Đau lưng không cúi được là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau lưng không cúi được gây ra nhiều phiền toái, khiến chức năng vận động bị hạn chế. Đặc biệt đây là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý xương khớp cần phát hiện và điều trị kịp thời. Tốt nhất nên chủ động thăm khám và làm theo chỉ dẫn từ bác sĩ.

đau lưng không cúi được
Đau lưng không cúi được là tình trạng khá phổ biến liên quan đến nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân gây đau lưng không cúi được

Đau lưng không cúi được là triệu chứng rất phổ biến hiện nay có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào. Trong đó phổ biến nhất là ở những người cao tuổi do hệ thống xương khớp bị xuống cấp.

Triệu chứng này thường là hệ quả của tình trạng tổn thương cột sống do nhiều yếu tố gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới đau lưng không cúi được thường gặp:

1. Chấn thương

Chấn thương là vấn đề khó tránh trong cuộc sống thường ngày. Tình trạng này có thể xảy ra khi vui chơi thể thao, lao động hay tham gia giao thông. Chấn thương có thể gây tổn thương mô mềm, bong gân, dây chằng hoặc gây gãy xương.

Trong một số trường hợp, chấn thương ở vùng lưng có thể dẫn tới đau lưng nghiêm trọng không thể cúi người. Thậm chí còn để lại di chứng ngay cả khi các tổn thương đã được chữa lành.

2. Tuổi tác cao

Sức khỏe xương khớp chịu rất nhiều tác động từ vấn đề tuổi tác. Trên thực tế, càng lớn tuổi thì quá trình lão hóa sẽ càng diễn ra mạnh mẽ. Từ đó khiến cho xương khớp bị suy giảm chức năng và thoái hóa.

Hơn nữa, ở những người lớn tuổi xương khớp thường dễ bị co cứng và giảm độ dẻo dai, linh hoạt. Điều này ngoài gây đau nhức thì còn gây khó khăn khi đi lại, vận động hay cúi gập người.

vì sao bị đau lưng không cúi được
Tình trạng đau lưng không cúi được phổ biến ở những người cao tuổi

3. Sai tư thế

Tư thế xấu là yếu tố gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe xương khớp. Đây là tình trạng đang rất phổ biến ở người trẻ. Đặc biệt, việc thường xuyên duy trì trong 1 tư thể, ngồi, đứng hay nằm quá lâu có thể khiến cho các khớp xương bị co cứng.

Tình trạng này kéo dài còn khiến cho xương khớp khó vận động và trở nên kém linh hoạt. Đôi khi sai tư thế kéo dài còn gây ra chứng đau lưng không cúi được và hạn chế khả năng vận động.

4. Hoạt động cường độ mạnh

Hoạt động với cường độ mạnh hay làm việc gắng sức cũng gây ra nhiều áp lực lớn cho cột sống. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục hay kéo dài thì chức năng cột sống cũng sẽ bị suy giảm. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau lưng và đau nhức xương khớp.

Hơn nữa, việc hoạt động mạnh kéo dài còn ảnh hưởng đến hệ thống gân cơ, dây chằng, khớp xướng và các dây thần kinh. Đồng thời làm tăng nguy cơ bị chấn thương. Tình trạng này khiến cho cơn đau càng thêm nghiêm trọng. Thậm chí ảnh hưởng đến các hành động cúi gập người hay xoay lưng.

Đau lưng không cúi được là bệnh gì?

Đau lưng không cúi được ngoài liên quan tới các yếu tố cơ năng thì còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý xương khớp. Điển hình nhất là các bệnh về cột sống.

Dưới đây là một số bệnh lý có liên quan tới triệu chứng đau lưng không cúi được:

1. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau nhức cột sống. Cơn đau đôi khi trở nên dữ dội, cản trở vận động và khiến người bệnh không thể cúi người.

Bệnh lý này đề cập tới tình trạng khối nhân nhầy bên trong đĩa đệm di chuyển theo những vết nứt/ rách của bao xơ thoát ra bên ngoài. Sau đó gây chèn ép lên ống sống và rễ dây thần kinh dẫn tới các triệu chứng khó chịu. Ở Việt Nam, bệnh thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng tới khoảng 30 % dân số. Trong đó phổ biến ở những người trong độ tuổi trung niên.

đau lưng không cúi được là bệnh gì
Đau lưng không cúi được có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thoát vị đĩa đệm

Các triệu chứng thường gặp có thể bao gồm:

  • Đau nhức nghiêm trọng ở vị trí bị thoát vị
  • Đau lưng không cúi được
  • Tê bì và ngứa ran ở tay chân
  • Rối loạn cảm giác
  • Hạn chế vận động
  • Yếu cơ, teo cơ
  • Thường xuyên chóng mặt, đau đầu, bốc hỏa

2. Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng đề cập đến tình trạng các sụn khớp, đốt sống và đĩa đệm ở vùng cột sống thắt lưng bị thoái hóa. Lúc này, xương có xu hướng phát triển trên thân đốt sống, gây chèn ép mạnh lên dây chằng, gân cơ và hệ thống dây thần kinh xung quanh.

Trường hợp bệnh nặng, cơn đau lưng có thể khiến người bệnh không thể cúi hay xoay người. Hơn nữa khả năng đi lại cùng nhiều chức năng khác cũng bị ảnh hưởng. Bệnh lý này phổ biến ở những người lớn tuổi cùng với quá trình lão hóa chung của cơ thể.

Các triệu chứng của bệnh thường bao gồm:

  • Đau nhức ở vùng lưng dưới, mông và đùi trên
  • Cơn đau có thể dữ dội và nhức nhối
  • Khi nằm nghỉ hay thay đổi tư thế mức độ đau thường giảm
  • Cơn đau có thể bùng phát theo chu kỳ
  • Đau chân, tê hoặc ngứa ran chân
  • Giảm sức lực, thường có giảm giác yếu chân tay
  • Thường xuyên bị co thắt cơ bắp
  • Mất kiểm soát bàng quang và ruột

3. Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý viêm khớp gây ảnh hưởng đến vùng cột sống đi kèm với xu hướng dính khớp. Đặc trưng của bệnh là những tổn thương xảy ra ở khớp cột sống, cùng chậu và các chi. Đi kèm với đó là tình trạng viêm tại các điểm bám gân.

Mặc dù là bệnh hiếm gặp nhưng viêm cột sống dính khớp có xu hướng tiến triển mãn tính. Ngoài gây ra các triệu chứng phiền toái thì còn có thể dẫn tới biến dạng khớp hay tàn phế nếu không sớm phát hiện và kiểm soát.

nguyên nhân gây đau lưng không cúi được
Bệnh viêm cột sống dính khớp có thể gây đau lưng nghiêm trọng

Một số dấu hiệu của bệnh bao gồm:

  • Đau lưng vào buổi sáng và ban đêm
  • Cơn đau thường xuất hiện ở các khớp lớn
  • Nhiều trường hợp bị đau nhiều không cúi được
  • Cứng khớp vào buổi sáng
  • Tư thế xấu, vai khòm
  • Chiều cao thấp hơn trước
  • Giảm cân
  • Thường xuyên sốt nhẹ

4. Gai cột sống

Trong nhiều trường hợp, triệu chứng đau lưng không cúi được có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh gai cột sống. Đặc biệt là khi bệnh ảnh hưởng tới vùng cột sống thắt lưng.

Bệnh gai cột sống đặc trưng bởi tình trạng các tế bào xương có xu hướng phát triển bất thường, hình thành gai xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng xung quanh. Điều này có thể gây ra cảm giác khó chịu và đau nhức do gai xương chèn ép lên tủy sống và rễ thần kinh.

Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:

  • Đau cột sống có thể âm ỉ hoặc dữ dội
  • Không cúi được khi bị đau nhiều ở lưng dưới
  • Cơn đau có thể lan tỏa sang 2 bên hông và xuống mông
  • Vận động có thể khiến mức độ đau nghiêm trọng hơn
  • Mất cảm giác vùng cột sống
  • Tê bì các chi, yếu cơ, co thắt cơ
  • Khả năng vận động bị hạn chế

5. Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa đề cập tới cơn đau xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc tổn thương. Cơn đau có xu hướng chạy dọc từ gốc cột sống tới phía sau chân. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, phổ biến nhất là tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ như bị điện giật nhưng cũng có nhiều trường hợp bị đau nhói. Đôi khi bệnh còn gây đau thắt lưng không thể cúi người. Tuy nhiên đa phần các trường hợp đều chỉ bị đau ở một bên cơ thể.

đau lưng không cúi được là bị gì
Đau lưng không cúi được có thể là hệ quả của chứng đau thần kinh tọa

Các dấu hiệu thường gặp bao gồm:

  • Đau chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa
  • Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội
  • Đau vừa tới nghiêm trọng ở lưng dưới, mông cho tới chân
  • Đau lưng không cúi được
  • Châm chích ở chi dưới
  • Đau nghiêm trọng hơn khi cử động
  • Mất kiểm soát ở bàng quang và ruột

6. Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là một rối loạn thần kinh gây ra tình trạng đau cơ và xương lan rộng. Các chuyên gia cho biết, rối loạn này có thể sẽ làm tăng cơn đau bằng cách ảnh hưởng tới tín hiệu đau của não bộ. Bất cứ ai cũng có thể bị đau cơ xơ hóa, trong đó tình trạng này phổ biến hơn ở nữ giới.

Thực tế, đau cơ xơ hóa có thể dẫn tới tình trạng đau lưng không cúi được. Đi kèm với đó là một số triệu chứng khác bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Khó ngủ
  • Tê và ngứa ran chân tay
  • Có vấn đề về trí nhớ
  • Hội chứng ruột kích thích

7. Trượt đốt sống thắt lưng

Trượt đốt sống đề cập đến tình trạng tổn thương khiến cho các đốt sống bị trượt về phía trước so với đốt sống bên dưới. Tình trạng này khá phổ biến ở những người trẻ tuổi khi tham gia một số môn thể thao như cử tạ hay thể dục dụng cụ.

Ngoài ra, trượt đốt sống thắt lưng còn có thể là hệ quả của các tình trạng gãy xẹp đốt sống không được điều trị. Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây ra tình trạng đau lưng không cúi được.

nguyên nhân gây đau lưng không cúi được
Trượt đốt không có thể gây đau lưng dữ dội và hạn chế vận động

Các triệu chứng và dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Đau dai dẳng ở vùng lưng dưới
  • Đau vùng đùi
  • Căng cơ mông và cơ gân kheo
  • Co cứng lưng và chân

8. Khối u xương cùng

Đau lưng không cúi được trong một số trường hợp có thể là dấu hiệu của khối u hay ung thư xương (đa phần ảnh hưởng tới phần dưới cơ thể). Tuy nhiên so với những bệnh lý khác thì nguyên nhân này thường hiếm gặp hơn.

Các triệu chứng thường gặp có thể bao gồm:

  • Đau lưng khi ngồi
  • Đau lưng dưới
  • Khó cúi người
  • Cơn đau tăng khi thực hiện 1 hành động cụ thể

Khối u ở lưng nếu không sớm phát hiện sẽ phát triển theo thời gian. Từ đó gây chèn ép và dẫn tới đau thần kinh tọa, nhiễm trùng đường tiết niệu hay thậm chí là gây mất chức năng bàng quang, ruột.

Đau lưng không cúi được có nguy hiểm không?

Đau lưng không cúi được có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Trường hợp là do vấn đề cơ năng, lao động nặng nhọc, sai tư thế… thì không quá nghiêm trọng. Lúc này, các giải pháp điều trị và chăm sóc tại nhà có thể đáp ứng.

Tuy nhiên với các trường hợp cơn đau là hệ quả của các vấn đề bệnh lý thì cần đặc biệt chú ý. Bởi nếu không sớm thăm khám và nghiêm túc điều trị thì các biến chứng rất dễ xảy ra. Nhiều trường hợp còn gây biến dạng khớp, hạn chế vận động hoặc tàn phế vĩnh viễn.

Khắc phục tạm thời chứng đau lưng không cúi được

Tình trạng đau lưng không cúi được gây ra rất nhiều phiền toái, cản trở quá trình sinh hoạt và làm việc thường ngày. Để khắc phục tạm thời cơn đau, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Khi các cơn đau lưng xảy ra, tốt nhất bạn nên dành thời gian cho việc nghỉ ngơi. Lúc này cần đặc biệt tránh các hoạt động mạnh hay di chuyển quá nhiều. Bởi tình trạng này sẽ khiến cho triệu chứng tồi tệ hơn.

Việc nghỉ ngơi từ 2 – 3 ngày sẽ giúp cho vùng cột sống lưng được phục hồi. Đồng thời hạn chế áp lực cho gân cơ, dây chằng và hệ thống dây thần kinh. Ngoài làm dịu cơn đau thì còn có tác dụng bảo tồn chức năng vận động.

làm gì khi bị đau lưng không cúi được
Nên dành thời gian nghỉ ngơi khi bị đau lưng không cúi được

Ngay cả khi nghỉ ngơi cũng cần chú ý duy trì các tư thế tốt. Khi ngồi cần dựng thẳng lưng, mở rộng ngực và giữ cơ thể ở tư thế cân bằng. Còn khi nằm thì không nên nằm trên nệm quá mềm, có thể kê 1 chiếc gối mỏng dưới thắt lưng để đảm bảo độ cong tự nhiên của cột sống.

2. Chườm nóng

Đau lưng không cúi được trong hầu hết các trường hợp có liên quan tới tình trạng co cứng cơ lưng. Lúc này, biện pháp chườm nóng có khả năng phát huy rất tốt công dụng.

Hơi nóng sẽ giúp thư giãn các cơ, giải phóng rễ dây thần kinh bị chèn ép. Ngoài tác dụng giảm đau thì còn tăng cường lưu thông máu và cải thiện chức năng vận động. Hơn nữa, tuần hoàn máu tăng còn giúp mang dưỡng chất và oxy đến nuôi dưỡng, thúc đẩy tổn thương chóng lành.

Chỉ cần chuẩn bị 1 túi chườm nóng áp trực tiếp lên vùng lưng bị đau khoảng 15 – 20 phút. Nếu không có sẵn túi chườm thì có thể dùng chai nước ấm thay thế. Tuy nhiên cần chú ý dùng nhiệt độ vừa phải để tránh làm tổn thương vùng da phía ngoài.

3. Massage

Massage cũng là giải pháp tại nhà có khả năng đáp ứng tốt với tình trạng đau lưng không cúi được. Mẹo nhỏ này có tác dụng giảm đau, thư giãn và tăng cường lưu thông máu.

Chỉ cần dùng lực của bàn và các ngón tay xoa bóp lên vùng lưng bị đau theo chuyển động tròn. Thực hiện đều đặn khoảng 15 – 20 phút. Tuy nhiên lưng là vùng khuất nên rất khó tự massage. Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người thân.

Để nâng cao tính hiệu quả, có thể thoa 1 chút dầu nóng hoặc tinh dầu trước khi xoa bóp. Ngoài ra có thể kết hợp các động tác day, ấn hay lăn để nhận được hiệu quả tốt hơn.

mẹo giảm đau lưng
Massage giúp làm giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu

4. Sử dụng thuốc không kê toa

Trong các trường hợp cơn đau có xu hướng gia tăng thì bạn có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc không kê toa. Một số loại có thể sẵn có trong tủ thuốc gia đình. Bao gồm:

– Acetaminophen:

Acetaminophen (Paracetamol) có tác dụng làm giảm các cơn đau có mức độ từ nhẹ đến trung bình. Thuốc có tác dụng nhanh, chỉ sau khi uống khoảng 30 phút. Tuy nhiên không nên dùng thuốc khi mắc các bệnh gan thận, thiếu men G6PD,…

– Miếng dán/ thuốc giảm đau tại chỗ:

Đây là mẹo giảm đau lưng không cúi được có thể áp dụng khi cần thiết. Việc dùng các thuốc giảm đau tại chỗ thường an toàn hơn là thuốc đường uống. Các thuốc này thường có chứa methyl salicylate, Ibuprofen, menthol…

– Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs):

Ngoài tác dụng giảm đau thì các thuốc nhóm NSAIDs còn có tác dụng cải thiện tình trạng sưng viêm. Bạn có thể sử dụng nếu các loại thuốc ở trên không đáp ứng với cơn đau. Tuy nhiên không nên dùng NSAIDs cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng hay có vấn đề về tiêu hóa.

Các thuốc không kê toa vẫn có khả năng gây ra các vấn đề ngoại ý. Vì vậy bạn tuyệt đối không được lạm dụng, chỉ nên dùng để khắc phục tạm thời cơn đau. Tốt nhất vẫn nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ.

Thăm khám và điều trị y tế

Trong các trường hợp triệu chứng trở nên nghiêm trọng, không đáp ứng với các giải pháp giảm đau tạm thời tại nhà thì bạn cần chủ động thăm khám. Tùy thuộc vào nguyên nhân và biểu hiện của triệu chứng mà bác sĩ có thể chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Các biện pháp điều trị y tế cho chứng đau lưng không cúi được có thể bao gồm:

1. Sử dụng thuốc

Dùng thuốc là phương pháp điều trị chính cho tình trạng đau lưng không cúi được. Các thuốc được bác sĩ kê toa thường là:

thuốc giảm đau lưng không cúi được
Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để khắc phục nhanh cơn đau nghiêm trọng

– Thuốc giãn cơ:

Loại thuốc này hoạt động giống như 1 chất ức chế thần kinh trung ương. Có tác dụng giảm căng cơ, giảm đau và tăng khả năng vận động cho người bệnh. Tolperisone và Eperisone là 2 loại được dùng phổ biến nhất.

– Thuốc giảm đau kê toa:

Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách làm suy yếu tín hiệu tới não nhằm ngăn chặn cơn đau dữ dội. Thuốc giảm đau kê toa có thể gây nghiện, thường được chỉ định cho các cơn đau nghiêm trọng. Thuốc chỉ được dùng trong điều trị ngắn ngày dưới sự giám sát của bác sĩ. Chế phẩm của thuốc giảm đau gây nghiện được dùng phổ biến nhất là morphin.

– Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng:

Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng được chỉ định với các trường hợp cơn đau nghiêm trọng không đáp ứng thuốc uống. Đặc biệt là tình trạng đau lưng không cúi được do bị chèn ép rễ dây thần kinh.

2. Nẹp cố định lưng

Phương pháp này cũng có thể được áp dụng trong trường hợp bị đau lưng không cúi được. Mục đích là để giảm đau và tạo sự thoải mái cho người bệnh.

Nẹp cố định lưng cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn. Phương pháp này được áp dụng trong thời gian ngắn nhằm làm giảm ảnh hưởng tới các cơ xung quanh cột sống.

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị đau lưng không cúi được có thể sẽ được cân nhắc khi cơn đau kéo dài khoảng từ 6 – 12 tuần. Lúc này, các biện pháp điều trị bảo tồn thường không đáp ứng tốt.

phẫu thuật chữa đau lưng không cúi được
Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được cân nhắc chỉ định

Tuy nhiên trước khi phẫu thuật, bác sĩ cần xem xét kỹ lưỡng một số vấn đề. Cụ thể như:

  • Khả năng vận động: Phẫu thuật chỉ được đề nghị nếu cơn đau gây ra quá nhiều ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày. Lúc này, chức năng vận động có thể bị đe dọa.
  • Phương pháp phẫu thuật: Tùy thuộc vào từng trường hợp cùng điều kiện tài chính mà có thể áp dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau. Tuy nhiên nên cân nhắc và ưu tiên các loại phẫu thuật ít xâm lấn, có thời gian phục hồi nhanh.

Phẫu thuật chữa đau lưng không cúi được luôn tiềm ẩn các vấn đề rủi ro ngoại ý. Đồng thời có thể mất nhiều thời gian để hồi phục. Chính vì vậy người bệnh cần có sự chuẩn bị và chăm sóc tốt hậu phẫu.

Đau lưng không cúi được là tình trạng có liên quan tới nhiều nguyên nhân, bao gồm cả vấn đề bệnh lý. Nên chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách. Đặc biệt là khi bị đau dữ dội hay cơn đau dai dẳng kéo dài.

Tham khảo thêm: Đau lưng khó thở là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Câu hỏi liên quan
Quan Hệ Nhiều Có Bị Đau Lưng Không
Quan hệ tình dục nhiều có bị đau lưng không là thắc mắc thường gặp. Bởi khi lâm trận, cả nam và nữ giới đều bị mất nhiều sức. Đặc biệt là muốn thực hiện các tư thế khó thì ...
Xem chi tiết
Đau Lưng Có Nên Đi Bộ Không
Đau lưng có nên đi bộ, chạy bộ không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ nghiêm trọng của cơn đau và chỉ định của bác sĩ. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các lợi ích và ...
Xem chi tiết
Đau Lưng Nên Chườm Nóng Hay Lạnh
Đau lưng nên chườm nóng hay lạnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản, người bệnh có thể tham khảo và ...
Xem chi tiết
Đau Lưng Có Nên Đạp Xe
Đau lưng có nên đạp xe không và nên đạp xe như thế nào, bao lâu một lần để nâng cao sức khỏe mà không gây tổn thương cột sống? Tham khảo bài viết dưới đây và có kế hoạch ...
Xem chi tiết
Bà Bầu Đau Lưng Có Nên Đấm Lưng
Đau lưng là một trong những triệu chứng rất phổ biến trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Bà bầu đau lưng có nên đấm lưng không là thắc mắc thường gặp. Bởi nhiều người lo ngại rằng ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua