Chụp X-Quang Có Phát Hiện Được Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm phổ biến và chính xác nhất là chụp cộng hưởng từ MRI. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ cũng có thể đề nghị chụp X – quang hoặc chụp CT để xác định các triệu chứng bệnh. Vậy chụp X – quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không, người bệnh có thể tìm hiểu trong phần bên dưới.

chụp x-quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm
Tìm hiểu phương pháp chụp X-quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không để có kế hoạch xử lý phù hợp

Chụp X – quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không?

Chụp X – quang sử dụng tia X để cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc xương bên trong cột sống người và thường được sử dụng để loại loại trừ các nguyên nhân gây đau lưng do:

  • Sự mất ổn định ở cột sống
  • Khối u
  • Gãy xương

Khi chụp X – quang, một chùm tia X có thể đi xuyên qua các mô mềm của cơ thể. Từ đó các khối canxi bên trong xương xuyên qua chùm tia X và hình ảnh xương được thu lại như một cái bóng trên phim chụp. Tia X có thể cung cấp chi tiết xương một cách tốt nhất. Tuy nhiên, đĩa đệm và các rễ thần kinh không có canxi, do đó chụp X – quang gần như không thể xác định được tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Hình ảnh chụp X- quang thông thường không thể phát hiện ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên bác sĩ cũng có thể đề nghị chụp X – quang để loại trừ các nguyên nhân khác gây đau lưng, chẳng hạn như nhiễm trùng, khối u, gãy xương hoặc các vấn đề liên quan đến cột sống khác.

Chụp X quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không
Hình ảnh X – quang không thể chẩn đoán chính xác tình trạng thoát vị đĩa đệm

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, hình ảnh X – quang cũng được đề nghị chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, chẳng hạn như:

  • Khi các triệu chứng bệnh nghiêm trọng, đĩa đệm bị vỡ khiến chất nhầy tràn ra bên ngoài, gây chèn ép rễ thần kinh, biến dạng cột sống hoặc hẹp các không liên đốt sống.
  • Xác định vị trí và đường cong của cột sống, từ đó hỗ trợ chẩn đoán các biểu hiện của bệnh thoái hóa đốt sống, chèn ép dây thần kinh hoặc các bệnh lý có dấu hiệu tương tự như thoát vị đĩa đệm.
  • Chụp X – quang có chất cản quang có thể giúp bác sĩ quan sát chất nhầy bị tràn ra khỏi đĩa đệm, gây chèn ép lên các dây thần kinh hoặc tủy sống, dẫn đến đau đớn.

Ngoài ra, chụp X – quang chẩn đoán thoát vị đĩa đệm phù hợp cho người bệnh có điều kiện kinh tế thấp hoặc ở xa các trung tâm y tế chất lượng cao. Phim X – quang cũng được chỉ định ở bệnh nhân sử dụng máy tạo nhịp tim hoặc những bệnh nhân không đủ điều kiện chụp MRI.

Hình ảnh chụp X – quang thoát vị đĩa đệm không thể cho kết quả chính xác, do đó thường ít khi được chỉ định. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số ưu và nhược điểm riêng.

Ưu điểm:

  • Chi phí thấp, ít tốn kém, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh
  • Có thể xác định các nguyên nhân khác gây đau thắt lưng, chẳng hạn như gãy xương, trượt đốt sống, khối u, xẹp hoặc đột sống

Nhược điểm:

  • Rất khó xác định tình trạng thoát vị đĩa đệm, cấp độ bệnh, tình trạng chèn ép các dây thần kinh hoặc tủy sống.
  • Khó chẩn đoán được các tổn thương nhỏ ở cột sống.

Khi nào cần chụp X – quang thoát vị đĩa đệm?

Mặc dù chụp X – quang rất khó để xác định thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên bác sĩ có thể chỉ định chụp X – quang cho các trường hợp như:

Công nghệ chữa thoát vị đĩa đệm mới nhất
Bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang để xác định các khối u, gãy xương và các bệnh lý cột sống khác gây đau lưng
  • Đau nhức mỏi chân tay: Thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng có thể dẫn đến đau đớn ở vùng cổ vai gáy, thắt lưng lan xuống mông và đau nhức tứ chi. Trong trường hợp này, thoát vị đĩa đệm có thể đã gây chèn ép lên các dây thần kinh, dẫn đến các cơn đau âm ỉ, kéo dài hoặc đau nhói. Cơn đau thường nghiêm trọng hơn khi người bệnh vận động mạnh.
  • Yếu cơ hoặc bại liệt: Tình trạng này thường xảy ra nếu thoát vị đĩa đệm kéo dài và không được điều trị phù hợp. Nếu bệnh diễn tiến có thể ảnh hưởng đến khả năng đi lại, vận động, gây teo cơ, khó chuyển động hoặc liệt các chi.
  • Tê bì chân tay: Thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng khiến nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ, gây chèn ép các dây thần kinh, dẫn đến tê tay, tê chân, đau vùng cổ, thắt lưng và lan xuống thân dưới cơ thể, chẳng hạn như mông, đùi và gót chân. Trong các trường hợp nặng, người bệnh có thể bị rối loạn cảm giác, ngứa ngáy, châm chích hoặc tương tự như có kiến bò trên cơ thể.

Ngoài ra, đôi khi xét nghiệm X – quang cũng được đề nghị cho các trường hợp đau thắt lưng hoặc đau vai gáy dẫn đến són tiểu, đau quanh vùng xương chậu, đau xương cụt hoặc mất cảm giác ở thân dưới. Chẩn đoán sớm và đúng phương pháp là cách tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa các biến chứng của thoát vị đĩa đệm.

Các phương pháp chụp X – quang thoát vị đĩa đệm

Có một số phương pháp chụp X – quang được áp dụng để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, chẳng hạn như:

  • Chụp thẳng, chụp nghiêng cột sống: Phương pháp này có thể được áp dụng để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hoặc thắt lưng. Thông qua hình ảnh X – quang, bác sĩ có thể xác định tình trạng trượt hoặc xẹp đĩa đệm. Bên cạnh đó, hình ảnh X – quang cũng giúp xác định tình trạng gai cột sống và loãng xương.
  • Chụp X – quang tủy sống với chất cản quang: Trong phương pháp này, người bệnh sẽ được tiêm chất cản quang vào ống tủy trước khi tiến hành chụp X – quang. Phương pháp này có chi phí cao hơn nhưng có kết quả chính xác hơn phim chụp X – quang cơ bản, có thể giúp bác sĩ xác định tình trạng tắc hoặc hẹp ống tủy sống, từ đó xác định mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
  • Chụp X – quang ở tư thế đặc biệt: Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh nằm ngửa, há miệng khi chụp X – quang để xác định tình trạng thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
  • Chụp cột sống chếch ⅗: Phương pháp này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán sự biến đổi của các lỗ liên hợp trong thoát vị đĩa đệm.

Quy trình chụp X – quang thoát vị đĩa đệm

Thông thường, chụp X – quang thoát vị đĩa đệm tương tự như các quy trình chụp X – quang bình thường khác. Các bước thực hiện bao gồm:

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm
Người bệnh cần loại bỏ các trang sức kim loại trước khi thực hiện chụp X – quang
  • Bước 1: Người bệnh cởi bỏ các trang sức và phụ kiện kim loại trên người. Thay quần áo bệnh viện.
  • Bước 2: Người bệnh đứng thẳng hoặc nằm nghiêng để bác sĩ có thể chụp X – quang hiệu quả và chính xác nhân. Quy trình thường chỉ mất khoảng 5 – 10 phút, sau đó hình ảnh sẽ được xử lý chuyên môn, phân tích và trả kết quả cho người bệnh.
  • Bước 3: Sau khi nhận phim X- quang, bác sĩ tiến hành chẩn đoán các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Nếu cần thiết, người bệnh sẽ được yêu cầu chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI) để có kết quả chính xác nhất.

Chụp X – quang thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền?

Thông thường X – quang thoát vị đĩa đệm có mức giá dao động từ 170.000 – 250.000 đồng cho mỗi lần chụp. Chi phí này không bao gồm phí khám bệnh và các chi phí liên quan khác.

Ngoài ra, chi phí chụp X – quang thoát vị đĩa đệm có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

  • Đơn vị chụp X – quang
  • Vị trí cột sống bị thoát vị đĩa đệm
  • Thiết chụp chụp X – quang

Do đó, để biết chính xác chi phí chụp X – quang thoát vị đĩa đệm, người bệnh liên hệ với địa điểm thực hiện để được hướng dẫn cụ thể.

Lưu ý khi chụp X – quang thoát vị đĩa đệm

Khi chụp X – quang, người bệnh cần thực hiện đúng quá trình chuẩn bị cũng như tuân thủ quy trình chẩn đoán để đảm bảo hiệu quả và độ chính xác của chẩn đoán hình ảnh. Một vài lưu ý khi chụp X – quang thoát vị đĩa đệm bao gồm:

chụp x quang có biết thoát vị đĩa đệm
Phụ nữ mang thai không được chụp X – quang để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi
  • Phụ nữ mang thai không được chụp X – quang cũng như CT hoặc MRI để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu không thực hiện chẩn đoán các cơ đau lưng hoặc đau vai gáy, vui lòng trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Không mang các thiết bị, dụng cụ kim loại khi chụp X – quang để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả.
  • Bức xạ X – quang có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu được thực hiện quá thường xuyên. Do đó, tránh lạm dụng phương pháp này.
  • Phụ nữ đang cho con bú nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện chụp X – quang, đặc biệt là khi cần tiêm chất cản quang.
  • Không sử dụng chất kích thích, rượu, bia, đồ uống có cồn trước khi chụp X – quang.

Chụp X – quang thông thường cho kết quả không rõ ràng trong việc chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. Do đó, nếu có điều kiện, người bệnh nên thực hiện chụp MRI để đạt kết quả tốt nhất.

Các biện pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm khác

Ngoại trừ chụp X – quang, có một số phương pháp khác có thể đánh giá cơn đau, phản xạ cơ, cảm giác và sức mạnh cơ bắp để xác định tình trạng thoát vị đĩa đệm. Cụ thể, các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI là xét nghiệm hình ảnh là phổ biến và chính xác nhất để xác định bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Hình ảnh CT Scan có thể giúp bác sĩ kiểm tra cột sống của người bệnh. Hình ảnh CT có thể cho thấy đĩa đệm đã di chuyển vào không gian xung quanh tủy sống và có gây chèn ép các dây thần kinh hay không.
  • Điện cơ đồ (EMG): Xét nghiệm này bao gồm việc đặt các kim nhỏ vào các cơ khác nhau và đánh giá chức năng của các dây thần kinh. Một thử nghiệm EMG có thể giúp xác định dây thần kinh bị ảnh hưởng bởi tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến đau cổ, lưng và chân. Mặc dù tình trạng này không gây đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên người bệnh cần được chẩn đoán và có kế hoạch chăm sóc phù hợp.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chạy Bộ Được Không
Thoát vị đĩa đệm có chạy bộ được không là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Bởi bệnh lý này gây ra nhiều cản trở trong sinh hoạt, làm giảm khả năng lao động, ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chơi Golf Được Không
Thoát vị đĩa đệm có chơi golf được không? Nên chơi như thế nào và cần thận trọng điều gì để tránh gây tổn thương đĩa đệm? Bài viết bên dưới sẽ cung cấp các thông tin cần thiết và ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Ngồi Nhiều Không
Thoát vị đĩa đệm có nên ngồi nhiều không, có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bệnh nhân không? Câu hỏi này được rất nhiều người đặt ra khi tìm hiểu về bệnh. Hiện nay, đây là bệnh xương ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chơi Cầu Lông Được Không
Thoát vị đĩa đệm có chơi cầu lông được không là thắc mắc của nhiều người yêu thể thao nhưng đang gặp vấn đề về cột sống. Cầu lông là môn thể thao thú vị và rèn luyện sức khỏe, ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Chườm Nóng Hay Lạnh
Thoát vị đĩa đệm chườm nóng hay lạnh là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bởi việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào giai đoạn và tình trạng bệnh. Bài viết này sẽ phân ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua