Chiều Dài Xương Mũi Thai Nhi Theo Tuần – Điều Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Chiều dài xương mũi thai nhi cần được kiểm tra hàng tuần để sớm phát hiện những bất thường trong thai kỳ. Trong ngưỡng giới hạn, chỉ số này giúp đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi. Đồng thời đánh giá khả năng mắc hội chứng Down của trẻ. Thông thường chiều dài xương mũi sẽ được đo vào tuần thứ 11 của thai kỳ kéo dài đến thời điểm sinh nở.

Chiều dài xương mũi thai nhi
Thông tin cơ bản về chiều dài xương mũi thai nhi, ý nghĩa và bảng chỉ số an toàn

Ý nghĩ chỉ số chiều dài xương mũi thai nhi

Đo chiều dài xương mũi thai nhi (hay xét nghiệm bất sản xương mũi) là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất, cần thực hiện đều đặn trong giai đoạn mang thai. Xét nghiệm này cho phép bác sĩ đánh giá sự phát triển bình thường của trẻ trong bụng mẹ.

Ngoài ra chiều dài xương mũi còn giúp xác định nguy cơ mắc hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh của trẻ nhỏ. Từ đó can thiệp kịp thời và có những phương pháp xử lý thích hợp nhất.

Ngoài chiều dài xương mũi thai nhi, một số chỉ số khác cũng được xác định để rõ hơn về khả năng mắc hội chứng Down. Đồng thời chắc chắn về sự phát triển bình thường của trẻ. Cụ thể:

  • Chiều dài xương đùi thai nhi (FL)
  • Tuổi thai (GA)
  • Đường kính túi thai (GSD)
  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD)
  • Chiều dài từ đầu đến mông (CRL)
  • Cân nặng ước đoán của thai nhi (EFW)

Khi nào đo chiều dài xương mũi thai nhi

Thông thường, mũi của thai nhi bắt đầu hình thành từ tuần thứ 4 của thai kỳ. Nó đảm bảo cho quá trình hít thở của bào thai. Từ tuần thứ 11 trở đi (cuối tam cá nguyệt đầu tiên), những thành phần cơ bản của mũi bắt đầu hình thành. Sau đó phát triển theo thời gian đến khi hoàn thiện cấu trúc của bộ phận này.

Chính vì thế mẹ bầu được yêu cầu siêu âm để đo chiều dài xương mũi thai nhi từ tuần thứ 11 của thai kỳ. Thực hiện theo định kỳ kéo dài đến thời điểm sinh nở.

Xương mũi phát triển theo thời gian và có sự chênh lệch về chiều dài ở mỗi tuần thai. Ngược lại, xương mũi không hình thành (bất sản xương mũi) hoặc không phát triển, trẻ sẽ có nguy cơ mắc hội chứng Down.

Đo chiều dài xương mũi thai nhi từ tuần thứ 11 của thai kỳ
Đo chiều dài xương mũi thai nhi từ tuần thứ 11 của thai, khi các thành phần cơ bản của mũi bắt đầu hình thành

Chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần

Để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường, mẹ có thể kiểm tra và theo dõi thai dựa vào bảng chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần. Nếu có bất thường, thai phụ cần trao đổi thông tin với bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời xem xét và áp dụng những cách xử lý phù hợp nhất

Bảng đo chiều dài xương mũi trong 3 tháng đầu thai kỳ:

Tuổi thai (tuần) Chiều dài xương mũi thai nhi (mm)
11 1,97
12 2,37
13 2,90
14 3,44
15 4,55
20 Từ 4,50

Lưu ý:

  • Trẻ phát triển bình thường khi chiều dài xương mũi từ 4,50 mm ở tuần thứ 20 của thai kỳ.
  • Trẻ có nguy cơ cao mắc hội chứng Down nếu chiều dài xương mũi < 3,50 mm ở tuần thứ 22 của thai kỳ.
  • Chiều dài xương mũi thai nhi (NBL) tăng lên luyến tính với chiều dài mông vú (CRL) và tuổi thai tiến triển (GA). Vì thế một số xét nghiệm khác sẽ được thực hiện nếu có bất thường.
  • Chiều dài xương mũi thai nhi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như yếu tố di truyền. Chính vì thế, bảng chỉ số nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Các tiêu chuẩn đánh giá xương mũi

Khi đánh giá chiều dài xương mũi trong 3 tháng đầu thai kỳ, chỉ số do được phải đạt những tiêu chuẩn dưới dưới đây:

  • Khi siêu âm, sóng siêu âm qua nhau thai phải thẳng góc với da trước xương mũi.
  • Xương hàm trên không được nối tiếp lên vùng xương mũi. Bởi cấu tạo này là một đường thẳng tách rời.
  • Trong khi siêu âm, mặt thai nhi phải hướng về phía đầu dò.
  • Mặt cắt dọc giữa phải chuẩn, thai nhi ở trong tư thế trung tính.
    •  Một khoảng trống giữa ngực và cằm
    •  Phần đầu và cổ trên một đường thẳng.

Ngoài siêu âm, khảo sát tam giác sau mũi (retronasal triangle) cũng là một kỹ thuật thường được dùng để đo chiều dài xương mũi, đánh giá sự phát triển của thai nhi.

Các tiêu chuẩn đánh giá xương mũi
Các tiêu chuẩn đánh giá xương mũi trong 3 tháng đầu thai kỳ

Nguy cơ mắc hội chứng Down

Hội chứng Down (bệnh Down) là một dạng rối loạn nhiễm sắc thể di truyền. Hội chứng này làm chậm phát triển thần kinh, mất khả năng học tập ở trẻ em. Hội chứng Down khá phổ biến, thường được chuẩn đoán nguy cơ thông qua chỉ số chiều dài xương đùi và chỉ số chiều dài xương mũi thai nhi.

Ở quý II của thai kỳ, xương mũi ngắn hoặc bất sản xương mũi đều làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Down ở trẻ nhỏ. Trong đó trẻ có nguy cơ bị Down nếu chiều dài xương mũi < 3,50 mm ở tuần thứ 22 của thai kỳ.

Nguy cơ mắc hội chứng Down của thai nhi tăng lên gấp 83 lần nếu thuộc nhóm bất sản xương mũi. Trong trường hợp này, thai phụ được chỉ định một số xét nghiệm sàn lọc để rõ hơn về nguy cơ và có hướng xử lý thích hợp nhất. Chẳng hạn như chọc ối, xét nghiệm sàn lọc trước khi sinh không xâm lấn NIPT.

Trong nhiều trường hợp, chọc ối và Non-invasive prenatal test cho ra kết quả bình thường. Điều này có thể do yếu tố di truyền tác động khiến xương mũi ngắn. Khi có kết quả bình thường sau chọc ối và Non-invasive prenatal test, thai phụ có thể yên tâm chăm sóc sức khỏe. Đồng thời tiếp tục theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Biện pháp cải thiện chỉ số phát triển thai nhi

Dưới đây là những biện pháp giúp cải thiện chỉ số phát triển thai nhi:

1. Kế hoạch sinh sản hợp lý

Để đảm bảo chiều dài xương mũi thai nhi phát triển bình thường và giảm nguy cơ mắc hội chứng Down, ba mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Không sinh con quá muộn (trên 35 tuổi)
  • Tầm soát bệnh Down từ tuần thứ 12 của thai kỳ.
  • Khám sức khỏe tổng quát sức khỏe trước khi mang thai (cả hai vợ chồng)
  • Thực hiện tiêm phòng đầy đủ vắc xin cần thiết cho quá trình mang thai.
  • Không tự ý sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai.
Không sinh con quá muộn
Không sinh con muộn để giảm nguy cơ mắc hội chứng Down, xương mũi phát triển bình thường

2. Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai

Thai phụ cần sinh hoạt lành mạnh kết hợp chế độ ăn uống khoa học trong thời kỳ mang thai. Các nghiên cứu cho thấy, dinh dưỡng khoa học và cân bằng là biện pháp tốt nhất giúp cải thiện chỉ số phát triển thai nhi. Đồng thời đảm bảo chiều dài xương mũi phát triển bình thường.

  • Đảm bảo bổ sung đủ 5 nhóm chất:
    • Chất đạm
    • Chất béo
    • Chất bột đường
    • Chất xơ
    • Vitamin và khoáng chất.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất tốt cho xương: Tăng cường bổ sung vitamin D, canxi từ các nhóm thực phẩm lành mạnh. Chẳng hạn như: Thịt nạc, cá, trứng, sữa và những chế phẩm của sữa, các loại rau xanh, hoa quả tươi, các loại đậu và hạt, ngũ cốc, dầu thực vật. Những thành phần này có thể đảm bảo quá trình phát triển khỏe mạnh của thai nhi, xây dựng hệ thống xương khớp chắc khỏe, giảm nguy cơ bất sản xương mũi.
  • Dùng thực phẩm kết hợp viên uống bổ sung chất sắt: Đây là một trong những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển thai nhi. Chất này tham gia sản sinh hồng cầu, ngăn thiếu máu, cung cấp lượng máu cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Những loại thực phẩm giàu chất sắt gồm thịt đỏ, bơ đậu phộng, rau lá xanh đậm (như rau bina, cải xoăn), đậu nành, trứng, trái cây khô, bông cải xanh, các loại hạt.
  • Không quên bổ sung chất kẽm và axit folic: Kẽm và axit folic cần được bổ sung trước và trong thời kỳ mang thai. Axit folic có tác dụng phòng ngừa dị tật ống thần kinh, hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện. Trong khi đó chất kẽm giúp đảm bảo sức khỏe và quá trình phát triển của thai, tăng vận chuyển sắt và oxy hóa ở nhau thai. Chất kẽm và axit folic có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, hạt khô, trứng, động vật có vỏ, thịt, các loại hạt, bông cải xanh…
  • Bổ sung iốt: Iốt giúp thai nhi phát triển não bộ, đảm bảo sự chuyển hóa bình thường trong cơ thể. Cá biển, rau chân vịt, rau cần, tảo bẹ, tảo tía là những loại thực phẩm giàu iốt không nên bỏ qua.
  • Chất đạm (protein): Thành phần này cung cấp năng lượng, đảm bảo mô và cơ quan của thai nhi phát triển.
  • Kiêng một số thực phẩm và thức uống: Những thực phẩm và thức uống không tốt cho quá trình phát triển của thai nhi, không nên tiêu thụ gồm:
    • Thức uống chứa chất kích thích, caffein
    • Rượu, bia và những thức uống chứa cồn khác
    • Nước ngọt có gas
    • Bánh kẹo quá ngọt
    • Thực phẩm nhiều chất béo không lành mạnh và dầu mỡ.
Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai để cải thiện chỉ số phát triển thai nhi

3. Chăm sóc và sinh hoạt khoa học

Dưới đây là một số hướng dẫn về cách chăm sóc và sinh hoạt khoa học để cải thiện chỉ số phát triển thai nhi:

  • Nghỉ ngơi hợp lý. Không làm việc hay vận động gắng sức.
  • Tránh sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều tiếng ồn.
  • Tránh hít khói bụi và khói thuốc lá tự động.
  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm và ngủ trước 23 giờ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan và vui vẻ. Tránh căng thẳng quá mức. Có thể ngồi thiền hoặc đọc sách để giải tỏa căng thẳng.
  • Có chế độ luyện tập và vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe, thai nhi phát triển tốt hơn. Lựa chọn các bộ môn, bài tập có cường độ thích hợp, cụ thể như bơi lội, yoga và đi bộ.
Giữ thói quen luyện tập và vận động nhẹ nhàng khi mang thai
Giữ thói quen luyện tập và vận động nhẹ nhàng khi mang thai để thai nhi phát triển toàn diện và tốt hơn

Chiều dài xương mũi thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng giúp đánh giá sự phát triển và tình trạng sức khỏe của thai. Vì thế thai phụ cần thăm khám và kiểm tra chỉ số định kỳ (theo hướng dẫn của bác sĩ).

Trong nhiều trường hợp, thai nhi có chiều dài xương mũi cao hoặc thấp hơn mức bình thường. Tuy nhiên thai phụ cần tránh lo lắng bởi chỉ số này chỉ mang tính chất tham khảo, chiều dài xương mũi có thể chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác như di truyền.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bị Gai Cột Sống Có Nên Uống Canxi Không
Bị gai cột sống có nên uống canxi không? Bổ sung canxi có khiến các triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và hướng ...
Xem chi tiết
Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không
Sụn khớp có tái tạo được không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương cần phục hồi sụn. Một số thông tin trong bài viết ...
Xem chi tiết
Quan Hệ Nhiều Có Ảnh Hưởng Đến Xương Khớp Không
Quan hệ nhiều có ảnh hưởng đến xương khớp không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tần suất, tư thế và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là quan hệ đều đặn, ...
Xem chi tiết
Đi Bộ Có Tăng Chiều Cao Không
Đi bộ có tăng chiều cao không? Nên đi bộ như thế nào? Luyện tập trong bao lâu là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đi bộ cũng như bất kỳ hình ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Gối Có Đi Được Không
Trật khớp gối có đi được không tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh cụ thể của chấn thương. Do đó, nếu trật khớp gối hoặc sau khi chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện ngay ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua