Đau xương mu khi mang thai: Nguyên nhân và cách giảm đau

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau xương mu khi mang thai là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt là vào tháng cuối của thai kỳ. Tình trạng này xảy ra do thay đổi nồng độ hormone và hỗ trợ quá trình sinh nở. Tuy nhiên, đôi khi cơn đau này có thể nghiêm trọng và kéo dài, ngay cả sau khi sinh.

Đau xương mu khi mang thai
Đau xương mu khi mang thai là tình trạng phổ biến, xảy ra do thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể

Nguyên nhân gây đau xương mu khi mang thai

Đau xương mu khi mang thai còn được gọi là rối loạn chức năng xương mu, đây là một nhóm các triệu chứng gây khó chịu ở khu vực xương chậu, xảy ra trong thai kỳ. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, các khớp xương chậu trở nên cứng hơn hoặc cử động không đều để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể. Trong giai đoạn sau của thai kỳ, hormone relaxin gia tăng, điều này khiến khung xương chậu, đặc biệt là xương mu nới lỏng và giãn ra.

Trong hầu hết các trường hợp, đau xương mu ở phụ nữ mang thai là một dấu hiệu bình thường, điều này hỗ trợ việc sinh nở của thai phụ trở nên dễ dàng hơn. Tình trạng này cũng không có hại cho thai nhi. Tuy nhiên, cơn đau có thể nghiêm trọng đến mức gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người mẹ hoặc kéo dài ngay cả khi sau sinh.

Theo ước tính, đau xương mu khi mang thai ảnh hưởng đến 1/5 phụ nữ ở một mức độ nào đó. Trong thời kỳ mang thai, các hormone, chẳng hạn như relaxin được sản xuất để nới lỏng các dây chằng và cơ tại các vị trí như:

  • Hông;
  • Bụng;
  • Sàn chậu;
  • Xương chậu.

Việc nới lỏng này nhằm mục đích tăng phạm vi chuyển động của thai phụ và hỗ trợ quá trình sinh nở. Mặc dù sự nới lỏng này nhằm mục đích hỗ trợ sự sinh nở, tuy nhiên điều này cũng dẫn đến mất cân bằng các khớp, khiến các khớp di động, dẫn đến khó chịu và đau đớn.

Cân nặng và vị trí của em bé cũng được cho là có ảnh hưởng đến cơn đau xương mu. Do đó, cơn đau xương mu thường nghiêm trọng hơn khi thai kỳ phát triển. Thai phụ cũng có thể bị đau xương mu nhiều hơn nếu đang mang thai đôi hoặc khi thai nhi có kích thước lớn.

Ngoài ra, thai phụ đa sản (không phải sinh con lần đầu tiên) hoặc đã từng bị đau xương mu khi mang thai trong quá khứ cũng có nguy cơ đau xương mu khi mang thai cao hơn các trường hợp khác.

Dấu hiệu đau xương mu khi mang thai

Khi các khớp xương mu bị nới lỏng, khớp có thể bị mất ổn định và đau đớn. Cơn đau thường tập trung ở khu vực phía trước xương mu và phía trên lỗ mu (bên dưới lông mu). Đối với một số phụ nữ, một số cử động nhất định có thể dẫn đến cơn đau xương mu, chẳng hạn như:

  • Ra khỏi giường;
  • Đi dạo bộ;
  • Lên xe ô tô hoặc đi lên – xuống cầu thường;
  • Đi vào bồn tắm;
  • Mặc quần;
  • Ngồi lâu;
  • Dồn trọng lượng lên một chân;
  • Trở mình trên giường;
  • Thực hiện các động tác lặp lại thường xuyên.
Đau bụng dưới gần mu khi mang thai
Rối loạn xương mua có thể dẫn đến đau thắt lưng hoặc đau ở khu vực đáy chậu

Bên cạnh việc đau xương mu, một số phụ nữ có thể gặp các triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Đau lưng dưới (đau thắt lưng) ở một hoặc cả hai bên;
  • Đau ở khu vực đáy chậu, ở giữa hậu môn và âm đạo;
  • Cơn đau có thể lan xuống đùi và bắp chân tương tự như cơn đau thần kinh tọa;
  • Nghe thấy hoặc cảm nhận được âm thanh nghiến hoặc lách cách phía trong xương chậu.

Đôi khi, cơn đau xương mu có thể gây khó khăn cho người bệnh khi cố gắng mở rộng chân. Điều này gây ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường và chất lượng sống của người bệnh.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, người bệnh có thể nhận thấy xương mu bị sưng, nhạy cảm hoặc các xương không khớp với nhau khi di chuyển.

Hầu hết các trường hợp, đau xương mu khi mang thai không nghiêm trọng, tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc người hộ sinh để được hướng dẫn cụ thể.

Đau xương mu khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau và bất ổn định ở xương mu khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Chẳng hạn như đau xương mu có thể dẫn đến thay đổi cách đi bộ, di chuyển của người bệnh, điều này có thể gây áp lực lên các bộ phận khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như hông hoặc lưng.

Theo thống kê, có khoảng 20% các trường hợp đau xương mu nghiêm trọng. Các cơn đau này có thể gây cản trở khả năng vận động của người bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thậm chí, một số phụ nữ không thể đi bộ hoặc cảm thấy đau đớn dữ dội khi di chuyển chân.

Các vấn đề về cảm xúc cũng có thể phát triển liên quan đến tình trạng đau xương mu trong mang kỳ. Phụ nữ bị đau xương mu thường dễ nổi giận, khó chịu, thất vọng, lo lắng hoặc cảm thấy tội lỗi. Ngoài ra, nếu cơn đau gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, tình trạng này có thể dẫn đến sự cô lập xã hội và lạm dụng thuốc giảm đau. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Chẩn đoán đau xương mu khi mang thai như thế nào?

Chẩn đoán sớm là cách tốt nhất để kiểm soát và quản lý các triệu chứng đau xương mu khi mang thai. Do đó, nếu nhận thấy các cơn đau ở vùng chậu, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Mang thai 23 tuần đau xương mu
Đau xương mu thường được chẩn đoán thông quá các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết

Bởi vì chụp X – quang thường không được khuyến khích trong thai kỳ, do đó, bác sĩ có thể đề nghị siêu âm. Siêu âm có thể giúp bác sĩ quan sát khoảng trống giữa các xương của khung chậu và xác định tình trạng nới lỏng các xương.

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp đau xương mu được chẩn đoán thông qua các triệu chứng. Bác sĩ cũng có thể đề nghị một số biện pháp vật lý trị liệu để đánh giá sự ổn định và sức mạnh của các khớp bên trong xương chậu.

Nếu cơn đau xương mu vẫn tiếp tục kéo dài sau khi sinh con, người bệnh có thể đề đề nghị chụp X – quang để chẩn đoán.

Cách giảm đau  xương mu khi mang thai an toàn

Đau xương mu trong thai kỳ có thể được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà hoặc điều trị y tế phù hợp. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, các biện pháp điều trị cần được chỉ định và hướng dẫn bởi bác sĩ có chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.

Các loại thuốc thường không được chỉ định, trừ khi các triệu chứng rất nghiêm trọng. Do đó, trong hầu hết các trường hợp, tình trạng đau xương mu được điều trị bằng các biện pháp như:

1. Cách xử lý nhanh

Cơn đau xương mu khi mang thai có thể được cải thiện một cách nhanh chóng thông qua các biện pháp tại nhà, chẳng hạn như:

  • Đặt một chiếc gối ở giữa hai chân khi ngủ;
  • Chườm đá vào khu vực xương chậu và xương mu để giảm đau;
  • Duy trì các hoạt động nhẹ nhàng và tránh các hoạt động có thể gây đau đớn;
  • Dành thời gian nghỉ ngơi mỗi ngày và tránh các hoạt động gắng sức;
  • Sử dụng giày hỗ trợ để tránh gây áp lực lên khu vực xương chậu và ngăn ngừa nguy cơ té ngã;
  • Giữ đầu gối chạm vào nhau khi ra vào xe ô tô.

2. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Đau xương mu khi mang thai không phải là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể cải thiện tình trạng đau xương mu hoặc đau lưng với các biện pháp tại nhà, chẳng hạn như:

Cách giảm đau xương mu khi mang thai
Các cơn đau xương mu thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện với các biện pháp tự chăm sóc
  • Tránh các hoạt động có thể gây đau: Chẳng hạn như đứng khi mặc quần áo hoặc ngồi trên ghế và đung đưa hai chân vào nhau. Thay vào đó, người bệnh có thể ngồi khi mặc quần áo và sử dụng gối hỗ trợ khi ngồi.
  • Hạn chế đứng lâu: Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên tránh đứng trong thời gian dài. Nếu cần đứng, tốt nhất người bệnh nên sử dụng giày phù hợp và cố gắng di chuyển xung quanh thường xuyên. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng một chiếc ghế đẩu hoặc hộp nhỏ để chống chân khi đứng.
  • Sử dụng đai hỗ trợ lưng và xương chậu: Việc cố định xương chậu có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau lưng và đau xương mu khi mang thai. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về các loại đai phù hợp và tránh các chấn thương thêm.
  • Tác động vào mô mềm: Xoa bóp, massage hoặc thao tác nắn chỉnh cột sống có thể hỗ trợ ổn định và định vị khớp xương chậu. Điều này có thể cải thiện cơn đau và tăng cường chất lượng cuộc sống của thai phụ.

3. Bài tập hỗ trợ

Có một số động tác và bài tập có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau xương mu ở phụ nữ mang thai an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên bởi vì các cơn đau ảnh hưởng đến thai phụ theo nhiều mức độ khác nhau, do đó hiệu quả của phương pháp có thể khác nhau ở mỗi người.

Trước khi thực hiện các bài tập, thai phụ nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về các biện pháp an toàn.

Một số bài tập và động tác có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau xương mu an toàn khi mang thai bao gồm:

  • Người tập nằm ngửa, cong đầu gối và bàn chân đặt trên sàn nhà;
  • Kéo cơ bụng và siết chặt cơ mông, sao cho lưng thẳng trên sàn nhà và khung chậu nghiêng;
  • Giữ yên tư thế trong 5 – 10 giây sau đó thư giãn.

Nếu các động tác có thể cải thiện các triệu chứng và giảm bớt khó chịu, người bệnh có thể thực hiện lặp lại động tác trong 10 – 20 lần.

4. Thuốc

Thỉnh thoảng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau để hỗ trợ cải thiện các cơn đau. Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc trong thai kỳ nên được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn bởi vì một số loại thuốc giảm đau chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Bên cạnh đó, một số loại thuốc cũng chống chỉ định sau thai kỳ.

thuốc trị đau xương mu khi mang thai
Sử dụng thuốc trị đau xương mu khi mang thai khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn

Ngoài ra, đôi khi phụ nữ mang thai cũng được chỉ định các thiết bị hỗ trợ, chẳng hạn như nạng, để phục vụ nhu cầu di chuyển và tránh các rủi ro té ngã liên quan.

Hầu hết các trường hợp đau xương mu khi mang thai sẽ được cải thiện sau khi sinh cơn, bởi vì cơ thể sẽ ngừng việc sản xuất relaxin sau khi sinh con. Do đó, nếu các triệu chứng không được cải thiện sau khi sinh hoặc nghiêm trọng hơn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Bác sĩ có thể đề nghị các liệu pháp bổ sung, bao gồm vật lý trị liệu, để xây dựng sức mạnh cơ bắp ở xương mu và giảm đau.

Phòng ngừa đau xương mu khi mang thai

Không có biện pháp phòng ngừa tình trạng đau xương mu trong thai kỳ, tuy nhiên phụ nữ mang thai có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.

Ngoài ra, nếu đã từng có chấn thương vùng chậu trong quá khứ, điều quan trọng là thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ khu vực xương chậu, xương mu khi mang thai.

Đau xương mu khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động cơ bản nhất, bao gồm đi bộ hoặc đứng dậy từ tư thế ngồi. Tình trạng này không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ hoặc hộ sinh để xây dựng kế hoạch cải thiện các cơn đau. Hầu hết các trường hợp đau xương có thể được cải thiện bằng việc điều chỉnh lối sống.

Thông tin thêm:

Tê chân tay khi mang thai: Nguyên nhân và cách trị

Câu hỏi liên quan
Đau Xương Cụt Khám Ở Đâu
Để giải đáp đau xương cụt khám ở đâu tại TP HCM và Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín, có bác sĩ giỏi trong bài viết. Điều này giúp thăm ...
Xem chi tiết
Đau Xương Mu Có Phải Sắp Sinh
Đau xương mu là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, tuy nhiên cơn đau thường nhẹ. Do đó, nhiều thai phụ thắc mắc đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không? Tham khảo một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không
Bị đau khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh khi cố gắng cải thiện chức năng ở khớp gối. Để biết khi nào cần nghỉ ngơi và khi nào cần luyện tập, người ...
Xem chi tiết
Đau Gót Chân Khám Ở Bệnh Viện Nào
Để giải đáp đau gót chân khám ở bệnh viện nào, người bệnh có thể tham khảo thông tin về Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện E... Đây ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không, cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đây là một bộ môn mang nhiều lợi ích cho hệ xương ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua