệnh gout hoặc có nồng độ axit uric trong máu cao.
Vitamin nhóm B và vitamin C trong chuối có tác dụng tham gia quá trình chuyển hóa các chất và cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa, đảm bảo quá trình lưu thông máu và tăng sức khỏe xương. Ngoài ra vitamin C còn có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh gout và giảm nồng độ axit uric trong máu.
Hàm lượng kali cao có tác dụng tăng cường chức năng thận, tăng quá trình đào thải axit uric qua tiết niệu. Điều này giúp phòng ngừa và hỗ trợ chữa gout. Đồng thời cải thiện cảm giác đau nhức, viêm, sưng khó chịu ở các khớp và duy trì nồng độ axit uric ở mức an toàn.
9. Ổi
Ổi là một loại trái cây bổ dưỡng, giúp cung cấp đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và hệ xương khớp, giảm nồng độ axit uric, phòng ngừa và chữa bệnh gout. Thành phần của quả ổi gồm canxi, protein, chất sắt, retinol (vitamin A), axit ascorbic (vitamin C),thiamin (vitamin B1).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng vitamin C trong quả ổi cao hơn rất nhiều so với cam. Chính vì thế nếu thường xuyên ăn quả ổi có thể giúp bạn bổ sung đủ vitamin C cần thiết. Từ đó giúp tăng khả năng chống oxy hóa, duy trì sức khỏe xương, tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm và chống nhiễm khuẩn. Ngoài ra vitamin C còn có tác dụng giảm viêm và giảm đau ở khớp.
Hàm lượng canxi trong ổi có tác dụng tăng khả năng chữa lành tổn thương trong ổ khớp, tăng mật độ xương, giúp xương khớp linh hoạt, giảm nguy cơ viêm và thoái hóa khớp.
Ngoài ra kali trong ổi rất tốt cho bệnh nhân bị gout và có nồng độ axit uric trong máu cao. Việc ăn ổi và bổ sung kali mỗi ngày có thể giúp người bệnh giảm nhanh lượng axit uric trong cơ thể. Đồng thời ngăn ngừa quá trình tích tụ các tinh thể muối urat natri.
10. Táo
Các nghiên cứu cho thấy trong táo chứa một lượng lớn acid malic. Đây là một thành phần dinh dưỡng có khả năng trung hòa nồng độ acid uric trong máu. Ngoài ra trong táo còn chứa ketone, hydrocarbon cùng các vitamin (vitamin A, vitamin C, vitamin E), chất chống oxy hóa và kali. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên ăn từ 1 đến 2 quả táo mỗi ngày để cảm nhận những lợi ích sau:
- Chống oxy hóa, bảo vệ xương và sụn khớp khỏi sự tác động của các gốc tự do
- Tăng cường sức khỏe xương
- Giảm đau nhức xương khớp
- Cải thiện tình trạng viêm và sưng đỏ ở các khớp
- Kiểm soát nồng độ acid uric trong
- Phòng ngừa và điều trị các bệnh xương khớp, trong đó có bệnh gout
- Nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.
11. Cherry (quả anh đào)
Cherry (quả anh đào) rất giàu vitamin C và anthocanis (chất chống viêm mạnh). Cả hai thành phần này đều có tác dụng giảm viêm sưng ở các khớp, hỗ trợ giảm nhanh lượng axit uric trong máu và ngăn tinh thể muối urat natri tích tụ. Từ đó giúp điều trị bệnh gout và cải thiện các triệu chứng.
Ngoài ra trong quả cherry còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác, gồm: Canxi, magie, kẽm, phốt pho, kali, chất xơ, đồng, sắt, chất chống oxy hóa. Nhóm dinh dưỡng này sẽ mang đến những lợi ích sau:
- Nâng cao sức khỏe xương khớp, phòng ngừa viêm khớp và thoái hóa xương khớp
- Tăng cường mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương
- Ổn định quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể
- Lợi niệu, thúc đẩy cơ thể loại bỏ độc tố và axit uric
- Tăng độ bền và sự deo dai cho xương
- Phòng ngừa và điều trị bệnh gout.
Đối với quả cherry, người bệnh có thể lấy nước để uống hoặc ăn 200 gram cherry tươi mỗi ngày.
12. Tỏi
Hàm lượng lưu huỳnh và hoạt chất chống viêm trong tỏi có khả năng cải thiện tình trạng viêm sưng ở các khớp, giảm cứng khớp, loại bỏ acid uric và phòng ngừa sự tích tụ của các tinh thể muối urat natri.
Vì thế nếu có nguy cơ hoặc đang mắc bệnh gout, người bệnh nên ăn từ 1 đến 2 tép tỏi mỗi ngày, có thể ăn tỏi sống hoặc thêm vào món ăn để cải thiện bệnh).
13. Nho
Tương tự như cherry, nho cũng là một loại quả giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, vitamin A, kali, chất xơ và sắt. Mặt khác nho không chứa nhân purin. Do đó việc thường xuyên ăn loại quả này có thể giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể, ổn định quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể, giải độc, giảm axit uric, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Ngoài ra hàm lượng chất xơ trong quả nho còn có tác dụng tăng cường quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Từ đó giảm sự hình thành và tích tụ axit uric, giảm viêm và sưng khớp do bệnh gout. Theo Y học cổ truyền, nho có vị ngọt, tính bình, giúp lợi tiểu, bồi bổ khí huyết và trị gân cốt thấp thống.
14. Chanh
Chanh chứa nhiều vitamin C có tác dụng giảm viêm và sưng ở các khớp, cải thiện mức độ đau nhức cho bệnh nhân bị gút. Bên cạnh đó hàm lượng cao trong chanh còn có tác dụng tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng chống bệnh cũng như hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Ngoài ra chanh có tính axit. Tuy nhiên axit được đồng hóa sau khi được đưa vào cơ thể. Điều này giúp tạo ra môi trường kiềm và hỗ trợ cơ thể đào thải tốt nồng độ acid uric bên trong. Để sử dụng chanh hiệu quả, bạn có thể pha nước cốt chanh với nước ấm và uống từ 1 đến 2 lần mỗi ngày.
15. Sữa không đường hoặc sữa ít béo
Sữa không đường hoặc sữa ít béo là nhóm thực phẩm được khuyên nên thêm vào thực đơn ăn uống mỗi ngày để cải thiện nồng độ axit uric và phòng ngừa bệnh gout.
Theo kết quả nghiên cứu, các thành phần trong sữa không đường và ít béo có khả năng đẩy nhanh quá trình thủy phân axit uric, chống viêm khớp và ổn định sức khỏe của xương. Đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Ngoài ra hàm lượng canxi và vitamin D trong sữa cũng rất tốt cho quá trình phát triển và tái tạo xương khớp.
16. Bột nở
Bột nở (Baking soda) là loại thực phẩm quen thuộc có thành phần chính là hoạt chất acid cacbona. Hoạt chất này có tác dụng cân bằng môi trường kiềm và acid trong cơ thể. Vì thế việc sử dụng bột nở có thể giúp bạn trung hòa và giảm nồng độ acid uric trong máu, phòng ngừa bệnh gout hình thành và tiến triển.
Để sử dụng bột nở đúng cách, bạn nên thêm nửa muỗng cà phê bột nở vào 300ml nước ấm, khuấy đều và uống 3 lần/ ngày.
17. Nước
Những người có nồng độ acid uric cao và đang mắc bệnh gout được khuyên nên uống nhiều nước mỗi ngày. Bởi uống nhiều nước không chỉ giúp bạn thanh nhiệt cơ thể mà còn giúp loại bỏ độc tố, lợi tiểu và tăng khả năng loại bỏ acid uric. Do đó bạn cần đảm bảo uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để cải thiện tình trạng.
Acid uric cao nên kiêng thực phẩm và thức uống nào?
Bên cạnh “Acid uric cao nên ăn gì giúp nhanh giảm?”, người bệnh cũng cần lưu ý đến những loại thực phẩm cần kiêng để tăng khả năng giảm axit uric, chống và điều trị bệnh gout. Theo các chuyên gia, người có nồng độ axit uric cao nên kiêng sử dụng những loại thực phẩm và thức uống sau:
1. Thịt đỏ
Thịt đỏ giàu dinh dưỡng mà mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên đây lại là nhóm thực phẩm đầu tiên không được khuyến cáo dùng cho những bệnh nhân có axit uric cao và mắc bệnh gout.
Trong thịt đỏ chứa rất nhiều purin và đạm. Việc thường xuyên tiêu thụ nhóm thực phẩm này có thể gây rối loạn chuyển hóa và làm mất khả năng kiểm soát nồng độ axit uric của cơ thể. Từ đó khiến nồng độ axit uric tăng cao, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh gout và gout mãn tính.
Người có axit uric cao nên hạn chế tiêu thụ các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt ngựa…
2. Các loại nấm
Nấm nằm trong danh sách những loại thực phẩm nên tránh khi có nồng độ axit uric trong máu cao. Bởi đây là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tồn dư, làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của thận và quá trình tổng hợp axit uric.
Vì thế nếu thường xuyên ăn nấm, nồng độ axit uric trong máu sẽ nhanh chóng tích tụ và hoạt động dưới dạng các tinh thể. Điều này tạo ra phản ứng sưng viêm ở các khớp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và sỏi thận.
3. Giá đỗ
Mặc dù chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng nhưng giá đỗ không được khuyến khích dùng cho người có nồng độ axit uric cao. Bởi đây là một loại thực phẩm tăng trưởng nhanh và thường có nhiều dưỡng chất tồn dư. Những chất này khiến quá trình sản sinh và tích tụ axit uric tăng cao. Từ đó làm tăng nguy cơ bị gout và làm nặng hơn bệnh gout tiến triển.
4. Thực phẩm mặn, chứa nhiều muối
Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm mặn, chứa nhiều muối sẽ làm tăng áp lực lên thận, khiến thận hoạt động liên tục trong thời gian dài, cuối cùng dẫn đến suy giảm/ mất chức năng thận.
Lúc này khả năng chuyển hóa và đào thải của thận sẽ bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ tích tụ axit uric trong máu và các khớp dưới dạng tinh thể muối. Đồng thời điều kiện thuận lợi cho bệnh gout xảy ra và tiến triển.
Chính vì thế để điều chỉnh và làm giảm axit uric trong máu, người bệnh nên duy trì chế độ ăn ít muối, không nên ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn và quá mặn.
5. Hải sản
Hải sản là loại thực phẩm cần tránh khi bị gout hoặc có nồng độ axit uric cao. Bởi một lượng lớn purine đã được tìm thấy trong nhóm thực phẩm này. Trong khi đó purine chính là thành phần kích thích sự sản sinh và tồn đọng nồng độ axit uric trong máu. Đồng thời khiến các tinh thể muối urat natri tích tụ và tạo phản ứng viêm sưng ở các khớp.
Một số loại hải sản cần hạn chế khi có nồng độ axit uric cao gồm:
- Cua
- Tôm
- Cá biển
- Mực
- Sò
- Nghêu…
6. Các loại rượu bia và nước ngọt có gas
Rượu bia không tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và không tốt cho những người có nồng axit uric cao nói riêng. Bởi việc thường xuyên sử dụng những loại đồ uống có cồn sẽ khiến quá trình sản sinh và chuyển hóa purin bị rối loạn, tăng nguy cơ tích tụ acid uric và mắc bệnh gout.
Ngoài ra nếu uống quá nhiều độ uống có cồn, khả năng chuyển hóa và đào thải acid uric của thận cũng bị ảnh hưởng. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và giảm hiệu quả điều trị bệnh lý này.
Trong nước ngọt có gas chứa một lượng lớn fructose. Chất này có khả năng kích thích quá trình sản sinh axit uric trong cơ thể. Từ đó làm mất kiểm soát axit uric và tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
Trên đây là thông tin giải đáp “Acid uric cao nên ăn gì, kiêng thực phẩm nào nhanh giảm?”. Dựa vào thông tin này, hi vọng bạn đọc có thể hiểu hơn về cách xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Từ đó giúp điều chỉnh nồng độ axit uric trong máu, hạn chế viêm các khớp, phòng ngừa và điều trị bệnh gout.
Chìa khoá vàng đối với bệnh gout chính là hạ acid uric trong máu về ngưỡng an toàn. Việc hiểu rõ acid uric cao nên ăn gì có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh gout, nhưng các chuyên gia cho rằng như vậy là chưa đủ. Người bệnh cần kết hợp dinh dưỡng và phương thuốc điều trị hiệu quả.
Có người bảo tôi uống lá lốt có thể chữa được acid uric cao, đã ai dùng cách này mà hiệu quả chưa ?
Lá lốt thì chưa nghe nhưng tôi đang dùng lá tía tô uống một đợt xem thế nào, trên mạng nói uống liên tục vài tháng có thể hạ acid uric về mức bình thường, thôi cũng chả mất gì nên uống thử biết đâu lại hiệu quả
Nếu acid uric mới bắt đầu chớm cao thì mọi người có thể đưa về mức bình thường nhờ điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập thể thao, còn khi đã lên cao hẳn rồi thì tôi khuyên nên dùng thuốc, chứ uống mấy loại lá linh tinh lại bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất
Người bị acid uric cao có thể ăn thịt lợn được không ? Ngày có thể ăn lượng bao nhiêu ?
Chỉ kiêng thịt đỏ như bò dê ngựa thôi còn thịt heo và thịt gia cầm vẫn ăn được nhưng ở mức ít, bác sĩ khuyên tôi 1 tuần ăn 2,3 bữa là hợp lý, ăn xen kẽ nhau, thịt heo và gia cầm vẫn là đồ đạm nhưng không nhiều như thịt đỏ
Tôi thấy tốt nhất là kiêng hẳn đi, không đụng đến nữa là bệnh sẽ khỏi, vì dù thịt hay cá nó vẫn có đạm trong đó, từ lúc phát hiện bệnh tôi bắt đầu học ăn chay, mình cố gắng chế biến cho phong phú giúp ăn ngon miệng là được, thấy sức khỏe vẫn tốt không có bị sút cân
Nước ngọt có gas cũng phải kiêng ? tại sao vậy ? Tôi tưởng chỉ người tiểu đường mới cần kiêng đồ ngọt thôi chứ, còn acid uric cao thì kiêng đồ nhiều đạm
Có thuốc nào mà điều trị được acid uric cao khỏi vĩnh viễn được không, tôi bị gout từ năm 2018, trước đến nay uống thuốc bệnh cũng ổn rồi, không có đau đớn gì, acid uric cũng ở mức bình thường mà chẳng hiểu sao đợt này nó vọt lên cao, uống thuốc không có tác dụng gì
Chịu thôi, bệnh gout nó ảnh hưởng bởi chế độ ăn đến 50%, thuốc chỉ chiếm 50% còn lại nên không có thuốc nào dùng xong đảm bảo khỏi được vĩnh viễn, giờ cố gắng giữ nó ở mức ổn định càng lâu càng tốt thôi
Bác tham khảo thuốc gout đỗ minh xem thế nào, tôi dùng thuốc từ tháng 4/2020 đến nay hơn 1 năm đi khám định kì 3 tháng 1 lần acid uric vẫn duy trì ở mức ổn định, tất nhiên là mình cũng phải ăn uống kiêng khem theo chỉ định của bác sĩ nữa
Tôi cũng nghe người ta mách thuốc này tốt nên dùng thử nhưng dùng 1 tuần liên tục rồi xương khớp vẫn đau âm ỉ, nhất là ngón chân cái, vẫn đau thế này thì lấy đâu ra acid urich giảm
Phải từ từ, dùng đông y không có vội vàng được, đợt tôi dùng thuốc cũng mất 2-3 tuần mới bắt đầu giảm đau, thuốc này không giống như thuốc tây uống cái là đỡ đau liền đâu, nó phải có thời gian để thuốc ngấm dần, nhưng thuốc gout đỗ minh nó có giai đoạn phòng ngừa tái phát nên giúp bệnh ổn định được về lâu về dài
Hải sản phải kiêng tất cả hay thế nào? Cá biển có được ăn không ?
Cá thì ăn bình thường, chỉ kiêng mấy loại tôm, cua, ghẹ thôi, ăn cá không gây ảnh hưởng gì đến acid uric, tôi từ ngày bị bệnh chủ yếu chỉ ăn cá thôi
Ai bảo anh thế, cá biển cũng có loại cần hạn chế, đặc biệt là cá trích, cá mòi, cá ngừ,… vì hàm lượng đạm rất cao, còn những loại cá khác thì ăn được nhưng ở mức độ vừa phải, tuần chỉ nên ăn từ 1 2 bữa thôi
Cá hồi thì sao? Cá hồi có ăn được không ? Chồng mình hay ăn sashimi cá hồi không biết có ảnh hưởng gì không
Thế mà lâu nay cứ tưởng chỉ cần kiêng thịt còn cá ăn thoải mái, vậy cá đồng và cá sông thì loại nào cần kiêng, cá chép và cá rô ăn nhiều có được không các bác ? Kiêng thịt đã khổ lắm rồi giờ mà kiêng cả cá nữa thì biết ăn gì
Gout đỗ minh có thể làm giảm acid uric được không, mặc dù tôi đã kiêng khem rất kĩ nhưng 3 tháng nay acid uric vẫn cao, thấy thuốc này dạo này trên mạng nói đến khá nhiều
Dảm axit uric hay không tôi cũng không chắc vì mới dùng thuốc được hơn 4 tuần, nhưng thấy hiệu quả tốt, hiện tại tần suất đau đã dảm kha khá, khớp ngón tay đã có thể cử động nhẹ nhàng trở lại, chờ hết liệu trình 3 tháng thuốc đi xét nghiệm lại xem thế nào
Tôi mới hết liệu trình bác sĩ kê đơn đi xét nghiệm lại acid uric về 350, ngày trước chưa dùng thuốc là hơn 500, chưa biết về lâu về dài có bị tăng lại không nhưng như bây giờ là ổn
Thuốc này mua ở đâu vậy ? Thời gian dùng có lâu không ?
Tôi mua của nhà thuốc đỗ minh đường, thuốc này là thuốc gia truyền của nhà thuốc , thời gian dùng thuốc tùy vào bệnh của mình nữa, nhẹ thì dùng nhanh tầm 2-3 tháng, nặng thì lâu hơn có khi mất đến 4 tháng, theo đông y thì xác định phải kiên trì
Tôi mới đi xét nghiệm về bị acid uric tăng nhưng vẫn chưa có biểu hiện đau nhức khớp xương thì đã gọi là bị gout chưa ?
Tôi bị gout 2 năm nay, các khớp xương đau nhức liên miên, acid uric luôn ở mức cao dù tôi uống thuốc bác sĩ kê hàng ngày,ngày trước uống thuốc này vẫn kiểm soát tốt không biết sao giờ lại thế, có ai biết cách kiểm soát bệnh này tốt tư vấn giúp tôi với
Chắc uống thuốc lâu nó bị nhờn đấy bác, bác thử đến viện khác kiểm tra lại người ta đổi thuốc xem thế nào, tôi dùng thuốc tây cũng hay bị tình trạng như vậy, đang lo không biết cứ tình hình này không biết phải làm sao, mới hơn 40 tuổi mà sức khỏe đi xuống trầm trọng quá rồi
Bệnh gout dùng thuốc tây chỉ được thời gian đầu thôi, tôi dùng nhiều nên biết, thuốc chủ yếu chỉ là loại giảm đau chống viêm tạm thời, ngày nào cũng uống nó sinh lờn, dùng liều cao mà các khớp ngón tay ngón chân vẫn đau như thường, acid uric thì cao vọt, không những thế thuốc còn lắm tác dụng phụ nên tôi theo hơn 2 năm thuốc tây tôi bỏ chuyển qua thuốc đông y dùng, được ông bạn mách dùng sang thuốc quốc dược phục cốt khang của trung tâm thuốc dân tộc thấy khá lên hẳn dù tác dụng giảm đau của nó không nhanh như thuốc tây, phải mất nữa tháng đầu các cơn đau mới bắt đầu thuyên giảm, nhưng bù là dùng thuốc thấy người ngợm dễ chịu, ăn ngon ngủ tốt ra, hết 3 tháng thuốc thì khỏi đau hoàn toàn, các đốt khớp không còn hiện tượng sưng đỏ nữa mà vận động trở lại linh hoạt, xét nghiệm acid uric về suýt soát mức bình thường, 1 năm nay chỉ cần lưu ý về chế độ ăn uống như bác sĩ dặn nữa thôi, đi khám sức khỏe định kì các chỉ số vẫn ổn định tôi từ đấy tới giờ cũng đều đặn thể dục thể thao lắm
Nhưng tôi nghe nói thuốc đông y dùng thời gian dài hại thận lắm phải không, vì tôi có nhiều bệnh, vừa gout vừa tăng huyết áp, sợ uống vào mà ảnh hưởng đến thận nữa thì toi
Không có chuyện đó đâu, quốc dược phục cốt khang thành phần của nó hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên, không có bất kì tác dụng phụ nào cả, tôi thấy dùng thuốc này khỏe hơn thuốc tây nhiều, mới dùng hơn 1 tháng nhưng cảm giác người thoải mái hơn hẳn, chứ lúc trước uống thuốc tây vào người lúc nào cũng mệt bã, ăn uống kém, bác lên trang này xem nhiều người dùng rồi họ review lại đấy
Chi phí dùng thuốc này có tốn kém lắm không bác, tôi cũng đang muốn chuyển qua đông y dùng chứ theo thuốc tây mãi cũng không ổn
Chi phí dđiều trị của mỗi người còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, phải đi khám bác sĩ kê đơn mới biết chính xác được, như tôi tháng trước đi khám lấy đơn thuốc hết hơn 2 triệu gồm 3 loại thuốc uống, thuốc bên này được cái bào chế sẵn rồi nên dùng rất tiện
Trung tâm thuốc dân tộc này có phải ở đường nguyễn thị định không ?
Sao giá đỗ mà cũng phải kiêng ah? Vậy xưa đến giờ không biết cứ nghĩ rau củ quả người bị gout ăn thoải mái chứ
Tùy từng loại thôi, nhiều loại rau củ vẫn khiến acid uric tăng cao, nhất là giá đỗ và nấm, tôi đi khám bác sĩ cũng dặn như thế, nói chung không phải kiêng tuyệt đối mà ăn có chừng mực, không ăn quá nhiều và không ăn thường xuyên
Nấm loại nào cũng phải kiêng hay chỉ kiêng loại nào nhất định thôi, nhà tôi hay ăn nấm đùi gà và nấm kim châm có thấy bị làm sao đâu
Thế những người chưa bị acid uzic tăng cao thì có phải hạn chế giá và nấm không, người bình thường ăn vào có bị tăng cao lên không ?