Đau xương cụt sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc khục
Đau xương cụt sau sinh thường khởi phát từ những biến đổi của cơ thể trong thời kỳ mang thai, chuyển dạ và sau sinh con. Tùy thuộc vào nguyên nhân, cơn đau có thể kéo dài trong vài ngày hoặc âm ỉ vài tuần, có xu hướng tự khỏi và giảm đáng kể sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà.
Đau xương cụt sau sinh là gì?
Đau xương cụt là tình trạng đau nhói hoặc âm ỉ khó chịu ở phần cuối của cột sống khiến người bệnh không thể ngồi lâu, khó đứng dậy và hạn chế khả năng vận động. Tình trạng này xảy ra khi tính liên kết và ổn định của xương cụt bị suy giảm hoặc mất đi dẫn đến viêm các khớp lân cận.
Đối với phụ nữ sau sinh, đau xương cụt tiến triển từ những thay đổi trong thời kỳ mang thai và sau sinh làm tăng áp lực lên vùng xương cụt hoặc giảm tính liên kết. Từ đó khiến khớp xương lỏng lẻo, đau nhức và khó vận động. Phần lớn các trường hợp đau xương cụt sau sinh không nguy hiểm và không kèm theo viêm.
Cơn đau thường có đáp ứng tốt với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Ở những trường hợp nhẹ, cơn đau có xu hướng tự khỏi sau vài ngày đến vài tuần. Đối với những trường hợp đau nhiều và đau kéo dài trên 2 tuần, chị em nên khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị.
Dấu hiệu đau xương cụt sau sinh
Khi bị đau xương cụt sau sinh, mẹ bầu có thể nhận thấy một số biểu hiện sau:
- Đau nhói hoặc âm ỉ ở đoạn cuối của cột sống (xương cụt). Đau như điện giật khi ấn vào
- Đau lan rộng từ vùng xương cụt sang toàn bộ mông
- Cơn đau có thể lan rộng sang một số vị trí khác như đùi, chân, hông và thắt lưng
- Cơn đau thường giảm nhẹ khi nằm nghỉ
- Đau nhiều hơn khi vận động nặng, quan hệ tình dục, ngồi xuống đứng dậy, cúi gập người, ngồi bắt chéo chân hoặc đi lại nhiều
- Hạn chế các chuyển động và vận động
- Không thể ngồi lâu
- Đôi khi đau nhiều vào ban đêm và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ
Nguyên nhân gây đau xương cụt sau sinh
Đau xương cụt sau sinh xảy ra do nhiều nguyên nhân. Phần lớn các trường hợp khởi phát từ những biến đổi của cơ thể trong thời kỳ mang thai, chuyển dạ và sau sinh con. Tuy nhiên trong một số trường hợp, cơn đau có thể bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt và bệnh lý.
Một số nguyên nhân gây đau xương cụt sau sinh thường gặp:
- Tăng hormone relaxin
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể tăng sinh hormone relaxin để đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng và phát triển của thai nhi. Hormone này có tác dụng kích thích sự giãn nở của khung xương chậu và kéo giãn các dây chằng xung quanh nhằm nâng đỡ, tạo không gian đủ rộng cho thai nhi phát triển.
Tuy nhiên ngoài khung xương chậu, hormone relaxin còn kích thích sự nới lỏng của vùng xương cụt, cột sống và các khớp xương. Điều này làm mất tính ổn định, các khớp xương lỏng lẻo, kém linh hoạt và gây đau xương cụt.
Đau xương cụt khi mang thai thường kéo dài đến vài tháng sau sinh. Nguyên nhân là do nồng độ hormone relaxin giảm, nội tiết tố được cân bằng sau sinh từ 3 – 4 tháng.
- Tăng áp lực lên cột sống
Trong thời kỳ mang thai, kích thước và cân nặng của thai nhi làm tăng áp lực lên cột sống (đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ). Điều này khiến kết cấu và tính liên kết của các khớp đốt sống lưng thay đổi. Đồng thời dây chằng, màng gân và cơ bị kéo căng. Từ đó khiến chị em phụ nữ đau lưng, đau xương cụt kéo dài đến vài tuần sau sinh.
- Tăng áp lực lên xương chậu
Các cơ quan nội tạng bị dịch lên phía trên khi mang thai để góp phần tạo không gian cho thai nhi phát triển. Sau khi sinh, cơn đau nội tạng đột ngột hạ xuống khiến khung xương chậu chịu nhiều áp lực dẫn đến đau xương cụt và đau lưng sau sinh.
- Tăng cân
Trọng lượng dư thừa trong thời kỳ mang thai và sau sinh làm tăng áp lực lên vùng thắt lưng, chi dưới và xương cụt. Điều này dẫn đến tình trạng đau nhức kéo dài và ảnh hưởng đến tính linh hoạt trong các hoạt động của chị em.
- Duy trì tư thế xấu
Nữ giới thường có xu hướng đi khom lưng, ngồi lâu, ngồi vẹo sang một bên khi chăm sóc con nhỏ (đặc biệt là trong khi cho con bú). Điều này làm tăng áp lực lên vùng xương cụt, mất tính liên kết giữa các khớp xương và tạo cảm giác đau nhói.
Ngoài ra duy trì tư thế xấu trong sinh hoạt còn gây căng cứng cơ. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chuột rút, đau lưng và đau xương cụt sau sinh.
- Thiếu hụt canxi
Thiếu hụt canxi là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau xương cụt sau sinh. Bởi thiếu canxi khiến mật độ xương giảm, xương yếu, tăng nguy cơ loãng xương và đau nhức xương khớp sau sinh.
Chính vì thế nữ giới cần tăng cường bổ sung canxi để ổn định chức năng và cải thiện độ chắc khỏe cho xương khớp. Đồng thời đảm bảo quá trình nuôi dưỡng thai nhi bằng sữa mẹ.
- Vận động và đi lại nhiều
Nữ giới được khuyên nghỉ ngơi hợp lý và đi lại nhẹ nhàng sau khi sinh 6 tuần để phục hồi sức khỏe và duy trì khả năng vận động. Không nên đi lại nhiều, vận động nặng để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, tăng nguy cơ tổn thương và khiến các khớp xương đau mỏi.
- Chấn thương xương cụt
Chấn thương do va đập hoặc tá ngã có thể gây đau xương cụt sau sinh. Đối với trường hợp này, cơn đau thường kèm theo biểu hiện sưng, đỏ hoặc bầm tím tại khu vực bị tổn thương, đau nhiều khiến người bệnh không thể ngồi.
Đau xương cụt do chấn thương có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu đau nhức nghiêm trọng, đau kéo dài hoặc có nghi ngờ gãy xương cụt, bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được khám và tiến hành điều trị.
- Bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, đau xương cụt sau sinh có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý, bao gồm:
-
- Vôi hóa cột sống
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1
- Thoái hóa cột sống
- Viêm xương cụt
- Rối loạn chức năng xương mu
- Một số bệnh lý về hệ thống bài tiết
- Xuất hiện khối u ở khoang chậu
- Tử cung bất thường
- Viêm cơ quan sinh dục
Đau xương cụt sau sinh có nguy hiểm không?
Đau xương cụt sau sinh thường không nguy hiểm, cơn đau nhẹ và có xu hướng thuyên giảm theo thời gian hoặc khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, cơn đau có thể nghiêm trọng và kéo dài, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và giấc ngủ (thường gặp ở những trường hợp có chấn thương hoặc đau do bệnh lý).
Vì thế nếu đau nhiều ở xương cụt và kèm theo nhiều bất thường khác, bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tiến hành điều trị. Những trường hợp bị đau kéo dài và không điều trị có thể dẫn đến một số vấn đề sau:
- Đau mãn tính
- Suy giảm khả năng vận động
- Rối loạn chức năng xương cụt
- Viêm xương cụt
- Viêm vùng chậu…
Cách khắc phục đau xương cụt sau sinh
Tùy thuộc vào tình trạng, nữ giới có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản dưới đây để khắc phục tình trạng đau xương cụt sau sinh.
1. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học
Nguy cơ thiếu hụt canxi thường cao ở phụ nữ mang thai và sau sinh. Bởi trong thời gian này nhu cầu canxi tăng cao để phục vụ cho quá trình nuôi dưỡng thai nhi và con nhỏ bằng sữa mẹ. Nếu thiếu canxi, các khớp xương sẽ yếu đi, mật độ xương giảm và phát sinh những cơn đau nhức khó chịu.
Chính vì thế để phòng ngừa và giảm đau xương cụt sau sinh, chị em cần tăng cường bổ sung canxi thông qua thực phẩm hoặc thuốc uống bổ sung. Một số loại thực phẩm giàu canxi:
- Hải sản
- Các loại hạt
- Rau lá xanh
- Hạnh nhân
- Sữa chua
- Phô mai
- Sữa
- Các loại đậu
- Cá hồi và cá mòi đóng hộp…
Ngoài canxi, bạn cần ăn uống đều độ và đủ chất, bổ sung thêm vitamin (vitamin A, vitamin C, vitamin C…), axit béo omega-3, protein, chất sắt, kẽm, kali, magie, mangan… Đây đều là những thành phần dinh dưỡng tốt và cần thiết cho quá trình phục hồi sức khỏe tổng thể và chức năng xương khớp.
2. Sử dụng nhiệt
Những trường hợp bị đau xương cụt sau sinh có thể sử dụng nhiệt để cải thiện tình trạng. Nhiệt độ cao giúp giãn mạch, kích thích lưu thông máu, giảm căng cứng cơ và thư giãn khớp xương. Điều này giúp tăng khả năng phục hồi tổn thương xương khớp và xoa dịu cơn đau hiệu quả.
Ngoài ra biện pháp này còn có tác dụng giảm cứng khớp, cải thiện tính linh hoạt và tăng khả năng vận động. Vì thế, khi bị đau xương cụt, bạn có thể tắm với nước ấm hoặc chườm ấm lên vị trí đau từ 15 – 20 phút.
Hướng dẫn chườm ấm:
- Dùng chai thủy tinh chứa nước ấm, túi chườm hoặc khăn ấm áp lên vùng xương cụt
- Giữ nguyên từ 15 – 20 phút
- Thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày.
Lưu ý:
- Sử dụng nhiệt từ 60 – 70 độ C để tránh gây bỏng da.
3. Chườm đá
Trong trường hợp đau xương cụt sau sinh do chấn thương, bạn cần áp dụng biện pháp chườm đá trong 72 giờ đầu để cải thiện tình trạng. Biện pháp này có tác dụng co mạch, giảm sưng, hạn chế bầm tím và xoa dịu cơn đau.
Trong 48 giờ sau chấn thương, bạn nên chườm đá 15 – 20 phút/ lần, mỗi tiếng một lần. Sau 48 tiếng, chườm đá mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 15 – 20 phút. Biện pháp này có thể giúp nữ giới sau sinh giảm nhanh triệu chứng và cảm thấy thoải mái hơn.
Hướng dẫn chườm đá:
- Dùng khăn tắm quấn một ít đá lạnh
- Chườm lên những khu vực bị đau
- Giữ nguyên từ 15 – 20 phút.
4. Thay đổi tư thế
Thay đổi tư thế chính là một trong những cách phòng ngừa và giảm đau xương cụt hiệu quả. Bởi việc duy trì các tư thế đúng trong sinh hoạt sẽ làm giảm áp lực lên vùng xương cụt và cột sống thắt lưng. Đồng thời phòng ngừa tình trạng căng cứng cơ và giảm đau nhức.
- Tư thế ngồi
Nên ngồi trên ghế có lưng tựa, giữ thẳng lưng và cổ, hóp bụng. Không ngồi bắt chéo chân hoặc nghiêng người sang một bên để cơ thể được cân bằng và đối xứng. Trong trường hợp đau nhiều khi đứng dậy, bạn cần cong lưng và hướng người về phía trước trước khi đứng.
Lưu ý không ngồi lâu một chỗ. Nên vận động và đi lại nhẹ nhàng để giảm áp lực và căng thẳng cho thắt lưng, vùng xương cụt. Từ đó hạn chế cơn đau hiệu quả.
- Tư thế đứng
Đứng thẳng lưng, giữ cho đầu và cổ thẳng. Không nên đứng khom lưng hoặc vẹo sang một bên, đồng thời không đứng lâu một chỗ để tránh tạo áp lực dẫn đến đau xương cụt.
- Tư thế nằm
Nên nằm ngửa và thả lỏng cơ thể hoặc nằm nghiêng sang một bên và co chân. Đối với tư thế nằm nghiêng, bạn cần dùng một chiếc gối kẹp giữa hai đầu gối, bụng và hai tay. Điều này giúp cơ thể được cân bằng và đối xứng, hạn chế phát sinh cơn đau cơn đau. Đây là một trong những biện pháp phòng ngừa và giảm đau xương cụt sau sinh hiệu quả.
5. Kiểm soát cân nặng
Nếu đau xương cụt xảy ra do cân nặng dư thừa, bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống kết hợp vận động hợp lý để giảm cân. Biện pháp này giúp giảm căng cơ, giảm áp lực lên cột sống thắt lưng, khung xương chậu và vùng xương cụt. Từ đó giúp ngăn ngừa và giảm cảm giác đau mỏi khó chịu.
6. Ngồi trên gối
Để giảm đau xương cụt sau sinh, bạn có thể sử dụng gối đặc biệt lót dưới sàn trước khi ngồi. Gối này được thiết kế với một phần cắt khuyết ngay tại xương cụt, giúp giảm đau khi ngồi xuống.
7. Massage vùng xương cụt
Massage được đánh giá một trong những biện pháp giảm đau xương cụt sau sinh hiệu quả. Bởi lực tác động từ lòng bàn tay và các ngón tay có thể giúp cơ, dây chằng và các khớp xương thư giãn, hỗ trợ giảm áp lực lên các đốt xương. Từ đó xoa dịu cơn đau và hạn chế tình trạng căng cơ.
Bên cạnh đó massage, xoa bóp vùng xương cụt còn có tác dụng thư giãn mạch máu và các dây thần kinh, tăng lưu thông máu, giảm sưng, tán huyết ứ và tăng khả năng vận động cho nữ giới sau sinh.
Hướng dẫn cách massage, xoa bóp vùng xương cụt:
- Dùng một ít tinh dầu (dầu dừa, tinh dầu gừng hoặc bạc hà) thoa lên vùng xương cụt
- Lần lượt dùng các ngón tay và bàn tay để day, ấn, xoa, bóp từ trên xuống, từ trái qua phải và ngược lại (trong 10 phút)
- Xoa đều theo chuyển động vòng tròn (5 phút)
- Thực hiện 2 lần mỗi ngày.
8. Không rặn khi đi đại tiện
Cơn đau thường có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bị táo bón và rặn nhiều trong khi đi đại tiện. Bởi khi rặn, các khớp xương và dây chằng xung quanh sẽ chịu áp lực, đồng thời căng giãn quá mức dẫn đến đau đớn.
Để hạn chế táo bón và tránh rặn nhiều khi đi đại tiện, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:
- Uống nhiều nước
- Tăng cường bổ sung chất xơ thông qua chế độ ăn
- Duy trì vận động để các cơ quan bài tiết hoạt động tích cực hơn
- Không nhịn đi đại tiện
- Uống thuốc làm mềm phân
9. Duy trì vận động
Phụ nữ sau sinh được khuyên đi lại nhẹ nhàng và áp dụng một số bài tập để nâng cao sức khỏe và chức năng xương khớp, tăng tính linh hoạt và giảm đau. Bởi khi vận động các khớp xương sẽ được thư giãn, giảm áp lực lên cột sống và xương cụt. Đồng thời kéo giãn cột sống, giảm căng cơ và kích thích tuần hoàn máu.
Một số bài tập phù hợp cho nữ giới bị đau xương cụt sau sinh:
Bài tập tư thế cây cầu
Bài tập tư thế cây cầu có tác dụng kéo giãn cột sống và các cơ xung quanh, tăng vận động ở vùng hông và xương cụt, giảm đau.
- Nằm ngửa, co đầu gối, đặt hai bàn chân xuống sàn, đồng thời dang rộng bằng hông
- Hai tay duỗi thẳng và đặt dọc theo thân người
- Dồn lực vào tay và chân, nâng cao xương chậu sao cho đầu gối, hông và ngực tạo thành một đường thẳng, lưng trên áp nhẹ vào sàn
- Giữ nguyên tư thế trong 20 giây, hít thở đều
- Trở về tư thế ban đầu
- Lặp lại động tác 10 lần.
Bài tập tư thế chó hướng xuống
Bài tập tư thế chó hướng xuống chủ yếu tác động vào các cơ ở vùng hông, lưng và cánh tay, giúp tăng cường sức cơ, kéo giãn cột sống. Đồng thời giảm áp lực lên xương cụt và giảm đau.
- Đặt chân xuống sàn kết hợp chống tay
- Dùng lực nâng toàn bộ thân người lên cao, phần mông cong lại lại thành chữ “V” ngược
- Giữ cho cánh tay, lưng và chân thẳng, gót chân chạm sàn
- Duy trì tư thế trong 20 giây, hít thở đều
- Thả lỏng cơ thể và quay lại tư thế ban đầu
- Lặp lại động tác 5 lần.
Bài tập tư thế trẻ em
Bài tập tư thế trẻ em giúp thư giãn các cơ ở cánh tay, hông và lưng. Đồng thời kéo giãn cột sống, hạn chế tăng áp lực lên xương cụt. Từ đó phòng ngừa và giảm đau hiệu quả.
- Quỳ gối, chân duỗi thẳng và ngồi lên gót chân
- Chống hai tay xuống sàn, khuỷu tay thẳng
- Từ từ trượt dài hai tay kết hợp kéo giãn thân người hết mức có thể
- Giữ cánh tay thẳng, lưng cong tự nhiên, hít thở đều
- Duy trì tư thế trong 30 giây
- Trở về tư thế ban đầu
- Lặp lại động tác 5 lần.
9. Nghỉ ngơi hợp lý
Nếu bị đau nhiều, chị em cần nằm nghỉ để xoa dịu cơn đau. Nằm nghiêng hoặc nằm ngửa sẽ giúp các khớp xương được thả lỏng, thư giãn dây chằng, giảm căng thẳng và áp lực lên vùng xương cụt. Điều này giúp giảm đau hiệu quả.
Chị cần tránh cố gắng ngồi, vận động hoặc đi lại. Bởi điều này sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng của cơ đau.
10. Dùng thuốc không kê đơn
Nếu không có đáp ứng tốt với những biện pháp nêu trên, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc không kê đơn để giảm đau xương cụt sau sinh. Tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều dùng phù hợp.
Một số thuốc không kê đơn được dùng phổ biến:
- Acetaminophen
Acetaminophen được dùng cho những trường hợp đau xương cụt sau sinh từ nhẹ đến vừa, đau kèm theo viêm hoặc cảm cúm. Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt và hỗ trợ trị viêm hiệu quả.
Acetaminophen thường được sử dụng với liều 500mg (1 viên)/ lần trong mỗi 4 tiếng.
- Ibuprofen
Ibuprofen thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm đau (hiệu quả hơn Acetaminophen) và hạ sốt không đặc hiệu. Ibuprofen thường được dùng cho trường hợp đau trung bình và không có đáp ứng tốt với Acetaminophen.
Ibuprofen thường được sử dụng với liều 600mg mỗi 8 tiếng.
- Thuốc giảm đau tại chỗ
Để giảm đau xương cụt sau sinh, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ thoa/ dán vào khu vực bị thương, sau đó xoa bóp nhẹ trong 5 phút. Hầu hết những loại thuốc này có chứa các hoạt chất giảm đau và kháng viêm hiệu quả như methyl salicylate, menthol, lidocain…, được bào chế ở dạng miếng dán, gel hoặc thuốc bôi.
Thuốc giảm đau tại chỗ có thể được dùng từ 2 – 3 lần tùy thuộc vào tình trạng.
Đau xương cụt sau sinh – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Phần lớn các trường hợp có thể giảm đau xương cụt sau sinh bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu có bất thường trong quá trình điều trị, bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý. Cụ thể:
- Đau nặng và kéo dài trên 5 ngày
- Không có biểu hiện thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp chăm sóc (trên 7 ngày)
- Đau kèm theo các dấu hiệu sau:
- Sốt
- Đau bụng dưới
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi
- Chán ăn
- Giảm khả năng vận động
- Buồn nôn
- Đau nhiều làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng vận động và tâm lý.
Biện pháp phòng ngừa đau xương cụt sau sinh
Để phòng ngừa đau xương cụt sau sinh, chị em phụ nữ có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản dưới đây:
- Kiểm soát cân nặng để tránh tạo áp lực đè nén lên vùng xương cụt. Nếu thừa cân béo phì, cần áp dụng chế độ tập luyện và ăn uống khoa học để giảm cân.
- Không nằm bất động trên giường. Không ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ. Nên đứng dậy và đi lại quanh nhà.
- Nghỉ ngơi hợp lý. Không nên vận động nặng hoặc đi lại quá nhiều.
- Ngồi/ đứng với tư thế thẳng lưng, cổ và đầu thẳng. Tránh đứng/ ngồi khom lưng hoặc ngồi vẹo sang một bên.
- Hạn chế mang giày cao gót.
- Bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt bổ sung nhiều canxi từ thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
- Tập yoga để nâng cao sức khỏe, kéo giãn cột sống, tăng cường sức cơ và giảm áp lực lên các khớp xương.
- Thận trọng trong các hoạt động sinh hoạt để phòng ngừa chấn thương.
- Khám sức khỏe định kỳ và điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan.
- Giữ tinh thần lạc quan, tránh suy nghĩ tiêu cực và stress, căng thẳng kéo dài. Vì căng thẳng là một trong những yếu tố làm khởi phát và tăng mức độ nghiêm trọng của cơ đau.
- Vận động, ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để hạn chế tình trạng táo bón dẫn đến đau nhiều ở xương cụt.
Đau xương cụt sau sinh dễ xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên tình trạng này có thể được phòng ngừa và khắc phục bằng nhiều biện pháp đơn giản như cải thiện chế độ ăn uống, vận động, thay đổi tư thế… Tuy nhiên nếu đau nhiều, không thể thuyên giảm hoặc kèm theo một số biểu hiện khác, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về các biện pháp điều trị thích hợp hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!