Chi Phí Phẫu Thuật Gãy Xương Chân Có Đắt Không?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Chi phí phẫu thuật gãy xương chân sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, phương pháp mổ được thực hiện và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. Trao đổi với bác sĩ hoặc liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn phù hợp nhất.

Khi nào cần mổ gãy xương chân?

Gãy chân là tình trạng gãy hoặc nứt một trong các xương ở chân. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do té ngã, tai nạn hoặc chấn thương thể thao. Các phương pháp điều trị tùy thuộc vào loại và vị trí của chấn thương.

chi phí mổ gãy xương ống chân
Chi phí mổ gãy xương ống chân sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng hoặc loại phẫu thuật được thực hiện

Nếu bị gãy chân người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức để được điều trị phù hợp nhất. Bác sĩ sẽ tiến hành cố định chân bằng nẹp và băng lại các vết thương hở. Người bệnh có thể cần dùng thuốc giảm đau, phẫu thuật, bó bột hoặc ghim kim loại để cố định xương bị gãy.

Phẫu thuật điều trị gãy chân được chỉ định trong trường hợp xương bị lệch, bị rút ngắn, bị gãy chọc qua da. Phẫu thuật có thể giúp căn chỉnh và ổn định xương và ngăn ngừa các biến chứng.

Thông thường, phẫu thuật gãy xương chân sẽ được chỉ định trong các trường hợp như:

  • Gãy xương phức tạp hoặc nghiêm trọng: Phẫu thuật có thể cần thiết đối với những gãy xương nghiêm trọng hoặc phức tạp, chẳng hạn như gãy xương hở (xương xuyên qua da), gãy vụn (xương vỡ thành nhiều mảnh) hoặc gãy xương ảnh hưởng đến sự liên kết của xương.
  • Gãy xương di lệch: Nếu các đầu xương gãy bị lệch và không thể sắp xếp lại chính xác bằng các phương pháp không phẫu thuật (chẳng hạn như bó bột hoặc nẹp), có thể cần phải phẫu thuật để căn chỉnh và ổn định xương bằng cách sử dụng tấm kim loại, ốc vít, dây thép hoặc các phương pháp cố định khác.
  • Liên quan đến khớp: Nếu xương gãy ảnh hưởng đến khớp, đặc biệt là khớp chịu trọng lượng như hông hoặc đầu gối, có thể cần phải phẫu thuật để khôi phục lại sự liên kết, ổn định và chức năng của khớp.
  • Chấn thương mảng tăng trưởng: Trẻ em và thanh thiếu niên bị gãy xương chân liên quan đến mảng tăng trưởng (khu vực xương phát triển ở đầu xương dài) có thể cần phẫu thuật để đảm bảo xương tăng trưởng và phát triển thích hợp.
  • Gãy xương không lành: Trong một số trường hợp, gãy xương có thể không tự lành đúng cách (không liền nhau) hoặc có thể lành theo cách ảnh hưởng đến chức năng bình thường của chân. Trong những trường hợp này, có thể cần phải phẫu thuật để thúc đẩy quá trình lành xương hoặc điều chỉnh lại sự liên kết.

Mổ gãy xương chân là phẫu thuật phổ biến, có tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên người bệnh cần đến bệnh viện để được đánh giá, chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Các phương pháp phẫu thuật gãy xương cẳng chân

Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau cho trường hợp gãy chân, tùy thuộc vào loại và vị trí gãy xương. Một số phương pháp phổ biến là:

1. Cố định bằng ghim và tấm kim loại

Các ghim và tấm kim loại thường được sử dụng trong phẫu thuật điều trị gãy chân. Những dụng cụ này mang lại sự ổn định và giữ các mảnh xương gãy lại với nhau nhằm thúc đẩy quá trình lành thương và liên kết thích hợp.

Ghim và tấm kim loại thường được làm bằng vật liệu như thép không gỉ hoặc titan, tương thích sinh học và có thể chịu được lực tác động lên xương trong quá trình di chuyển. Những thiết bị kim loại này thường được đặt bên trong, nghĩa là được cấy trực tiếp vào cơ thể thông qua vết mổ. Các ghim có thể được đưa qua da và vào xương, trong khi các tấm nẹp được định vị trên bề mặt xương và được cố định bằng vít.

chi phí mổ gãy xương chân
Cố định bằng ghim và tấm kim loại giúp các mảnh xương gãy có thời gian lành lại

Ghim và tấm kim loại giúp sắp xếp lại các mảnh xương bị gãy về vị trí bình thường. Điều này tạo điều kiện cho việc chữa lành thích hợp, giảm đau và phục hồi chức năng của chân.

Có nhiều loại ghim và tấm kim loại khác nhau được sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí và mức độ nghiêm trọng của vết gãy và chất lượng xương của bệnh nhân. Bác sĩ phẫu thuật sẽ chọn kích thước, hình dạng và cấu hình thích hợp của thiết bị phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.

Sau khi xương đã lành hẳn, các ghim và tấm kim loại sẽ được loại bỏ thông qua một thủ tục phẫu thuật riêng biệt. Tuy nhiên, quyết định loại bỏ các dụng cụ này sẽ được bác sĩ phẫu thuật quyết định dựa trên tiến triển, triệu chứng và quá trình lành xương tổng thể của bệnh nhân.

2. Cố định bằng dây thép

Dây kim loại, dây thép, còn được gọi là dây cerclage, đôi khi được sử dụng trong phẫu thuật điều trị gãy chân. Dây này được sử dụng để cung cấp thêm sự ổn định và hỗ trợ cho xương bị gãy. Việc sử dụng dây kim loại thường phụ thuộc vào loại và vị trí cụ thể của vết gãy cũng như nhu cầu của người bệnh.

Tuy nhiên, dây kim loại không phù hợp với mọi loại gãy xương và có thể gây ra một số rủi ro, chẳng hạn như nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh hoặc khả năng lành vết thương kém. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dây kim loại điều trị gãy xương chân.

Quy trình sử dụng dây kim loại để điều trị gãy chân có thể khác nhau tùy thuộc vào loại và vị trí gãy xương, nhưng nhìn chung phương pháp này bao gồm các bước sau:

  • Bệnh nhân được gây mê để giảm đau
  • Bác sĩ phẫu thuật rạch da và để lộ xương
  • Bác sĩ chèn dây kim loại vào các mảnh xương và cố định các xương lại với nhau
  • Đóng vết mổ và băng lại
  • Bệnh nhân được dùng thuốc giảm đau và kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, nâng cao chân và tái khám thường xuyên
  • Dây kim loại được tháo ra sau 4 – 6 tuần khi chân bị gãy đã lành hẳn

Quy trình cố định xương bằng dây kim loại cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để được chẩn đoán, đánh giá tình trạng và thực hiện thủ thuật hiệu quả.

3. Dụng cụ cố định bên ngoài

Dụng cụ cố định bên ngoài là một thiết bị y tế được sử dụng để điều trị gãy xương cẳng chân. Thiết bị này giúp ổn định xương gãy từ bên ngoài cơ thể. Quy trình phẫu thuật đặt dụng cụ cố định bên ngoài được thực hiện trong phòng phẫu thuật trong điều kiện vô trùng.

chi phí mổ chân bị gãy
Cố định bên ngoài giúp ổn định xương, hỗ trợ quá trình lành xương và phục hồi chức năng chuyển động linh hoạt

Bác sĩ sẽ thực hiện một vết mổ để lộ xương bị gãy. Ghim hoặc dây kim loại được đưa qua da và vào các mảnh xương khỏe mạnh cả phía trên và phía dưới vị trí gãy xương. Các dây này đóng vai trò là điểm neo cho bộ cố định bên ngoài và mang lại sự ổn định cho chân.

Khi các dây được đặt đúng cách, một khung bên ngoài sẽ được gắn vào. Khung này bao gồm các thanh, kẹp và các bộ phận kết nối khác. Khung sẽ được đặt bên ngoài chân, bao quanh vùng bị gãy. Bác sĩ sẽ thực hiện các điều chỉnh đối với bộ cố định bên ngoài để căn chỉnh chính xác các xương bị gãy, thúc đẩy quá trình lành vết thương thích hợp.

Sau khi lắp đặt thiết bị cố định bên ngoài, người bệnh cần được kiểm tra và theo dõi thường xuyên. Người bệnh cần thực hiện các hướng dẫn của bác sĩ để làm sạch và bảo trì dụng cụ cố định và vết mổ để ngăn ngừa biến chứng.

Chi phí phẫu thuật gãy xương chân là bao nhiêu?

Tổng chi phí phẫu thuật gãy xương chân là bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào dụng cụ mổ, loại phẫu thuật, các chi phí phát sinh và cơ sở y tế thực hiện. Dưới đây là mức phí tham khảo:

1. Chi phí dụng cụ mổ

Có nhiều dụng cụ khác nhau được sử dụng để mổ gãy chân, tùy thuộc vào loại gãy xương (gãy kín hay gãy hở) và phương pháp được thực hiện (đinh nội tủy hoặc nẹp cố định bệnh ngoài).

Trong trường hợp gãy xương cẳng chân (thân xương chày) phương pháp nổ tối ưu nhất là đóng đinh nội tủy. Đinh nội tủy sẽ chịu lực thay cho phần xương gãy, giúp kiểm soát cơn đau nhanh chóng và người bệnh có thể di chuyển ngay sau khi mổ.

Sau khi mổ gãy chân, người bệnh thường được bó bột hoặc can thiệp tối thiểu để nâng cao hiệu quả điều trị.

Tùy thuộc vào loại phẫu thuật và tình trạng cụ thể, chi phí dụng cụ định nội tủy và nẹp vít mổ gãy xương ống chân có thể dao động khoảng 13 – 15 triệu đồng. Hiện nay bảo hiểm y tế có chi trả cho thủ thuật này, do đó nếu có tham gia bảo hiểm, người bệnh nên thông báo với cơ sở y tế để được tư vấn phù hợp.

2. Chi phí mổ chân bị gãy bằng nẹp vít / đóng đinh nội tủy

Đối với các loại gãy xương chày ở đầu trên hoặc đầu dưới và gãy ⅓ dưới xương mác (tại vị trí mắt cá chân) sẽ được chỉ định mổ đặt nẹp vít. Cụ thể, chi phí phẫu thuật gãy xương chân sẽ dao động như sau:

chi phí phẫu thuật gãy xương cẳng chân
Trao đổi với bác sĩ để xác định chính xác chi phí phẫu thuật gãy xương chân
  • Phẫu thuật KHX gãy cổ xương đùi: 3.600.000 đồng
  • Phẫu thuật KHX gãy liên mấu chuyển xương đùi: 3.600.000 đồng
  • Phẫu thuật KHX gãy thân xương đùi: 3.600.000 đồng
  • Phẫu thuật KHX gãy trên và liên lồi cầu xương đùi: 3.600.000 đồng
  • Phẫu thuật KHX gãy thân xương đùi phức tạp: 3.600.000 đồng
  • Phẫu thuật KHX gãy bánh chè: 2.000.000 đồng
  • Phẫu thuật KHX gãy hai mâm chày: 5.00.000 đồng

Lưu ý: Chi phí này chưa bao gồm chi phí dụng cụ, xét nghiệm, chẩn đoán và các chi phí phát sinh khác.

Trong trường hợp người bệnh gãy cả xương chày và xương mác, tổng chi phí phẫu thuật thường khoảng 25 – 30 triệu đồng, bao gồm cả chi phí dụng cụ và chi phí thực hiện phẫu thuật. Để biết chính xác chi phí phẫu thuật gãy xương chân là bao nhiêu, người bệnh liên hệ với bác sĩ hoặc cơ sở y tế thực hiện phẫu thuật để được tư vấn phù hợp nhất.

3. Các chi phí liên quan

Ngoài trừ phí dụng cụ và phí phẫu thuật, chi phí mổ gãy xương chân cũng có thể thay đổi nếu người bệnh cần thực hiện các chẩn đoán liên quan. Mức phí này thường dao động như sau:

  • Chụp CT Scan: 450.000 – 2.000.000 đồng
  • Chụp X – quang: 60.000 – 100.000 đồng
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): 1.500.000 – 2.100.000 đồng

Các chi phí này chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi mà không báo trước. Người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán, đánh giá tình trạng và xác định chi phí phẫu thuật gãy xương chân chính xác nhất.

Chăm sóc sau khi mổ gãy xương ống chân

Sau khi phẫu thuật gãy chân, người bệnh cần có kế hoạch chăm sóc vết thương, kiểm soát cơn đau và phục hồi khả năng vận động bình thường. Một số lưu ý bao gồm:

  • Giữ vết thương sạch sẽ, khô ráo và làm theo hướng dẫn của bác sĩ về việc thay băng, vệ sinh vết thương
  • Dùng thuốc giảm đau theo quy định và tránh uống rượu hoặc các loại thuốc khác để ngăn ngừa nguy cơ tương tác thuốc
  • Chườm đá và nâng cao chân để giảm sưng, viêm
  • Sử dụng nạng, xe tập đi hoặc xe lăn để di chuyển an toàn và tránh dồn trọng lượng lên chân
  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để tăng cường cơ bắp và cải thiện phạm vi chuyển động
  • Tái khám đúng hẹn để kiểm tra quá trình lành xương và phần cứng
  • Chú ý các dấu hiệu nhiễm trùng, hình thành các cục máu đông hoặc hội chứng khoang, đây là các biến chứng nghiêm trọng và cần được điều trị y tế ngay lập tức.

Chi phí phẫu thuật gãy xương chân sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, loại phẫu thuật, trình độ của đội ngũ bác sĩ và cơ sở y tế thực hiện phẫu thuật. Để nắm rõ mức chi phí cần chi trả, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn phù hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bị Gãy Xương Bánh Chè Bao Lâu Thì Lành
Bị gãy xương bánh chè bao lâu thì lành, có đi lại được không còn tùy thuộc vào phân loại và mức độ tổn thương, quá trình phục hồi chức năng sau điều trị. Đây là một chấn thương nghiêm ...
Xem chi tiết
Mổ Rách Sụn Chêm Ở Đâu Tốt
Xác định mổ rách sụn chêm ở đâu tốt là điều cần thiết và quan trọng để có kế hoạch thăm khám, điều trị hiệu quả, an toàn nhất. Người bệnh nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y ...
Xem chi tiết
Bó Bột Chân Có Đi Được Không
Bó bột chân có thể gây ảnh hưởng đến việc di chuyển cũng như đi lại của người bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần duy trì sự tập luyện phù hợp để tránh teo cơ, cứng khớp cũng như loãng ...
Xem chi tiết
Bị Đứt Dây Chằng Có Quan Hệ Được Không
Đứt dây chằng là chấn thương phổ biến, đặc biệt là dây chằng đầu gối ở vận động viên và người chơi thể thao. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, người bệnh có thể bị đau ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Chày Có Đá Bóng Được Không
Gãy xương chày có đá bóng được không phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ, phương pháp điều trị và quá trình phục hồi của người bệnh. Do đó, nếu bị gãy xương, người bệnh nên đến bệnh viện ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua