Đau từ thắt lưng xuống chân phải hoặc trái là bệnh gì?
Đau từ thắt lưng xuống chân phải trái là dấu hiệu phổ biến của chứng đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, tư thế sai, bong gân và một số bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như viêm khớp hoặc đau cơ xơ hóa, cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Đau từ thắt lưng xuống chân phải hoặc trái là bệnh gì?
Đau lưng là tình trạng phổ biến và có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của người bệnh. Đau lưng thường liên quan đến tình trạng căng cơ và hao mòn tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến một số nguyên nhân nghiêm trọng hơn. Trong một số trường hợp, các cơn đau lưng có thể lan đến chân và các vùng khác của cơ thể, đặc biệt là ở chân.
Các triệu chứng liên quan khi đau từ thắt lưng xuống chân phải, trái bao gồm:
- Có cảm giác nóng rát;
- Ngứa ran;
- Bị đau khi chạm vào;
- Hạn chế khả năng di chuyển.
Đau từ thắt lưng xuống chân có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
1. Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau từ thắt lưng xuống chân phải hoặc trái. Tình trạng này được xem là một biến chứng của thoát vị đĩa đệm, dẫn đến các cơn đau lan tỏa dọc theo dây thần kinh tọa. Dây thần kinh tọa kéo dài từ thắt lưng, qua hông, mông và đến chân. Thông thường, đau dây thần kinh tọa thường xảy ra ở một bên cơ thể.
Các triệu chứng phổ biến dẫn đến đau dây thần kinh tọa bao gồm:
- Cơn đau phát triển từ cột sống đến mặt sau của chân;
- Đau nhói ở khu vực bị ảnh hưởng;
- Có cảm giác nóng rát dọc theo dây thần kinh tọa;
- Yếu cơ;
- Tê chân;
- Khó hoặc mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột.
Đau thần kinh tọa có thể được điều trị bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như tập thể dục thường xuyên và thay đổi tư thế thích hợp. Nếu các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc giãn cơ hoặc thuốc chống viêm để giảm đau và khó chịu.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể tiêm steroid vào dây thần kinh tọa để giảm đau. Nếu cơn đau gây suy nhược cơ thể hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về phương pháp phẫu thuật để tránh các rủi ro không mong muốn.
2. Bong gân
Bong gân và căng cơ ở thắt lưng có thể dẫn đến đau đớn từ thắt lưng đến chân. Đôi khi cơn đau có thể lan đến mông, hông và gây hạn chế khả năng di chuyển của người bệnh. Ngoài ra, căng thẳng và bong gân có thể dẫn đến co thắt cơ bắp ở thắt lưng.
Bong gân và căng cơ có thể xảy ra sau một chấn thương thể thao, lạm dụng, cố gắng quá sức hoặc nâng vật nặng không đúng cách.
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng bong gân và căng cơ có thể được điều trị tại nhà bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi, chườm đá hoặc chườm nóng, kéo giãn cơ nhẹ nhẹ và sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu hoặc các phương pháp khác cho các vấn đề nghiêm trọng hơn.
3. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng xảy ra khi một đĩa đệm ở lưng bị vỡ hoặc rách. Điều này khiến phần nhân mềm bên trong đĩa đệm cột sống bị đẩy ra ngoài. Đĩa đệm bị vỡ có thể gây áp lực lên cột sống, dẫn đến đau đớn dữ dội, tê và đôi khi là mất sức mạnh.
Các triệu chứng liên quan khác bao gồm:
- Đau lưng dai dẳng và trở nên nghiêm trọng hơn khi ngồi, đứng ho hoặc hắt hơi;
- Cơ thắt lưng;
- Giảm phản xạ ở đầu gối hoặc mắt cá chân;
- Yếu cơ ở chân;
- Tê chân và bàn chân;
- Đau lan từ thắt lưng đến chân.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể được điều trị bằng nhiều biện pháp khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi, sử dụng thuốc giảm đau và châm cứu. Nếu các triệu chứng không được cải thiện trong vài tuần, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật điều trị.
4. Yếu tố lối sống
Tư thế sai khi đứng hoặc ngồi, đặc biệt là khi làm việc trên máy tính, có thể gây căng thẳng lên lưng và eo. Điều này có thể dẫn đến đau lưng dưới hoặc làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý có thể dẫn đến các vấn đề ở lưng và chân.
Đau từ thắt lưng xuống chân phải – trái liên quan đến tư thế sai có thể được cải thiện bằng một số biện pháp, chẳng hạn như:
- Tập thể dục thường xuyên;
- Rèn luyện tư thế tốt khi đứng hoặc ngồi;
- Thường xuyên nghỉ giải lao khi làm việc trên máy vi tính bằng cách đứng dậy, vươn vai và đi bộ xung quanh;
- Nâng vật nặng đúng kỹ thuật và không mang vật quá nặng;
- Đạt được và duy trì cân nặng hợp lý.
5. Đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa là một tình trạng mãn tính dẫn đến cứng và đau thắt lưng lan rộng, có thể ảnh hưởng đến lưng và chân. Cơn đau này có thể xuất hiện theo chu kỳ và trở nên nghiêm trọng theo thời gian.
Các triệu chứng đau cơ xơ hóa phổ biển có thể bao gồm:
- Tăng nhạy cảm với cơn đau và nhiệt độ;
- Mệt mỏi;
- Đau đầu;
- Có vấn đề về trí nhớ và sự tập trung;
- Trầm cảm và lo lắng;
- Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân;
- Khó ngủ;
- Có vấn đề về hệ thống tiêu hóa.
Không có biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng đau cơ xơ hóa, tuy nhiên có nhiều biện pháp khác nhau có thể cải thiện các triệu chứng. Trong đó, việc thay đổi chế độ ăn uống được cho là mang lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị tình trạng đau cơ xơ hóa.
Cụ thể, chế độ ăn uống cho người đau cơ xơ hóa bao gồm:
- Thực phẩm năng lượng cao nhưng chứa ít đường, chẳng hạn như các các loại đậu, hạnh nhân, bột yến mạch, bơ hoặc đậu phụ;
- Tránh các loại thực phẩm có chứa gluten có thể cải thiện các triệu chứng đau cơ xóa hóa và giảm viêm trong cơ thể;
- Ăn nhiều hạt và quả hạch có thể tăng cường dinh dưỡng, hỗ trợ giảm cân và điều trị tình trạng đau cơ xơ hóa.
6. Viêm khớp cột sống
Viêm khớp là một nhóm các tình trạng khiến khớp bị viêm và đau. Tình trạng viêm ở cột sống thắt lưng có thể dẫn đến đau từ thắt lưng xuống chân phải hoặc trái.
Các dạng viêm khớp phổ biến nhất có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:
- Viêm xương khớp, là tình trạng hao mòn sụn khớp theo thời gian;
- Viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vẩy nến, là các tình trạng mà hệ thống miễn dịch tấn công vào các khớp khỏe mạnh.
Các triệu chứng viêm khớp có thể khác nhau ở mỗi loại viêm khớp, tuy nhiên hầu hết người bệnh đều bị đau đớn, sưng viêm và hạn chế khả năng vận động. Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào loại viêm khớp, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Viêm khớp thường được điều trị bằng cách thay đổi lối sống, vật lý trị liệu và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Đối với các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công với phương pháp phẫu thuật chỉ chiếm 50%, thậm chí có thể gây bại liệt hoàn toàn. Xu hướng hiện nay, nhiều bệnh nhân chuyển hướng điều trị an toàn với bài thuốc thảo dược hiệu quả tận gốc.
7. Nhiễm trùng cột sống
Nhiễm trùng cột sống và các mô xung quanh có thể dẫn đến đau thắt lưng. Nếu nhiễm trùng gây kích thích hoặc tổn thương các dây thần kinh cột sống, điều này có thể dẫn đến đau từ thắt lưng xuống chân phải hoặc trái.
Nhiễm trùng cột sống có thể xảy ra nếu nhiễm trùng lan từ các bộ phận khác của cơ thể đến cột sống. Tình trạng này cũng có thể xảy ra như một biến chứng của phẫu thuật, chấn thương ở lưng, bệnh tiểu đường, ưng thư và các tình trạng làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Nhiễm trùng cột sống thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm. Các phương pháp điều trị khác có thể bao gồm phẫu thuật dẫn lưu hoặc cắt bỏ các mô bị nhiễm trùng.
8. Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp là một tình trạng mãn tính, trong đó các khớp và đốt cột sống bị viêm, dẫn đén đau lưng và cứng khớp. Tình trạng này có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm xương sườn, hông, đầu gối và chân.
Các triệu chứng khác của viêm cột sống dính khớp có thể bao gồm:
- Giảm tính linh hoạt ở cột sống;
- Giảm khả năng vận động;
- Sưng và nóng các khớp bị ảnh hưởng;
- Đau và khó thở;
- Mệt mỏi.
Các bác sĩ không rõ nguyên nhân cụ thể dẫn đến viêm cột sống dính khớp và cũng không có cách điều trị tình trạng này. Tuy nhiên, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện các triệu chứng, chẳng hạn như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu và thay đổi lối sống.
9. Hội chứng cơ hình lê
Cơ hình lê là một cơ phẳng, giống như một dải mô dài ở cơ mông gân đầu khớp hông. Các cơ hình lê giúp ổn định khớp hông, đồng thời hỗ trợ nâng cao và xoay đùi ra khỏi cơ thể.
Hội chứng cơ hình lê là một rối loạn thần kinh xảy ra khi cơ hình lê chèn ép các dây thần kinh tọa. Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm:
- Đau thắt lưng kéo dài đến cẳng chân;
- Ngứa ra;
- Tê ở mông.
Tình trạng này được điều trị bằng cách giảm đau và tránh các tư thế gây đau hoặc các hoạt động gắng sức. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh nghỉ ngơi, chườm nóng, chườm lạnh và vật lý trị liệu để tăng cường khả năng vận động của cơ thể. Nếu các triệu chứng không được cải thiện, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.
10. Viêm màng nhện
Màng nhện (Arachnoid) là một màng bảo vệ các dây thần kinh tủy sống. Viêm màng nhện (Arachnoiditis) xảy ra khi màng nhện bị kích ứng hoặc rối loạn. Trong hầu hết các trường hợp, viêm màng nhện dẫn đến cảm giác đau từ thắt lưng lan đến chân trái, phải, do tác động đến các dây thần kinh liên quan.
Triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng này là cảm giác đau nhói hoặc đau rát. Các triệu chứng liên quan khác có thể bao gồm:
- Ngứa ran hoặc tê, đặc biệt là ở chân;
- Có cảm giác châm chích hoặc như kiến bò trên da;
- Chuột rút cơ bắp;
- Co giật;
- Rối loạn chức năng ruột và bàng quang.
Hiện tại không có cách điều trị tình trạng viêm màng nhện. Các biện pháp điều trị thường nhằm mục đích giảm đau, chẳng hạn như vậy lý trị liệu và tập thể dục. Phẫu thuật thường không được đề nghị cho tình trạng này để tránh nguy cơ hình thành các mô sẹo.
Xử lý tình trạng đau từ thắt lưng xuống chân phải hoặc trái
Tình trạng đau từ thắt lưng xuống chân phải trái có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp, chẳng hạn như:
1. Chườm nóng
Người bệnh có thể sử dụng thảm nhiệt hoặc chườm nóng lên khu vực bị tổn thương để cải thiện các cơn đau. Khi chườm nóng cần chú ý đến nhiệt độ và thời gian chườm để tránh gây tổn thương mô.
2. Kéo giãn cột sống
Các bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh có thẩ giảm áp lực lên thắt lưng và thúc đẩy quá trình chữa lành các mô, cải thiện hoạt động của hệ thống thần kinh và giảm cường độ của cơn đau.
Các bài tập được điều chỉnh để điều trị nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đau dây thần kinh tọa, chẳng hạn như:
Động tác cây cầu:
- Người tập nằm ngửa trên sàn nhà và uốn cong đầu gối, bàn chân đặt phẳng trên sàn nhà, rộng bằng hông;
- Nhấn bàn chân xuống sàn nhà, đặt cánh tay ở hai bên cơ thể;
- Nâng mông lên khỏi mặt đất đến khi cơ thể tạo thành một đường thẳng từ vai đến đầu gối;
- Ép mông xuống trong khi vai vẫn đặt trên sàn nhà;
- Hạ mông xuống và nghỉ ngơi trong vài giây;
- Lặp lại động tác 15 lần sau đó nghỉ 1 phút;
- Thực hiện động tác 3 hiệp, mỗi hiệp 15 lần.
Căng đầu gối đến ngực:
- Người tập nằm ngửa trên sàn nhà;
- Gập đầu gối, giữ cả hai bàn chân thẳng thẳng trên sàn nhà;
- Dùng cả hai tay để kéo đầu gối đến ngực;
- Giữ đầu gối căng đến ngực trong vòng 5 giây, giữa cho cơ bụng căng và ép cột sống xuống sàn nhà;
- Quay lại vị trí bắt đầu;
- Lặp lại với chân đối diện;
- Lặp lại các thao tác 2 – 3 lần mỗi ngày.
Kéo căng và xoay lưng:
- Người tập nằm ngửa trên sàn nhà với đầu gối cong và bàn chân thẳng trên mặt đất;
- Giữa vai cố định trên sàn nhà, nhẹ nhàng đặt hai đầu gối sang một bên;
- Giữa tư thế trong 5 – 10 giây;
- Quay trở lại vị trí bắt đầu;
- Nhẹ nhàng cuộn đầu gối sang bên đối diện, giữ 5 – 10 giây, sau đó quay trở lại vị trí bắt đầu;
- Lặp lại 2 – 3 lần cho mỗi bên.
3. Sử dụng nẹp thắt lưng hoặc nẹp hông háng
Người bệnh có thể sử dụng nẹp từ thắt lưng đến chân trong một thời gian ngắn để giúp ổn định và nâng đỡ các mô. Nẹp thắt lưng có thể hạn chế các hoạt động quá mức và hạn chế các cơn đau rễ thần kinh.
Không sử dụng nẹp trong thời gian kéo dài. Điều này có thể gây cứng khớp, tổn thương mô, thậm chí là teo cơ.
4. Điều trị y tế
Điều trị y tế cho tình trạng đau từ thắt lưng xuống chân phải trái phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và nguyên nhân liên quan. Điều trị bao gồm sử dụng thuốc hoặc vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.
Một số loại thuốc thường được chỉ định để cải thiện tình trạng đau từ thắt lưng đến chân bao gồm:
- Thuốc giãn cơ;
- Thuốc chống viêm không steroid;
- Thuốc gây tê để giảm đau;
- Steroid để giảm viêm;
- Tiêm steroid vào khớp cho các trường hợp cần thiết.
Kết hợp bổ sung thực phẩm dạng viên uống để cải thiện nhanh chóng
Các sản phẩm bổ trợ xương khớp hiện đang có mặt rộng khắp tại thị trường Việt Nam. Bạn đọc có thể kết hợp sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả điều trị của bệnh đau thắt lưng cũng như phòng tránh các tác dụng phụ và tránh phụ thuộc vào các loại thuốc. Vui lòng tham khảo 3 sản phẩm sau đây đang được người tiêu dùng Việt yêu thích và tin tưởng lựa chọn
Hoạt huyết Phục cốt hoàn
Nhắc tới những dòng sản phẩm nội địa về xương khớp chất lượng nhất, thật khó có thể bỏ qua Hoạt huyết phục cốt hoàn. Viên uống là sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần Đông và Tây y, được bào chế dưới dạng viên hoàn tiện lợi, phù hợp với nhiều độ tuổi, đối tượng sử dụng khác nhau.
Ra mắt thị trường vào năm 2018, sản phẩm được Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế chứng nhận lưu hành toàn quốc, an toàn cho sức khỏe cộng đồng, góp phần cải thiện cuộc sống của hàng trăm ngàn người dùng. Đây chắc chắn là lựa chọn mà người đau xương khớp không thể bỏ qua nhờ công dụng đa dạng, giá thành hợp lý cũng như hiệu quả lâu bền CHỈ SAU 1 LIỆU TRÌNH.
Thành phần chính: hầu vĩ tóc, na rừng, gối hạc, hy thiêm, phòng phong, hoàng cầm, quế chi cùng các tinh chất như glucosamine, chondroitin, MSM
Công dụng:
- Cải thiện vận động nhanh nhẹn linh hoạt, giúp các xương khớp hoạt động trơn tru, không mệt mỏi
- Giảm đau nhức xương khớp, ngăn chặn quá trình thoái hóa, phá hủy xương ở tuổi trung niên và tuổi già
- Tái tạo các tế bào mô sụn nhanh chóng
Cách dùng: Sử dụng 12 – 14 viên/ ngày, trẻ em dưới 12 tuổi cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Glucosamine Puritan’s Pride
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine là một trong những sản phẩm thịnh hành nhất tại Mỹ, góp phần mang về doanh thu tỷ đô cho thương hiệu dược phẩm nổi tiếng Puritan’s Pride. Sản phẩm là sự kết hợp của 3 thành phần quan trọng trong bảo vệ sức khỏe sụn khớp, tăng khả năng tái tạo tế bào sụn khớp và giúp vận động trở nên dễ dàng hơn.
Thành phần chính: Glucosamine, Chondroitin Sulfate, chất chống viêm MSM, Calories, Protein. Ngoài ra còn một số loại dưỡng chất quan trọng khác như Magie, Silica, Collagen,…
Công dụng:
- Nuôi dưỡng mô sụn hiệu quả, tăng liên kết của các cơ, gân và sụn khớp
- Làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp
- Phục hồi các thương tổn xương khớp, thúc đẩy sự phát triển của xương, răng và hoạt động của thận
Cách dùng: Sử dụng 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên, nên uống sau bữa ăn sáng hoặc tối.
Giá bán tham khảo: Sản phẩm có giá trung bình 570.000 VNĐ nay chỉ còn 549.000 VNĐ khi đặt mua tại bài viết này.
Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Kwangdong
Viên uống dành cho xương khớp Glucosamine Kwangdong là sản phẩm được sản xuất trên công nghệ hiện đại từ Hàn Quốc. So với các dòng sản phẩm tương tự trên thị trường, Glucosamine Kwangdong được ưu ái nhờ thiết kế đẹp mặt, quy cách tiện lợi và công dụng hiệu quả dành cho người đau nhức xương khớp nhiều độ tuổi.
Thành phần chính: Glucosamine và các loại vitamin
Công dụng:
- Phục hồi tế bào xương khớp, duy trì trạng thái khỏe mạnh của các mô sụn
- Tăng cường tốc độ tái tạo tế bào
- Hỗ trợ cải thiện một số bệnh lý về xương khớp như thoái hóa đốt sống, viêm khớp, đau nhức và thoát vị đĩa đệm
Cách dùng: Sử dụng 2 viên/lần/ngày, nên uống sau bữa ăn 30 phút
Giá bán tham khảo: Sản phẩm có mức giá 1.299.000 VNĐ và được FREESHIP TOÀN QUỐC khi đặt hàng ngay tại bài viết này thông qua Dr Vitamin.
5. Phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị đau lưng thường được chỉ định cho các trường hợp nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn. Trong trường hợp người bệnh bị mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang, phẫu thuật có thể được chỉ định để cải thiện các triệu chứng.
Phẫu thuật có thể cải thiện cơn đau từ thắt lưng xuống chân phải hoặc trái hiệu quả. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể dẫn đến nhiều rủi ro và một số biến chứng nhất định. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Đau từ thắt lưng xuống chân khi nào cần đến bệnh viện?
Hầu hết các trường hợp đau từ thắt lưng xuống chân phải hoặc trái có thể được cải thiện bằng các phương pháp chăm sóc tại nhà hoặc điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp nếu xuất hiện các triệu chứng như:
- Cơn đau thắt lưng nghiêm trọng hoặc xấu đi theo thời gian;
- Cơn đau lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể;
- Xảy ra cùng các triệu chứng khác, chẳng hạn như tiêu chảy, chóng mặt hoặc nôn mửa.
Ngoài ra, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu xuất hiện các dấu hiệu như:
- Đau nghiêm trọng;
- Sưng chân nghiêm trọng;
- Tức ngực;
- Khó di chuyển hoặc đi bộ;
- Mất kiểm soát ruột và bàng quang.
Đau từ thắt lưng xuống chân phải trái thường là do sai tư thế, căng cơ hoặc do đau thần kinh tọa. Tuy nhiên cơn đau dai dẳng hoặc tái phát thường xuyên nên được đánh giá y tế phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!