Gãy xương ngành ngồi mu bao lâu mới lành? Cách phục hồi
Gãy xương ngành ngồi mu bao lâu mới lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ tổn thương, mức độ di lệch xương cũng như khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. Để rút ngắn thời gian điều trị cũng như ngăn ngừa các rủi ro liên quan, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản thông qua phần bên dưới.
Gãy xương ngành ngồi mu bao lâu mới lành?
Xương ngành ngồi mu là một phần của xương chậu. Gãy xương ngành ngồi mu là một chấn thương không phổ biến, có thể dẫn đến các vết nứt (gãy) nhỏ hoặc gây xô lệch xương chậu.
Gãy xương ngành ngồi mu có thể dẫn đến các triệu chứng chứng ở mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng. Các dấu hiệu bao gồm:
- Đau hông, háng hoặc đau thắt lưng
- Đau dữ dội hơn khi đi bộ hoặc cử động chân
- Cảm thấy tê hoặc ngứa ran ở vùng bẹn hoặc chân
- Đau bụng
- Đi tiểu khó
- Gặp khó khăn khi đi hoặc đứng
Các biện pháp điều trị tình trạng gãy xương ngành ngồi mu thường bao gồm giảm đau, ổn định xương và phục hồi khả năng vận động bình thường của người bệnh. Các trường hợp gãy xương nhẹ, không xô lệch, không gây tổn thương mạch máu và các mô, chấn thương có thể tự lành mà không cần phẫu thuật. Người bệnh cần dành thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển, tác động đến xương chậu để xương có thời gian phục hồi.
Vậy gãy xương ngành ngồi mu bao lâu mới lành? Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, thời gian phục hồi có thể mất khoảng 4 – 8 tuần nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách. Trong trường hợp người bệnh trẻ tuổi, sức khỏe tốt, không có các bệnh lý tiềm ẩn khác, thời gian phục hồi có thể ngắn hơn.
Trung bình cần khoảng 4 – 6 tuần để xương gãy liền lại. Trong thời gian này, người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động, di chuyển. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên ngồi, bởi vì toàn bộ trọng lượng của cơ thể sẽ dồn lên xương chậu và khiến xương gãy lâu lành hơn.
Sau khoảng 4 tuần nghỉ ngơi, người bệnh có thể bắt đầu tập đi lại, ngồi và thực hiện các bài tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến các bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng để được hướng dẫn cụ thể.
Thời gian quay trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường sau khi gãy xương ngành ngồi mu trung bình là 3 – 6 tháng.
Trong trường hợp gãy xương xô lệch nghiêm trọng, người bệnh cần được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Lúc này gãy xương ngành ngồi mu bao lâu mới lành phụ thuộc vào quy trình phẫu thuật, sức khỏe của người bệnh và các biến chứng liên quan. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian phục hồi gãy xương ngành ngồi mu
Các chuyên gia cho biết, gãy xương ngành ngồi mu bao lâu mới lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như phương pháp điều trị, quá trình chăm sóc tại nhà cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh. Do đó, bên cạnh các phương pháp điều trị, bác sĩ cũng hướng dẫn người bệnh một số vấn đề cần lưu ý để rút ngắn thời gian phục hồi, chẳng hạn như:
- Vận động nhẹ nhàng sau khi nghỉ ngơi trên giường trong vòng 4 tuần. Người bệnh có thể tập ngồi trong thời gian ngắn, đi lại xung quanh giường với sự hỗ trợ của nạng hoặc khung tập đi.
- Vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ từ tuần thứ 4 – 6 để lấy lại sự linh động ở hông háng và hỗ trợ biên độ dao động của khớp háng. Tập luyện đúng cách và an toàn có thể giúp phục hồi chức năng xương chậu và các chi dưới.
- Giảm trọng lượng đặt lên xương chậu và các chi dưới. Người bệnh có thể được chỉ định đi bộ với sự hỗ trợ của nạng trong 3 tháng sau khi điều trị gãy xương hoặc khi các kiểm tra cho thấy xương ngành ngồi mu đã lành lại hoàn toàn.
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn, chẳng hạn như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm để cải thiện các triệu chứng và hỗ trợ quá trình phục hồi.
Cách phục hồi sau khi gãy xương ngành ngồi mu
Gãy xương ngành ngồi mu bao lâu mới lành phục thuộc vào phương pháp điều trị cũng như cách chăm sóc, phục hồi sau khi gãy xương. Do đó, để rút ngắn thời gian chữa lành, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để không gây căng thẳng, áp lực lên khung xương chậu và khiến các triệu chứng gãy xương trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ đi bộ: Tùy thuộc vào vị trí gãy xương, người bệnh có thể được yêu cầu sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, chẳng hạn như nạng, khung tập đi hoặc xe lăn để tránh để sức nặng lên xương chậu và chân. Người bệnh có thể cần sử dụng dụng dụng cụ hỗ trợ trong tối đa 3 tháng hoặc đến khi xương hoàn toàn hồi phục.
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn: Bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau, thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu) để giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch chân và xương chậu.
Phòng ngừa tái gãy xương ngành ngồi mu
Tùy thuộc vào lối sống và tính chất công việc, có một số điều người bệnh có thể làm để cố gắng tránh và phòng ngừa nguy cơ gãy xương ngành ngồi mu, bao gồm:
- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ đi bộ nếu có nguy cơ té ngã cao, chẳng hạn như chân yếu, có tiền sử gãy chân hoặc cao tuổi. Các dụng cụ hỗ trợ như gậy hoặc khung tập đi có thể ngăn ngừa té ngã, và hạn chế nguy cơ bị gãy xương ngồi.
- Lái xe an toàn, tránh tai nạn giao thông là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa gãy xương ngồi.
- Vận động an toàn và phù hợp. Nếu tính chất công việc có nhiều nguy cơ chẳng hạn như leo trèo, sử dụng thang, công việc trên cao, hãy sử dụng đồ bảo hộ và đảm bảo an toàn lao động. Luôn đảm bảo an toàn trước khi thực hiện bất cứ công việc nào.
- Kéo giãn và điều hòa cơ thể thích hợp khi chơi thể thao, đặc biệt là các môn thể thao tiếp xúc như bóng đá, và các môn tác động đến xương chậu, chẳng hạn như nhảy xa. Đảm bảo kéo giãn đúng cách trước các hoạt động và thả lỏng sau khi tập luyện.
Gãy xương ngành ngồi mu bao lâu mới lành phục thuộc vào mức độ nghiêm trọng và loại gãy xương. Gãy xương nhẹ có thể cần 4 tuần để phục hồi. Trong khi gãy xương nặng có thể cần khoảng 8 – 12 tuần chăm sóc phù hợp.
Ngoài ra, gãy xương ngành ngồi mu có thể gây tổn thương các cơ xung quanh, dây thần kinh và mạch máu ở vùng chậu. Các chấn thương này có thể dẫn đến suy nội tạng, xuất huyết nội, nhiễm trùng nặng và đe dọa đến tính mạng. Do đó, nếu bị đau vùng xương ngành ngồi mu sau các va chạm, té ngã, chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán ngay lập tức.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!