Còi Xương và Suy Dinh Dưỡng Ở Trẻ: Điều Cần Biết

Theo dõi IHR trên goole news

Còi xương và suy dinh dưỡng là hai bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Mặc dù cả hai đều liên quan đến tình trạng thiếu chất và rối loạn hấp thu nhưng các biểu hiện và mức độ nghiêm trọng không giống nhau. Để điều trị, chế độ ăn uống của trẻ cần được thiết lập với đầy đủ dinh dưỡng kết hợp với chế độ sinh hoạt và vận động ngoài trời.

Còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ em
Thông tin cơ bản về bệnh còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ em, cách phân biệt, phòng ngừa và điều trị

Còi xương và suy dinh dưỡng là gì?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị thiếu chất hay rối loạn hấp thu đều có nguy cơ cao bị còi xương và suy dinh dưỡng. Đây là hai bệnh lý khác nhau. Để nhận biết và điều trị đúng cách, phụ huynh cần hiểu rõ và phân biệt đúng hai bệnh lý này. Từ đó có những phương pháp điều trị thích hợp nhất.

1. Còi xương

Còi xương ở trẻ em là tình trạng loạn dưỡng xương xảy ra do cơ thể không được cung cấp đủ vitamin D, canxi hoặc phốt pho trong thời gian dài. Trong nhiều trường hợp khác, bệnh liên quan đến tình trạng rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể.

Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng yếu và mềm xương, đau xương, dị dạng xương, trẻ chậm phát triển do khung xương kém tăng trưởng. Để điều trị, việc bổ sung các thành phần dinh dưỡng bị thiếu hụt là điều cần thiết.

Một số dạng còi xương thường gặp:

  • Bệnh còi xương thể bụ bẫm
  • Bệnh còi xương kháng vitamin D (liên quan đến giảm phosphate huyết)
  • Bệnh còi xương do thiếu vitamin D
  • Bệnh còi xương phụ thuộc vào vitamin D
  • Bệnh còi xương liên quan đến hạ calci huyết…
Còi xương ở trẻ em
Còi xương ở trẻ em được đặc trưng bởi tình trạng yếu và mềm xương, đau xương, dị dạng xương, chậm phát triển

2. Suy dinh dưỡng

Suy sinh dưỡng là tình trạng thiếu chất do cơ thể bị thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh. Điều này bao gồm cả chế độ ăn uống quá nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến các vấn đề về sức khỏe và chế độ ăn uống thiếu chất.

Những chất dinh dưỡng liên quan đến bệnh suy dinh dưỡng có thể bao gồm: Protein, calo, chất béo, carbohydrate, vitamin hoặc/ và khoáng chất. Những trường hợp thiếu chất dinh dưỡng được gọi là suy dinh dưỡng hoặc thiếu dinh dưỡng. Trong khi đó quá nhiều chất dinh dưỡng được gọi là thừa dinh dưỡng.

Nếu tình trạng thiếu dinh dưỡng xảy ra trước 2 tuổi hoặc trong thời kỳ mang thai, bệnh có thể gây ra những vấn đề vĩnh viễn đối với tinh thần và sự phát triển thể chất. Suy dinh dưỡng cực độ được gọi là đói kinh niên hoặc đói khát.

Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng thể hiện cho tình trạng thiếu chất do cơ thể bị thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh

Phân biệt còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ em

Còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ em đều liên quan đến tình trạng thiếu chất do chế độ ăn uống hay những rối loạn trong cơ thể. Tuy nhiên đây là hai bệnh lý khác nhau, có thể phân biệt bằng nguyên nhân, dấu hiệu và nhiều vấn đề khác.

Tên bệnh Còi xương Suy dinh dưỡng
Ngoại hình Trẻ ăn tốt, ít khi có dấu hiệu ốm yếu, một số trường hợp còn rất bụ bẫm. Trẻ còi cọc do thiếu chất nhưng không bị còi xương.
Triệu chứng và dấu hiệu
  • Xương mềm và yếu, dễ uốn cong
  • Có nguy cơ gãy xương cao
  • Dị tật xương (chân vòng kiềng hoặc chân chữ bát, hẹp xương chậu, xương ức nhô ra, thóp thấu kín, thóp rộng, bướu đỉnh, trán lớn, cổ tay, đầu gối và mắt cá chân dày lên)
  • Đau xương, đau nhớp
  • Khung xương không thể hoặc kém tăng trưởng
  • Yếu cơ
  • Chậm phát triển vận động (đi, đứng, bò, lẫy)
  • Dị dạng xương hàm, chậm mọc răng, thưa răng, men răng xấu, dễ sâu răng
  • Hộp sọ mềm
  • Rụng tóc sau gáy, ngủ không yên giấc, đổ nhiều mồ hôi trộm
  • Đôi khi có dị dạng cột sống
Triệu chứng phụ thuộc vào chất dinh dưỡng bị thiếu.
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Ốm yếu, mất nhiều thời gian để hồi phục
  • Giảm mỡ và giảm khối lượng
  • Trọng lượng cơ thể thấp, không hoặc kém tăng trưởng
  • Chán ăn
  • Chiều cao thấp
  • Sưng bụng và chân
  • Không có năng lượng để hoạt động
  • Tóc và da khô
  • Má hóp và mắt trũng
  • Chậm lành vết thương
  • Dễ cáu gắt
  • Khó tập trung
  • Thường xuyên lo âu hoặc trầm cảm
  • Da xanh xao, nhăn nheo trong giống như người già
  • Hạ huyết áp
  • Nhịp tim chậm
  • Triệu chứng ở thể phù (do chỉ nuôi bằng tinh bột): Phù thũng toàn thân, cơ thể bị suy thoái, da xanh xao, mắt khô, quáng gà, hạ canxi, thường xuyên bị bệnh.
Nguyên nhân
  • Rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể do bệnh lý
  • Cơ thể không được cung cấp đủ vitamin D, canxi hoặc phốt pho
  • Di truyền (bệnh còi xương kháng vitamin D)
  • Duy trì chế độ ăn uống thiếu chất hoặc phản khoa học
  • Chế độ ăn uống quá nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến các vấn đề về sức khỏe
  • Những rối loạn khiến cơ thể không thể hấp thu các chất dinh dưỡng
  • Bệnh lý (HIV / AIDS, viêm dạ dày ruột hoặc bệnh mãn tính, các thể bệnh nhiễm trùng, tiêu chảy)
  • Nhiễm ký sinh trùng, nhất là nhiễm giun đường ruột
  • Mất chất dinh dưỡng bất thường, chủ yếu do bệnh mãn tính và tiêu chảy làm ảnh hưởng đến ruột non
  • Tăng tiêu hao năng lượng (suy dinh dưỡng thứ cấp)
Yếu tố rủi ro
  • Da sẫm màu (kém hấp thụ vitamin D)
  • Phổ biến nhất ở tuổi từ 6 – 36 tháng tuổi
  • Sinh non hoặc sinh đôi
  • Trẻ quá bụ bẫm
  • Dùng sữa bò thay thế sữa mẹ
  • Thiếu hụt dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của mẹ làm giảm chất lượng sữa
  • Dùng thuốc (thuốc chống co giật, thuốc kháng virus) làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin D
  • Không được nuôi bằng sữa mẹ
  • Những bệnh truyền nhiễm như bệnh sởi, sốt rét, viêm phổi, viêm dạ dày ruột làm tăng nhu cầu dinh dưỡng và gây suy dinh dưỡng
Các dạng
  • Bệnh còi xương liên quan đến vitamin D
    • Còi xương thiếu vitamin D
    • Bệnh còi xương phụ thuộc vào vitamin D (VDDR)
  • Bệnh còi xương do giảm phosphate huyết
    • Bệnh còi xương kháng vitamin D
    • Giảm phosphate huyết ở thể lặn (ARHR)
    • Giảm phosphate huyết ở thể trội (ADHR)
  • Bệnh còi xương do hạ calci huyết
  • Bệnh còi xương thứ phát
  • Suy dinh dưỡng Protein-năng lượng PEM
  • Suy dinh dưỡng trong chế độ ăn
    • Marasmus (thiếu protein và calo): Đặc trưng bởi sự thiếu hụt năng lượng.
    • Kwashiorkor (thiếu protein): Đặc trưng bởi tình trạng phù nề, một gan to, nhiễm mỡ và thâm.
Biến chứng
  • Dị dạng xương vĩnh viễn
  • Co thắt các chi
  • Gãy xương
  • Hạn chế chức năng hô hấp do lồng ngực bị biến dạng
  • Khó sinh nở do hẹp khung xương chậu
  • Tăng nguy cơ loãng xương khi còn trẻ
  • Tầm vóc thấp
  • Tăng nguy cơ béo phì, bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch
  • Kém tập trung và sa sút trí nhớ
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy giảm
  • Suy giảm chức năng gan
  • Teo niêm mạc và những tế bào tuyến tụy
  • Men tiêu hóa giảm gây giảm hấp thụ dinh dưỡng
  • Teo cơ tim, khó chuyển hóa điện giải, nước và protein
  • Tầm vóc thấp
Kỹ thuật chẩn đoán
  • Khám lâm sàng (kiểm tra triệu chứng, chế độ ăn uống, tiền sử bệnh).
  • Chụp X-quang xác định dị dạng xương và những bất thường liên quan.
  • Xét nghiệm máu và huyết thanh kiểm tra nồng động calci, phosphatase kiềm, vitamin D.
  • Quét mật độ xương giúp đánh giá tình trạng mềm và yếu xương.
  • Sinh thiết xương (nếu cần thiết).
  • Khám lâm sàng (kiểm tra triệu chứng, chế độ ăn uống, tiền sử bệnh).
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ của những vi chất dinh dưỡng.
  • Lập biểu đồ giảm cân và chỉ số khối cơ thể (BMI) để xác định bệnh suy dinh dưỡng và đánh giá mức độ nghiêm trọng.
  • Khám sức khỏe tổng quát để đánh giá mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng do tình trang thiếu hụt vi chất dinh dưỡng gây ra.

Điều trị còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ em

Thiết lập chế độ ăn uống phù hợp và bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cần thiết là phương pháp điều trị chính cho những trẻ bị còi xương và suy dinh dưỡng.

1. Điều trị còi xương

Những phương pháp thường được áp dụng trong điều trị còi xương:

  • Tắm nắng mỗi ngày

Tiền chất của vitamin D là 7-dehydro-cholesterol (nằm dưới da) được hoạt hóa và trở thành vitamin D khi có sự tác động của tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời. Điều này giúp hạn chế tình trạng thiếu hụt vitamin D của cơ thể, tăng hấp thụ phốt pho và canxi. Từ đó xây dựng hệ xương khớp chắc khỏe, điều trị và chống còi xương ở trẻ em.

Nên tắm nắng trước 9 giờ sáng. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10 – 30 phút/ ngày.

Tắm nắng mỗi ngày
Tắm nắng mỗi ngày giúp thấp thụ vitamin D, xây dựng hệ xương khớp chắc khỏe và điều trị còi xương ở trẻ em
  • Chế độ ăn uống dinh dưỡng

Đối với những trẻ bị còi xương, phụ huynh cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng, chứa đầy đủ vitamin D, canxi và phốt pho với hàm lượng phù hợp. Điều này giúp xây dựng và phát triển hệ xương khớp chắc khỏe, giảm nguy cơ gãy xương do xương mềm và yếu. Đồng thời đẩy lùi bệnh và hạn chế những biến dạng trong tương lai.

Ngoài ra nên thêm dầu mỡ, thực phẩm giàu vitamin K2, protein, kẽm, chất sắt, magie, chất xơ… Bởi những thành phần dinh dưỡng này có khả năng tăng hấp thụ vitamin D, vận chuyển canxi vào xương, cải thiện tình trạng yếu cơ và hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện.

Tham khảo thêm: Dinh Dưỡng Cho Trẻ Bị Còi Xương – Chế Độ Ăn Chuẩn

  • Thuốc điều trị còi xương

Đối với trường hợp nặng, một số loại thuốc điều trị còi xương như Canxi B1 – B2 – B6, Calcinol, Ergocalciferol, Aquadetrim, Sterogyl, Goldgro W, Calcium Corbiere … có thể được chỉ định.

Những loại thuốc này giúp bổ sung vitamin D (vitamin D2, vitamin D3), canxi và phốt pho với hàm lượng thích hợp. Từ đó loại trừ nguyên nhân gây bệnh, xây dựng và phát triển khung xương chắc khỏe.

  • Phẫu thuật chỉnh hình

Đối với những trẻ bị còi xương có chân vòng kiềng hay nhiều biến dạng nghiêm trọng khác, bác sĩ có thể cân nhắc và chỉ định phẫu thuật chỉnh hình. Phương pháp này giúp khắc phục các biến dạng và hỗ trợ trẻ phát triển bình thường đến khi trưởng thành.

2. Điều trị suy dinh dưỡng

Để điều trị suy dinh dưỡng, những phương pháp dưới đây có thể được áp dụng:

  • Chế độ dinh dưỡng

Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng để khắc phục tình trạng thiếu chất và bệnh suy dinh dưỡng. Đặc biệt nên tăng cường bổ sung các nhóm chất gồm protein, chất béo, nước, carbs, vitamin và khoáng chất. Những thành phần dinh dưỡng này đều có khả năng cung cấp năng lượng và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. Lưu ý các thành phần dinh dưỡng nên được bổ sung với hàm lượng phù hợp, dựa trên khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng.

Thông thường dựa vào phân loại suy dinh dưỡng và sự thiếu hụt các chất, chế độ dinh dưỡng, nguồn dinh dưỡng cần tập trung và hàm lượng các chất có thể không giống nhau. Do đó chế độ dinh dưỡng cho người bị suy dinh dưỡng phải do bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng thiết lập.

Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng giúp thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ, khắc phục bệnh suy dinh dưỡng
  • Thuốc điều trị suy dinh dưỡng

Thuốc điều trị suy dinh dưỡng có thể được chỉ định cho những trường hợp nặng, thiếu chất nghiêm trọng hoặc có một số bệnh lý tiềm ẩn làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Tùy thuộc vào phân loại bệnh và nhóm chất dinh dưỡng đang bị thiếu hụt, loại thuốc và liều dùng thuốc ở mỗi người không giống nhau.

Trong thời gian điều trị suy dinh dưỡng, bệnh nhân sẽ được yêu cầu khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng và đánh giá hiệu quả chữa bệnh. Từ đó có những cách điều chỉnh nguồn cung cấp dinh dưỡng thích hợp. Đồng thời tăng hoặc giảm hàm lượng để tránh rơi vào tình trạng thiếu hụt hay dư thừa chất dinh dưỡng.

Phòng ngừa còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ em

Để giảm nguy cơ mắc bệnh còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ em, phụ huynh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, đảm bảo thực đơn ăn uống chứa các loại thực phẩm lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng. Điều này giúp hạn chế rơi vào tình trạng thiếu chất, khiến cơ thể hoặc/ và hệ xương khớp suy yếu, kém phát triển.

Đối với suy dinh dưỡng, trẻ cần được ăn uống đủ chất, tăng cường bổ sung nhóm chất béo lành mạnh, protein, calo, nước, carbs, vitamin và khoáng chất. Đối với còi xương, chế độ ăn uống của trẻ phải đảm bảo cân bằng và đủ chất, trong đó canxi, phốt pho và vitamin D cần được tăng cường bổ sung. Ngoài ra chất béo cũng cần thiết để hòa tan và tăng hấp thu vitamin D.

Một số biện pháp khác giúp ngăn ngừa bệnh còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ:

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai (từ thực phẩm và dung dịch/ viên uống bổ sung). Điều này giúp đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, trẻ khỏe mạnh từ trong bụng mẹ và sau khi sinh.
  • Sau khi sinh, mẹ và bé cần được nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ và đủ ánh sáng. Tránh sinh hoạt ở những nơi kín và tối.
  • Tắm nắng cho trẻ sau khi sinh 2 tuần để hấp thụ vitamin D.
  • Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn, không nên dùng sữa bò để thay thế. Trong thời gian này, mẹ nên ăn uống đủ chất để đảm bảo chất lượng của sữa.
  • Cho trẻ dùng thêm dung dịch bổ sung dinh dưỡng khi cần thiết và có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Chế độ ăn của trẻ phải cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng.
  • Khuyến khích trẻ vận động ngoài trời để nâng cao sức khỏe tổng thể và sức đề kháng. Đồng thời tăng hấp thụ các chất dinh dưỡng, giảm nguy cơ mắc bệnh còi xương và suy dinh dưỡng.
  • Cho trẻ khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sự phát triển và đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Từ đó có những phương pháp phòng ngừa thích hợp nhất.
Phòng ngừa còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ em
Xây dựng chế độ ăn uống chứa đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng để phòng ngừa còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ em

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ em, cách phân biệt, phòng ngừa và điều trị. Nhìn chung cả hai bệnh lý này đều có mức độ nghiêm trọng cao, dễ gây biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ. Do đó ngay khi có nghi ngờ hoặc nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường, ba mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được khám và có những biện pháp xử lý thích hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đạp Xe Có Tăng Chiều Cao Không
Đạp xe có tăng chiều cao không là một thắc mắc phổ biến, đặc biệt là ở những người có nhu cầu phát triển chiều cao tối đa. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về bài tập ...
Xem chi tiết
Vỏ Tôm Có Canxi Không
Tôm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và phổ biến trong nhiều món ăn. Nhiều người có thói quen sử dụng tôm bao gồm cả vỏ tôm vì quan niệm vỏ tôm chứa nhiều canxi. Vây, thực tế vỏ ...
Xem chi tiết
Ngủ Như Thế Nào Để Tăng Chiều Cao
Ngủ như thế nào để tăng chiều cao? Thời gian ngủ bao nhiêu là hợp lý và tư thế ngủ giúp tăng chiều cao nào hiệu quả? là các vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi giấc ...
Xem chi tiết
Nhảy Dây Có Tăng Chiều Cao Không
Nhảy dây có tăng chiều cao không? Các cách nhảy đúng và lưu ý an toàn là những vấn đề cơ bản được nhiều bạn trẻ quan tâm. Đây là một hình thức vận động đơn giản, thú vị và ...
Xem chi tiết
Bơi Lội Có Tăng Chiều Cao Không
Bơi lội có tăng chiều cao không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt là những trẻ đang trong độ tuổi tiền dậy thì và dậy thì. Các nghiên cứu cho thấy, những động tác được ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua