Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì: Tình trạng đáng báo động

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như đau do tăng trưởng, vận động quá mức hoặc do các vấn đề cơ xương khớp liên quan. Dưới đây là gợi ý về các nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và cách điều trị phù hợp, cha mẹ có thể tham khảo.

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì
Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì cần được chẩn đoán và chăm sóc đúng cách để đảm bảo quá trình phát triển của trẻ

Nguyên nhân nào gây đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì?

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì xảy ra ở các bé gái và bé trai trong giai đoạn từ 9 – 14 tuổi, với các dấu hiệu như đau cơ, đau khớp, khó chịu và mệt mỏi nói chung. Có nhiều nguyên nhân và điều kiện sức khỏe có thể dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như ngưỡng chịu đau thấp, lo lắng, căng thẳng quá mức, thiếu vitamin D, chấn thương hoặc lạm dụng. Bên cạnh đó, cơn đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe cần điều trị như:

1. Viêm nhiễm trùng trung tâm cốt hóa thứ phát

Viêm nhiễm trùng trung tâm cốt hóa thứ phát (Apophysitis) là nguyên nhân phổ biến gây đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì. Trong nhi khoa, thuật ngữ này đề cập đến tình trạng viêm sụn tăng trưởng ở trẻ em, nơi đóng vai trò là điểm bám cơ và gân. Apophysitis có thể xảy ra cùng quá trình tăng trưởng bình thường của trẻ, tuy nhiên tình trạng này cũng có thể liên quan đến các căng thẳng, chấn thương lặp lại thường xuyên.

Ở tuổi dậy thì, hệ xương và khớp thường phát triển nhanh chóng và vượt qua khả năng co giãn cơ cơ – gân. Điều này dẫn đến căng thẳng tại vị trí bám và kích hoạt phản ứng viêm, dẫn đến sưng tấy, đau đớn và nhạy cảm cục bộ. Ở trẻ em năng động, chơi thể thao, việc tập luyện và thi đấu có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Cơn đau nhức xương khớp do Apophysitis thường nghiêm trọng hơn khi chơi thể thao và có thể kéo dài suốt đêm, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Cơn đau và sưng thường được cải thiện khi nghỉ ngơi, chườm nóng, chườm đá và sử dụng thuốc chống viêm không steroid. Ngoài ra, trẻ có thể cần hạn chế cử động, bao gồm sử dụng nẹp chỉnh hình đầu gối hoặc các miếng lót giày hỗ trợ.

2. Đau nhức cơ khởi phát muộn

Tình trạng đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì có thể là dấu hiệu của các cơn đau nhức cơ khởi phát muộn (DOMS). Trong tình trạng này, trẻ thường bị đau ở hai chân, đặc biệt là ở đùi hoặc bắp chân. Các triệu chứng khác bao gồm đau, cứng khớp và chuột rút từ nhẹ đến nghiêm trọng bắt đầu sau khi vận động, chơi thể thao vài giờ. Tuy nhiên các triệu chứng thường không kéo dài và sẽ được cải thiện trong 6 – 8 tiếng.

Nhức chân ở tuổi dậy thì
Nhức chân ở tuổi dậy thì có thể xảy ra do vận động hoặc tập luyện thể thao quá mức

Để kiểm soát các triệu chứng đau nhức cơ khởi phát muộn, trẻ có thể cần bất động khớp tạm thời, hạn chế chơi thể thao, nghỉ ngơi và sử dụng thuốc theo chỉ định.

3. Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là tình trạng phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên, dẫn đến đau cơ, đau nhức xương khớp, mệt mỏi kéo dài và khó ngủ. Không rõ nguyên nhân dẫn đến đau cơ xơ hóa, tuy nhiên di truyền trong gia đình và một số tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như tổn thương hệ thống miễn dịch, nội tiết tố, tâm lý, sinh hóa có thể góp phần gây bệnh.

Một trong những triệu chứng chính của đau cơ xơ hóa ở trẻ em là xuất hiện các điểm mềm và đau ở cơ. Cơn đau nhức cũng ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm gây căng cứng, đau đớn, viêm và nhức ở các khớp. Ở tuổi vị thành niên, đau cơ xơ hóa cũng có thể gây ra tình trạng:

  • Mệt mỏi
  • Khó ngủ
  • Lo lắng
  • Trầm cảm
  • Đau đầu
  • Đau bụng
  • Chóng mặt
  • Hội chứng chân không yên

Đau cơ xơ hóa có thể gây suy nhược cơ thể nghiêm trọng, khiến trẻ bị cô lập về mặt xã hội và khó kết bạn. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

4. Viêm khớp tự phát thiếu niên

Viêm khớp vô căn vị thành niên (JIA) là một trong những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm viêm, cứng khớp, đau đớn, sưng tấy và nóng rát khi chạm vào. Nếu không được điều trị, tình trạng viêm khớp có thể gây hỏng sụn và xương. Mặc dù thường ảnh hưởng đến các khớp, tuy nhiên bệnh cũng có thể gây tổn thương các cơ quan khác, chẳng hạn như mắt, gan, phổi và tim.

Xương khớp kêu ở tuổi dậy thì
Viêm khớp tự phát thiếu niên là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau nhức xương khớp

Viêm khớp vô căn vị thành niên là tình trạng mãn tính, có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Hiện tại không có cách điều trị, tuy nhiên bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc, bài tập vật lý trị liệu hoặc dành thời gian nghỉ ngơi để kiểm soát các triệu chứng.

5. Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống là một rối loạn tự miễn dịch, có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Lupus thường hiếm xảy ra ở trẻ em, nhưng sẽ trở nên phổ biến ở ở trẻ vị thành niên, đặc biệt là ở nữ giới.

Lupus ban đỏ có thể dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như:

  • Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì
  • Phat ban phẳng hoặc nổi xung quanh má và mũi
  • Mệt mỏi kéo dài, kể cả sau khi nghỉ ngơi
  • Đau, sưng, cứng ở một hoặc nhiều khớp
  • Sốt
  • Rụng tóc

Lupus ban đỏ là tình trạng mãn tính và dẫn đến nhiều triệu chứng với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm để đảm bảo quá trình phát triển của trẻ.

6. Bệnh Lyme

Bệnh Lyme xảy ra khi xoắn khuẩn Borrelia xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết cắn. Triệu chứng ban đầu của tình trạng này là đỏ da, phát ban, sau đó trẻ có thể xuất hiện các bất thường về khớp, tim và hệ thần kinh sau vài tuần.

Các triệu chứng chính của bệnh Lyme bao gồm:

  • Đau nhức xương khớp hoặc đau cơ
  • Phát ban xung quanh vết cắn
  • Mệt mỏi kéo dài
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Liệt mặt hoặc rủ xuống một bên mặt

Để phòng ngừa tình trạng này, hãy cho trẻ mặc quần dài và áo dài. Cha mẹ cũng cần kiểm tra cơ thể của trẻ sau khi ra chơi ngoài trời để xác định các vết cắn và có kế hoạch chăm sóc phù hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như tổn thương khớp, tim và hệ thần kinh.

7. Bệnh bạch cầu

Trong một số trường hợp đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu, loại ung thư máu bắt đầu trong tủy xương. Đây là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em.

Các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào loại bệnh bạch cầu, chẳng hạn như:

  • Đau khớp và xương
  • Sốt
  • Bầm tím hoặc chảy máu
  • Chảy máu mũi hoặc nướu răng
  • Sưng bụng
  • Thèm ăn và giảm cân
  • Sưng hạch bạch huyết, chẳng hạn như ở cổ hoặc nách
  • Ho
  • Khó thở
  • Phát ban
  • Nhức đầu và nôn
  • Các vấn đề về nướu
  • Suy nhược cơ thể và mệt mỏi

Ở trẻ em, bệnh bạch cầu thường là lymphocytic cấp tính, có đến 90% cơ hội sống thêm ít nhất là 5 năm nếu được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì thường là chứng đau nhức do tăng trưởng. Đây là tình trạng phổ biến, lành tính, sẽ khỏi hoàn toàn theo thời gian và không để lại các di chứng nghiêm trọng. Các cơn đau này thường đơn thuần, không có dấu hiệu viêm, không ảnh hưởng đến khả năng vận động, trẻ không sốt và các xét nghiệm X – quang cho kết quả bình thường.

14 tuổi bị đau lưng có sao không
Nếu không được điều trị, tình trạng đau nhức xương khớp có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của trẻ

Ngoài ra, trẻ em bị đau nhức vẫn có thể vận động, sinh hoạt, học tập và chơi thể thao bình thường. Trong trường hợp này, cha mẹ không cần lo lắng và không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Lúc này nên hướng dẫn trẻ dành thời gian nghỉ ngơi, tập thể dục cường độ phù hợp và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.

Trong các trường hợp khác, nếu cơn đau nghiêm trọng kèm theo cứng, sưng, viêm, tấy đỏ ở các khớp, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp. Viêm đau khớp ở trẻ vị thành niên có thể gây đau đớn dữ dội, sưng và cứng ở một hoặc nhiều khớp. Trẻ có thể bị sưng rõ rệt và khó cử động, đặc biệt là vào buổi sáng sớm. Nếu các khớp ở chân hoặc bàn chân bị ảnh hưởng, trẻ có thể đi khập khiễng.

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ. Nếu không được điều trị phù hợp, trẻ có thể bị tổn thương khớp và tăng trưởng bất thường. Do đó, điều quan trọng là chẩn đoán chính xác, kịp thời và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Trẻ dậy thì đau nhức xương khớp phải làm sao?

Đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng và gây suy nhược cơ thể. Thông thường, các triệu chứng này sẽ biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, ngay khi các cơn đau nhẹ và cấp tính, cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng và chất lượng cuộc sống của trẻ. Do đó, bất kể lý do gây đau là gì, cha mẹ nên có kế hoạch kiểm soát phù hợp.

Tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như:

1. Tự chăm sóc

Thông thường đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì không nghiêm trọng và đáp ứng phương pháp tự chăm sóc. Ngoài ra, có nhiều loại đau nhức xương khớp cũng đáp ứng kế hoạch giảm đau tại nhà và thay đổi lối sống, chẳng hạn như:

  • Nghỉ ngơi: Nếu bị đau nhức xương khớp, trẻ cần hạn chế thời gian tham gia vận động, chơi thể thao và nghỉ ngơi phù hợp. Việc lạm dụng có thể cơn đau trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát cơn. Khi nghỉ ngơi, trẻ có thể nâng cao khớp bị tổn thương cao hơn tim, điều này góp phần giảm viêm, sưng.
  • Chườm nóng và lạnh: Chườm nóng và lạnh xen kẽ có thể giúp kiểm soát cơn đau nhức xương khớp và cứng khớp vào buổi sáng. Vào ban đêm, có thể cho trẻ ngủ với chăn sưởi hoặc đệm sưởi để giảm đau và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Thường xuyên cho trẻ tiêu thụ ngũ cốc, trái cây, rau xanh có thể góp phần kiểm soát các triệu chứng viêm khớp. Cha mẹ cũng nên cho trẻ tiêu thụ các loại thực phẩm giàu omega 3 và chất chống oxy hóa, chẳng hạn như hạt chia, óc chó, hạt lạnh, cá ngừ, cá thu. ngoài ra, cần tránh tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hợp và đồ ăn nhanh.
  • Massage xoa bóp: Các thao tác nhẹ nhàng lên khớp bị ảnh hưởng và toàn bộ cơ thể có thể cải thiện cơn đau, mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu.

2. Tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục, hoạt động thể chất, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội, có thể giúp kiểm soát cơn đau nhức xương khớp và góp phần hỗ trợ quá trình tăng trưởng của trẻ. Trẻ em được khuyến khích vận động với cường độ vừa phải, từ 100 – 150 phút mỗi tuần. Tuy nhiên, nếu các hoạt động gây đau, trẻ cần ngừng lại và dành thời gian nghỉ ngơi.

Trẻ bị đau đầu gối về đêm
Tập thể dục và vận động thể chất phù hợp sẽ giúp duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh

Một số hoạt động thể chất phù hợp cho trẻ dậy thì bao gồm:

  • Chạy bộ: Đây là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, giúp cung cấp năng lượng vô tận, hỗ trợ hệ xương khớp dẻo dai và phòng ngừa cứng khớp, viêm đau khớp. Trẻ có thể chạy ngoài trời hoặc trong phòng tập thể dục hoặc tham gia các trò chơi năng động, như chạy tiếp sức.
  • Nhảy dây: Đây là môn thể thao nâng chân lên khỏi mặt đất để xây dựng cơ bắp, ổn định sức khỏe tim mạch và tăng sức bền.
  • Nhảy lò cò: Cha mẹ có thể thiết lập một bảng lò cò bằng cách sử dụng phấn vẽ lên sân và hướng dẫn trẻ luật chơi.
  • Yoga: Các tư thế yoga là một cách thú vị và đơn giản để trẻ tập thể dục, duy trì hoạt động thế chất. Trao đổi với huấn luyện viên về các tư thế đơn giản và phù hợp cho trẻ em. Bên cạnh đó, cha mẹ nên theo dõi hoặc tập cùng trẻ để tránh nguy cơ chấn thương.
  • Khiêu vũ: Trẻ dậy thì có thể học khiêu vũ để tăng cường, ổn định các chuyển động đầu, vai, đầu gối và các ngón chân để giữ cho cơ thể luôn linh hoạt.

Đối với trẻ thừa cân, việc hoạt động thể chất là cực kỳ quan trọng, góp phần duy trì cân nặng khỏe mạnh. Trọng lượng quá mức có thể gây áp lực lên các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và chân. Nếu gặp khó khăn khi giảm cân hoặc hoạt động thể chất, cha mẹ có thể trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp.

3. Vật lý trị liệu

Nếu cần thiết, chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn các phương pháp tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh khớp, giúp ổn định khớp, tăng khả năng chuyển động và ngăn ngừa các rủi ro. Các phương pháp phổ biến bao gồm siêu âm, chườm lạnh, chườm nóng, kích thích thần kinh điện và thao tác thần kinh cột sống.

Nếu trẻ thừa cân, bác sĩ có thể đề nghị tập thể dục và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát cân nặng. Việc tập thể dục giảm cân cần thận trọng và theo hướng dẫn của chuyên gia để tránh gây kích ứng thêm. Các bài tập phổ biến bao gồm bơi lội, đạp xe, chạy bộ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể tham gia các môn thể thao dưới nước để hỗ trợ giảm cân, duy trì vận động mà không gây đau đớn, tổn thương ở các khớp.

4. Sử dụng thuốc theo chỉ định

Nếu tình trạng đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì kéo dài, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm kiểm soát các triệu chứng. Cha mẹ không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Đau xương tăng trưởng
Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ

Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau hiệu quả, phổ biến nhất và có thể sử dụng mà không cần toa thuốc. Tuy nhiên, sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Các loại thuốc này chẳng hạn như Ibuprofen hoặc Naproxen, có thể giúp giảm viêm và đau. Tuy nhiên không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài, điều này có thể dẫn đến viêm loét đường tiêu hóa.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định các loại thuốc giảm đau tại chỗ như gel, kem thoa, miếng dán hoặc thuốc xịt, để giảm đau và viêm  khớp. Tuy nhiên các loại thuốc này có thể dẫn đến nóng rát, kích ứng, dị ứng hoặc ngứa da.

Trong quá trình sử dụng thuốc, cần theo dõi phản ứng của cơ thể và thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường.

5. Sử dụng sản phẩm bổ sung

Thay đổi chế độ ăn uống có thể làm giảm và kiểm soát các triệu chứng viêm, đau khớp. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể trao đổi với bác sĩ về các sản phẩm bổ sung, nâng cao sức khỏe và ổn định hệ xương khớp, để kiểm soát cơn đau cũng như ngăn ngừa các rủi ro phát sinh.

Có nhiều sản phẩm bổ sung dành riêng cho trường hợp đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì, chẳng hạn như:

  • Dầu cá có thể giúp giảm đau khớp, cứng khớp vào buổi sáng, giúp trẻ linh hoạt, năng động.
  • Canxi và vitamin K2 cần thiết cho sự tăng trưởng xương khớp, phòng ngừa loãng xương, giúp trẻ cao lớn, khỏe mạnh.
  • Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết, từ đó nâng cao hệ thống miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật.
  • Gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau, làm ấm cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.
  • Glucosamine và chondroitin có thể giúp nâng cao sức khỏe xương khớp, bảo vệ đầu gối.

Việc sử dụng sản phẩm bổ sung cần nhận được sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ không tự ý cho trẻ sử dụng để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng bình thường.

Mẹo tăng cường sức khỏe xương khớp ở tuổi dậy thì

Tình trạng đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì có thể ngăn ngừa được với một số lưu ý như sau:

  • Tăng cường canxi trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như bổ sung canxi, hạnh nhân, bông cải xanh, cải xoăn, cá hồi, cá mòi, đậu nành, đậu phụ và các sản phẩm bổ sung khác.
  • Bổ sung vitamin D từ các loại cá có dầu, như cá hồi, cá ngừ, cá thịt trắng, nấm, trứng, sữa, ngũ cốc. Nếu lo lắng việc trẻ không nhận đủ vitamin D, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng sản phẩm bổ sung.
  • Tăng cường hoạt động thể chất hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang để giúp xương chắc khỏe và tăng trưởng tốt.
  • Không bắt đầu sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá. Cha mẹ nến giám sát trẻ và đảm bảo trẻ không tiêu thụ các sản phẩm bất lợi cho sức khỏe xương khớp.

Nếu tình trạng đau nhức xương khớp ở tuổi dậy thì gây lo lắng, cha nên nên hỏi ý kiến của bác sĩ và xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị đo mật độ xương, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe và có kế hoạch xử lý chính xác, hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Di Truyền
Theo các nghiên cứu, một số gen cụ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, bao gồm viêm cột sống dính khớp. Vậy viêm cột sống dính khớp có di truyền không và phòng ngừa như thế ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Chữa Khỏi
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mãn tính và cần điều trị kéo dài. Vậy bệnh viêm cột sống dính khớp có chữa khỏi được không? Người bệnh có thể tìm hiểu thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết
Gai Đôi Cột Sống Có Phải Đi Nghĩa Vụ Không
Gai đôi cột sống có phải đi nghĩa vụ không? Tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới và có sự chuẩn bị, chăm sóc sức khỏe và phục hồi hiệu quả. [caption id="attachment_33281" align="aligncenter" width="768"] Gai ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đạp Xe Không
Đau khớp gối có nên đạp xe không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện an ...
Xem chi tiết
Viêm Khớp Thái Dương Hàm Có Tự Khỏi
Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, biện pháp điều trị và một số vấn đề liên quan khác. Do đó người bệnh nên tìm hiểu thông ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua