Giải Pháp Châm Cứu Đau Khớp Gối Hiệu Quả Theo Đông Y

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Châm cứu đau khớp gối là phương pháp điều trị có nguồn gốc từ Đông y và được đánh giá mang lại hiệu quả cao. Cách trị bệnh này dựa trên tác động các huyệt đạo tương ứng thông qua sử dụng kim châm để kiểm soát bệnh lý. Ưu điểm của phương pháp này là không sử dụng thuốc, có độ an toàn cao và áp dụng cho nhiều đối tượng. 

Phương pháp châm cứu đau khớp gối là gì?

Đau khớp gối là vấn đề về sức khỏe xương khớp khá phổ biến, tình trạng này đặc trưng bởi biểu hiện đau nhức, cứng khớp, gặp khó khăn khi di chuyển, vận động. Cơn đau có xu hướng tiến triển nặng nề khi vận động mạnh, các hoạt động ở khớp gối ở cường độ cao.

điều trị đau khớp gối bằng châm cứu
Phương pháp châm cứu đau khớp gối có nguồn gốc từ Đông y

Thông thường, cơn đau khớp gối có thể tự thuyên giảm mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, trong trường hợp triệu chứng tiến triển nặng, kéo dài dai dẳng và dấu hiệu của các bệnh liên quan như viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối, tràn dịch khớp gối,… cần được thăm khám và điều trị đúng cách để kiểm soát tốt.

Trong Đông y, đau khớp gối thuốc chứng Tý, khởi phát do thấp nhiệt, phong hàn xâm nhập cơ thể. Khi đó, người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi, đau nhức khớp gối do ách tắc khí huyết, ảnh hưởng đến kinh mạch, phủ tạng suy yếu và âm dương không cân bằng.

Có nhiều phương pháp điều trị khớp gối bằng Đông y từ những bài thuốc cổ phương, xoa bóp, cấy chỉ, bấm huyệt và châm cứu. Hiện tại, châm cứu đau khớp gối được nhiều bệnh nhân lựa chọn và phản hồi tích cực về hiệu quả cũng như độ an toàn trong suốt quá trình điều trị.

Châm cứu chữa đau khớp gối được phát triển bởi Đông y. Theo đó, việc tác động lên các huyệt vị tương ứng bằng kim châm sẽ kích thích cơ chế tự chữa bệnh, giảm đau, điều hòa khí huyết, tăng cường sức khỏe và mang lại hiệu quả điều trị tốt. Phương pháp điều trị này cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm.

Lợi ích của châm cứu đau khớp gối theo Đông y

Các nghiên cứu nhận thấy, phương pháp châm cứu giúp nhiều bệnh nhân kiểm soát cơn đau khớp gối, tăng cường sức mạnh và giúp lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể. Phương pháp này áp dụng với những trường hợp đau khớp gối do tràn dịch khớp, viêm gân, thoái hóa khớp, đau do một số nguyên nhân thông thường.

Thông qua các thử nghiệm lâm sàng, nhiều người nhận thấy kết quả tích cực sau khi áp dụng phương pháp châm cứu. Về cơ chế, khi châm cứu cơ thể sẽ tiết ra endorphin giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, đồng thời kích hoạt khả năng tự chữa bệnh. Có thể nhận thấy, tác dụng chữa bệnh bằng châm cứu sẽ có độ an toàn cao và mang lại kết quả lâu dài.

Dưới đây là một số lợi ích của phương pháp châm cứu đau khớp gối theo Đông y:

  • Giảm đau nhức, cứng khớp gối nhanh chóng
  • Khắc phục tắc nghẽn, giúp lưu thông khí huyết đến khớp gối
  • Ngăn chặn các triệu chứng ở khớp gối tiến triển nặng nề và kéo dài dai dẳng
  • Giúp thư giãn cơ, giảm căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả
  • Tăng cường sức đề kháng, giúp cơ, khớp hấp thu dưỡng chất tốt hơn, từ đó phòng ngừa các vấn đề xương khớp.

Chỉ định – Chống chỉ định

Châm cứu đau khớp gối được đánh giá có độ an toàn cao, không sử dụng thuốc hoặc xâm lấn sâu. Dù vậy, không phải tất cả các trường hợp bị đau khớp gối đều được chỉ định phương pháp điều trị này. Trường hợp đau khớp gối ở mức độ nặng nếu phụ thuộc vào cách chữa châm cứu sẽ khiến bệnh càng ngày nghiêm trọng và gây ra biến chứng.

phụ nữ mang thai không châm cứu
Phương pháp châm cứu đau khớp gối không chỉ định cho phụ nữ mang thai

Trong Đông y, châm cứu đau khớp gối áp dụng cho những trường hợp sau:

  • Đau khớp gối ở mức độ vừa và nhẹ
  • Tình trạng đau khớp gối được xác định do viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối, tràn dịch khớp gối
  • Đau nhức khớp gối về đêm gây ra các biểu hiện mất ngủ, ăn uống kém, đau đầu.

Chống chỉ định:

  • Phụ nữ mang thai
  • Cơ thể suy nhược
  • Sốt cao
  • Viêm khớp nhiễm trùng
  • Xuất hiện vết thương hở ở vị trí huyệt cần châm

Châm cứu đau khớp gối theo thể bệnh

Trong Đông y, đau khớp gối được chia thành thể bệnh khác nhau dựa vào nguyên nhân khởi phát. Ở mỗi thể bệnh sẽ châm cứu các huyệt vị tương ứng nhằm kiểm soát tốt triệu chứng đau nhức cùng các biểu hiện khác đi kèm.

Dưới đây là cách châm cứu đau khớp gối theo từng thể bệnh:

Đau khớp gối do hàn thấp

Với những trường hợp bùng phát cơn đau khớp gối do hàn thấp phạm quan tiết, bệnh nhân có thể nhận thấy các biểu hiện như cứng khớp, cơn đau bùng phát về đêm, tê mỏi, sưng phù khớp gối, cơn đau bùng phát đột ngột và có xu hướng thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi.

Để khắc phục tốt bệnh lý, lương y sẽ tập trung tán hàn, khu phong, trừ thấp và thông kinh hoạt lạc. Song song với châm cứu, người bệnh có thể được hướng dẫn dùng bài thuốc Đông y kết hợp để tăng hiệu quả điều trị, từ đó kiểm soát chứng bệnh nhanh chóng và duy trì kết quả lâu dài.

Châm cứu tại các huyệt vị như:

  • Tất nhãn: Huyệt vị được xác định ở khu vực lõm bờ dưới của xương bánh chè. Tác động đến Huyệt Tất nhãn đúng cách sẽ giúp tăng khả năng vận động tại cơ chân, cải thiện tình trạng co cứng, tê bì.
  • Độc tỵ: Huyệt Độc tỵ thuộc Vị linh và nằm ở thứ 35. Huyệt vị này có thể xác định ở hõm bờ dưới bên ngoài xương đầu gối và là nơi tiếp giáp xương bánh chè và đầu trên của xương chày.
  • Dương lăng tuyền: Là huyệt 34 trong kinh túc thiếu dương đởm, Huyệt Dương lăng tuyền có tác dụng làm giảm tình trạng đau nhức khớp gối, giảm sốt, đồng thời hỗ trợ điều trị các vấn đề ở lưng, hông, cơ bắp. Huyệt vị này có vị trí ở lõm giữa xương mác và xương chày.
  • Âm lăng tuyền: Để kiểm soát cơn đau khớp gối, lương y sẽ tác dụng đến huyệt Âm lăng tuyền thông qua phương pháp châm cứu. Huyệt nằm ở mé trong dưới xương đầu gối. Để xác định chính xác, dùng tay rà theo bờ trong xương ống chân và ở vùng lồi xương cao nhất chính là Huyệt Âm lăng tuyền.
  • Huyết hải: Trong kinh Tỳ, Huyệt Huyết hải là huyệt thứ 10. Để tìm vị trí của huyệt vị này, bạn đứng thẳng rồi dùng tay đo từ bờ trên xương bánh chè lên 2 thốn rồi đo ngang từ ngoài vào trong 1 thốn. Châm cứu huyệt này giúp thanh huyết, điều huyết, cải thiện cơn đau đầu gối hiệu quả.
  • Phong long (tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể): Huyệt vị này nằm ở ngoài mắt cá chân. Từ đường ngang khớp gối đo xuống 8 thốn và từ đường ngang cổ chân đo lên 8 thốn là vị trí của Huyệt Phong long.

Đau khớp gối do thận khí hư

Cơn đau khớp gối do thận khí hư đặc trưng với tình trạng đau âm ỉ, phù nhẹ ở đầu gối và mỏi khớp. Cơn đau khiến bệnh nhân hạn chế vận động và có xu hướng tiến triển nặng hơn khi đi lại. Trong trường hợp này, Đông y sẽ tập trung vào phép trị bổ cốt tủy và ôn bổ thận dương.

Ngoài các huyệt vị thông dụng như Dương lăng tuyền, Huyết hải, Âm lăng tuyền thì còn châm thêm một số huyệt khác như Độc tỵ, Tất Quan. Thời gian của mỗi lần châm cứu sẽ kéo dài từ 15 – 20 phút tùy vào tình trạng bệnh lý.

Quy trình châm cứu đau khớp gối

Quy trình châm cứu đau khớp gối cần phải đảm bảo đầy đủ các bước để đảm bảo an toàn cũng như mang lại kết quả điều trị tốt nhất. Việc xác định huyệt vị đến kỹ thuật châm cần phải được thực hiện bởi lương y có chuyên môn và kinh nghiệm. Bên cạnh đó, về phía bệnh nhân cũng cần chuẩn bị tốt cho buổi trị liệu để tránh phát sinh rủi ro.

châm cứu đau khớp gối
Quy trình châm cứu chữa đau khớp được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn

Dưới đây là quy trình châm cứu đau khớp gối:

Chuẩn bị:

  • Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán để đảm bảo bệnh nhân đủ điều kiện châm cứu đau khớp gối. Bên cạnh đó, căn cứ vào tình trạng, nguyên nhân bệnh lý sẽ lên kế hoạch điều trị phù hợp.
  • Giữ sức khỏe tốt nhất khoảng 1 – 2 ngày trước khi châm cứu. Trường hợp đến kỳ kinh nguyệt, đang sử dụng thuốc cần thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Người châm cứu nên giữ tinh thần thoải mái, thả lỏng để đảm bảo buổi trị liệu đạt được kết quả tốt nhất.
  • Trước khi châm cứu không uống bia rượu, hút thuốc lá hoặc dùng các chất kích thích khác
  • Nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ và mặc quần áo thông thoáng trước buổi châm cứu
  • Người bệnh tránh để bụng đói hoặc ăn quá no trước khi châm cứu

Thực hiện:

  •  Người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm ở tư thế phù hợp trước khi tiến hành châm cứu
  • Kim châm và các dụng cụ sử dụng đều được sát khuẩn, khử trùng nhằm đảm bảo an toàn, phòng tránh tai biến sau châm
  • Bác sĩ sẽ xác định các huyệt vị cần châm và tiến hành sát khuẩn để tránh nhiễm trùng sau châm cứu
  • Sau đó sẽ tiến hành châm cứu. Trong một vài trường hợp sẽ được dùng thêm thiết bị hỗ trợ để kích thích cơ chế tự chữa bệnh, kiểm soát cơn đau nhanh chóng
  • Cuối cùng sẽ rút kim châm ra và sát khuẩn lại lần nửa

Chăm sóc sau châm cứu:

  • Bệnh nhân sau khi châm cứu sẽ được hướng dẫn nằm nghỉ ngơi tại chỗ để tiện cho việc theo dõi các phản ứng. Nếu sau 30 phút không có biểu hiện bất thường, bạn sẽ trở về nhà.
  • Sau châm cứu trong vài ngày đầu, người bệnh tránh vận động mạnh hoặc đi lại quá nhiều.
  • Trong 1 – 2 ngày đầu, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng
  • Tuyệt đối không mang vác vật nặng vì có thể khiến bệnh lý tiến triển nặng nề, ảnh hưởng đến kết quả điều trị
  • Thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng để giúp các cơ linh hoạt, ngăn ngừa căng cơ, co cứng. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn bài tập phù hợp.
  • Tái khám và thực hiện lần châm cứu kế tiếp theo đúng lịch của bác sĩ để đảm bảo kết quả tốt và duy trì kết quả lâu dài.

Các tai biến khi châm cứu đau khớp gối

Phương pháp châm cứu đau khớp gối theo Đông y được được đánh giá có độ an toàn cao, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân. Cách chữa này không chỉ làm giảm tác dụng phụ do thuốc Tây gây ra mà còn duy trì kết quả lâu dài.

châm cứu đau khớp gối
Một số trường hợp sau khi châm cứu xuất hiện tình trạng tụ máu dưới da gây đau nhức

Tuy nhiên, dù là phương pháp điều trị nào cũng sẽ tồn tại những hạn chế, rủi ro nhất định. Châm cứu chữa đau khớp gối cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ, tai biến nếu không được thực hiện đúng quy trình. Cụ thể:

  • Say kim (vựng châm): Không ít trường hợp bị say kim hay vựng châm ngay trong hoặc sau khi châm cứu. Tai biến này thường xảy ra nhanh và nhận biết qua các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, bồn chồn, đổ mồ hôi, lạnh tay chân và thậm chí là ngất xỉu. Tình trạng này cần được xử lý kịp thời để không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.
  • Chảy máu/ máu tụ dưới da: Tình trạng chảy máu khi rút kim hoặc tụ máu dưới da sau khi châm thường xảy ra bởi bác sĩ có kỹ thuật, tay nghề kém. Để khắc phục, dùng bông gòn vô trùng chặn lại hoặc day nhẹ. Nhìn chung, rủi ro này ở mức độ nhẹ và có thể xử lý tại chỗ.
  • Châm phạm dây thần kinh: Khi châm phạm vào dây thần kinh, bạn sẽ có cảm giác tê, râm ran như điện giật. Ngay khi nhận thấy biểu hiện này, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để được ngưng châm cứu và xử lý tai biến nhanh chóng.
  • Nhiễm trùng da: Những trường hợp châm cứu đau khớp gối ở địa chỉ không đảm bảo chất lượng, khâu vô trùng, sát khuẩn kém có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da sau châm. Bên cạnh đó, một số trường hợp có làn da bị dị ứng, mẫn cảm cũng có thể gặp phải tai biến này.

Lưu ý khi châm cứu chữa đau khớp gối

Châm cứu là một trong những phương pháp điều trị đau khớp gối theo Đông y. Phương pháp này được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì độ an toàn cũng như hiệu quả mà nó mang lại. Để việc điều trị đạt được kết quả tốt nhất, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Châm cứu đau khớp gối cần thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không tự ý châm cứu tại nhà vì có thể gây ra tác dụng phụ, tai biến ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như bệnh lý.
  • Bên cạnh châm cứu, người bị đau khớp gối có thể kết hợp với liệu pháp xoa bóp, massage các huyệt vị tương ứng để tăng hiệu quả.
  • Tùy vào tình trạng bệnh lý mà phác đồ điều trị đau khớp gối bằng phương pháp châm cứu khác nhau. Người bệnh cần tuân thủ thời gian tái khám và châm cứu theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo kết quả điều trị bệnh.
  • Người bị đau khớp gối nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đủ các dưỡng chất, vitamin, khoáng chất để giúp tăng cường sức đề kháng, giúp xương khớp chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa.
  • Mỗi ngày dành thời gian để vận động, tập luyện ở cường độ phù hợp để phòng ngừa cứng khớp, tê bì, làm giảm khả năng vận động ở khớp gối. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn các bài tập phù hợp.

Châm cứu đau khớp gối theo Đông y là phương pháp điều trị không dùng thuốc, áp dụng cho những trường hợp cơn đau ở mức độ vừa và nhẹ. Để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên lựa chọn phòng khám, bệnh viện Đông y có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Chữa Khỏi
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mãn tính và cần điều trị kéo dài. Vậy bệnh viêm cột sống dính khớp có chữa khỏi được không? Người bệnh có thể tìm hiểu thông tin trong bài viết và có ...
Xem chi tiết
Viêm Cột Sống Dính Khớp Có Di Truyền
Theo các nghiên cứu, một số gen cụ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, bao gồm viêm cột sống dính khớp. Vậy viêm cột sống dính khớp có di truyền không và phòng ngừa như thế ...
Xem chi tiết
Viêm Khớp Thái Dương Hàm Có Tự Khỏi
Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, biện pháp điều trị và một số vấn đề liên quan khác. Do đó người bệnh nên tìm hiểu thông ...
Xem chi tiết
Gai Đôi Cột Sống Có Phải Đi Nghĩa Vụ Không
Gai đôi cột sống có phải đi nghĩa vụ không? Tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới và có sự chuẩn bị, chăm sóc sức khỏe và phục hồi hiệu quả. [caption id="attachment_33281" align="aligncenter" width="768"] Gai ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đạp Xe Không
Đau khớp gối có nên đạp xe không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch tập luyện an ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua