Đau Xương Mu Có Phải Sắp Sinh Không? Điều Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Trần Thị Hương Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Đau xương mu là tình trạng phổ biến trong thai kỳ, tuy nhiên cơn đau thường nhẹ. Do đó, nhiều thai phụ thắc mắc đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không? Tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch xử lý phù hợp.

Đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không
Tìm hiểu thông tin đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không và có kế hoạch xử lý phù hợp

Đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không?

Bất cứ cơn đau nào trong thai kỳ cũng có thể gây lo lắng và sợ hãi, đặc biệt là các cơn đau ở xương chậu và xương mu. Đau xương mu khi mang thai là tình trạng phổ biến, theo ước tính có thể gây ảnh hưởng khoảng 41 – 78% phụ nữ mang thai.

Tình trạng đau khớp háng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Tuy nhiên, hầu hết cơn đau đều nhẹ và không gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bà bầu. Do đó, nhiều phụ nữ mang thai lo lắng đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không?

Trong giai đoạn sau của thai kỳ, nồng độ hormone relaxin gia tăng, điều này khiến xương chậu, đặc biệt là xương mu, thư giãn và trở nên lỏng lẻo. Tình trạng này được xem là một dấu hiệu tốt, nhằm hỗ trợ việc sinh nở của mẹ bầu dễ dàng hơn.

Về thắc mắc, đau xương mu nhiều có phải sắp sinh không, các bác sĩ cho biết, tình trạng này chỉ là những dấu hiệu về sự thay đổi cơ thể của người mẹ để chuẩn bị cho quá trình sinh nở và không phải dấu hiệu sắp sinh. Đôi khi, sự thay đổi vị trí của em bé, vận động của thai nhi hoặc tư thế của người mẹ, cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau xương mu. Các cơn đau này có thể có cường độ và thời gian đau khác nhau, thậm chí một số bà bầu có cơn đau rất nghiệm trọng.

Do đó, đau xương mu nhiều chỉ là dấu hiệu cơ thể đã sẵn sàng để sinh nở. Tuy nhiên nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bà bầu nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Các dấu hiệu sắp sinh phổ biến

Sắp sinh hoặc chuyển dạ, là thuật ngữ để chỉ quá trình sinh nở tự nhiên của cơ thể. Quá trình này thường bắt đầu với những cơn cơ thắt ổn định nhẹ và không liên tục.

Một số phụ nữ có dấu hiệu chuyển dạ rất rõ ràng, trong khi một số khác thì không. Tuy nhiên, sự thay đổi nội tiết tố và thể chất có thể giúp bà bầu nhận ra thời điểm bắt đầu chuyển dạ. Cụ thể, các dấu hiệu chuyển dạ có thể bao gồm:

đau xương mu nhiều khi mang thai
Khi chuyển dạ, bà bầu có thể cảm nhận được các cơn co thắt với cường độ thường xuyên hơn

– Dấu hiệu chuyển dạ sớm:

  • Có cảm giác em bé đang di chuyển xuống dưới;
  • Cổ tử cung giãn ra;
  • Chuột rút và tăng đau thắt lưng;
  • Có cảm giác khớp bị nới lỏng;
  • Tiêu chảy;
  • Mệt mỏi;
  • Dịch tiết âm đạo thay đổi màu sắc và độ đặc.

– Dấu hiệu sắp sinh thật sự:

  • Xuất hiện những cơn co thắt mạnh và đều đặn;
  • Cảm thấy đau bụng dưới và đau lưng dưới;
  • Tiết dịch nhầy có máu (dịch âm đạo có màu nâu hoặc hơi đỏ);
  • Vỡ nước ối (chảy nước từ âm đạo).

Khi bắt đầu chuyển dạ thật sự, các cơn cơ thắt bắt đầu là một cơn chuột rút nhẹ, không đều, sau đó trở nên đều đặn và đau theo thời gian. Các cơn co thắt chuyển dạ có thể đẩy đầu em bé xuống, từ từ làm mỏng và mở cổ tử cung, điều này được gọi là hiệu ứng giãn nở để sinh con.

Quá trình chuyển dạ có thể kéo dài khoảng 8 – 12 giờ. Cổ tử cung sẽ căng ra và giãn ra khoảng 3 cm và thông thường cổ tử cung nở khoảng 10 cm thì đủ để em bé đi qua âm đạo. Các cơn co thắt nhẹ thường bắt đầu cách nhau 15 đến 20 phút và kéo dài từ 60 đến 90 giây. Các cơn chuyển dạ tích cực được đặc trưng bởi cơn co thắt mạnh, kéo dài khoảng 45 – 60 giây và xảy ra cách nhau khoảng 3 – 4 phút.

Nếu nghi ngờ chuyển dạ thật, phụ nữ mang thai nên cố gắng thư giãn và đến bệnh viện hoặc gọi cho cấp cứu để được hướng dẫn cụ thể.

Biện pháp xử lý cơn đau xương mu khi mang thai

Hầu hết các trường hợp đau xương mu khi mang thai không nghiêm trọng, đặc biệt khi cơn đau không ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và không kèm theo theo các dấu hiệu khác.

Nếu bà bầu bị đau xương mu kèm theo các dấu hiệu khác, chẳng hạn như sốt, tiết dịch nhiều hơn, chảy máu, rò rỉ dịch, hãy đến bệnh viện để được hướng dẫn, đặc biệt là đối với bà bầu mang thai dưới 37 tuần.

Trong một số trường hợp, bà bầu có thể có thể cải thiện các triệu chứng với một số biện pháp như:

1. Duy trì hoạt động

Duy trì các hoạt động hàng ngày có thể hỗ trợ quá trình mang thai và giúp bà bầu cảm thấy thoải mái hơn.

Thường xuyên vận động có thể ngăn chặn tình trạng tăng cân, béo phì, giúp các khớp linh hoạt để hỗ trợ cơ thể khi thai nhi ngày càng lớn. Ngoài ra, tập thể dục cũng duy trì tính vận động của các khớp, ngăn ngừa tình trạng đau khớp háng ở phụ nữ mang thai.

đau xương mu bao lâu thì sinh
Duy trì hoạt động thể chất giúp cơ thể linh hoạt và hỗ trợ cải thiện cơn đau xương mu

Phụ nữ mang thai có thể tập trung vào các bài tập kéo giãn cột sống, tập tạ hoặc các bài tập aerobic, đặc biệt là các bài tập tác động để vùng hông, xương chậu. Thậm chí, phụ nữ mang thai có thể duy trì các hoạt động như chạy bộ, yoga hoặc tập gym trong suốt thai kỳ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, trước khi thực hiện các bài tập, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

An toàn khi mang thai rất quan trọng, do đó bà bầu không nên thực hiện các hoạt động không được sự cho phép của bác sĩ. Ngoài ra, trong ba tháng cuối của thai kỳ bà bầu cần tránh một số hoạt động như nhảy cao hoặc nhảy cóc và nhảy dây.

2. Thay đổi khối lượng công việc

Theo các bác sĩ, các công việc liên quan đến xoắn, uốn cong hoặc nâng lưng, hông thường xuyên có thể khiến cơn đau xương mu trở nên nghiêm trọng hơn trong thai kỳ. Các nghiên cứu cũng cho biết, thời gian làm việc kéo dài cũng có thể dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp ở phụ nữ mang thai.

Do đó, nếu tính chất công việc liên quan đến lao động tay chân hoặc làm việc kéo dài và bà bầu thường bị đau xương mu nhiều, hãy cân nhắc trao đổi với người quản lý để giảm số lượng công việc. Nếu có thể, phụ nữ mang thai nên chuyển sang một công việc nhẹ nhàng hơn.

3. Xoa bóp khi mang thai

Đau xương mu khi mang thai có thể được cải thiện với các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng. Chuyên viên massage có thể tạo áp lực lên vùng lưng, xương cùng để xoa dịu cơn đau bằng cách tác động đến các dây thần kinh xung quanh khu vực hông.

Xoa bóp cũng có thể hỗ trơ thư giãn, giảm căng thẳng và giúp giảm đau.

4. Bơi lội

Bơi lội là một trong những biện pháp cải thiện cơn đau xương mu nhiều ở phụ nữ mang thai an toàn được các bác sĩ khuyến nghị. Theo các nghiên cứu, bơi lội nhiều trong những tuần cuối của thai kỳ có thể giảm bớt áp lực lên xương chậu, háng, thắt lưng và giúp bà bầu cảm thấy thoải mái hơn.

điều trị đau xương mu ở bà bầu
Bơi lội có thể hỗ trợ kéo giãn các cơ và giúp bà bầu thư giãn

Bơi lội cũng như các môn thể thao dưới nước cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.

5. Mang nẹp hỗ trợ

Có nhiều dụng cụ, quần áo và nẹp hoặc đai khác nhau dành cho phụ nữ mang thai nhằm cải thiện cơn đau xương mu. Các sản phẩm này có thể hỗ trợ nâng đỡ, hỗ trợ bụng và giúp giảm bớt một số áp lực lên hông, khớp, xương chậu, thậm chí là cổ tử cung.

Các dụng cụ hỗ trợ thường được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn. Do đó, bà bầu bị đau xương mu nhiều nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn loại đai phụ hợp với tình trạng.

6. Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng trong thai kỳ có thể tăng cường sự phát triển trí não của thai nhi và đảm bảo sức khỏe của thai phụ. Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng làm giảm nguy cơ thiếu máu cũng như các triệu chứng khó chịu khác khi mang thai, chẳng hạn như mệt mỏi, đau khớp háng, đau xương mu.

chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau xương mu

Một chế độ ăn uống cân bằng khi mang thai bao gồm các thực phẩm như;

  • Bổ sung chất đạm, canxi, vitamin C;
  • Hoa quả và rau xanh;
  • Các loại ngũ cốc;
  • Thực phẩm giàu chất sắt;
  • Chất béo lành mạnh, chẳng hạn như cá béo, dầu thực vật và các chất béo thực vật khác;
  • Bổ sung acid folic, chẳng hạn như ngũ cốc, nước cam, bông cải xanh, đậu Hà Lan và các loại ngũ cốc khác.

7. Thay đổi thói quen sống

Thực hiện lối sống lành mạnh có thể ngăn ngừa tình trạng đau xương mu và tăng cường sức khỏe của thai nhi. Điều quan trọng là cần phải ngừng hút thuốc lá, sử dụng ma túy và uống rượu. Các thói quen sống này có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.

Hút thuốc và uống rượu khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu lưu thông khắp cơ thể. Điều này có thể tăng nguy cơ đau xương mu ở người mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Nếu không thể thay đổi các thói quen xấu hoặc cần sự hỗ trợ, thai phụ nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Nhìn chung, đau xương mu nhiều khi mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng cuối, là dấu hiệu cơ thể đang chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tình trạng này được xem là một phần bình thường của thai kỳ và bà bầu không cần quá lo lắng.

Nếu cơn đau gây lo lắng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, phụ nữ mang thai nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

 Tham khảo thêm: Đau xương mu sau sinh là bị gì? Phải làm sao?

Câu hỏi liên quan
Đau Gót Chân Khám Ở Bệnh Viện Nào
Để giải đáp đau gót chân khám ở bệnh viện nào, người bệnh có thể tham khảo thông tin về Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện E... Đây ...
Xem chi tiết
Đau Xương Cụt Khám Ở Đâu
Để giải đáp đau xương cụt khám ở đâu tại TP HCM và Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ y tế uy tín, có bác sĩ giỏi trong bài viết. Điều này giúp thăm ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Gối Bao Lâu Thì Đi Được
Thay khớp gối bao lâu thì đi được là vấn đề được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Thông thường người thay khớp gối phải trải qua quá trình phục hồi chức năng với các bài tập thích hợp. Quá trình ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không
Bị đau khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh khi cố gắng cải thiện chức năng ở khớp gối. Để biết khi nào cần nghỉ ngơi và khi nào cần luyện tập, người ...
Xem chi tiết
Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không
Người bị đau khớp háng có nên đi bộ không, cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Đây là một bộ môn mang nhiều lợi ích cho hệ xương ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua