Bị Gút Có Nên Xoa Dầu Không? 9 Loại Tốt Nhất Được Tin Dùng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Nếu đang tìm hiểu thông tin bệnh gút có nên xoa dầu không, người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới. Việc điều trị đúng cách và kịp lúc có thể góp phần giảm đau, chống viêm cũng như ngăn ngừa cơn gút trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh gút có nên xoa dầu không
Trao đổi với bác sĩ thông tin bệnh gút có nên xoa dầu không để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe tốt nhất

Thông tin về bệnh gout

Bệnh gout xảy ra khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao, dẫn đến tích tụ các tinh thể urat tại các khớp. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến bàn chân, đặc biệt là khớp ngón chân cái, tuy nhiên bệnh có thể gây tổn thương bất cứ khớp nào trong cơ thể.

Cơ thể sẽ tạo ra acid uric khi phân hủy purin, thường có tự nhiên trong cơ thể và một số loại thực phẩm được tiêu thụ. Trong trường hợp nồng độ acid uric quá cao, sẽ dẫn đến tích tụ, kết tinh tại các khớp, mang đến cảm giác giống như có các mảnh thủy tinh bên trong khớp. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh gút là dẫn đến các cơn đau đớn đột ngột, kèm theo sưng tấy, đỏ, mềm và ấm tại các khớp khi chạm vào. Các cơn gút cấp thường xuất hiện dữ dội, có thể nghiêm trọng đến mức quần áo hoặc một giấy cũng có thể gây ảnh hưởng đến khớp.

Hiện tại không có cách điều trị bệnh gút, tuy nhiên có nhiều biện pháp khác nhau hỗ trợ giảm nồng độ acid uric, từ đó ngăn ngừa tích tụ tinh thể urat, giúp giảm viêm và đau. Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp là một cách hỗ trợ cải thiện các triệu chứng gút hiệu quả. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc để điều trị cơn gút cấp cũng như ngăn ngừa bệnh gút bùng phát trong tương lai. Do đó, nếu có dấu hiệu gút hoặc được chẩn đoán bệnh gút, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị hiệu quả.

Bên cạnh đó, có một số biện pháp giúp cải thiện các triệu chứng bệnh gút hiệu quả, chẳng hạn như sử dụng dầu giảm đau, dầu xoa bóp hoặc các loại tinh dầu thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về vấn đề bệnh gút có nên xoa dầu không trước khi tiến hành điều trị để tránh các rủi ro liên quan.

Bệnh gút có nên xoa dầu không?

Các loại dầu thảo dược được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng khác nhau, từ đau đầu, đau bụng, đau khớp. Vậy, bệnh gút có nên xoa dầu không?

Theo các chuyên gia, dầu trị bệnh gút được đánh giá là một biện pháp hiệu quả, an toàn, có thể phá vỡ các tinh thể acid uric ở các khớp cũng như xung quanh mô khớp. Điều này giúp giảm đau, chống viêm và phục hồi chức năng vận động linh hoạt. Hơn thế nữa, hầu hết các loại dầu trị bệnh gút đều có đặc tính chống viêm, giúp giảm sưng tấy và đau do viêm. Ngoài ra, các loại dầu có mùi thơm dễ chịu, góp phần giúp thư giãn khỏi các cơn đau do gút, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bệnh gút xoa dầu được không
Thao dầu có thể tăng cường lưu thông máu, góp phần chống viêm, giảm sưng, giảm đau

Dầu xoa thường được sử dụng để hỗ trợ cải thiện các cơn đau, viêm, sưng khi cơn gút cấp bùng phát đột ngột. Ngoài ra, việc sử dụng dầu xoa điều trị bệnh gút cũng hỗ trợ ngăn ngừa một số tác dụng phụ liên quan đến thuốc, kiểm soát các triệu chứng tiểu đường, bệnh tim, đồng thời góp phần giảm tác động của các loại thực phẩm giàu purin.

Hầu hết các loại dầu sử dụng ngoài da được xem là an toàn, tuy nhiên người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ về vấn đề bệnh gút có nên xoa dầu không để được tư vấn sản phẩm phù hợp nhất.

Gợi ý 9 loại dầu xoa bóp tốt nhất cho bệnh gút

Có một số loại tinh dầu xoa bóp có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Danh sách này có thể giúp người bệnh chọn các loại dầu phù hợp nhằm cải thiện các triệu chứng gút.

1. Dầu húng quế

Húng quế thuộc họ bạc hà, là một loại thảo mộc thường được sử dụng trong ẩm thực để tăng hương vị của món ăn. Bên cạnh đó, loại thảo mộc này cũng mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như được bào chế thành dầu xoa bóp.

Bị gút có nên xoa đau không
Thoa một lượng dầu húng quế vừa đủ lên da có thể cải thiện cơn đau nhức do gút hiệu quả

Dầu húng quế có đặc tính chống viêm, mang lại hiệu quả cao trong việc giảm viêm, sưng, từ đó cải thiện cơn đau đớn dữ dội của bệnh gút. Hơn thế nữa, dầu húng quế cũng góp phần tăng cường lưu thông máu, làm tan các tinh thể acid uric trong khớp, hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa các triệu chứng gút trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Dầu gừng

Gừng là thảo mộc được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Loại dược liệu này được sử dụng để giải độc cơ thể, góp phần chống viêm, điều trị các vấn đề xương khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và bệnh gút.

Bên cạnh đó, dầu gừng có chứa hợp chất Terpene, mang lại hiệu quả cao trong việc làm giảm các cơn đau ở ngón tay, ngón chân liên quan đến các tinh thể urat.

3. Dầu nghệ

Nghệ là dược liệu chống viêm phổ biến, thường được sử dụng để điều trị một số bệnh như bệnh ngoài da, sưng tấy, thiếu máu, vết loét, các bệnh dạ dày cũng như góp phần cải thiện các cơn đau, viêm liên quan đến các bệnh xương khớp.

Các thí nghiệm về dầu nghệ cho thấy, loại dầu này có tác dụng chống viêm hiệu quả đối với các triệu chứng gút. Dầu nghệ cũng có tác dụng giảm đau nhanh chóng mà không gây nóng rát hoặc tổn thương bề mặt da.

4. Dầu bạc hà

Dầu bạc hà có tác dụng chống viêm tự nhiên, giúp làm dịu các cơn đau nhức cơ và xương khớp. Ngoài da, dầu bạc hà cũng có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, ngăn ngừa nguy cơ hình thành các tinh thể urat và làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh gút.

Dầu bạc hà có mùi thơm đặc trưng, có thể nâng cao tinh thần, giúp người bệnh thoải mái, từ đó làm giảm cơn đau đớn, khó chịu do gút.

5. Dầu sả

Dầu sả thường được sử dụng trong các loại dầu gội và kem dưỡng nhờ vào mùi thơm nhẹ, dễ chịu. Các nghiên cứu khác về loại dầu này cũng có biến, dầu sả có thể làm giảm nồng độ acid uric trong máu, từ đó ngăn ngừa tình trạng phát triển các cơn gút cấp. Hơn thế nữa, dầu sả có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, góp phần điều trị tình trạng viêm khớp liên quan đến gút hiệu quả.

Bị gút có nên ngâm chân
Dầu sả có thể làm giảm nồng độ acid uric trong máu, từ đó cải thiện các triệu chứng gút hiệu quả

Tinh dầu sả cũng giúp tăng cường lưu thông máu và phá vỡ các tinh thể acid uric. Do đó, dầu sả thường là đề cử hàng đầu khi người bệnh thắc mắc bệnh gút có nên xoa dầu không.

6. Dầu oải hương

Dầu oải hương là một chất chống oxy hóa, có tác dụng chống viêm và khử trùng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, dầu oải hương cũng có mùi thơm dễ chịu, giúp thư giãn, mang đến cảm giác sảng khoái, nâng cao tinh thần, từ đó cải thiện cơn giác đau liên quan đến bệnh gút.

Ngoài ra, dầu oải hương cũng góp phần nâng cao hiệu quả của các loại thuốc điều trị bệnh gút, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và corticosteroid. Pha loãng dầu oải hương bằng cách kết hợp với dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân, dùng hỗn hợp này thoa lên khớp bị đau.

7. Dầu tràm trà

Dầu tràm trà mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe, chẳng hạn như kháng khuẩn, chống viêm, kháng nấm. Các đặc tính này giúp dầu tràm trà trở thành một trong những gợi ý phổ biến người người bệnh phân vân bệnh gút có nên xoa dầu không.

Dầu tràm trà thường được sử dụng để chống viêm, điều trị viêm khớp, bao gồm bệnh gút. Các nghiên cứu cho biết, khi áp dụng tại chỗ lên các khớp bị ảnh hưởng, dầu tràm trà giúp giảm viêm nhanh chóng, từ đó giảm sưng tấy, nóng và đỏ ở khớp.

Ngoài ra, khi kết hợp với một loại dầu vận chuyển, chẳng hạn như dầu dừa và bôi tại chỗ, tinh dầu tràm trà có thể làm giảm sự nhạy cảm của các đầu dây thần kinh bị viêm, do đó, làm giảm cơn đau của bệnh gút.

8. Dầu thông

Dầu thông cũng là một gợi ý phổ biến cho người bệnh đang tìm hiểu bệnh gút có nên xoa dầu không. Dầu thông hoạt động bằng cách thanh lọc cơ thể, làm tan các độc tố, bao gồm các tinh thể acid uric bên trong khớp và xung quanh mô khớp.

Các nghiên cứu cũng cho biết, dầu thông có thể tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ giảm viêm, cải thiện tình trạng sưng và đau khớp. Bên cạnh đó, dầu thông có mùi hương dễ chịu, do đó có thể giúp giải tỏa áp lực, giảm căng thẳng và ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm ở người bệnh gút mạn tính.

9. Dầu khuynh diệp

Dầu khuynh diệp được sử dụng như một chất giảm đau hiệu quả cao. Loại dầu này cũng được đánh giá cao về khả năng giảm viêm và cải thiện các triệu chứng sưng tấy, nóng rát ở các khớp.

Tinh dầu trị gout
Dầu khuynh diệp mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau, chống viêm và ổn định hoạt động của khớp

Theo đánh giá của người tiêu dùng, xoa dầu khuynh diệp trực tiếp lên các khớp bị ảnh hưởng đến bệnh gút có thể giảm đau nhanh chóng, chỉ trong 3 – 5 phút. Ngoài ra, việc hít dầu khuynh diệp cũng được đánh giá cao về hiệu quả giảm đau, nâng cao tinh thần và cải thiện tâm trạng.

Các loại dầu xoa bóp thường được chiết xuất từ các loại dược liệu tự nhiên, do đó ít tác dụng phụ và an toàn cho người dùng. Tuy nhiên, đôi khi các sản phẩm này có thể gây dị ứng, kích ứng, ngứa da hoặc không mang lại hiệu quả điều trị các triệu chứng gút. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ về vấn đề bệnh gút có nên xoa dầu không để được hướng dẫn, tư vấn phù hợp nhất.

Cách sử dụng dầu xoa bóp bệnh gút hiệu quả nhất

Các loại dầu được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, rất dễ bay hơi và cần được sử dụng thận trọng. Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc cải thiện các triệu chứng gút, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp như:

1. Chườm nóng

Chườm khăn nóng kết hợp với dầu xoa bóp là cách giảm đau nhanh chóng và cực kỳ hiệu quả. Các thực hiện biện pháp như sau:

  • Ngâm khu vực bị ảnh hưởng trong nước lạnh vài phút
  • Ngâm một chiếc khăn mềm trong nước nóng
  • Dùng khăn mềm lau khô da
  • Kết hợp 3 – 6 giọt dầu vào một thìa dầu dừa hoặc dầu ô liu, khuấy đều, xoa bóp lên khớp bị ảnh hưởng
  • Vắt khô khăn nóng, sau đó đặt lên khu vực bị ảnh hưởng đã được xoa bóp với tinh dầu
  • Có thể quấn nhẹ khăn quanh khớp đến khi các triệu chứng được cải thiện
  • Thực hiện biện pháp 2 – 3 lần mỗi ngày nếu cần thiết

2. Xoa bóp

Xoa bóp và massage là một cách sử dụng dầu giảm đau do gút hiệu quả cao. Cách thực hiện phương pháp như sau:

  • Kết hợp 6 giọt dầu oải hương, 8 giọt dầu bạc hà và  4 muỗng canh dầu vận chuyển (dầu dừa hoặc dầu ô liu)
  • Trộn đều và xoa bóp, massage lên khớp bị ảnh hưởng

3. Ngâm chân

Ngâm chân hoặc khớp bị ảnh hưởng bởi gút vào hỗn hợp tinh dầu là cách tốt nhất để giảm đau, chống viêm. Kỹ thuật này cũng giúp thư giãn, tăng cường lượng máu lưu thông khắp cơ thể, cải thiện giấc ngủ cũng như nâng cao tinh thần của người bệnh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một chậu nước nóng và một chậu nước lạnh
  • Cho 12 giọt dầu ngâm chân vào chậu nước nóng, ngâm trong khoảng 10 phút, sau đó ngâm chân trong nước lạnh 5 phút
  • Khi ngâm chân có thể kết hợp xoa bóp, massage để nâng cao hiệu quả
  • Nên thực hiện phương pháp vào buổi tối, trước khi đi ngủ, tuy nhiên người bệnh cũng có thể ngâm chân nhiều lần trong ngày để nâng cao hiệu quả

Lưu ý khi sử dụng dầu trị bệnh gút

Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về việc bệnh gút có nên xoa dầu không. Ngoài ra, để đạt hiệu quả điều trị bệnh gút tốt nhất và tránh các tác dụng liên quan, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Phụ nữ mang thai hoặc người bệnh đang sử dụng thuốc điều trị bệnh gút cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng dầu xoa.
  • Mặc dù các tác dụng phụ thường hiếm khi xảy ra, tuy nhiên người bệnh cần chú ý đến các phản ứng của cơ thể và có kế hoạch xử lý phù hợp, hiệu quả.
  • Tinh dầu thảo mộc cần được kết hợp với các loại dầu vận chuyển, chẳng hạn như dầu dừa, để tránh gây kích ứng da.

Một cơn gút cấp có thể kéo dài từ một đến hai tuần và có thể gây ra những cơn đau dữ dội. Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp và lối sống khoa học để cải thiện các triệu chứng cũng như ngăn ngừa các cơn gút tái phát trong tương lai. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các loại dầu xoa bóp để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh gút.

Hy vọng các thông tin về vấn đề bệnh gút có nên xoa dầu không trong bài viết có thể giúp người bệnh có kế hoạch kiểm soát các triệu chứng hiệu quả. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gút Có Nên Đi Bộ Không
Bệnh gút xuất hiện với những cơn đau khớp cấp dữ dội do lắng đọng tinh thể urat, khiến nhiều người lo lắng và e dè trong việc vận động. Tuy nhiên, bệnh gút có nên đi bộ không lại ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Ngâm Chân
Bị gút có nên ngâm chân để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra không được nhiều người bệnh quan tâm. Theo Y học cổ truyền, ngâm chân có thể tác động đến các tạng phủ trong ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Lây Không
Bệnh gout có lây hay di truyền không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch điều trị và ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Chườm Đá Không
Bị gút có nên chườm đá không? Nếu thắc mắc vấn đề này, người bệnh có thể tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của phương pháp này để có kế hoạch giảm đau cũng như phòng ngừa các ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Ảnh Hưởng Đến Tinh Trùng
"Bị bệnh gút có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?" được nhiều nam giới quan tâm, đặc biệt là người đang có kế hoạch sinh con. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gout có tác ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua