Đau Đầu Gối Khi Ngồi Xổm: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Đau đầu gối khi ngồi xổm là tình trạng phổ biến, có thể xảy ra khi ngồi quá lâu, từ thế xấu hoặc liên quan đến các bệnh lý, vấn đề sức khỏe xương khớp khác. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý về các nguyên nhân phổ biến, cách điều trị và ngăn ngừa cơn đau để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngồi chồm hổm bị đau khớp gối – Nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều lý do có thể dẫn đến tình trạng đau đầu gối khi ngồi xổm. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất.
1. Cơ mông yếu
Hầu hết những ngồi chồm hổm bị đau khớp gối đều có cơ mông yếu.
Cơ mông đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đầu gối và đảm bảo lực được phân bổ đều qua các khớp khi ngồi xổm. Cơ mông yếu sẽ khiến đầu gối không thể di chuyển đúng cách và bị quá tải, dẫn đến đau đầu gối trong và sau khi ngồi xổm.
Do đó, nếu thường xuyên bị đau đầu gối, bạn bên có kế hoạch tập luyện để tăng cường cơ mông.
2. Rách sụn
Chấn thương phổ biến nhất ở đầu gối là rách sụn chêm. Tình trạng này có thể gây đau đầu gối khi ngồi xổm, uốn cong hoặc mở rộng đầu gối.
Khi ngồi xổm, rất nhiều lực sẽ được truyền qua đầu gối. Khi đó sụn khớp sẽ hoạt động như một bộ phận giảm xóc tự nhiên và bảo vệ khớp gối. Do đó, khi sụn bị tổn thương sẽ có nhiều áp lực hơn truyền qua đầu gối khi ngồi xổm. Điều này có thể dẫn đến kích ứng, sưng, viêm và đau đớn.
Đau nhói ở đầu gối khi ngồi xổm là dấu hiệu phổ biến của chấn thương sụn. Người bệnh cũng có thể cảm thấy bị kẹt hoặc khóa cứng ở đầu gối khi ngồi xổm. Ngồi xổm càng lâu cơn đau càng nghiêm trọng.
3. Viêm gân bánh chè
Viêm gân bánh chè, còn được gọi là đầu gối của người chạy bộ. Tình trạng này xảy ra khi gân bánh chè bị tổn thương từ các lực lặp đi lặp lại, chẳng hạn như đá, nhảy, dẫn đến viêm và rách gân. Điều này có thể dẫn đến kích thích, gây đau đớn, khó chịu ở đầu gối bất cứ khi nào uốn cong, đặc biệt là dồn trọng lượng vào đầu gối, chẳng hạn như tư thế ngồi xổm.
Nếu không được điều trị hiệu quả, các triệu chứng của viêm gân bánh chè sẽ dần trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, tăng về tần suất, cường độ.
4. Bệnh nhuyễn sụn bánh chè
Bệnh nhuyễn sụn bánh chè là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau đầu gối khi ngồi xổm ở những người trẻ tuổi và khỏe mạnh. Trong tình trạng này, sụn lót ở mặt sau của xương bánh chè trở nên mềm và yếu hơn.
Dấu hiệu phổ biến của chứng nhuyễn sụn bánh chè là đau âm ỉ, nhức nhối ở phía trước đầu gối và tạo cảm giác nghiến khi ngồi xổm. Tuy nhiên đôi khi người bệnh cũng có thể gặp các cơn đau nhói, như dao đâm, tuy nhiên cơn đau này thường không phổ biến.
Chứng nhuyễn xương bánh chè thường có thể tự khỏi nếu người bệnh trên 30 tuổi và cơn đau đầu gối khi ngồi xổm cũng được cải thiện. Tuy nhiên, nếu người bệnh dưới 20 tuổi, các triệu chứng có thể kéo và trở thành mãn tính.
5. Hội chứng dải chậu chày
Hội chứng dải chậu chày (ITBS) thường dẫn đến đau ở mặt ngoài của đầu gối khi ngồi xổm. Trong tình trạng này, người bệnh có thể cảm thấy sự khó chịu chạy dọc theo bên ngoài đùi đến đầu gối. Điều này dẫn đến ma sát và lực dư thừa xung quanh xương bánh chè khi gập đầu gối, dẫn đến đau đớn khi ngồi xổm.
Cơn đau do dải xương chậu có xu hướng ở mặt ngoài của đầu gối và kèm theo âm thanh phát ra ở đầu rối.
6. Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau đầu gối khi ngồi xổm ở những người trên 60 tuổi. Thoái hóa khớp xảy ra khi sụn khớp gối và xương bị hao mòn, khiến cho tư thế ngồi xổm trở nên rất đau đớn.
Ở người thoái hóa khớp gối, đệm và khoảng cách giữa các xương đầu gối thường ít hơn, do hao mòn tự nhiên. Khi ngồi xổm xuống, sụn sẽ bị bẹp và các xương cọ xát vào nhau, dẫn đến đau đớn dữ dội. Viêm khớp gối có xu hướng ảnh hưởng đến mặt trọng của đầu gối nhiều hơn mặt ngoài của đầu gối, tuy nhiên người bệnh có thể bị đau ở bất cứ vị trí nào ở đầu gối khi ngồi xổm.
7. Chấn thương gân kheo
Nếu bị đau ở phía sau đùi hoặc phía sau đầu gối khi ngồi xổm, điều này có thể là dấu hiệu của chấn thương gân kheo. Gân kheo là một nhóm gồm ba cơ ở mặt sau của đùi chạy giữa xương chậu và xương ống chân, có tác dụng hỗ trợ uốn cong hông và mở rộng đầu gối.
Hai chấn thương gân kheo phổ biến có thể dẫn đến đau đùi sau và đau đầu gối khi ngồi xổm là:
- Căng gân kheo: Việc căng quá mức hoặc quá tải đột ngột gân kheo có thể dẫn đến rách một số hoặc tất cả các sợi cơ. Căng cơ gân kheo là một chấn thương phổ biến trong các hoạt động thể thao.
- Viêm gân kheo: Việc thực hiện các động tác lặp đi lặp lại thường xuyên hoặc ma sát qua gân kheo có thể dẫn đến viêm, thoái hóa gân và đau khi ngồi xổm.
Chấn thương gân kheo thường ảnh hưởng đến các vận động viên thực hiện nhiều động tác chạy nước rút, xoay người, đá và nhảy.
Ngoài ra, tình trạng nhiễm khuẩn ở đầu gối cũng có thể dẫn đến viêm, sưng tấy, đỏ, cảm giác nóng lên xung quanh khớp và gây đau đầu gối khi ngồi xổm. Các dấu hiệu khác bao gồm mệt mỏi, sốt và chán ăn. Điều quan trọng khi ngồi chồm hổm bị đau khớp gối là xác định các nguyên nhân, yếu tố rủi ro và có kế hoạch điều trị phù hợp.
Ngồi xổm bị đau đầu gối được chẩn đoán như thế nào?
Người bệnh nên đến bệnh viện nếu tình trạng đau đầu gối khi ngồi xổm trở nên nghiêm trọng, kéo dài hoặc gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống hàng ngày. Bác sĩ có thể kiểm tra các tiền sử chấn thương và sức khỏe tổng thể để xác định nguyên nhân gây đau.
Một số vấn đề cần trao đổi với bác sĩ bao gồm:
- Thời điểm cơn đau xuất hiện
- Kiểu cơn đau, chẳng hạn như đau nhói, đau âm ỉ và các triệu chứng kèm theo, chẳng hạn như âm thanh lục cục, lạo xạo ở đầu gối
- Các hoạt động khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn
- Kế hoạch tập luyện và rèn luyện thể chất gần đây
Bác sĩ cũng có thể đề nghị các đánh giá phạm vi chuyển động, tình trạng sưng tấy hoặc âm thanh ở đầu gối để xác định nguyên nhân chính xác nhất. Người bệnh cũng có thể được yêu cầu thực hiện các phạm vi chuyển động, uốn cong đầu gối, đi bộ hoặc di chuyển đầu gối để xác định vị trí nào gây đau đớn nhất.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X – quang hoặc các xét nghiệm hình ảnh khác để xác định các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như gãy xương đầu gối hoặc tình trạng lệch xương bánh chè.
Cách khắc phục tình trạng đau đầu gối khi ngồi xổm
Nếu bị đau đầu gối khi ngồi xổm xảy ra do chấn thương ở đầu gối, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp nhất. Nếu cơn đau không nghiêm trọng, người bệnh có thể kiểm soát cơn đau tại nhà.
1. Tự chăm sóc tại nhà
Nếu bị đau đầu gối khi ngồi xổm, người bệnh nên thay đổi tư thế di chuyển và tập luyện trong suốt cả ngày để hỗ trợ cải thiện cơn đau. Cân nhắc hạn chế hoặc tạm thời dừng các hoạt động gây đau đớn, khó chịu. Nếu không muốn dừng các hoạt thể chất, hãy cân nhắc chuyển sang động tác tập luyện chéo để tránh gây khó khăn cho khớp.
Để giảm đau, người bệnh có thể tham khảo một số kế hoạch tự giảm đau như:
- Nghỉ ngơi bằng cách dừng lại các hoạt động khiến đầu gối bị đau. Người bệnh cũng được khuyến cáo tránh đặt trọng lượng quá mức lên đầu gối bị ảnh hưởng.
- Chườm lạnh bằng cách đặt túi chườm lạnh lên đầu gối trong 20 phút mỗi lần và nhiều lần mỗi ngày. Tuy nhiên không nên chườm đá trực tiếp lên da, thay vào đó hãy dừng khăn để bọc đá trước khi chườm.
- Nén hoặc băng nhẹ đầu gối có thể ngăn ngừa sưng tấy và đau đớn. Người bệnh có thể sử dụng băng thun có bán tại các hiệu thuốc. Trao đổi với dược sĩ để xác định loại băng phù hợp nhất.
- Nâng cao đầu gối có thể tránh viêm và đau đớn. Người bệnh có thể nằm xuống và kê đầu gối lên cao hơn tim để kiểm soát cơn đau.
Bên cạnh chườm lạnh, người bệnh có thể chườm nóng để kiểm soát các cơn đau do viêm khớp hoặc cứng khớp. Nhiệt có thể cải thiện lưu lượng máu và oxy đến khu vực này, từ đó giảm đau. Tuy nhiên, điều này cũng có thể gây tăng sưng và viêm. Để chườm nóng, người bệnh có thể chườm túi nước ấm hoặc sử dụng các miếng dán nhiệt ở có bán tại các hiệu thuốc.
2. Sử dụng thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc giảm đau là cách tốt nhất để kiểm soát cơn đau đầu gối khi ngồi xổm. Các loại thuốc phổ biến chẳng hạn như Paracetamol và thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như Ibuprofen, Naproxen, có thể hỗ trợ kiểm soát cơn đau và viêm nhiễm.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn dạng gel, kem bôi, miếng dán hoặc thuốc xịt, chẳng hạn như Salonpas, để kiểm soát cơn đau nhanh chóng.
3. Massage giảm đau
Xoa bóp, massage có thể giúp giảm căng thẳng ở các cơ quanh khớp, giúp người bệnh cảm thấy nhẹ nhõm và kiểm soát các chấn thương trong tương lai.
Có nhiều kỹ thuật massage khác nhau, chẳng hạn như xoa bóp Thụy Điển, massage mô sâu hoặc xoa bóp các điểm kích hoạt. Các kỹ thuật này thường tập trung đặc biệt vào các cơ bị ảnh hưởng, thường được thực hiện ở các trường hợp đau đầu gối do lạm dụng, chấn thương thể thao.
Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc kỹ thuật viên xoa bóp để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.
4. Thực hiện các bài tập bổ sung
Tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh đầu gối, đặc biệt là cơ mông, là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa đau đầu gối khi ngồi xổm. Nếu tập luyện đúng kỹ thuật, cơn đau sẽ được cải thiện sau 4 – 8 tuần, từ đó kiểm soát cơn đau đầu gối.
Cải thiện tính linh hoạt ở đầu gối cũng có thể giúp giảm đau đầu gối khi ngồi xổm. Tập luyện sẽ giúp cải thiện tình trạng căng cứng ở khớp, cơ ở hông, đầu gối, mắt cá chân, từ đó thay đổi cách lực truyền qua đầu gối, hỗ trợ tăng phạm vi chuyển động bình thường.
Các bài tập phổ biến chẳng hạn như:
- Kéo dài đầu gối giúp đảm bảo chức năng sinh học bình thường ở đầu gối, giúp giảm áp lực qua khớp và giảm đau.
- Duỗi đầu gối, đặc biệt là các động tác nhắm vào cơ tứ đầu và gân kheo, có thể giúp giảm căng và ma sát, đồng thời giúp việc ngồi xổm trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài ra, các bài tập tăng cường sức mạnh ở đầu gối rất quan trọng để cải thiện tình trạng ngồi chồm hổm bị đau khớp gối. Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu để được hướng dẫn cụ thể.
5. Điều trị y tế
Nếu các phương pháp tự điều trị không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các liệu pháp điều trị y tế. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.
Vật lý trị liệu là hình thức điều trị tương đối, không xâm lấn, hỗ trợ kiểm soát cơn đau trong khi ngồi xổm. Các bài tập thể dục bao gồm các động tác tăng cường cơ bắp, hỗ trợ đầu gối. Người bệnh có thể tập cơ tứ đầu, gân kheo và cơ duỗi hông, để ngăn ngừa các chuyển động không cần thiết khi ngồi xổm.
Nếu cần thiết bác sĩ có thể chỉ định dụng cụ chỉnh hình để điều chỉnh vị trí chân. Các thiết bị này vừa với giày để thúc đẩy sự liên kết tốt hơn của bàn chân và các khớp.
Nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc liên quan đến các vấn đề sức khỏe không thể điều chỉnh, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Phẫu thuật bao gồm:
- Nội soi khớp: Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ chèn một thiết bị mỏng, có gắn camera (máy nội soi) vào đầu gối để tìm và điều chỉnh các tổn thương.
- Điều chỉnh đầu gối: Đây là phẫu thuật xâm lấn giúp định vị lại xương bánh chè hoặc giảm áp lực do sụn gây ra.
Thời gian phục hồi cần thiết sau chấn thương đầu gối tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của chấn thương, thời gian nghỉ ngơi và phương pháp điều trị.
Nếu cơn đau không nghiêm trọng, người bệnh có thể nghỉ ngơi và kiểm soát cơn đau tại nhà. Nếu cần thiết, hãy tham gia các buổi tập vật lý trị liệu để khắc phục tình trạng mất cân bằng cơ bắp. Phẫu thuật chỉ được thực hiện khi các triệu chứng nghiêm trọng và không đáp ứng phương pháp điều trị bảo tồn.
Tình trạng ngồi chồm hổm bị đau khớp gối rất phổ biến và có thể tái phát trong tương lai. Nếu cơn đau nghiêm trọng, liên tục và không đáp ứng phương pháp tự chăm sóc, người bệnh có thể cần phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!