Đề tài nghiên cứu: Điều trị hạ axit uric máu bằng bài thuốc y học cổ truyền
1/ Đặt vấn đề
Tăng acid uric máu là yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như suy tim, bệnh thận mãn tính, bệnh gout, viêm khớp, đột quỵ,… Trong đó, đặc biệt phải kể đến là bệnh gout. Bệnh là một dạng rối loạn chuyển hóa, xảy ra do tăng acid uric trong máu là bệnh thường gặp nhất.
Khi lượng axit uric trong máu vượt quá ngưỡng cho phép thì sẽ lắng đọng lại ở màng hoạt dịch, nội tạng và các cơ quan dưới dạng tinh thể axit uric hay urat monosodic và gây bệnh gout.
Do đó, việc hạ và kiểm soát nồng độ axit uric máu là một trong những mục tiêu trong điều trị gout. Chính vì lý do trên, đề tài “Điều trị hạ axit uric máu bằng bài thuốc Y học cổ truyền” được thực hiện với mục tiêu:
- Tìm hiểu về phương pháp điều trị hạ axit uric máu bằng bài thuốc YHCT
- Đánh giá hiệu quả điều trị hạ axit uric máu bằng bài thuốc YHCT
- Khảo sát về tác dụng phụ không mong muốn của bài thuốc Y học cổ truyền.
2/ Tổng quan đề tài
2.1 Định nghĩa
Axit uric là chất thải được hình thành sau quá trình chuyển hóa purin của cơ thể. Trong cơ thể con người, axit uric được sản sinh từ 2 nguồn:
- Nội sinh: Do thoái giáng acid nucleic từ các tế bào bị tiêu hủy, quá trình chuyển hóa purin, chiếm khoảng 70% lượng acid uric trong toàn bộ cơ thể
- Ngoại sinh: Do thoái giáng acid nucleic từ các thực phẩm được đưa vào cơ thể, chiếm khoảng 30% tổng số lượng acid uric trong toàn bộ cơ thể.
Axit uric là một acid yếu, thường bị ion hóa về dạng muối urat hòa tan trong huyết tương. Lượng axit uric dư thừa được đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu (khoảng 80%) và qua tiêu hóa, mồ hôi (khoảng 20%). Quá trình chuyển hóa purin sẽ tạo ra các axit uric mới, đồng thời luôn có một lượng axit uric được đào thải qua thận.
Khi quá trình đào thải axit uric bị rối loạn do tăng tổng hợp acid uric hoặc giảm bài tiết acid uric sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Thông thường, nồng độ acid uric máu trong ngưỡng cho phép vào khoảng 420 micromol/lít (dưới 7,0 mg/dl) ở nam và 360 micromol/lít (dưới 6 mg/dl) ở nữ. Vì vậy, nếu như nồng độ axit uric trong máu vượt quá ngưỡng cho phép trên thì được gọi là hội chứng tăng axit uric máu.
Tăng acid uric máu là một trong những rối loạn chuyển hóa, được xem là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh xương khớp gout, suy tim mãn tính, suy thận mãn tính, sỏi thận,…
Gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa liên quan trực tiếp đến tăng nồng độ acid uric trong máu. Bệnh đặc trưng bởi các đợt viêm khớp cấp hoặc mãn tính, xảy ra do sự lắng đọng tinh thể mononatri urat trong các khớp, mô liên kết bộ phận cơ thể.
2.2 Vai trò của axit uric trong bệnh gout theo YHHĐ
Khi lượng axit uric trong máu tăng quá cao (>7mg%), tổng lượng axit trong cơ thể tăng lên vượt quá khả năng đào thải axit uric của cơ thể thì những acid uric này sẽ lắng đọng thành các tinh thể urat ở lớp màng hoạt dịch.
Sau khi tinh thể urat lắng ở lớp màng hoạt dịch sẽ gây nên một loạt phản ứng:
- Hoạt tác yếu tố Hageman tại chỗ, từ đó kích thích các tiền chất gây phản ứng viêm ở màng hoạt dịch.
- Các bạch cầu sẽ tập trung tới và tiến hành thực bào các vi tinh thể urat, đồng thời cũng giải phóng các men tiêu thể của bạch cầu – cũng là tác nhân gây phản ứng viêm sưng.
- Phản ứng viêm ở màng hoạt dịch sẽ kích thích tăng chuyển hóa acid lactic tại chỗ, giảm độ pH. Bởi thực tế, môi trường càng toan thì tinh thể urat lắng đọng càng nhiều, phản ứng viêm trở thành một vòng khép kín liên tục, kéo dài.
Vì vậy, để kiểm soát bệnh gout, cần phải hạ và duy trì nồng độ acid uric huyết thanh dưới ngưỡng bão hòa sinh lý 6.8 mg/dl. Từ đó, làm giảm đi sự hình thành và lắng đọng tinh thể muối urat, tức là cắt giảm nguy cơ cơn gout bùng phát), thúc đẩy quá trình triệt tiêu hạt tophi, sự lắng đọng tinh thể urat ở các mô.
2.4 Quan điểm YHHĐ trong kiểm soát acid uric máu
Trong khuyến cáo điều trị mới đều thống nhất đưa ra việc kiểm soát acid uric máu bao gồm chế độ ăn uống, vận động và sử dụng thuốc.
Rối loạn chuyển hóa axit uric máu là nguyên nhân hình thành bệnh gout. Vì vậy, mục tiêu của việc giảm và kiểm soát acid uric máu là đưa nồng độ acid uric trong máu về ngưỡng cho phép (< 6mg%), duy trì kết quả này lâu dài, ổn định.
Việc hạ và duy trì acid uric về mức mục tiêu có tác dụng kiểm soát các bệnh viêm khớp, gout hiệu quả, phòng ngừa biến chứng nặng tại khớp, giảm tỷ lệ tàn phế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
2.5 Quan điểm của YHCT về điều trị hạ axit uric máu
Bệnh gout là chứng bệnh xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa acid uric, cụ thể là việc tăng nồng độ axit uric vượt mức tối đa trong máu. Y học cổ truyền gọi bệnh gout là chứng bệnh thống phong, thuộc về phạm trù chứng Tý.
Nguyên nhân gây bệnh là do các tà khí phong, hàn, thấp xâm nhập và tích tụ lâu ngày trong cơ thể, gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp. Từ đó, gây đau khớp, co duỗi khó khăn
Trong khi chính khí cơ thể suy yếu, ngũ tạng rối loạn, can thận bất túc. Can hư không chủ được cân mạch, thận hư không tàng được cốt tủy. Tình trạng hư nhiệt kết hợp với khí huyết ứ trệ do tà khí xâm nhập. Vì vậy mà đã dẫn đến xương khớp sưng nóng, đau nhức, đau dữ dội về đêm, đau tăng khi trời lạnh.
Ban đầu, khi bệnh mới khởi phát còn ở cơ biểu kinh lạc, bệnh lâu ngày thì tà khí tích lũy tại gân xương, gây tổn thương ngũ tạng, rối loạn lưu thông khí huyết tân dịch, làm cho tân dịch ứ trệ thành đàm, khí huyết hóa ứ. Đàm ứ kết nhau mà thành các u cục tô phi xung quanh khớp, dưới da.
2.6 Triệu chứng lâm sàng bệnh gout do tăng axit uric máu
Theo YHHĐ, bệnh gout được phân loại thành 2 giai đoạn chính:
Thể cấp tính:
- Quá trình viêm đau khớp diễn biến trong một thời gian ngắn rồi kết thúc, thỉnh thoảng lại tái phát
- Cơn đau nhức dữ dội, đột ngột ở khớp chi: khớp bàn chân, ngón chân, cổ tay, bàn tay, đầu gối,…
- Khớp sưng tấy, có màu đỏ sẫm
- Hạn chế vận động
Thể mãn tính:
- Quá trình lắng đọng urat nhiều, triệu chứng viêm đau khớp kéo dài liên tục
- Do bệnh ở thể cấp tính chuyển thành
- Viêm đau ở nhiều khớp (chủ yếu ở các khớp nhỏ, vừa, có tính chất đối xứng)
- Tái phát nhiều lần, thời gian ổn định giữa các đợt rút ngắn đi
- Khớp sưng, nóng, đỏ
- Biến dạng khớp
- Co duỗi, cử động khớp khó khăn
- Xuất hiện các nốt u cục quanh khớp, dưới da.
Theo YHCT, bệnh gout được phân loại thành 3 thể lâm sàng:
Thể phong thấp nhiệt:
- Khớp ngón cái hoặc các ngón khác bị sưng đau, nóng, đỏ đột ngột
- Kèm theo hiện tượng sốt, đau đầu, sợ lạnh, sợ gió, khát nước, miệng khô, nước tiểu màu vàng đậm, lưỡi màu vàng bẩn, mạch sáp.
Thể hàn thấp tý:
- Nhiều khớp sưng to, cơn đau kéo dài, cử động co duỗi khó, biến dạng khớp, tê liệt khớp
- Da tím sạm đen, chườm nóng thấy dễ chịu, mạch trầm huyền, rêu lưỡi màu trắng.
2.7 Mục tiêu điều trị theo YHCT
Để điều trị bệnh gout, Y học cổ truyền chủ yếu dùng các bài thuốc chủ về phép thông kinh lạc, thanh nhiệt, khu phong, trừ thấp, hành khí hoạt huyết, hóa ứ.
Bệnh lâu ngày làm khí huyết suy yếu, âm dương bất hòa, các bài thuốc YHCT còn tập trung vào bồi bổ can thận khí huyết để nâng cao chính khí, cường gân kiện cốt giúp xương khớp dẻo dai, chắc khỏe, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
2.8 Điều trị hạ axit uric máu bằng thảo dược tự nhiên
Căn cứ trên quan điểm của YHCT về tình trạng axit uric máu và bệnh xương khớp, để kiểm soát nồng độ axit uric trong máu, YHCT sử dụng một số vị thuốc có tính khu phong trừ thấp mạnh, bổ thận nhằm tăng cường thải trừ acid uric và các chất gây ứ đọng trong xương khớp, thông kinh hoạt lạc, giảm đau, tiêu viêm.
- Thổ phục linh: Theo phân tích dược lý hiện đại cho thấy, chất catalase trong thổ phục linh có thể giảm stress oxy hóa do tình trạng tăng acid uric máu. Hoạt chất astilbin có trong thổ phục linh đóng vai trò ngăn chặn hoạt động của acid uric trong máu, tăng sản hoạt dịch, giảm viêm, ngăn chặn xâm nhập tế bào vào màng hoạt dịch. Theo Y học cổ truyền, thổ phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, đặc trị các chứng phù nề, đau nhức các chi, tăng cường chức năng thận, lợi tiểu và thúc đẩy quá trình đào thải lượng axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể.
- Đỗ trọng: Vị ngọt hơi cay, tính ôn, không mùi, dưỡng huyết, bổ can thận, cường gân cốt, kháng viêm, giảm đau, điều trị các chứng chân gối yếu mềm. Y học hiện đại đã ghi nhận đỗ trọng có công dụng cải thiện mật độ, độ chắc khỏe của xương, giảm bài tiết canxi và photpho, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc xương.
- Ba kích: Tính ấm, vị cay ngọt, hơi chát, quy vào kinh can – thận, tăng cường chức năng thận, trừ phong thấp, mạnh gân cốt.
- Dâm dương hoắc: Vị cay, tính bình, đi vào kinh can thận, tăng cường chức năng thận, tráng dương, lợi tiểu, mạnh gân cốt, giúp tăng cường chức năng đào thải acid uric, giảm nồng độ acid uric
- Hy thiêm: Vị đắng, tính mát, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, hạ acid uric máu. Trong hy thiêm có chứa các chất chống viêm và khuẩn rất tốt nên thường được sử dụng trong chữa bệnh gout.
2.9 Bài thuốc YHCT điều trị hạ axit uric máu
Dựa trên các dấu hiệu, triệu chứng bệnh và nguyên do khởi phát bệnh, Đông y có các bài thuốc điều trị khác nhau:
- Bài thuốc Bạch hổ gia quế chi thang gia giảm
Phép chủ trị: Điều trị các trường hợp bệnh gout cấp tính do tăng axit uric máu, có công dụng ôn thông kinh lạc, khu phong trừ thấp, thanh nhiệt, giải độc.
Thành phần: Thạch cao 40-60g, Tri mẫu 12g, Quế chi 4-6g, Bạch thược 12g, Xích thược 12g, Ngân diệp 20-30g, Phòng kỷ 10g, Mộc thông 10g, Hải đồng bì 10g, Cam thảo 5-10g.
Trường hợp thấp nhiệt nặng gây sưng tấy, đau nhiều bổ sung thêm Dây kim ngân, Thổ phục linh, Ý dĩ. Hoặc có thể bổ sung thêm thuốc hoạt huyết như Toàn đương quy, Đan sâm, Trạch lan, Đào nhân, Hồng hoa để hóa ứ, chỉ thống.
- Bài thuốc Ô đầu tế tân thang
Phép chủ trị: Điều trị các trường hợp bệnh gout mãn tính, có công dụng khu hàn, ôn thông kinh lạc, trừ thấp, chỉ thống
Thành phần: Ô đầu 5g, Tế tân 5g, Đương quy 12g, Xích thược 12g, Uy linh tiên 10g, Thổ phục linh 16g, Tỳ giải 12g, Ý dĩ 20g, Mộc thông 10g, Quế chi 4-6g
Trường hợp sưng đau nhiều khớp, cứng khớp bổ sung thêm Cương tàm, Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích, Hy thiêm thảo, Hải đồng bì
Trường hợp đau nhiều do huyết ứ bổ sung thêm Ngô công, Toàn yết, Diên hồ sách
Trường hợp thận dương hư bổ sung thêm Bổ cốt chỉ, Nhục thung dung, Cốt toái bổ
Trường hợp khí huyết hư bổ sung thêm Hoàng kỳ, Đương quy, Nhân sâm, Bạch truật.
- Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang gia giảm
Phép chủ trị: Dùng trong điều trị bệnh gout thể hàn thấp tý, có công dụng chỉ thống, trừ hàn, hóa thấp.
Thành phần: Độc hoạt 12g, Tang ký sinh 16-40g, Tần giao 12g, Phòng phong 12g, Tế tân 4-8g, Đương quy 12g, Thược dược 12g, Xuyên khung 8-12g, Địa hoàng 16-24g, Đỗ trọng 12g, Ngưu tất 12g, Nhân sâm 12g, Phục linh 12g, Chích thảo 4g, Quế tâm 4g.
- Bài thuốc Niêm thống thang gia giảm
Phép chủ trị: Dùng trong điều trị bệnh gout thể thấp nhiệt uẩn kết, có công dụng tuyên thanh, lợi thấp nhiệt, thông lạc, chỉ thống.
Thành phần: Bạch truật 4g, Cát căn 4g, Chích thảo 2g, Đảng sâm 12g, Đương quy 8g, Hoàng cầm 2g, Khổ sâm 4g, Khương hoạt 2g, Nhân trần 4g, Phòng phong 4g, Thương truật 2g, Trạch tả 4g, Tri mẫu 4g, Trư linh 4g.
- Bài thuốc Đào hồng vật tứ thang
Phép chủ trị: Dùng trong điều trị trường hợp bệnh gout thuộc chứng đờm ngưng trở lạc, có công dụng hòa doanh, khứ ứ, hóa đờm, thông kinh lạc.
Thành phần: Đương quy 10g, Xích thược 10g, Đào nhân 10g, Mộc qua 10g, Hồng hoa 6g, Uy linh tiên 6g, Xuyên khung 6g, Dã xích đậu 12g, Triết bối mẫu 12g, Ty qua lạc 4-5g, Tạo giác thích 4g, Giáp châu 4g.
- Bài thuốc Kê huyết phụ tử niêm thống thang
Phép chủ trị: Dùng trong điều trị bệnh gout thể phong thấp hàn, huyết ứ, có công dụng ôn thông kinh lạc, trừ thấp, khử phong.
Thành phần: Kê huyết đằng 50g, Nhẫn đông đằng 50g, Thương truật và Kinh giới tuệ bỏ vào 1 lượng phù hợp.
3/ Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
100 bệnh nhân tự nguyện tham gia được chẩn đoán bị viêm khớp gout do rối loạn chuyển hóa tăng axit uric máu.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang, thử nghiệm lâm sàng theo chiều dọc có so sánh trước, sau điều trị.
- Tiến hành nghiên cứu dựa trên các bài thuốc cổ phương về điều trị
- Tiến hành theo dõi lâm sàng, cận lâm sàng (kết quả xét nghiệm sinh hóa định lượng axit uric trong máu) trước và sau khi điều trị bằng bài thuốc YHCT. Kết quả xét nghiệm được lấy hai chữ số sau dấu thập phân.
4/ Phân tích kết quả nghiên cứu và bàn luận
Sản phẩm của đề tài:
Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu trên đã xác định được bảng thành phần của bài thuốc điều trị hạ axit uric máu ở bệnh nhân gout:
Thành phần chính của bài thuốc gồm: Đương quy, Phòng phong, Xuyên khung, Thương truật, Phòng kỷ, Ngưu tất, Thiên niên kiện, Quế chi, Hoàng bá, Dây đau xương, Hy thiêm, Độc hoạt, Đỗ trọng, Kỷ tử, Bạch truật, Ý dĩ, Thổ phục linh.
Thuốc được bào chế ở dạng thuốc thang sắc uống. Sử dụng trong 1 tháng, ngày uống 3 lần.
Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng trên 100 bệnh nhân:
- Nhóm bệnh nhân có tỉ lệ tăng axit uric cao nằm trong độ tuổi từ 40 – 70 tuổi. Nhóm bệnh nhân nằm trong độ tuổi 30 – 40 tuổi chiếm tỉ lệ ít hơn. Về giới tính, bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ vượt trội hơn so với bệnh nhân nữ trong nhóm nghiên cứu.
- Phần lớn bệnh nhân gout có mắc 1-2 bệnh đi kèm, chiếm 56,84% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu. Trong đó, tăng huyết áp là bệnh đi kèm chiếm tỷ lệ người mắc cao nhất với 22,4%.
- Đặc điểm lâm sàng khớp (khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, khớp bàn ngón chân): Bệnh nhân sau điều trị không xuất hiện đợt sưng đau khớp. Khớp không có dấu hiệu đỏ, sưng, ấn vào đau. bệnh nhân không khởi phát đột ngột các đợt sưng đau khớp.
- Đánh giá mức độ cải thiện triệu chứng đau: Sau 30 ngày điều trị 84 bệnh nhân đau ở mức độ nhẹ, 16 bệnh nhân không còn đau.
- Mức độ giảm sưng khớp: Có 8 bệnh nhân giảm sưng khớp sau 24 giờ, có 52 bệnh nhân giảm sưng khớp rõ rệt sau 1 tuần điều trị. Sau 30 ngày điều trị, 90 bệnh nhân không còn sưng khớp.
- Đánh giá mức độ đi lại hoặc vận động: Bệnh nhân sau điều trị không xuất hiện triệu chứng cứng khớp, khôi phục khả năng vận động tốt.
Kết quả kiểm tra cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu đánh giá mức hạ nồng độ acid uric: 19 bệnh nhân có nồng độ axit uric máu giảm trên 30%, 51 bệnh nhân có nồng độ axit uric máu giảm 15 – 30%, 24 bệnh nhân có nồng độ axit uric giảm dưới 15%, 6 bệnh nhân có nồng độ axit uric không thay đổi hoặc thay đổi ở mức rất thấp. Nồng độ axit uric máu trung bình của bệnh nhân 349,51 ± 89,59 µmol/l.
- Xét nghiệm dịch khớp: Không phát hiện tinh thể urat, hạt tophy nằm trong bạch cầu.
- Siêu âm khớp: scanner không bắt màu tinh thể urat đặc biệt
- Chụp X-quang khớp: không có hình ảnh khuyết xương trên phim chụp.
5/ Kết luận
Hiệu quả kiểm soát nồng độ axit uric máu của bài thuốc ở mức độ tốt và khá, duy trì dài hạn. Bài thuốc đã triệt tiêu gần như hoàn toàn các đợt bùng phát viêm khớp và gout.
Quốc dược Phục cốt khang – Bài thuốc đặc trị bệnh gout từ hơn 50 vị thảo dược quý
Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc Y học cổ truyền số 1 hiện nay đặc trị bệnh gout được nghiên cứu và phát triển bởi Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc có tác dụng ích bổ can thận, bổ khí huyết, khu phong tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, giảm triệu chứng bệnh hiệu quả.
Dựa trên phương thuốc bí truyền chữa xương khớp của người Tày cùng hàng chục bài thuốc cổ phương khác, đội ngũ y bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã tiến hành nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang. Dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, bài thuốc được gia giảm các vị thuốc phù hợp với thể bệnh người hiện đại, điều trị dứt điểm bệnh gout, không tái phát, điều hòa acid uric trong máu.
Quốc dược Phục cốt khang sở hữu nhiều bí dược trị bệnh gút lần đầu tiên được sử dụng
Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc được kết hợp từ hơn 50 vị dược liệu quý có tác dụng bổ thận, tăng cường thanh nhiệt thải độc, đào thải hiệu quả axit uric ra khỏi cơ thể giúp lập lại trạng thái cân bằng cho cơ thể. Bài thuốc có khả năng điều trị vào tận gốc bệnh gout và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Trong đó, đóng vai trò chủ dược là các vị thuốc quý được xem như “thần dược” đặc trị bệnh gút.
Tầm gửi cây nghiến: Đây là loại thực vật sống ký sinh trên gây gỗ nghiến – một loại gỗ quý hiếm thường chỉ được tìm thấy tại các cánh rừng rậm như ở Tây Bắc hoặc các khu bảo tồn thiên nhiên. Loại dược liệu này có hiệu quả cao trong điều trị bệnh gout cấp và mãn tính với những tinh chất quý giúp cân bằng lượng axit uric trong máu, đưa chỉ số này về ngưỡng cho phép và đào thải các chất độc hại ra ngoài.
Sâm quản trọng: Đây là loại thảo dược nổi tiếng trong các bài thuốc chữa đau xương khớp. Qua quá trình nghiên cứu dược tính trong điều trị bệnh gout, các hoạt chất trong Sâm quản trọng sẽ sản sinh ra chất kháng viêm cực mạnh cho hiệu quả lên đến 97,6%, giảm nhanh tình trạng đau đớn, sưng viêm. Mặt khác, loại dược liệu này còn hỗ trợ làm giảm các hạt tophi tại ổ khớp, tái tạo lại lớp đệm khớp dẻo dai.
Dây đau xương (Khoan cân đằng): Dây đau xương được xem là vị thuốc quen thuộc trong dân gian với khả năng chữa các bệnh xương khớp, đặc biệt là bệnh gút vô cùng hiệu quả. Các hoạt chất trong dây đau xương có tác dụng hòa tan các tinh thể muối lắng đọng tại các khớp, thúc đẩy hoạt động khai thông sự ứ trệ ở kinh mạch, từ đó giảm thiểu các triệu chứng đau nhức, sưng đỏ… một cách nhanh chóng.
Thủy xương bồ: Thủy xương bồ là thảo dược có vị cay, tính ấm, mùi thơm, với khả năng khu phong, kiện tỳ, hóa khí, làm giảm sự ngưng trệ từ hàn khí. Thủy xương bồ hỗ trợ duy trì sự cân bằng chất lỏng lành mạnh trong cơ thể và giảm nguy cơ hình thành tinh thể tại các ổ khớp. Đặc biệt cây còn phát huy tác dụng kiềm hoá, duy trì khả năng hoà tan của axit uric, thúc đẩy sự bài tiết đều đặn, hạn chế tối đa nguy cơ sỏi thận do axit uric gây ra.
Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang không chỉ hiệu quả mà còn rất an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh khác nhau nhờ thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên. Nguồn thảo dược được trực tiếp khai thác và kiểm nghiệm dược tính chặt chẽ tại hệ thống vườn dược liệu quốc gia do Trung tâm Thuốc dân tộc quản lý và phát triển đạt tiêu chuẩn GACP – WHO, đã được Bộ y tế kiểm nghiệm và cấp phép.
Bên cạnh đó, thuốc được bào chế thành dạng túi đóng sẵn hoặc cao tinh chất, viên hoàn, dễ dàng thẩm thấu. Do đó, người dùng sẽ tiết kiệm được tối đa công sức và thời gian trong suốt quá trình điều trị.
Công thức điều trị bệnh gout hoàn chỉnh kết hợp 3 nhóm thuốc trong 1
Từ hàng chục vị dược liệu quý, thông qua việc vận dụng nhuần nhuyễn cơ chế chữa bệnh của YHCT, Quốc dược Phục cốt khang chính thức ra đời với tổng hoà của 3 phương thuốc nhỏ gồm:
Nhóm thuốc Quốc dược Bổ thận hoàn
Thành phần: Hầu vĩ tóc, cẩu tích, tục đoạn, đỗ trọng, ba kích, đương quy, xuyên khung, đẳng sâm, hoàng kỳ, nhũ hương, ý dĩ, quế thanh, bạch linh, bạch thược, thương truật, trạch tả,…
Công dụng: Nhóm thuốc đảm nhiệm vai trò bồi bổ can thận, nâng cao chính khí, điều hòa khí huyết lưu thông, kinh mạch vận hành trôi chảy. Đồng thời các vị thuốc hỗ trợ điều hóa quá trình chuyển hóa nhân purin trong cơ thể, ngăn ngừa acid uric trong máu tăng cải thiện bệnh gout từ nguyên nhân gây bệnh.
Nhóm thuốc Quốc dược Giải độc hoàn
Thành phần: Bồ công anh, kim ngân cành, hồng hoa, đơn đỏ, ké đầu ngựa, hồng xanh, vỏ gạo, bạc sau, nhân trần, rau má,…
Công dụng: Với các vị thuốc có tác dụng như “kháng sinh tự nhiên”, nhóm thuốc giúp thanh lọc cơ thể, giải độc, kháng viêm, sơ tán phong – hàn – thử – thấp. Đồng thời đào thải lượng axit uric dư thừa trong máu, làm tan tinh thể muối Urat, tiêu trừ các hạt tophi tại ổ khớp.
Nhóm thuốc Quốc dược Đặc trị bệnh gút
Thành phần: Sâm quản trọng, Thuỷ xương bồ, Dương xỉ, Tầm gửi câu nghiến, Tầm gửi cây hồng, Tầm gửi cây gạo, Dây đau xương… cùng các thảo dược quý khác.
Công dụng: Đây là nhóm thuốc đặc trị được phối chế dành riêng cho bệnh gout. Các tinh chất quý giá từ thảo dược sẽ cải thiện nhanh chóng tình trạng sưng đỏ, đau nhức, đưa chỉ số axit uric trong máu về mức cân bằng, thúc đẩy quá trình chuyển hóa nhân purin, ổn định chuyển hóa axit uric. Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu tăng cường sức đề kháng, tái tạo, phục hồi xương khớp, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm và phòng bệnh tái phát.
Bên cạnh sử dụng bài thuốc đặc trị, người bệnh còn được kết hợp với cồn xoa bóp thảo dược giúp giảm đau, sưng viêm tại chỗ. Các bác sĩ của Trung tâm sẽ đồng hành, giải đáp và tư vấn cùng bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. Đồng thời với mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp và khoa học.
Thông qua sự kết hợp cùng lúc 3 chế phẩm kể trên, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang mang lại hiệu quả toàn diện tạo ra 3 mũi tên, đánh trúng vào 3 mục đích lớn ở mỗi giai đoạn điều trị: Giai đoạn 1 – Cân bằng chuyển hóa và axit uric trong máu; Giai đoạn 2 – Tiêu viêm, điều trị triệu chứng; Giai đoạn 3 – Phục hồi và ngăn ngừa tái phát .
Quốc dược Phục cốt khang được VTV2 đưa tin và đông đảo người bệnh gout tin dùng
Quốc dược Phục cốt khang đã giúp được hàng nghìn bệnh nhân bị gout thoát khỏi bệnh tật, trở về với cuộc sống khỏe mạnh. VTV2 Chất lượng cuộc sống lựa chọn bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang để giới thiệu đến đông đảo người dân cả nước về phương pháp điều trị các bệnh xương khớp bằng thảo dược tự nhiên, không xâm lấn.
Không chỉ được truyền hình, báo chị lựa chọn đưa tin, Quốc dược Phục cốt khang còn nhận được đánh giá cao của đội ngũ chuyên gia đầu ngành về YHCT.
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Nguyên Phó giám đốc Chuyên môn, kiêm Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện YHCT Trung ương đã nhận xét: “Quốc dược Phục cốt khang là điểm sáng của YHCT Việt Nam, mở ra một hướng đi mới về phương pháp điều trị bệnh gout an toàn, hiệu quả. Bài thuốc nổi bật ở công thức thuốc và bảng thành phần vàng. Lần đầu tiên Y học cổ truyền Việt Nam có phác đồ điều trị chuyên sâu với từng nhóm bệnh xương khớp. Tôi tin tưởng rằng bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang là giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân xương khớp nói chung và bệnh nhân gút nói riêng”.
Nhiều bệnh nhân đã điều trị thành công bệnh gút nhờ bài thuốc Quốc dược thảo dược Quốc dược Phục cốt khang đã gửi những phản hồi tích cực về Trung tâm. Trong đó có trường hợp của Anh Lê Xuân Nghị (37 tuổi, TP. Hồ Chí Minh) – Bệnh nhân điều trị bệnh gút tại Trung tâm Thuốc dân tộc cho biết: “Là doanh nhân nên tôi thường xuyên phải tham gia những buổi tiệc, tiếp khách và bị bệnh gout lúc nào không hay. Trước khi đến Trung tâm Thuốc dân tộc, tôi luôn phải chịu đựng những cơn đau dữ dội, bàn tay, mắt cá chân sưng tấy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và sinh hoạt. Sau 3 tháng điều trị, bệnh tình của tôi đã có những bước cải thiện rõ rệt. Tôi rất cảm ơn bác sĩ tại Trung tâm đã giúp tôi thoát khỏi căn bệnh ám ảnh này”.
Xem thêm thông tin chi tiết về bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang qua video sau:
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc
- Hà Nội: B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân. Điện thoại: (024) 7109 6699 | 0987 173 258
- TP Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, P.2 – Q. Phú Nhuận. Điện thoại: (028) 7109 6699 | 096 1825 886
- Website: https://www.thuocdantoc.org
- Fanpage:https://www.facebook.com/trungtamnghiencuuvaungdungthuocdantoc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!