Xạ Hình Xương Có Phải Cách Ly Không? Có Ảnh Hưởng Gì?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Xạ hình xương có phải cách ly không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân, đặc biệt là những người đang có con nhỏ. Đây là một xét nghiệm tiên tiến và được áp dụng rộng rãi. Xét nghiệm này sử dụng hình ảnh phóng xạ tìm kiếm những điểm bất thường trong cấu trúc xương, xác định một số bệnh lý xương.

Xạ hình xương có phải cách ly không?
Tìm hiểu xạ hình xương có phải cách ly không? Ảnh hưởng gì và những điều cần lưu ý

Xạ hình xương là gì?

Xạ hình xương còn được gọi là quét xương. Xét nghiệm này sử dụng hình ảnh hạt nhân để tìm kiếm bất thường trong cấu trúc xương và xác định bệnh lý xương. Quét xương chủ yếu được chỉ định cho những trường hợp sau:

Hình ảnh hạt nhân được tạo thành từ chất phóng xạ (lượng vừa đủ), máy ảnh đặc biệt có khả năng phát hiện chất phóng xạ và máy tính. Khi thực hiện xét nghiệm, một lượng nhỏ chất phóng xạ (chất đánh dấu) được tiêm tĩnh mạch ở cánh tay hoặc tay.

Sau khi chất phóng xạ lưu thông trong cơ thể và được xương tổn thương hấp thu, máy quét sẽ di chuyển xung quanh cơ thể nhiều lần để thu về hình ảnh của cấu trúc xương.

  • Kết quả bình thường: Chất phóng xạ trải đều khắp cơ thể.
  • Kết quả bất thường: Điểm nóng tối hơn và những điểm lạnh nhẹ hơn trong xương.

Những mô và tế bào đang thay đổi có xu hướng hấp thụ chất phóng xạ nhiều hơn. Nhờ đó mà xét nghiệm này có độ nhạy cảm cao, giúp tìm kiếm bất thường khó nhìn thấy, mang đến hiệu quả chẩn đoán tốt cho những trường hợp nặng.

Xạ hình xương có phải cách ly không?

Xạ hình xương được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán ung thư xương, ung thư di căn xương (phát hiện sự lây lan của ung thư), các chấn thương xương khó phát hiện và những rối loạn nghiêm trọng.

Xét nghiệm này sử dụng hình ảnh phóng xạ, tiêm tĩnh mạch chất phóng xạ trước khi quét xương. Vậy xạ hình xương có phải cách ly không? Theo các chuyên gia, không cần phải cách ly sau xạ hình xương. Bệnh nhân có thể nghỉ ngơi, ăn uống và sinh hoạt bình thường.

Không cần phải cách ly sau xạ hình xương
Không cần phải cách ly sau xạ hình xương, bệnh nhân có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường

Trong xét nghiệm, chỉ một lượng nhỏ chất phóng xạ và bức xạ có năng lượng thấp được sử dụng để chẩn đoán. Chính vì thế mà nó thường không làm ảnh hưởng đến người bệnh cũng như những người xung quanh.

Mặt khác, chất phóng xạ có khả năng phân rã tự nhiên. Sau khi phân rã, lượng chất này được đào thải thông qua nước tiểu gần như hoàn toàn (thường trong khoảng 24 – 48 giờ). Chỉ một lượng nhỏ chất phóng xạ có thể còn đọng lại đến ngày thứ 3.

Xạ hình xương có ảnh hưởng đến người chụp không?

Chụp xạ hình xương không được chỉ định cho những trường hợp dưới đây vì có thể gây ra tác động tiêu cực:

  • Phụ nữ mang thai: Chất phóng xạ và lượng bức xạ phát ra trong khi xét nghiệm có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.
  • Phụ nữ đang nuôi con bú: Chụp xạ hình xương cho phụ nữ đang nuôi con bú có thể làm ô nhiễm chất phóng xạ trong sữa mẹ. Chất này có thể truyền đến trẻ nhỏ và gây hại cho trẻ. Nếu xạ hình xương là cần thiết, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về cách xử lý.
  • Dùng thuốc chứa bismuth (chẳng hạn như Pepto-Bismol) hoặc chụp X-quang với chất cản quang bari: Bismuth cũng như bari làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Xạ hình xương chỉ được thực hiện sau 4 ngày kể từ thời điểm chụp X-quang với chất cản quang bari.
  • Dị ứng thuốc, chất cản quang, chất phóng xạ: Tăng nguy cơ phản ứng dị ứng.

Đối với người bình thường, chụp xạ hình xương gần như không gây ra bất kỳ bất thường nào, bệnh nhân không cần theo dõi sau xét nghiệm. Một số người bệnh có thể phản ứng với chất phóng xạ nhưng rất hiếm.

Chất phóng xạ được tiêm vào tĩnh mạch với liều lượng thấp để đảm bảo không gây phơi nhiễm phóng xạ. Bên cạnh đó, chúng nhanh chóng phân rã và được đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu. Quá trình đào thải thường diễn ra trong vòng 24 giờ. Một số người có chất phóng xạ tồn tại trong 3 ngày (chỉ một lượng nhỏ).

Chất phóng xạ nhanh chóng phân rã và được đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu
Chất phóng xạ thường không gây phản ứng do nhanh chóng phân rã và được đào thải khỏi cơ thể

Thông thường người bệnh được khuyến khích uống nhiều nước và đi tiểu nhiều lần (làm trống bàng quang) để thúc đẩy quá trình đào thải chất đánh dấu ra khỏi cơ thể.

Những lưu ý khi xạ hình xương

Để chụp xạ hình xương cho ra kết quả tốt nhất và đảm bảo an toàn, người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

+ Trước khi xét nghiệm

  • Thông báo với bác sĩ nếu mang thai hoặc có nghi ngờ mang thai, đang nuôi con bú, sử dụng thuốc chứa bismuth, gần đây có chụp X-quang với chất phóng xạ
  • Trao đổi với bác sĩ nếu dị ứng thuốc, chất cản quang, chất phóng xạ
  • Tháo toàn bộ những vật dụng bằng kim loại trên cơ thể, chẳng hạn như trang sức, áo lót có gọng, máy trợ thính…
  • Mặc áo choàng hoặc quần áo rộng rãi khi quét xương.

+ Trong khi xét nghiệm 

  • Việc tiêm chất phóng xạ có thể gây khó chịu hoặc đau nhẹ và tấy đỏ ở vị trí tiêm. Tuy nhiên những triệu chứng có thể nhanh chóng qua đi.
  • Thông báo với bác sĩ nếu có dấu hiệu phản ứng dị ứng sau khi tiêm thuốc.
  • Nằm trên bàn quét theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tùy thuộc vào lý do quét, bệnh nhân có thể phải chờ đợi từ 2 – 4 tiếng sau khi tiêm để xương hấp thụ chất phóng xạ.
  • Làm trống bàng quang (đi tiểu) trước khi tiến hành quét xương. Bởi bàng quang đầy có thể gây ra một số biến dạng ở khung chậu, ảnh hưởng đến kết quả quét xương.
  • Không tự ý xê dịch hoặc cử động trong quá trình quét xương. Vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh phóng xạ cũng như hiệu quả chẩn đoán.
  • Cần thông báo với bác sĩ nếu cảm thấy quá khó chịu trong quá trình quét xương.

+ Sau khi xét nghiệm

Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều lần trong 48 giờ đầu sau xạ hình xương
Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều lần trong 48 giờ đầu sau xạ hình xương để loại bỏ hết chất phóng xạ
  • Nằm bất động trong thời gian dài có thể gây choáng váng và chóng mặt. Vì thế bệnh nhân cần thận trọng, bước xuống từ từ và ra khỏi bàn máy quét sau khi quét xong.
  • Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều lần trong 48 giờ sau khi quét xương. Điều này giúp lượng chất phóng xạ còn lại trong cơ thể được loại bỏ nhanh chóng.
  • Bệnh nhân được kiểm tra vị trí tiêm nếu có dấu hiệu sưng tấy, đỏ ửng.
  • Vị trí tiêm bị đau, sưng tấy và ửng đỏ sau khi về nhà có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng. Vì thế người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra.
  • Bệnh nhân không được chụp hạt nhân phóng xạ ít nhất 24 giờ sau khi chụp xạ hình xương.
  • Bệnh nhân nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống và sinh hoạt bình thường. Cần tuân thủ nếu có chỉ định khác từ bác sĩ.
  • Loại bỏ chất phóng xạ bên ngoài cơ thể bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

+ Lưu ý an toàn và hiệu quả

  • Chất phóng xạ và bức xạ có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ em thông qua sữa mẹ.
  • Mô hoặc tế bào có thể bị tổn thương do tiếp xúc với bức xạ mặc dù nguy cơ rất thấp.
  • Xạ hình xương mang đến hiệu quả cao trong việc tiềm kiếm vị trí tổn thương, đánh giá mức độ ung thư lay lan và xác định những chấn thương xương khó thấy. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra một số rối loạn không được xác định bởi kỹ thuật này. Vì thế một số xét nghiệm khác như chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc/ và chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được chỉ định thêm.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin giải đáp “Xạ hình xương có phải cách ly không? Ảnh hưởng gì?” và những lưu ý. Nhìn chung đây là một kỹ thuật tiên tiến, có khả năng phát hiện những tổn thương không thể nhìn thấy trên X-quang tiêu chuẩn. Ngoài ra người thực hiện xét nghiệm không cần phải cách ly và thường không có phản ứng bất thường sau quét xương.

Tham khảo thêm: 

Câu hỏi liên quan
Bệnh Đa U Tủy Xương Sống Được Bao Lâu
Bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như giai đoạn bệnh, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng ...
Xem chi tiết
Khám Ung Thư Xương Hàm Ở Đâu
Việc xác định khám ung thư xương hàm ở đâu chính xác, chất lượng và điều trị hiệu quả? Người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới và có sự lựa chọn phù hợp. [caption id="attachment_33593" ...
Xem chi tiết
Đa U Tủy Xương Có Di Truyền Không
Nếu đang thắc mắc đa u tủy xương có di truyền không, người bệnh có thể tham khảo các thông tin trong bài viết bên dưới và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa phù hợp. Xác ...
Xem chi tiết
Bệnh Lao Xương Có Lây Không
Nếu thắc mắc bệnh lao xương có lây không, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều trị sớm và đúng ...
Xem chi tiết
Khám Ung Thư Xương Ở Đâu
Khám ung thư xương ở đâu tốt, chính xác và điều trị hiệu quả? Dưới đây là một số gợi ý phổ biến nhất, người bệnh có thể tham khảo và có kế hoạch điều trị chăm sóc sức khỏe ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua