Bị Gãy Xương Có Nên Quan Hệ Không? Điều Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Những người bị gãy xương có nên quan hệ không? Cần thực hiện những biện pháp nào giúp xương mau lành là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, người bị gãy xương cần có một chế độ chăm sóc và sinh hoạt lành mạnh, bao gồm cả quan hệ tình dục đúng cách để đẩy nhanh quá trình liền xương.

Bị gãy xương có nên quan hệ không
Tìm hiểu người bị gãy xương có nên quan hệ không? Các biện pháp giúp xương mau lành

Gãy xương là gì?

Gãy xương là một chấn thương thường gặp, thể hiện cho tình trạng nứt/ gãy cấu trúc bên trong xương, làm mất tính liên tục của hệ xương khớp. Tình trạng này thường xảy ra đột ngột sau té ngã, va đập hoặc có lực tác động mạnh lên một vị trí nhất định.

Cấu trúc xương bị phá hủy khiến người bệnh đau nhức, sưng nề, chảy máu, tổn thương các mô lân cận. Để điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành nắn chỉnh xương gãy hoặc phẫu thuật chỉnh xương, đóng đinh nội tủy kết hợp bó bột cố định xương gãy trong nhiều tháng. Điều này giúp phục hồi cấu trúc và chức năng của xương tổn thương.

Bị gãy xương có nên quan hệ không?

Về vấn đề “Bị gãy xương có nên quan hệ không?”, theo các chuyên gia, bệnh nhân bị gãy xương vẫn có thể quan hệ tình dục được, không nhất thiết phải ngừng lại và đợi đến khi xương lành hoàn toàn.

Về mặt sinh lý, hoạt động tình dục và quá trình tạo xương không bị ảnh hưởng bởi nhau. Về tính linh hoạt, gãy xương có thể gây đau và làm ảnh hưởng đến hoạt động sống của người bệnh, trong đó có quan hệ tình dục. Mặc dù vậy, hoạt động tình dục vẫn có thể được thực hiện với sự hỗ trợ của bạn tình.

Tuy nhiên khi quan hệ tình dục, người bị gãy xương và bạn tình cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo tính an toàn:

  • Lựa chọn những tư thế quan hệ phù hợp. Tốt nhất nên áp dụng những tư thế truyền thống, quan hệ nhẹ nhàng để không tạo áp lực hay gây tác động nhiều lên vị trí gãy. Nên tránh thực hiện những tư thế phức tạp hay đòi hỏi dùng sức nhiều.
  • Quan hệ tình dục có thể làm ảnh hưởng đến một số vị trí gần bộ phận sinh dục như xương chậu, cột sống lưng. Vì thế những người bị gãy xương chậu, gãy cột sống thắt lưng… nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi hoạt động tình dục. Đối với trường hợp này, bác sĩ có thể yêu cầu kiêng cử hoặc hướng dẫn những tư thế thích hợp hơn.
  • Nếu cảm thấy tê bì hoặc đau nhiều khi hoạt động tình dục và vận động, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn xử lý đúng cách.
  • Trong thời gian điều trị tại nhà, bệnh nhân bị gãy xương cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời áp dụng thêm các biện pháp giúp xương lành nhanh để sớm trở về với đời sống bình thường, giảm thiểu những bất tiện trong sinh hoạt vợ chồng.
Bệnh nhân bị gãy xương vẫn có thể quan hệ tình dục
Bệnh nhân bị gãy xương có thể quan hệ tình dục nhưng cần thực hiện các tư thế nhẹ nhàng và thích hợp

Biện pháp giúp xương nhanh liền

Để giúp xương nhanh liền và linh hoạt hơn các hoạt động sinh hoạt, bệnh nhân bị gãy xương cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra người bệnh nên thực hiện thêm các biện pháp chăm sóc dưới đây để tăng tốc độ phục hồi:

1. Tăng cường hấp thụ khoáng chất

Bệnh nhân bị gãy xương được khuyên thiết lập và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung canxi để tăng tốc độ liền xương. Bởi canxi là một khoáng chất quan trọng, tham gia vào quá trình xây dựng và kích thích tế bào xương phát triển. Điều này giúp tăng mật độ xương và rút ngắn thời gian chữa lành xương gãy.

Những loại thực phẩm giàu canxi:

  • Sữa
  • Sữa chua
  • Các loại hạt (hạt dẻ, hạt vừng…)
  • Cá mòi
  • Cá hồi
  • Hạnh nhân
  • Rau lá xanh
  • Các loại đậu

Ngoài canxi, người bệnh cũng cần tăng cường hấp thụ một số khoáng chất khác như magie, kẽm, phốt pho, kali… Đây đều là những khoáng chất hỗ trợ xây dựng và củng cố xương khớp chắc khỏe, tăng khả năng hấp thụ canxi. Đồng thời giúp tăng mật độ khoáng xương, xương gãy nhanh liền.

Magie, kẽm, phốt pho, kali thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, thịt, cá, chuối quả bơ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu…

Tham khảo thêm: TOP 7 Thuốc Canxi Cho Người Gãy Xương Tốt Nhất Hiện Nay

Tăng cường hấp thụ canxi
Tăng cường hấp thụ canxi để xây dựng và kích thích tế bào xương phát triển, tăng tốc độ chữa lành xương gãy

2. Bổ sung vitamin D

Trong thời gian điều trị gãy xương, người bệnh được khuyên tăng cường bổ sung vitamin D thông qua chế độ ăn uống. Bởi loại vitamin này rất cần thiết cho quá trình hấp thụ khoáng chất, giúp canxi được hấp thụ nhanh và dễ dàng hơn. Từ đó kích thích tái tạo tế bào xương, tăng tốc độ phục hồi hiệu quả.

Vitamin D được tìm thấy trong sữa và những chế phẩm từ sữa, tôm, lòng đỏ trứng, nấm, cá hồi, dầu gan cá tuyết, hàu, cá trích, cá mòi… Ngoài ra tắm nắng mỗi sáng cũng góp phần hấp thụ vitamin D hiệu quả, giúp xương khớp chắc khỏe, xương gãy nhanh lành.

3. Tăng hấp thụ calo

Các nghiên cứu cho thấy, tăng hấp thụ calo có thể đẩy nhanh thời gian phục hồi tổn thương xương. Người bệnh có thể tăng số lượng thức ăn nhưng cần chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày. Điều này giúp các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm được hấp thụ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

4. Bổ sung protein

Protein có tác dụng cung cấp năng lượng, tăng trưởng và duy trì các mô hỗ trợ xương khớp. Điều này giúp đẩy nhanh tiến độ phục hồi xương tổn thương, tăng cường sức cơ. Đồng thời giảm tác động tiêu cực và cảm giác đau khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, bao gồm cả hoạt động tình dục.

Do đó trong thời gian điều trị xương gãy, người bệnh nên bổ sung protein qua các thực phẩm lành mạnh để hỗ trợ quá trình liền xương. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt và giàu protein:

  • Trứng
  • Hạnh nhân
  • Yến mạch
  • Sữa
  • Sữa chua
  • Ức gà
  • Bông cải xanh
  • Cá ngừ
  • Thịt bò nạc
  • Diêm mạch
  • Tôm
  • Đậu phộng
  • Đậu lăng
  • Hạt bí ngô
Bổ sung protein
Bổ sung protein giúp đẩy nhanh tiến độ phục hồi xương tổn thương, tăng cường sức cơ, hỗ trợ giảm đau

5. Dùng tinh dầu và xoa bóp

Người bệnh có thể sử dụng tinh dầu cây bách thoa đều lên khu vực có xương bị gãy. Sau đó nhẹ nhàng xoa bóp để cải thiện tuần hoàn ở xương. Máu huyết lưu thông tốt giúp cung cấp dinh dưỡng cho mô tế bào và xương tổn thương. Từ đó tăng tốc độ và khả năng phục hồi, tế bào xương phát triển nhanh hơn, xương gãy sớm liền.

Ngoài ra xoa bóp nhẹ nhàng còn giúp giảm đau, thư giãn và mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Vì thế người bệnh có thể thường xuyên thoa tinh dầu và xoa bóp, mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần 10 phút.

6. Luyện tập

Bệnh nhân bị gãy xương nên thường xuyên gồng cơ nhẹ và luyện tập. Điều này giúp kích thích phục hồi xương tổn thương, tăng cường sức cơ và tính linh hoạt trong các hoạt động.

Ngoài ra luyện tập mỗi ngày còn giúp hỗ trợ giảm đau, hạn chế tình trạng cứng khớp. Đồng thời tăng lưu thông máu và chất dinh dưỡng đến các khu vực có xương tổn thương. Từ đó tăng tốc độ liền xương, bệnh nhân sớm phục hồi thể trạng.

Tuy nhiên khi luyện tập phục hồi xương gãy, người bệnh cần hỏi ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ để được hướng dẫn các bài tập và thời gian tập luyện phù hợp. Không nên luyện tập gắng sức hoặc thực hiện những động tác có cường độ mạnh làm tăng áp lực lên xương tổn thương.

Luyện tập đúng cách
Luyện tập đúng cách giúp kích thích phục hồi xương tổn thương, tăng tính linh hoạt trong các hoạt động

Những thông tin trong bài viết đã giúp giải đáp vấn đề “Bị gãy xương có nên quan hệ không? Các biện pháp giúp xương nhanh liền”. Nhìn chung hoạt động tình dục và quá trình tạo xương không bị ảnh hưởng bởi nhau. Do đó người bệnh vẫn có thể quan hệ tình dục. Tuy nhiên bạn cần lực chọn những tư thế phù hợp để tránh gây đau và tạo áp lực cho xương gãy.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thay Khớp Háng Ở Bệnh Viện Nào Tốt Nhất
Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108... có thể giúp trả lời thay khớp háng ở bệnh viện nào tốt nhất. Thay khớp háng mang đến hiệu quả ...
Xem chi tiết
Bong Gân Khám Ở Đâu Tại TPHCM
Việc tìm hiểu bong gân khám ở đâu tại TPHCM là điều rất quan trọng để có kế hoạch điều trị hiệu quả, an toàn và tránh tối đa các rủi ro phát sinh. Điều trị đúng là kịp lúc ...
Xem chi tiết
Đứt Dây Chằng Chéo Trước Có Đi Được Không
Đứt dây chằng chéo trước là chấn thương phổ biến ở những người chơi thể thao, đặc biệt là ở vận động viên. Điều này khiến nhiều người thắc mắc, đứt dây chằng chéo trước có đi được không và ...
Xem chi tiết
Mổ Rách Sụn Chêm Ở Đâu Tốt
Xác định mổ rách sụn chêm ở đâu tốt là điều cần thiết và quan trọng để có kế hoạch thăm khám, điều trị hiệu quả, an toàn nhất. Người bệnh nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Chày Có Đá Bóng Được Không
Gãy xương chày có đá bóng được không phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ, phương pháp điều trị và quá trình phục hồi của người bệnh. Do đó, nếu bị gãy xương, người bệnh nên đến bệnh viện ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua