Đau Cổ Chân Nhưng Không Sưng Là Bị Gì? Cách Điều Trị
Đau cổ chân nhưng không sưng được xem là một tình trạng nhẹ, thường là do gắng sức quá mức hoặc bong gân nhẹ. Các triệu chứng này có thể tự khỏi với các biện pháp chăm sóc tại nhà mà không cần điều trị y tế.
Nguyên nhân gây đau cổ chân nhưng không sưng?
Đau cổ chân nhưng không sưng có thể là do các mô (cơ, dây chằng) xung quanh vị trí bị đau không bị rách hoặc tổn thương nghiêm trọng. Tổn thương cổ chân thường gây đau và kèm theo sưng tấy. Các vận động viên, đặc biệt là vận động viên chạy bộ, rất dễ bị chấn thương cổ chân.
Chấn thương có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng. Trong trường hợp đau cổ chân không sưng, các nguyên nhân có thể bao gồm:
1. Gắng sức
Hoạt động gắng sức quá mức có thể dẫn đến căng các cơ và mô mềm ở cổ chân, dẫn đến đau nhưng không gây sưng tấy. Tình trạng này có thể xảy ra sau khi đi bộ hoặc chạy trong một thời gian dài. Các môn thể thao như bóng rổ hoặc đá bóng cũng có thể gây áp lực lên cổ chân và gây đau.
Tình trạng đau mỏi cơ sau khi gắng sức là nguyên nhân phổ biến gây đau cổ chân nhưng không nhất thiết sẽ gây viêm.
2. Giày dép không phù hợp
Đi giày dép không vừa vặn trong thời gian dài có thể dẫn đến đau cổ chân khi đi bộ hoặc chạy bộ. Giày quá chật có thể khiến mắt cá chân bị đỏ và đau, đặc biệt là các vận động viên thường xuyên hoạt động với cường độ cao.
Do đó, đi giày vừa vặn là một điều cần thiết để cải thiện cơn đau, tăng cường hiệu suất hoạt động và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến cổ chân.
Phụ nữ đi giày cao gót cũng rất dễ bị chấn thương cổ chân, điều này cũng có thể gây đau nhưng không gây sưng. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên hạn chế đi giày cao gót và có thời gian để chân nghỉ ngơi nếu như cần sử dụng giày cao gót trong thời gian dài.
3. Bong gân nhẹ
Đặt cổ chân theo bất cứ hương nào hoặc bất cứ hoạt động nào, chẳng hạn như chạy bộ, đều tạo ra một lực tác động xoắn hoặc uốn cong bất thường ở cổ chân, dẫn đến bong gân. Điều này thường xảy ra khi chạy trên bề mặt không bằng phẳng.
Trong trường hợp bong gân nhẹ, người bệnh có thể chỉ bị đau cổ chân mà không bị sưng tấy. Nhưng nếu bong gân nặng, các cơ, dây chằng bị rách, có thể dẫn đến sưng tấy và nóng đỏ ở cổ chân, cũng như hạn chế khả năng hoạt động bình thường.
Bong gân nhẹ thường có thể cải thiện bằng cách chườm đá, nghỉ ngơi và nâng cao chân khi ngủ. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.
4. Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp xảy ra khi lớp sụn ở giữa hai đầu xương bị mòn, dẫn đến các đầu xương cọ xát vào nhau, dẫn đến đau đớn. Thoái hóa khớp cổ chân thường không phổ biến, tuy nhiên tình trạng này có thể dẫn đến đau cổ chân và cứng khớp nhưng ít khi gây sưng tấy.
Các triệu chứng thoái hóa khớp thường nghiêm trọng hơn vào buổi sáng. Ngoài ra, đôi cơn đau cổ chân cũng có thể xuất hiện một cách đột ngột mà không có chấn thương hoặc va chạm nào đến cổ chân.
Xem thêm: Khám Phá Bài Thuốc Thảo Dược Đặc Trị Bệnh Xương Khớp Được VTV2 Đưa Tin, Nghệ Sĩ Phú Thăng Tin Dùng
5. Tổn thương gân
Khi các gân hỗ trợ vòm bàn chân bị hư hỏng, tổn thương, có thể khiến bàn chân mất đi sự hỗ trợ bình thường, dẫn đến sự sụp đổ của vòm bàn chân, tương tự như bàn chân bẹt.
Khi có bàn chân bẹt, tức là vòm bàn chân không có hình cung như bình thường khi đứng. Điều này có thể gây đau cổ chân nhưng không sưng, đặc biệt là khi hoạt động thể chất nhiều.
6. Tổn thương xương tarsal
Tổn thương xương tarsal xảy ra khi một chấn thương trước đó tích tự dẫn đến tổn thương xương và sụn trên các đầu xương dưới của khớp cổ chân.
Các triệu chứng phổ biến bao gồm gây đau cổ chân nhưng không sưng, đặc biệt là khi đi bộ, chạy hoặc hoạt động thể chất nhiều. Cơn đau cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong quá trình chạy hoặc nhảy, và thậm chí đôi khi người bệnh có thể nghe thấy tiếng lách cách bên trong sụn xương.
Đau cổ chân nhưng không sưng có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp đau cổ chân nhưng không sưng không nguy hiểm và không gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Các triệu chứng này có thể được cải thiện bằng cách biện pháp chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như dành thời gian nghỉ ngơi, chườm đá và thay đổi thói quen hoạt động phù hợp.
Trong một số trường hợp, đau cổ chân có thể là dấu hiệu của viêm khớp, thoái hóa khớp hoặc các bệnh lý gây cản trở quá trình lưu thông máu và chất dinh dưỡng đến sụn khớp. Điều này có thể gây suy giảm chức năng, hạn chế phạm vi hoạt động và tăng nguy cơ bại liệt. Do đó, nếu các triệu chứng đau cổ chân trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
Chẩn đoán đau cổ chân không sưng như thế nào?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau cổ chân, bao gồm các nguyên nhân nghiêm trọng. Để xác định nguyên nhân gây đau, bác sĩ có thể trao đổi với người bệnh về một số dấu hiệu, chẳng hạn như:
- Mức độ của cơn đau cổ chân
- Giảm khả năng di chuyển, đi lại hoặc chịu trọng lượng
- Cứng khớp
Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe, xác định tiền sử bệnh lý và các hoạt động thông thường của người bệnh. Tùy thuộc vào chẩn đoán ban đầu, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm hình ảnh hoặc các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để xác định nguyên nhân gây đau.
Các xét nghiệm hình ảnh bao gồm:
- Chụp X – quang: Xét nghiệm hình ảnh này có thể giúp bác sĩ quan sát khoảng cách giữa các xương, sự phát triển bất thường của xương và các vị trí xương bị gãy.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc quét xương: Xét nghiệm này có thể được sử dụng để xác định các vết gãy xương không thể xác định bằng phim X – quang.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ xác định chấn thương mô mềm và các vấn đề khác ở xương.
Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể bao gồm xét nghiệm máu hoặc dịch khớp để xác định các nguyên nhân nghiêm trọng khác, chẳng hạn như yếu tố dạng thấp trong bệnh viêm khớp dạng thấp. Mức độ các kháng thể cao có thể liên quan đến bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh lý viêm khác.
Cách điều trị tình trạng đau cổ chân nhưng không đau
Khi bị đau cổ chân, người bệnh cần có kế hoạch phù hợp để cải thiện cơn đau. Điều tồi tệ nhất là phớt lờ cơn đau và không thực hiện các biện pháp chữa lành phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp điều trị đau cổ chân hiệu quả, chẳng hạn như:
1. Phương pháp RICE
Phương pháp RICE là phương pháp điều trị đau cổ chân tại nhà hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện. RICE là từ viết tắt của Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá), Compression (nén) và Elevation (nâng cao).
Tốt nhất người bệnh nên bắt đầu kỹ thuật giảm đau ngay sau khi cơn đau xảy ra để cải thiện cơn đau cũng như ngăn ngừa phản ứng viêm trong cơ thể. Cụ thể các biện pháp như sau:
- Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi trong vài ngày có thể cải thiện cơn đau ở cổ chân và đảm bảo cổ chân có thời gian phục hồi tốt nhất. Chấn thương càng nghiêm trọng, thời gian phục hồi càng lâu.
- Chườm đá: Chườm đá có thể giảm đau, chống viêm cũng như ngăn ngừa nguy cơ bị sưng khớp. Do đó, người bệnh nên chườm đá vào khu vực bị tổn thương vài lần mỗi ngày để giảm đau và đẩy nhanh thời gian phục hồi.
- Nén: Quấn và băng ép tĩnh hoặc đàn hồi xung quanh cổ chân có thể hỗ trợ ổn định cổ chân, ngăn ngừa chấn thương thêm và hỗ trợ phục hồi phạm vị hoạt động của cổ chân.
- Nâng cao: Nâng cao chân có thể giúp giảm lưu lượng máu đến cổ chân, giúp giữ chất lỏng khỏi khu vực bị tổn thương và cải thiện cơn đau.
2. Điều trị không phẫu thuật
Nếu các biện pháp tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị tình trạng đau cổ chân nhưng không sưng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp. Các kỹ thuật này được sử dụng trong giai đoạn sớm hoặc khi các triệu
Các phương pháp bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Bác sĩ thường kê các loại thuốc chống viêm không steroid để giảm đau và cải thiện khả năng vận động của người bệnh.
- Thay đổi giày: Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng các miếng đệm, giá đỡ bàn chân hoặc thậm chí là đế giày được làm riêng để nâng đỡ bàn chân. Điều này có thể giúp giảm áp lực lên cổ chân và giảm đau hiệu quả.
- Sử dụng dụng cụ chỉnh hình cổ chân: Các loại nẹp, băng cố định cổ chân, bàn chân có thể hỗ trợ ổn định cổ chân, giữ bàn chân và mắt cá chân ở vị trí chính xác để ngăn ngừa các cơn đau.
- Tiêm steroid: Bác sĩ có thể đề nghị tiêm steroid vào khớp mắt cá chân để giảm đau ngay lập tức. Tuy nhiên lạm dùng phương pháp này có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến khớp. Do đó, việc tiêm steroid chỉ được áp dụng 2 – 3 lần mỗi năm vào theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
3. Phẫu thuật điều trị
Phẫu thuật thường không cần thiết cho tình trạng đau cổ chân nhưng không sưng. Tuy nhiên nếu các triệu chứng nghiêm trọng, kéo dài, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ có thể để nghị phẫu thuật.
Quyết định phẫu thuật cần dựa trên các yếu tố như:
- Vị trí mất sụn ở mắt cá chân
- Độ tuổi của người bệnh, cân nặng và mức độ hoạt động dự kiến sau phẫu thuật
- Tình trạng da, dây thần kinh, gân và xương xung quanh cổ chân
- Các vấn đề y tế khác
Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau được sử dụng để điều trị tình trạng đau cổ chân nhưng không đau. Phẫu thuật được chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn. Trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các rủi ro không mong muốn để được hướng dẫn cụ thể.
Chăm sóc đau cổ chân lâu dài
Đau cổ chân nhưng không sưng có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng và có thể tái phát thường xuyên. Do đó, điều quan trọng là có kế hoạch chăm sóc cổ chân lâu dài.
Một số lưu ý để có cổ chân khỏe mạnh bao gồm:
- Tránh đi giày dép chật khiến mắt cá chân không ổn định, chẳng hạn như giày cao gót
- Kéo căng trước và sau khi tập thể dục
- Kéo căng mắt cá chân thường xuyên
- Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng cường sức mạnh cho mắt cá chân.
Đau cổ chân nhưng không sưng là tình trạng thường gặp, không phổ biến và đáp ứng tốt các phương pháp chăm sóc tại nhà. Trong các trường hợp khác, người bệnh có thể cần điều trị y tế hoặc phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn. Do đó, điều quan trọng là xác định nguyên nhân để có kế hoạch xử lý tốt nhất. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!