Nhảy Dây Có Tăng Chiều Cao Không? Gợi Ý 5 Cách Nhảy Đúng
Nhảy dây có tăng chiều cao không? Các cách nhảy đúng và lưu ý an toàn là những vấn đề cơ bản được nhiều bạn trẻ quan tâm. Đây là một hình thức vận động đơn giản, thú vị và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó bộ môn này còn có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của các mô, giúp chiều cao được cải thiện hiệu quả.
Nhảy dây có giúp tăng chiều cao không?
Nhảy dây là một hình thức vận động đơn giản và mang đến nhiều lợi ích. Theo các chuyên gia, nhảy dây hàng ngày có thể giúp bạn tăng cường sức bền và sự dẻo dai, đốt cháy mỡ thừa, giảm cân an toàn và tốt cho tim mạch.
Ngoài ra việc thường xuyên thực hiện bộ môn này còn giúp tăng tốc độ phản xạ, cải thiện tính linh hoạt. Đồng thời tăng sức mạnh cho phần thân trên, nâng cao sức khỏe tổng thể và giúp xương chắc khỏe, đặc biệt là những phần xương quanh mắt cá chân, bàn chân và cổ tay.
Về vấn đề “Nhảy dây có tăng chiều cao không? Nhảy dây có bị lùn đi không?”, các chuyên gia cho biết những động tác được thực hiện trong khi nhảy dây sẽ góp phần kích thích phát triển chiều cao hiệu quả. Bởi những động tác này có khả năng tác động tích cực lên cột sống, các khớp xương ở chi. Cụ thể như: Thúc đẩy sự phát triển các mô nhờ kích thích quá trình tăng sinh hormone tăng trưởng, kéo giãn cột sống…
Vì sao nhảy dây giúp phát triển chiều cao?
Trong khi nhảy dây, những tác động tích cực dưới đây có thể giúp bạn tăng chiều cao nhanh và hiệu quả:
1. Kéo dài xương
Nhảy dây đòi hỏi người tập phải giữ thẳng thân người, co và duỗi chi liên tục để nhảy nhanh qua dây. Điều này giúp cột sống và các khớp được kéo giãn, dài ra. Từ đó điều chỉnh tư thế và cải thiện chiều cao hiệu quả.
2. Tăng sinh hormone tăng trưởng
Nhảy dây và những hình thức vận động khác đều có khả năng kích thích cơ thể truyền tín hiệu đến tuyến yên (nằm ở não). Từ đó tăng hoạt động sản sinh hormone tăng trưởng.
Các hormone tăng trưởng nhanh chóng di chuyển khắp cơ thể, kích thích quá trình phát triển của mô sụn khớp, tế bào xương mới và hàng loạt những tế bào khác trong cơ thể. Đây chính là yếu tố giúp tăng chiều cao nhanh và hiệu quả nhất ở những người đang trong độ tuổi phát triển.
3. Kích thích lưu thông máu
Nhảy dây có tác dụng tăng tuần hoàn máu. Điều này giúp vận chuyển dinh dưỡng đến các khớp và xương, nuôi dưỡng và đẩy nhanh sự phát triển của tế bào. Từ đó giúp phát triển mô sụn, kéo dài xương và cải thiện chiều cao.
4. Tăng hấp thụ chất dinh dưỡng
Những động tác được thực hiện trong khi nhảy dây giúp tăng khả năng đào thải độc tố trong cơ thể. Đồng thời cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp hấp thụ và chuyển hóa tốt các thành phần dinh dưỡng, trong đó có phốt pho, canxi, vitamin D… Đây đều là những thành phần xây dựng và phát triển khung xương.
5. Kiểm soát căng thẳng
Kiểm soát căng thẳng cũng là một yếu tố giúp đảm bảo sự phát triển của chiều cao. Bởi việc giữ đầu óc thoải mái, thư giãn có thể giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tích cực, tăng hấp thụ dinh dưỡng. Đồng thời kích thích sự phát triển của xương. Trong khi đó nhảy dây có thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng hiệu quả.
6. Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Nhảy dây từ 20 – 30 phút mỗi ngày có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, nhanh chìm vào giấc ngủ sâu, hạn chế tình trạng khó ngủ và thức giấc vào ban đêm. Trong khi đó hoạt động sản xuất hormone tăng trưởng của tuyến yên diễn ra vào ban đêm, trong khi ngủ sâu giấc từ 23h00 – 1h00.
Tham khảo thêm: Ngủ Như Thế Nào Để Tăng Chiều Cao? Tư Thế, Lịch Ngủ
5 Cách nhảy dây đúng giúp tăng chiều cao hiệu quả
Dưới đây là những cách nhảy dây có thể giúp bạn cải thiện vóc dáng và tăng chiều cao hiệu quả.
Cách 1: Nhảy dây nâng cao hai chân
- Sự chuyển động của sợi dây và di chuyển của đôi chân sẽ tỉ lệ thuận với nhau, có thể nhảy thấp hoặc cao tùy theo sở thích của mỗi người
- Đứng thẳng trên sàn, hai tay nắm chặt hai đầu dây
- Dùng lực và chuyển động cổ tay/ khuỷu tay để đưa dây về phía trước
- Nhảy lên bằng cả hai chân khi dây đến và tiếp đất đồng thời
- Nhảy liên tục trong 5 – 10 phút/ lần
- Mỗi ngày nhảy dây từ 15 – 30 phút.
Cách 2: Nhảy thay thế chân
- Đứng thẳng trên sàn và nắm chặt hai đầu sợi dây
- Di chuyển chân khi dây được tung cao và rơi xuống đất. Chân tiếp xúc với sàn nhà sẽ khác nhau ở mỗi vòng xoay của sợi dây (tương tự như chạy tại chỗ)
- Nhảy chân trước chân sau trong vòng 10 phút. Lặp lại 2 – 3 lần.
Cách 3: Nhảy nâng cao chân
- Đứng thẳng trên sàn và nắm chặt hai đầu sợi dây
- Di chuyển chân nhịp nhàng tương tự như cách nhảy thay thế chân. Nâng cao một đầu gối trong mỗi vòng xoay, tạo thành một góc 90 độ (tương tự như động tác nhảy nâng cao đùi)
- Nhảy liên tục trong vòng 1 phút. Lặp lại động tác sau khi nghỉ ngơi 1 phút.
Cách 4: Nhảy một chân theo nhịp điệu
- Trong mỗi lần tung lên và rơi xuống của sợi dây sẽ có một chân được nhấc lên cao hơn so với chân còn lại
- Nhảy thay thế chân đồng đều trong 1 phút. Hoặc thực hiện 12 nhịp ở chân trái và đổi sang chân phải
- Thực hiện liên tục trong 2 phút (mỗi chân 1 phút)
- Thư giãn từ 30 – 60 giây và lặp lại động tác.
Cách 5: Nhảy kết hợp
- Thực hiện luân phiên những cách nhảy nêu trên
- Nhảy liên tục trong vòng 10 phút. Hoặc nhảy 1 phút, nghỉ ngơi 1 phút và tiếp tục nhảy, lặp lại từ 5 – 10 lần.
Nhảy dây vào thời điểm nào để tăng chiều cao? Nhảy bao cái/ ngày?
Trong thời gian đầu luyện tập, bạn nên nhảy dây với cường độ vừa phải, khoảng 50 – 60 nhịp/ ngày, chia thành nhiều lần nhảy để tập làm quen. Sau một vài lần thích nghi, bạn có thể điều chỉnh số nhịp nhảy lên đến 80 nhịp/ ngày, chia thành 2 lần nhảy. Khi đã thuần thục với việc luyện tập, người tập có thể tăng dần cường độ lên đến 300 nhịp/ ngày hoặc hơn.
Nên nhảy dây vào thời gian nào để tăng chiều cao? Buổi sáng và buổi chiều là hai thời điểm nhảy dây lý tưởng nhất. Tùy thuộc vào thời gian rãnh của bản thân, bạn có thể bắt đầu luyện tập với lịch nhảy dây sau:
- Buổi sáng: Từ 6h00 – 8h00
- Buổi chiều: Từ 16h00 – 18h00
Nhảy dây tăng chiều cao phù hợp với độ tuổi nào?
Nhảy dây là hình thức vận động đơn giản và an toàn, phù hợp với mọi độ tuổi. Tuy nhiên để tăng chiều cao nhanh và hiệu quả nhất, bạn nên nhảy dây vào độ tuổi tiền dậy thì và dậy thì. Bởi đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của cơ thể. Khi luyện tập đều đặn, chiều cao của bạn sẽ đạt ở mức tối đa sau khi bước sang tuổi trưởng thành.
Ngoài ra nhảy dây cũng giúp cải thiện chiều cao cho người trưởng thành. Tuy nhiên hiệu quả đạt được thường không cao, đòi hỏi luyện tập đều đặn trong thời gian dài, kết hợp với những cách tăng chiều cao khác.
Tham khảo thêm: 10 Cách Tăng Chiều Cao Cho Người Trưởng Thành Hiệu Quả
Lưu ý khi áp dụng các cách nhảy dây tăng chiều cao
Để tăng tính an toàn và đảm bảo đạt hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi thực hiện bài tập nhảy dây tăng chiều cao:
1. Khởi động và giãn cơ trước khi nhảy dây
Bạn cần khởi động thật kỹ trước khi nhảy dây. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với những hình thức vận động. Khi khởi động, cần lựa chọn những bài tập đơn giản, có khả năng giãn cơ và tác động tích cực lên các khớp.
Trong đó bài tập xoay khớp cổ chân, xoay cánh tay, xoay cổ tay, xoay đầu gối, kéo giãn chân, đi bộ… là những bài tập phù hợp. Những bài tập này giúp thư giãn và tăng độ dẻo dai cho các khớp xương, tăng lưu thông máu. Từ đó hạn chế chấn thương khi luyện tập.
2. Nên luân phiên thay đổi tư thế
Có nhiều bài tập nhảy dây đúng cách giúp tăng chiều cao hiệu quả. Vì thế bạn có thể luân phiên thay đổi tư thế để các khớp xương và những cơ quan trọng trong cơ thể đều nhận được tác động tích cực khi nhảy dây. Đồng thời tránh gây nhàm chán khi tập, tăng hiệu quả nâng cao sức bền và chiều cao.
3. Nên nhảy dây với tốc độ tăng dần
Khi vừa bắt đầu, bạn nên nhảy dây với tốc độ chậm để cơ thể làm quen và thư giãn. Sau đó đạt tốc độ 60 lần nhảy/ lần, tăng dần đều theo thời gian. Nếu không bị vấp sau 1 phút nhảy dây, bạn nên tiếp tục điều khiển chân và bật nhảy ở chiều cao vừa phải, giữ tốc độ phù hợp. Càng duy trì thời gian tập, sức bền và khả năng tăng chiều cao của bạn càng tốt.
Khi kết thúc buổi tập, bạn nên giảm dần tốc độ nhảy dây đến khi ngừng hẳn. Không nên đột ngột ngừng nhảy dây với tốc độ cao vì điều này có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
4. Không nên nhảy dây khi quá no hoặc quá đói
Không nên nhảy dây khi quá no hoặc quá đói. Bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày, dễ gây xóc hông, kiệt sức và khiến quá trình luyện tập bị ảnh hưởng.
5. Luyện tập đều đặn
Nhảy dây giúp kích thích quá trình phát triển của cơ thể và tăng chiều cao. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao nhất, người tập cần thực hiện đều đặn mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/ tuần, tập từ 15 – 30 phút tùy theo tình trạng sức khỏe.
6. Khuyến cáo
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, người tập nên lưu ý thêm một vài khuyến cáo dưới đây để nhảy dây an toàn và tăng hiệu quả cải thiện chiều cao.
- Những trường hợp cần thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi nhảy dây:
- Người mắc bệnh cao huyết áp
- Chấn thương xương khớp, đặc biệt là ở cột sống và chân
- Có vấn đề về hô hấp hay mắc bệnh hen suyễn
- Đau lưng
- Luôn luôn khởi động trước khi nhảy dây. Ngoài ra sau khi nhảy xong, bạn nên đi bộ nhẹ ngàng và thả lỏng cơ thể. Điều này giúp cơ thể được hồi phục, các mạch máu được điều hòa và hạn chế tăng áp lực lên tim.
- Không nên đột ngột ngừng nhảy dây và ngồi xuống. Vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, đặc biệt là tim mạch.
- Nên mặc quần áo thoải mái, được làm từ chất liệu co giãn và có khả năng thấm hút mồ hôi. Những bộ quần áo này có thể giúp tạo cảm giác thoải mái khi chuyển động. Không nên mặc đồ bó sát gây khó chịu hoặc làm từ chất liệu thô cứng.
- Khi nhảy dây tăng chiều cao, bạn nên mang giày thể thao có miếng lót mềm . Điều này giúp bảo vệ khớp xương và phần mềm, hạn chế chấn thương hoặc cảm giác đau nhức khó chịu.
- Nên luyện tập vừa sức, tăng dần cường độ luyện tập theo thời gian. Đồng thời đi bộ nhẹ nhàng nghỉ ngơi tại chỗ khi có cảm giác mệt mỏi nghiêm trọng. Tuyệt đối không tập luyện gắng sức vì điều này có thể tăng áp lực lên tim. Từ đó phát sinh ra những vấn đề nghiêm trọng.
- Khi chọn dây nhảy cần chú ý đến chiều dài và chất liệu của dây. Chiều dài của sợi dây phải phù hợp với cơ thể để đảm bảo quá trình luyện tập diễn ra suôn sẻ. Không nên lựa chọn những sợi dây có kích thước quá dài hoặc quá ngắn so với cơ thể.
- Nhảy dây tăng chiều cao có thể khiến bạn bị mất nước rất sớm. Chính vì thế, bạn nên uống nhiều nước hơn trong thời gian tập nhảy.
- Để sớm đạt hiệu quả tối đa, bạn nên kết hợp nhảy dây với những cách tăng chiều cao khác, bao gồm:
- Thực hiện bài tập yoga tăng chiều cao (các bài tập kéo giãn)
- Tăng cường hoạt động thể chất với những bộ môn khác như bơi lội, đi bộ, chạy bộ, tập với xà đơn để tăng chiều cao...
- Sinh hoạt lành mạnh, nên ngủ trước 23 giờ và đủ ngủ 8 tiếng/ đêm, uống nhiều nước, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
- Điều chỉnh tư thế
- Ngồi thuyền và kiểm soát căng thẳng…
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu vitamin D, canxi và phốt pho của cơ thể. Có thể dùng thêm sữa tăng chiều cao nếu chế độ ăn uống không đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng.
Bài viết là những thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Nhảy dây có tăng chiều cao không? và gợi ý 5 tư thế nhảy dây đúng cách giúp tăng chiều cao tốt nhất cùng những lưu ý an toàn”. Nhìn chung, nhảy dây đều đặn mang đến nhiều lợi ích cho quá trình tăng trưởng, giúp đạt chiều cao tối đa khi đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên bộ môn này cần được thực hiện đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả vượt trội và bảo vệ sức khỏe tổng thể.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!