Tình Trạng Đau Gót Chân Ở Người Già Và Giải Pháp Điều Trị
Đau gót chân ở người già có liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như viêm cân gan chân hoặc viêm gân Achilles. Bài viết này sẽ giúp người bệnh xác định các nguyên nhân phổ biến, các triệu chứng liên quan và có kế hoạch điều trị phù hợp, hiệu quả.
Đau gót chân ở người già cảm thấy như thế nào?
Đau gót chân ở người già có thể là cơn đau nhói, đau như dao đâm, bỏng rát hoặc nhức nhối, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Cơn đau có thể xuất phát từ phía sau hoặc ngay bên dưới gót chân và có thể lan tỏa đến lòng bàn cân, mắt cá chân.
Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau gót chân thường tồi tệ hơn vào buổi sáng khi bắt đầu đi lại, nhưng sẽ được cải thiện khi người bệnh bắt đầu di chuyển xung quanh. Việc đi bộ hoặc đứng quá nhiều có thể khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Việc nghỉ ngơi, sử dụng thuốc giảm đau, bất động, vật lý trị liệu có thể cải thiện cơn đau cũng như phục hồi khả năng chuyển động linh hoạt của người bệnh.
Ngoài ra, người lớn tuổi bị đau gót chân có thể kèm theo một số dấu hiệu và triệu chứng khác, chẳng hạn như:
- Hình thành gai xương gót chân, dẫn đến cảm giác thốn, khó chịu
- Đổi màu (bầm tím hoặc đỏ ở gót chân)
- Cứng khớp
- Sưng tấy
- Gót chân và khu vực xung quanh sưng mềm
- Đau khi đứng lên từ tư thế ngồi hoặc nghỉ ngơi
Đau gót chân ở người già rất phổ biến và liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, điều quan trọng là xác định nguyên nhân, yếu tố rủi ro và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Nguyên nhân nào gây đau gót chân ở người già?
Đau gót chân có thể xảy ra do bất cứ chấn thương, nhiễm trùng nào đến xương gót chân hoặc các cấu trúc xung quanh. Tình trạng này cũng có thể liên quan đến các chấn thương dây thần kinh ở mắt cá chân và bàn chân. Theo thống kê, có hai nguyên nhân chính dẫn đến đau gót chân ở người già, bao gồm:
- Viêm gân Achilles: Gân Achilles là một mô sợi nối cơ bắp chân với xương gót chân. Đây là gân dài nhất và mạnh nhất trong cơ thể. Các chấn thương ở gân Achilles, bao gồm việc lạm dụng quá mức, tổn thương tích tụ theo thời gian, có thể dẫn đến đau vùng gót chân.
- Viêm cân gan chân: Tình trạng này có thể gây đau nhói ở gót chân khi đặt trọng lượng lên gót chân sau một thời gian nghỉ ngơi. Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh thực hiện các bước đầu tiên vào buổi sáng, nhưng cũng có thể gây đau đớn khi đứng lâu.
Bên cạnh đó, đôi khi người già bị đau gót chân có thể liên quan đến một số nguyên nhân không phổ biến, chẳng hạn như:
- Gai gót chân: Viêm cân gan chân mãn tính có thể dẫn đến hình thành các gai xương trên xương gót chân. Tình trạng này có thể gây đau nhẹ hoặc các cơn đau không liền mạch.
- Bầm gót chân: Việc giẫm phải một vật cứng, sắt nhọn, có thể gây tổn thương lớp đệm mỡ bên dưới gót chân, dẫn đến đau đớn và khó chịu khi di chuyển.
- Teo đệm mỡ: Ở người lớn tuổi, các chất béo đệm ở gót chân có thể bị phá hủy và mỏng đi theo thời gian, tình trạng này được gọi là teo đệm mỡ. Cơn đau do teo đệm mỡ thường không xuất hiện hiện vào buổi sáng nhưng sẽ trở nên trầm trọng hơn trong các hoạt động trong ngày.
Các yếu tố nguy cơ gây đau gót chân ở người già:
- Thừa cân, béo phì
- Viêm khớp bàn chân và mắt cá chân, bàn chân phẳng hoặc vòm bàn chân cao
- Người cao tuổi thường xuyên hoạt động thể chất, lao động chân tay nặng nhọc hoặc di chuyển nhiều như bảo vệ hoặc lao công, tạp vụ
- Dành nhiều thời gian để đứng, đặc biệt là trên sàn bê tông cứng
- Đi giày không vừa vặn hoặc không có hỗ trợ vòm hoặc đệm chân
Ngoài ra, đôi khi người già bị đau gót chân có thể liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng, bao gồm nhiễm trùng xương gót chân, khối u xương gót chân. Do đó, nếu bị đau đớn hoặc khó chịu, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Đau gót chân ở người già có nguy hiểm không?
Người già bị đau gót chân có thể gây cản trở khả năng đi lại, làm việc, tập thể dục và hoàn thành các công việc hàng ngày. Cơn đau khi di chuyển sẽ khiến người bệnh trở nên ít vận động hơn, một lối sống ít vận động sẽ dẫn đến tăng cân, béo phì. Điều này cũng dễ gây chán nản, tăng nguy cơ lo âu, trầm cảm, do không thể hoàn thành các hoạt động yếu thích.
Ngoài ra, viêm gân Achilles không được điều trị có thể khiến gân bị, rách, đứt và cần phẫu thuật để điều trị.
Nếu không chắc chắn về các nguyên nhân gây đau gót chân hoặc các điều trị cụ thể cho tình trạng này, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị phù hợp. Người bệnh được khuyến khích đến bệnh viện ngay nếu:
- Không thể đứng và di chuyển bằng gót chân
- Đau gót chân nghiêm trọng đến mức gây cản trở giấc ngủ
- Đau gót chân kéo dài hơn một vài ngày
- Gót chân đổi màu hoặc bị biến dạng
- Có dấu hiệu nhiễm trùng, bao gồm sốt, đau đớn kéo dài, nóng, sưng, đỏ
Chẩn đoán đau gót chân ở người già
Để chẩn đoán tình trạng đau gót chân ở người già, bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe tổng thể, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và đề nghị kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Bác sĩ cũng sẽ chỉ định các xét nghiệm hình ảnh đến kiểm tra viêm khớp, gãy xương và tổn thương khớp, để đảm bảo chấn đoán là chính xác.
Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ sẽ sờ nắn để kiểm tra bàn chân, mắt cá chân và gót chân của người bệnh để xác định tổn thương, vết bầm tím hoặc biến dạng. Bác sĩ cũng có thể di chuyển bàn chân và mắt cá chân để xác định mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh di chuyển, đi lại để kiểm tra vị trí góc bàn chân, mắt cá chân và gót chân.
Các xét nghiệm hình ảnh bao gồm:
- Chụp X – quang để xác định viêm khớp, gãy xương, tổn thương liên kết xương và các tổn thương khớp
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) và siêu âm có thể được chỉ định để xác định các tổn thương mô mềm mà tia X không thể phát hiện được.
Người già bị đau gót chân điều trị như thế nào?
Trong hầu hết các trường hợp, đau gót chân ở người già sẽ thuyên giảm theo thời gian với các biện pháp điều trị không phẫu thuật. Các biện pháp này tập trung vào việc giảm đau, giảm viêm, cải thiện tính linh hoạt của bàn chân, giảm thiểu áp lực và căng thẳng lên gót chân.
Các phương pháp điều trị hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau gót chân. Do đó, nếu không chắc chắn về nguyên nhân, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Cụ thể, các phương pháp điều trị thường bao gồm:
1. Dành thời gian nghỉ ngơi
Đối với các nguyên nhân gây đau cấp tính ở gót chân, chẳng hạn như bầm tím ở gót chân, người bệnh có thể cần tránh các hoạt động, dành thời gian nghỉ ngơi để cảm thấy dễ chịu hơn. Người bệnh có thể cần hoạt động, làm việc trong vài ngày và dành thời gian để phục hồi các nguyên nhân gây đau.
Đối với các cơn đau gót chân mãn tính, việc nghỉ ngơi là một phần thiết yếu của nhịp độ hoạt động, giúp cân bằng thời gian hoạt động và thời gian nghỉ ngơi theo đúng kế hoạch. Điều này giúp cơ thể có thời gian phục hồi, từ đó ngăn ngừa cơn đau xuất hiện. Nghỉ ngơi đầy đủ cũng giúp cơ thể hoạt động tối ưu nhất, có thể giảm mức độ căng thẳng, góp phần ngăn chặn các cơn đau mãn tính.
Bên cạnh đó, nghỉ ngơi cũng cần thiết để tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất. Do đó, người cao tuổi bị đau gót chân có thể dành thời gian đọc sách, ngắm cảnh hoặc trò chuyện với gia đình để hỗ trợ cải thiện cơn đau.
2. Chườm lạnh
Đối với người già bị đau gót chân, chườm túi đá lên gót chân trong thời gian tối đa 20 phút mỗi lần, 4 lần mỗi ngày có thẻ giúp giảm sưng và đau. Tuy nhiên cần đặt một chiếc khăn mỏng giữa túi nước đá và da để tránh gây tê cóng hoặc bỏng lạnh.
Chườm lạnh lên gót chân sẽ khiến các mạch máu co lại, đẩy máu đến các cơ quan cung cấp máu nhiều oxy và các chất dinh dưỡng. Sau khi chườm lạnh, các mạch máu sẽ được mở ra, điều này cho phép lượng máu giàu oxy và chất dinh dưỡng quay lại gót chân, từ đó giúp loại bỏ chất thải, giúp giảm đau, chống viêm cũng như chữa lành tổn thương ở gót chân.
Ngoài ra, chườm lạnh có thể mang đến cảm giác thoải mái, giúp phục hồi tâm trạng nhanh chóng và giúp người bệnh tỉnh táo trong suốt cả ngày. Việc kết hợp giữa chườm lạnh và nghỉ ngơi có thể làm tăng hiệu quả điều trị tình trạng đau gót chân ở người già, cũng như góp phần phục hồi chức năng vận động linh hoạt.
3. Vật lý trị liệu
Các hoạt động vật lý trị liệu, bao gồm massage, xoa bóp và siêu âm trị liệu, có thể phá vỡ sự kết dính của các mô mềm, từ đó giúp giảm đau và viêm gót chân.
Các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến bao gồm:
- Siêu âm: Đây là phương pháp điều trị nhiệt sâu được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng như bong gân, căng cơ và viêm gân.
- Massage, xoa bóp: Kỹ thuật này sử dụng tay tác động lên các mô bị thương trên cơ thể để giảm viêm, đau, cải thiện tuần hoàn và giảm căng cơ.
- Chườm nóng: Nhiệt ẩm, chẳng hạn như ngâm chân, hoặc túi chườm nóng, có thể áp dụng để kiểm soát cơn đau. Nhiệt sẽ lưu thông đến các mô bị tổn thương, giúp thư giãn cơ bắp và cải thiện cơn đau.
- Băng Kinesiology: Loại băng này được sử dụng để tăng cường quá trình phục hồi tổn thương ở gót chân, có tác dụng ức chế cơ bắp, điều trị tình trạng bầm tím và giảm đau hiệu quả.
Các nhà vật lý trị liệu sẽ đề nghị nhiều phương pháp giảm đau, giảm viêm hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng bệnh. Do đó, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ hoặc nhà trị liệu để được hướng dẫn phù hợp.
4. Thực hiện các bài tập kéo giãn
Có một số bài tập và động tác kéo dài cụ thể được thiết kế để thư giãn các mô bao quanh xương gót chân. Các bài tập này nên được thực hiện vào buổi sáng và buổi tối để giảm đau cũng như nâng cao khả năng chuyển động linh hoạt. Đối với tình trạng viêm gân Achilles, người bệnh có thể được hướng dẫn kế hoạch phục hồi sức mạnh cho gân Achilles để tránh các tổn thương lâu dài.
Căng gót chân:
- Cách dễ nhất để thực hiện động tác kéo căng bắp chân là đứng cách tường khoảng 20 – 50 cm
- Chống hai tay vào tường, đứng với tư thế chân trước – chân sau, khoảng cách giữa các chân khoảng 20 cm
- Hạ người vào tường để căng gân gót chân, giữ yên tư thế trong khi đếm đến 10 và lặp lại
- Thực hiện với cả hai chân để giảm đau và chống viêm
Duỗi chân với tư thế ngồi:
- Ngồi thẳng người với một chân duỗi thẳng về phía trước và một chân uốn cong
- Cúi người và đưa tay nắm lấy bàn chân, lúc này người bệnh sẽ thấy căng ở dưới cùng ở bàn chân
- Giữ yên tư thế và đếm đến 10 sau đó đổi chân
Căng gân gót chân:
- Đứng thẳng, cúi người về phía trước để chạm đến mũi chân
- Giữ đầu gối thẳng và các ngón chân hướng lên
Các động tác hỗ trợ giảm đau gót chân ở người già thường đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh cần tập luyện thường xuyên và tăng dần cường độ để nâng cao hiệu quả cũng như tránh các tổn thương phát sinh.
5. Sử dụng giày dép phù hợp
Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây đau gót chân ở người già, bác sĩ có thể đề nghị thay đổi giày dép để cải thiện cơn đau.
- Đối với bệnh viêm cân gan chân, người bệnh có thể cần đeo nẹp vào ban đêm để cố định bàn chân. Khi mang giày cần chọn loại giày chắc chắn, thoải mái, có hỗ trợ vòm và gót chân để giảm đau.
- Đối với viêm gân Achilles, người bệnh cần đeo nẹp gót chân hoặc nẹp chỉnh hình giày để ổn định mắt cá chân, giúp giảm đau cũng như ngăn ngừa các tổn thương phát sinh.
6. Sử dụng thuốc điều trị
Nếu cơn đau gót chân ở người già không đáp ứng các biện pháp tự cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc để cải thiện các triệu chứng. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thường là loại thuốc đầu tiên được sử dụng để giảm đau, chống viêm, điều trị viêm gân Achilles và các nguyên nhân gây đau gót chân khác. Các loại thuốc phổ biến thường bao gồm Ibuprofen hoặc Naproxen.
Đối với các cơn đau gót chân nghiêm trọng, chẳng hạn như liên quan đến gãy xương, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau opioid trong thời gian ngắn để kiểm soát cơn đau. Đôi khi, bác sĩ có thể chỉ định tiêm cortisone, một loại steroid làm giảm viêm và đau tạm thời.
Thuốc điều trị đau gót chân được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh các rủi ro phát sinh.
7. Phẫu thuật
Đối với hầu hết các trường hợp đau gót chân ở người già, phẫu thuật chỉ được chỉ định khi các lựa chọn điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả trong 6 – 12 tháng.
Đối với người bệnh viêm cân gan chân, người bệnh có thể sử dụng giải pháp giải phóng cân gan chân để phẫu thuật tách cân gan chân. Điều này giúp tách cân gan chân ra khỏi xương gót chân, từ đó giảm đau và phục hồi các tổn thương. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện phẫu thuật kéo dài cơ bắp chân để giảm viêm và đau đớn liên quan đến viêm cân gan chân.
Phòng ngừa đau gót chân ở người già
Người già bị đau gót chân có thể liên quan đến các tổn thương tích tụ theo thời gian hoặc lạm dụng quá mức. Để cải thiện tình trạng này cũng như ngăn ngừa cơn đau tái phát, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề như sau:
- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, tránh tình trạng thừa cân béo phì, điều này có thể gây căng thẳng lên các chi dưới, bao gồm gót chân
- Đi giày dép phù hợp, vừa vặn, có hỗ trợ đệm, có thể ngăn ngừa tổn thương, đau gót chân
- Khởi động trước khi hoạt động, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ hoặc làm công việc liên quan đến thể chất, như đi nhiều, đứng nhiều
- Nghỉ ngơi nến nhận thấy các cơn đau hoặc khi cảm thấy khó chịu khi đúng, đi lại
Tình trạng đau gót chân ở người già thường không nghiêm trọng và đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn. Điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!