Đau Xương Ức Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm? (Trái, Giữa, Phải)

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau xương ức là cảm giác đau nhói hoặc khó chịu ở vùng ngực chứa xương ức và sụn kết nối với xương sườn. Xương ức cũng nằm ở gần tim và phía trước một số cơ quan tiêu hóa, do đó nhiều người bệnh thường nhầm lẫn các cơn đau với các bệnh lý nghiêm trọng. Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân cũng như cách xử lý phù hợp, người bệnh có thể tham khảo.

đau xương ức
Đau xương ức có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các bệnh lý cần điều trị y tế

Nguyên nhân gây đau xương ức

Xương ức là phần xương dẹt nằm ngay trước ngực và kết nối với các xương sườn thông qua sụn. Xương này chịu trách nhiệm bảo vệ một số cơ quan nội tạng như tim và phổi khỏi các chấn thương.

Đau xương ức bên trái, phải hoặc ở giữa có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó các nguyên nhân chính có thể bao gồm:

1. Viêm sụn sườn

Viêm sụn sườn là tình trạng viêm sụn giữa khung xương sườn và xương ức. Tình trạng này không có nguyên nhân cụ thể tuy nhiên có thể là do chấn thương khung sườn hoặc xương ức khi tập thể dục cường độ cao, dẫn đến kích thích và cơ thắt lồng ngực.

đau xương ức bên trái
Viêm sụn sườn có thể gây đau nhói ở vùng hạ sườn và khu vực quang quanh xương ngực

Viêm sụn sườn là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến đau đớn ở khu vực xương ức. Các đặc trưng và dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Đau nhói ở một bên của vùng xương ức, có thể là bên trái hoặc bên phải, tùy vào vị trí viêm;
  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi hít thở sâu hoặc ho;
  • Khó chịu ở xương sườn.

Thông thường, viêm sụn sườn không nghiêm trọng, có thể tự khỏi và không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

2. Tổn thương khớp xương ức

Khớp xương ức là khớp nối xương ức với xương đòn. Các chấn thương ở khớp này có thể gây đau đớn, khó chịu ở vùng xương ức và ngực trên. Tình trạng này thường gây đau giữa xương ức. Các đặc điểm và dấu hiệu nhận biết khác bao gồm:

  • Sưng hoặc đau nhẹ ở vùng ngực trên;
  • Đau đớn gây khó cử động vai
  • Có âm thanh ở xung quanh khớp.

3. Chấn thương xương quai xanh

Xương quai xanh hay còn gọi là xương đòn, không phải là một phần của xương ức. Tuy nhiên xương đòn được kết nối với xương ức thông sụn. Do đó các chấn thương ở xương đòn cũng có thể gây đau xương ức bên phải hoặc bên trái.

Chấn thương xương đòn, chẳng hạn như gãy xương, thường liên quan đến các tai nạn hoặc va chạm, chẳng hạn như tai nạn giao thông, chấn thương thể thao. Đôi khi viêm khớp và nhiễm trùng cũng có thể dẫn gây đau, tuy nhiên tình trạng này thường không phổ biến.

đau xương ức bên phải
Chấn thương, chẳng hạn như gãy xương quai xanh có thể gây đau đớn vùng ngực và hạn chế cử động

Các dấu hiệu nhận biết chấn thương xương đòn bao gồm:

  • Đau đớn dữ dội khi nâng cao cánh tay
  • Bầm tím hoặc sưng tấy ở ngực
  • Hình dáng vai bất thường hoặc lệch hẳn so với trước đây
  • Cọ xát hoặc có âm thanh ở khớp vai.

4. Gãy xương ức

Xương ức thường không bị gãy. Tuy nhiên tương tự như các xương khác trên cơ thể, gãy xương ức có thể dẫn đến đau đớn, khó khăn khi vận động cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Gãy xương ức thường liên quan đến các chấn thương trực tiếp, chẳng hạn như tai nạn giao thông, chấn thương khi tham gia thể thao. Những người bị gãy xương ức nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức, bởi vì tim và phổi cũng có thể bị tổn thương.

Các dấu hiệu và triệu chứng khi bị gãy xương ức bao gồm:

  • Đau khi hít thở sâu hoặc ho
  • Sưng ở phía trên xương ức
  • Khó thở
  • Ấn nhẹ hoặc chạm vào xương ức gây đau

5. Thoát vị khe hoành

Thoát vị khe hoành (hiatal hernia) có thể dẫn đến tình trạng đau vùng xương ức. Thoát vị thường xảy ra khi dạ dày di chuyển ra khỏi vị trí bình thường qua cơ hoành và lồng ngược. Các triệu chứng bao gồm:

  • Ợ nóng
  • Ợ hơi
  • Nôn ra máu
  • Thường xuyên có cảm giác no
  • Khó nuốt

Đôi khi thoát vị khe hoành có thể dẫn đến một số biến chứng không mong muốn. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch xử lý kịp thời.

6. Vỡ mỏm mũi kiếm

Mỏm mũi kiếm (Xiphoid Process) là bộ phận mở rộng của sụn sườn, nằm ngay bên dưới xương ức. Bộ phận này có thể bị tổn thương trong quá trình ép ngực hoặc hô hấp nhân tạo trong nỗ lực sơ cứu bệnh nhân ngưng thở hoặc đuối nước.

đau giữa xương ức
Mỏm mũi kiếm nằm ngay bên dưới xương ức, do đó tổn thương bộ phận này có thể đau âm ỉ ở khoang ngực

Việc ép ngực sơ cứu không đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến vỡ mỏm mũi kiếm, tuy nhiên người sơ cứu rất khó nhận biết mỏm mũi kiếm đã bị vỡ. Sau đó tiếp tục hô hấp nhân tạo, điều này có thể khiến phần xương nhọn bị vỡ xuyên vào các cơ quan bên dưới, chẳng hạn như gan, tim, lá lạch hoặc cơ hoành, dẫn đến đau đớn ở khu vực xương ức.

Tình trạng này cần được xử lý ngay lập tức để tránh các rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, chỉ thực hiện sơ cứu khi có đầy đủ kiến thức. Trong trường hợp cần thiết, hãy liên hệ với nhân viên y tế để được hướng dẫn đầy đủ trước khi thực hiện ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo.

7. Nhiễm trùng khớp xương sườn

Xương ức hoặc các khớp xương sườn ở xương ức có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn tụ cầu vàng. Đây là một tình trạng hiếm gặp, thường xảy ra ở những người lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch, bệnh nhân đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp và rối loạn hệ thống miễn dịch.

Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây viêm khớp xương ức, dẫn đến đau đớn âm ỉ kéo dài và người bệnh thường cần phải phẫu thuật điều trị.

8. Khối u

Trong một số trường hợp cực kỳ hiếm, đau vùng xương ức có thể là dấu hiệu của khối u hình thành trên xương ức hoặc ung thư di căn xương ảnh hưởng đến xương ức. Nếu có khối u ở khu vực này, người bệnh thường cảm thấy nặng ở ngực, đau nhói, khó thở và khó chịu nói chung. Đôi khi các mô có thể bị sưng lên và dẫn đến tình trạng ấn vào xương ức gây đau.

Ngoài ra, khối u có thể khiến các cơ liên sườn (cơ ở giữa các xương sườn) bắt đầu yếu đi, teo nhỏ và dẫn đến các cơn đau ở xương ức.

9. Trào ngược axit dạ dày

Trào ngược axit trong dạ dày có thể làm mòn lớp niêm mạc của khí quản (thực quản) và dẫn đến đau ở xung quanh khu vực xương ức. Trào ngược axit có thể gây khó chịu, đau đớn và thường đi kèm với cảm giác nóng rát.

đau vùng xương ức
Trào ngược dạ dày có thể gây nóng rát và đau đớn xung quanh khoang ngực

Trào ngược dạ dày có thể gây viêm hoặc co thắt khí quản và dẫn đến đau giữa xương ức. Những người bị trào ngược dạ dày nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

10. Chấn thương và căng cơ

Có rất nhiều cơ bám vào xương ức và xương sườn. Các cơ này cũng dễ bị kéo hoặc căng khi ho dữ dội, đặc biệt là khi có các hoạt động gắng sức ở cánh tay, vai hoặc thân trên.

Chấn thương có thể dẫn đến bầm tím, căng cơ và khiến người bệnh bị đau nhức ở khu vực xương ức, ngực và cổ vai gáy.

Đau giữa xương ức có phải đau tim không?

Đau vùng xương ức có thể tương tự như đau tim và khiến nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, đau xương ức thường không liên quan đến các bệnh lý về tim.

Những bệnh nhân bị đau tim thường trải qua một số dấu hiệu cụ thể trước khi con đau tim chính thức diễn ra. Trong khi đó, hầu hết các cơn đau xương ức bắt đầu đột ngột và không có bất cứ dấu hiệu báo trước nào.

Một cơn đau tim thường đi kèm với một số dấu hiệu như:

  • Có áp lực ở ngực, gây ép chặt ở giữa ngực khiến người bệnh cực kỳ khó chịu;
  • Đổ mồ hôi;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Khó thở;
  • Có cảm giác lâng lâng.

Mặc dù không thường xảy ra, tuy nhiên nếu nghi ngờ bệnh tim hoặc có tiền sử bệnh tim, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra phù hợp.

Chẩn đoán đau xương ức như thế nào?

Mặc dù cơn đau xương ức thường không nghiêm trọng, nhưng một số tình trạng có thể cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Người bệnh đến đến bệnh viện khi:

  • Đau xương ức sau các chấn thương trực tiếp
  • Đi kèm với các dấu hiệu đau tim
  • Đau dai dẳng và không được cải thiện theo thời gian
  • Nôn mửa dữ dội hoặc nôn ra máu

Người bệnh cũng nên đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán các nguyên nhân có thể dẫn đến đau xương ức. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra ngực, yêu cầu di chuyển cánh tay ra các vị trí nhất định để đánh giá cơn đau.

Bởi vì viêm sụn sườn thường có dấu hiệu tương tự như những bệnh lý khác, do đó điều quan trọng là xác định tình trạng đau tim, viêm xương khớp, bệnh phổi hoặc các vấn đề đường tiêu hóa để có kế hoạch xử lý phù hợp.

Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm như:

  • Chụp X – quang
  • Chụp CT
  • Chụp MRI
  • Điện tâm đồ

Điều trị đau xương ức như thế nào?

Thông thường tình trạng đau xương ức có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc gây lo lắng, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch xử lý tốt nhất.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp như:

1. Biện pháp điều trị tại nhà

Đau xương ức thường không nghiêm trọng và có thể được khắc phục với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Cụ thể các biện pháp bao gồm:

Nằm nghiêng bị đau xương ức
Không hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá để cải thiện cơn đau
  • Chườm lạnh: Người bệnh có thể chườm miếng gạc lạnh lên vùng xương ức trong 5 – 10 phút mỗi lần, 3 – 4 lần mỗi ngày để cải thiện cơn đau. Lưu ý, không đặt trực tiếp đá lạnh lên da, điều này có thể gây bỏng lạnh và tổn thương da.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ dinh dưỡng phù hợp, cần bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ chống viêm và cải thiện tình trạng đau xương ức. Người bệnh có thể bổ sung bông cải xanh, súp lơ trắng, rau xanh nói chung để tăng cường mật độ xương và cải thiện cơn đau. Ngoài ra, trái cây nhiều vitamin C, chẳng hạn chanh dây, dâu tây và dưa hấu đỏ cũng rất tốt cho người bị đau xương ức.
  • Tránh một số loại thực phẩm: Có một số loại thực phẩm, chẳng hạn như thực phẩm chế biến sẵn, nước uống có gas hoặc thực phẩm chứa nhiều đường, có thể khiến cơn đau xương ức trở nên nghiêm trọng hơn. Đường có thể thúc đẩy quá trình gây viêm, khiến xương khó lạnh, đồng thời lượng muối cao trong thực phẩm đã chế biến cũng có thể gây mất mật độ xương. Rượu và caffeine cũng có thể góp phần gây mất xương và khiến cơn đau xương ức trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không hút thuốc: Thuốc lá và khói thuốc lá có thể gây yếu xương, loãng xương và giảm tốc độ liền xương. Không hút thuốc lá có thể giúp xương ức phục hồi và ngăn ngừa các chấn thương trong tương lai.
  • Thực hiện các bài tập tác động thấp: Khi cơn đau bắt đầu được cải thiện, người bệnh có thể thực hiện một số bài tập tác động thấp để giúp xương ức linh hoạt hơn, cũng như cải thiện cơn đau ở xương ức. Các bài tập được khuyến cáo bao gồm bơi lội, đi bộ, đi xe đạp để giảm đau và tránh chấn thương.

2. Điều trị y tế

Nếu cơn đau xương ức kéo dài hoặc nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp như:

thuốc viêm xương khớp
Sử dụng các loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện các triệu chứng đau xương ngực
  • Thuốc giảm viêm: Thuốc chống viêm không kê đơn và theo toa được sử dụng để cải thiện các cơn đau liên quan đến tình trạng viêm sụn sườn hoặc viêm khớp khác.
  • Thuốc giảm đau: Đối với các cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau theo toa để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Trong trường hợp cơn đau mãn tính gây khó ngủ, mất ngủ, bác sĩ có thể kê thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc ngủ để cải thiện các triệu chứng.
  • Gabapentin: Thuốc này thường được kê cho những người động kinh, tuy nhiên cũng được sử dụng để kiểm soát các cơn đau mãn tính.

Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị nẹp có định xương ức với nẹp đơn hoặc nẹp hình số tám để cải thiện tình trạng căng cơ. Trong trường hợp phát triển khối u hoặc nhiễm trùng, người bệnh có thể cần phẫu thuật để tránh các rủi ro không mong muốn.

Có rất nhiều tình trạng và nguyên nhân có thể dẫn đến đau xương ức. Hầu hết các nguyên nhân không nghiêm trọng, tuy nhiên người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra nếu cơn đau kéo dài hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, đôi khi đau xương ức có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim, do đó nếu có tiền sử bệnh tim, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đau Xương Mu Có Phải Sắp Sinh
Đau xương mu là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, tuy nhiên cơn đau thường nhẹ. Do đó, nhiều thai phụ thắc mắc đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không? Tham khảo một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không
Bị đau khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh khi cố gắng cải thiện chức năng ở khớp gối. Để biết khi nào cần nghỉ ngơi và khi nào cần luyện tập, người ...
Xem chi tiết
Đau Xương Cụt Khám Ở Đâu
Để giải đáp đau xương cụt khám ở đâu tại TP HCM và Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín, có bác sĩ giỏi trong bài viết. Điều này giúp thăm ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không, cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đây là một bộ môn mang nhiều lợi ích cho hệ xương ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Gối Bao Lâu Thì Đi Được
Thay khớp gối bao lâu thì đi được là vấn đề được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Thông thường người thay khớp gối phải trải qua quá trình phục hồi chức năng với các bài tập thích hợp. Quá trình ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua