Bệnh gút thường đau ở đâu? Các vị trí hay gặp nhất

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Có hơn 90% các trường hợp bệnh gout gây ảnh hưởng đến các chi dưới, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu bệnh gút thường đau ở đâu để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Bệnh gút thường đau ở đâu
Tìm hiểu các vị trí đau hay gặp nhất ở bệnh gout

Bệnh gút thường đau ở đâu?

Theo thống kê, có hơn 90% các trường hợp bệnh gout gây ảnh hưởng đến các chi dưới. Vị trí đau đớn phổ biến nhất của bệnh gout là ngón chân cái. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến các khớp khác trên cơ thể, chẳng hạn như:

  • Cẳng chân;
  • Đầu gối;
  • Mắt cá chân;
  • Khuỷu tay;
  • Cổ tay;
  • Cánh tay;
  • Các ngón tay.

Trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc bệnh gout mãn tính, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến nhiều khớp cùng một lúc. Cụ thể, các vị trí đau thường gặp nhất của bệnh gout bao gồm:

1. Ngón chân cái

Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây sưng và cực kỳ đau đớn. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến tất cả các khớp trong cơ thể nhưng thường bắt đầu ở ngón chân cái. Theo các thống kê, hầu hết các cơn gút cấp hoặc cơn đau đớn đột ngột của bệnh gout thường bắt đầu ở ngón chân cái. Cơn đau thường xảy ra đột ngột vào ban đêm và không có dấu hiệu báo trước. Bệnh gout cấp có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần và có thể tái phát thường xuyên.

Dấu hiệu bệnh gút ở chân
Ngón chân cái là vị trí phổ biến nhất của bệnh gout

Nguyên nhân khiến bệnh gout thường ảnh hưởng đến ngón chân cái là do vị trí ngón chân. Acid uric được cho là nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Ở độ nhiệt độ lạnh hơn, acid uric chuyển thành các tinh thể. Do ngón chân cái ở xa tim nhất do đó cũng là bộ phận mát nhất trên cơ thể. Điều này khiến ngón chân cái trở thành vị trí mục tiêu của các tinh thể acid uric.

Cơn đau do bệnh gout ở ngón chân cái đôi khi có thể nghiêm trọng và nóng rát đến mức người bệnh không thể chịu được sức nặng của một chiếc chăn. Các triệu chứng thường nghiêm trọng nhất trong 6 – 12 giờ sau khi bùng phát và có thể được cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên, khớp ngón chân cái bị ảnh hưởng có thể bị đau âm ỉ kéo dài đến 1 – 2 tuần.

Theo khuyến cáo, bệnh gout ở ngón chân cái nên được kiểm tra bởi bác sĩ chuyên môn, đặc biệt là khi các trong các đợt bùng phát bệnh gout. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cải thiện các triệu chứng thông qua một số biện pháp như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như ibuprofen, naproxen và celecoxib có thể được sử dụng để cải thiện các triệu chứng bệnh gout. Tuy nhiên, không sử dụng aspirin để giảm đau, do aspirin liều thấp có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nâng cao bàn chân và chườm đá: Nâng cao bàn chân cao hơn ngực có thể hỗ trợ giảm viêm và đau. Dùng túi đá chườm lên ngón chân trong 20 – 30 phút mỗi lần và vài lần mỗi ngày cũng có thể hỗ trợ giảm đau ngay lập tức.
  • Uống nhiều nước: Người bệnh nên cố gắng uống từ 8 – 16 cốc chất lỏng mỗi ngày. Tuy nhiên tránh tiêu thụ rượu và các loại đồ uống có cồn để tránh khiến các triệu chứng gout bùng phát.

Người bệnh cũng nên sử dụng gây hoặc các dụng cụ hỗ trợ khi di chuyển để tránh gây áp lực lên ngón chân. Bác sĩ cũng có thể khuyên người bệnh nên tách ngón chân cái ra khỏi tất (vớ chân) hoặc đi dép hở ngón để tránh gây áp lực lên ngón chân.

2. Đầu gối

Hầu hết mọi người đều xuất hiện cơn đau gout đầu tiên ở ngón chân cái, tuy nhiên đôi khi bệnh có thể gây đau đớn ở đầu gối. Sự lắng đọng của các tinh thể acid uric trong khớp gối có thể dẫn đến tình trạng đầu gối gout. Điều này có thể gây tê liệt đầu gối trong suốt quá trình bùng phát của các cơn đau gout.

bị gout ở đầu gối
Đầu gối cũng là một vị trí phổ biến của bệnh gout

Bệnh gout ở đầu gối có thể bị đau đớn dữ dội kèm theo sưng tấy, khiến khớp bị cứng khớp và mất chức năng tạm thời. Khi cơn gout xảy ra, đầu gối có thể rất nóng và đau, đôi khi người bệnh không thể gập đầu gối lại.

Bệnh gout ở đầu gối có xu hướng phổ biến ở nam giới hoặc nữ giới. Tuy nhiên, phụ nữ sau khi mãn kinh, có thể có nồng độ acid uric cao và có nguy cơ bệnh gout ở đầu gối cao hơn nam giới cùng độ tuổi.

Bệnh gout ở đầu gối cần được kiểm soát và điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau và hướng dẫn người bệnh các biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện các triệu chứng.

3. Chân và bàn chân

Bệnh gout ở chân, đặc biệt là bàn chân là một vấn đề phổ biến và thường dẫn đến các cơn đau đớn dữ dội, đột ngột, bắt đầu vào ban đêm mà không có dấu hiệu báo trước.

Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau đớn cục bộ, sưng, đỏ, nóng và đau đớn dữ dội. Mặc dù cơn đau thường phổ biến ở ngón chân cái, tuy nhiên bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của chân, bao gồm các ngón chân và mắt cá chân.

Trong đó, bệnh gout ở cổ chân là tình trạng đau đớn và thường có thể gây tê liệt bàn chân. Cấu trúc cổ chân thường mỏng, do đó các triệu chứng bệnh gout thường khiến người bệnh không thể chịu đựng được và khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi lại.

Nếu không được điều trị phù hợp, bệnh gout ở chân có thể gây mất chức năng ở chân và người bệnh có thể cần sử dụng nạng để di chuyển.

4. Khuỷu tay

So với ngón chân cái và các chi dưới, bệnh gout ở khuỷu tay tương đối phổ biến. Tình trạng này xảy ra do tăng acid uric máu khiến các tính thể lắng đọng ở khuỷu tay, gây đau đớn, sưng tấy một cách đột ngột.

bị gout ở khủyu tay
Bệnh gout ở khuỷu tay không phổ biến như gout ở các chi dưới

Khi bệnh gout ảnh hưởng đến khuỷu tay, bệnh có thể khiến cho các cử động hàng ngày bị đau đớn hoặc khó chịu. Các cơn đau do gout ở khuỷu tay có thể kéo dài vào giờ và được cải thiện ngay sau đó. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể cảm thấy đau đớn nhẹ hoặc khó chịu kéo dài trong nhiều tuần. Ngoài ra các triệu chứng bệnh gout có thể tái phát trong tương lai.

Bệnh gout là một tình trạng mãn tính cần được điều trị liên tục để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

5. Bàn tay

Ngón tay cái không phải là vị trí đầu tiên của bệnh gout. Bệnh gout thường có xu hướng tấn công các khớp khác trên cơ thể trước khi gây ảnh hưởng đến các ngón tay. Do đó, bệnh gout ở ngón tay cái có thể là dấu hiệu của bệnh gout mãn tính hoặc bệnh gout đã tồn tại được một thời gian.

Bệnh gout ở ngón tay cái thường kéo dài, trung bình thường hơn 10 ngày. Người bệnh cũng có thể mắc bệnh gout ở các liên kết ngón tay với bàn tay. Ngoài ra, bệnh gout ở ngón tay cái thường phổ biến ở người lớn tuổi, do người bệnh có thời gian để tích tụ acid trong máu.

Bên cạnh đó, bất cứ ngón tay nào trên bàn tay đều có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh gout. Tỷ lệ bệnh gout ở ngón cái và các ngón tay còn lại là như nhau.

6. Cổ tay

Bệnh gout ở cổ tay thường biểu hiện ở các vị trí sâu và thường rất khó nhận biết trong thời gian đầu. Tương tự như bệnh gout ở các khớp khác, cơn đau gout có thể đi kèm các triệu chứng như sưng tấy hoặc đỏ da. Tình trạng này xảy ra khi lượng acid uric trong máu cao.

bệnh gút ở cổ tay
Bệnh gút ở cổ tay là tình trạng không phổ biến và khó chẩn đoán trong thời gian đầu

Bệnh gout ở cổ tay không phổ biến như ở các ngón tay. Các triệu chứng ban đầu thường bao gồm xuất hiện một cơn đau đớn kỳ lạ, sau đó cứng khớp, dẫn đến viêm, đỏ và nóng da.

Bệnh gout ở cổ tay có thể được chẩn đoán lâm sàng bằng các phương pháp chuyên môn để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

7. Vai

Bệnh gout ở vai là một tình trạng không phổ biến, tuy nhiên bệnh vẫn có thể xảy ra. Các triệu chứng có thể bao gồm đau vai dữ dội và đột ngột. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu như:

  • Đỏ da;
  • Sưng tấy;
  • Cứng khớp vai;
  • Nóng da hoặc bỏng rát;
  • Nhạy cảm với các chuyển động hoặc tiếp xúc ở vai.

Bệnh gout ở vai rất hiếm gặp những có thể được điều trị và phòng ngừa bằng nhiều biện pháp khác nhau. Tuân thủ kế hoạch điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ là cách tốt nhất để tránh các biến chứng không mong muốn.

Bệnh gout xảy ra khi acid uric tích tự trong có khớp và các mô liên kết, dẫn đến các cơn đau gout dữ dội. Mặc dù bệnh thường gây ảnh hưởng đến ngón chân cái, tuy nhiên dạng viêm khớp mãn tính này có thể gây ảnh hưởng đến nhiều vị trí khác trên cơ thể.

Vị trí đầu tiên của bệnh gout là ở ngón chân cái. Tuy nhiên khi bệnh nghiêm trọng hơn, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến cổ chân, bàn chân, đầu gối và khuỷu tay. Đôi khi các tinh thể acid uric cũng có thể tích tụ ở các khớp và mô mềm ở bàn tay, ngón tay hoặc một số vị trí khác. Nếu không được điều trị, tình trạng viêm kéo dài có thể khiến bệnh gout tấn công nhiều khớp khác, chẳng hạn như cổ tay và vai.

Ngoài ra, các tinh thể acid uric cũng có thể lắng đọng ở cột sống, dẫn đến bệnh gout cột sống và gây đau lưng hoặc cổ nghiêm trọng. Tuy nhiên tình trạng này rất hiếm khi xảy ra.

Biện pháp phòng ngừa các cơn gout

Các cơn đau gout thường nghiêm trọng, dữ dội, có thể gây đỏ và sưng tấy ở các khớp. Sau khi bùng phát cơn gout đầu tiên, người bệnh có thể gặp các cơn gout cấp tính khác trong tương lai. Do đó, nếu được chẩn đoán bệnh gout, người bệnh nên có biện pháp điều trị và kiểm soát các triệu chứng phù hợp.

Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp và thay đổi lối sống có thể hỗ trợ giảm nguy cơ bùng phát bệnh gout. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện một số biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như:

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống lành mạnh có thể ngăn ngừa các cơn đau gout và hạn chế các rủi ro liên quan. Không có chế độ ăn uống dành riêng cho người bệnh gout, tuy nhiên người bệnh nên bổ sung nhiều rau, trái cây tươi, sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt và đậu để hỗ trợ cải thiện các cơn gout.

phòng ngừa bệnh gout
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng gout

Ngoài ra, để tránh khiến bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên tránh tiêu thụ một số loại thực phẩm như:

  • Thịt, đặc biệt là thịt nội tạng, chẳng hạn như gan, và động vật hoang dã, chẳng hạn như thịt nai;
  • Hải sản, bao gồm một số loại cá và động vật có vỏ;
  • Rượu, bao gồm các loại rượu mạnh, rượu ngũ cốc và bia.

Các loại thực phẩm và đồ uống này có chứa một lượng lớn purin. Tiêu thụ quá nhiều purin có thể dẫn đến các cơn gout cấp.

2. Uống nhiều nước

Các loại thực phẩm và đồ uống chứa đường, chẳng hạn như soda, có thể làm tăng nồng độ purin trong cơ thể và tăng nguy cơ bệnh gout. Trong khi đó, uống nhiều nước có thể làm tăng khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể và hỗ trợ phòng ngừa bệnh gout.

Cà phê và trà không làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể. Cà phê còn được cho là có thể làm giảm nồng độ acid uric và phòng ngừa bệnh gout. Tuy nhiên tiêu thụ quá nhiều trà và cà phê có thể gây tác động không tốt đến sức khỏe, đặc biệt là ở những người có bệnh mãn tính khác.

3. Thường xuyên vận động

Di chuyển và vận động thường xuyên có thể hỗ trợ giảm cân và phòng ngừa các triệu chứng bệnh gout. Tuy nhiên người bệnh nên lựa chọn các hình thức tập luyện phù hợp, chẳng hạn như đi bộ ngắn để tránh áp lực lên các khớp.

Bệnh gout là bệnh lý gây đau đớn nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trên cơ thể. Bệnh có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm chăm sóc tại nhà và sử dụng thuốc điều trị. Trong hầu hết các trường hợp người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm: 15 loại hoa quả tốt cho người bệnh gout – Nên ăn mỗi ngày

Câu hỏi liên quan
Bệnh Gout Có Gây Đau Gót Chân
Bệnh gout đau gót chân không phổ biến nhưng có thể gây ảnh hưởng đến mỗi bước đi và khiến người bệnh có xu hướng bất động hoặc tránh di chuyển. Điều này có thể khiến các triệu chứng trở ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Ngâm Chân
Bị gút có nên ngâm chân để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra không được nhiều người bệnh quan tâm. Theo Y học cổ truyền, ngâm chân có thể tác động đến các tạng phủ trong ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Nên Đi Bộ Không
Bệnh gút xuất hiện với những cơn đau khớp cấp dữ dội do lắng đọng tinh thể urat, khiến nhiều người lo lắng và e dè trong việc vận động. Tuy nhiên, bệnh gút có nên đi bộ không lại ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Ảnh Hưởng Đến Tinh Trùng
"Bị bệnh gút có ảnh hưởng đến tinh trùng và khả năng sinh sản?" được nhiều nam giới quan tâm, đặc biệt là người đang có kế hoạch sinh con. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gout có tác ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Chườm Đá Không
Bị gút có nên chườm đá không? Nếu thắc mắc vấn đề này, người bệnh có thể tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của phương pháp này để có kế hoạch giảm đau cũng như phòng ngừa các ...
Xem chi tiết

Bình luận (29)

  1. Bảo Quyền says: Trả lời

    Nếu axit uric cao nhưng xương khớp không có biểu hiện đau thì đó có phải gout không ? hôm bữa công ty cho khám kiểm tra định kì thấy chỉ số acid uric cao 7.0, bác sĩ bảo về điều chỉnh lại chế độ ăn uống mà tôi thấy lo quá

    1. Nguyễn Sơn says:

      Chừng ấy ko phải lo, b hạn chế thịt lại, nhất là các loại thịt đỏ, thay bằng thịt gia cầm, tăng cường rau xanh và uống nhiều nước, năng taapj thể dục thể thao nữa. 2 tháng sau kiểm tra lại nó sẽ về bình thường

    2. Minh 1978 says:

      Chưa phải là gút nhưng cũng nên đề phòng, acid uric cao là tiền đề cho bệnh gút đấy. Không sớm thay đổi chế độ ăn uống thì bị gút chỉ là sớm hay muộn

  2. Vũ Trần Sơn says: Trả lời

    Bệnh gout có thể ăn được những loại cá biển nào thế? Tôi dân biển mà mấy năm nay không dám đụng đến hải sản, cá biển cũng không nốt, chỉ dám ăn cá đồng

  3. Hoàng Anh Việt says: Trả lời

    Tham khảo nhiều thông tin trên mạng và thấy rất nhiều người bị gout chuyển hướng sang điều trị bằng đông y cho kết quả rất tốt. Tôi đang phân vân thuốc nào tốt?

    1. Vinh Khang says:

      Thuốc quốc dược phục cốt khang tốt đó, bố tôi uống thuốc bên này khỏi gout cả năm nay rồi, mỗi tội hơi mất thời gian mà được cái thuốc nam không có tác dụng phụ nên dùng cũng yên tâm

    2. Nguyễn Thái says:

      Hình như thuốc thảo dược kiểu này thuốc nào cũng tác dụng chậm thì phải. Tôi đi khám ở trung tâm thuốc dân tộc cách đây 2 tuần, bác sĩ kê cho tôi đơn thuốc quốc dược phục cốt khang gồm 3 loại thuốc uống kết hợp, về uống đến nay cũng mới bắt đầu đỡ đau đôi chút, nhưng trong người cảm giác khỏe ra, ăn uống ngủ nghỉ tốt hơn. Bác hàng xóm nhà tôi dùng thuốc này hiệu quả tốt nên mới mách cho tôi dùng, xem trên mạng thấy review cũng rất tốt nên cố gắng kiên trì một thời gian xem thế nào https://www.tapchiyhoccotruyen.com/phan-hoi-cua-nguoi-benh-ve-bai-thuoc-quoc-duoc-phuc-cot-khang-dac-tri-benh-gut.html

    3. Đại Vũ says:

      Bài thuốc quốc dược phục cốt khang dùng ban đầu tác dụng sẽ hơi chậm, mình cũng mất đến chục ngày mới bắt đầu có chuyển biến tốt nhưng khi thuốc bắt đầu đáp ứng rồi thì tiến triển khá nhanh, khoảng 1 tháng là cơn đau giảm đi đáng kể rồi, 3 tháng là ổn định hẳn, mình khỏi được từ năm ngoái đến giờ rồi, định kì 2-3 tháng mình vẫn đi xét nghiệm lại một lần chỉ số acid uric vẫn đẹp

    4. Lưu Minh Phượng says:

      Axit uric của bố t rất cao, lần gần nhất xét nghiệm là 613, điều trị bằng rất nhiều thuốc rồi mà riết 1 năm nay chưa bao giờ nó về mức bình thường được. Không biết dùng thuốc quốc dược phục cốt khang có hiệu quả với trường hợp của bố t không ?

    5. Hoàng Qúy says:

      613 đã là gì, tôi điều trị ở trung tâm thuốc dân tộc đúng vào đợt gout cấp, các khớp xương sưng nóng đau kinh khủng, acid uric gần kịch 800, dùng thuốc vẫn có hiệu quả, ngoài dùng thuốc quốc dược phục cốt khang ra bác sĩ có đắp thêm dược liệu để hỗ trợ giảm cơn đau nhanh nữa

  4. Nguyễn Trung Dũng says: Trả lời

    Đau xương khớp do gout có thể dùng phương pháp châm cứu bấm huyệt để điều trị được không hay bắt buộc phải dùng thuốc

  5. Nguyễn Đức Anh says: Trả lời

    Mọi người đang dùng thuốc giảm đau loại nào tốt vậy ? Trước tôi dùng ibuprrofen giống như trên bài có nói đấy nhưng chỉ được thời gian đầu thôi, giờ uống không thấy tác dụng gì mấy nữa nên muốn đổi sang thuốc khác

    1. Viết Hiếu says:

      Thuốc giảm đau nào cũng thế thôi, chỉ được thời gian đầu, sau nó nhờn uống vào như không, tôi bị gout mới 2 năm mà đã đổi qua 3 loại thuốc giảm đau khác nhau rồi

    2. Vũ Hải Dương says:

      Dùng paracetamol sủi có giúp giảm đau do gout được không nhỉ ?

    3. Trần Dũng says:

      Có cách dân gian nào giúp giảm đau xương khớp do gút tốt không ? Tôi uống thuốc giảm đau tây y mãi bục cả dạ dày rồi. Mà bệnh gút đâu phải ngày một ngày hai, chả lẽ cả đời phải uống thuốc giảm đau thế này

    4. Trung Hiền says:

      Đang cơn gút cấp mà chờ đắp lá giảm đau thì có mà chết

    5. Lãm Thúy says:

      Bác lấy lá lốt với lá trầu không sao nóng thêm vài hạt muối vào đắp bên ngoài khớp bị đau, tôi hay dùng cách này thấy đỡ đau rất tốt, trừ trường hợp đau quá mới dùng đến thuốc giảm đau

    6. Minh Hải says:

      Thấy bảo uống nấm lim giúp hạ acid uric máu với đỡ đau tốt lắm, đã ai thử chưa có hiệu quả không, tham khảo giá mà thấy đắt quá nên đang đắn đo chưa mua

    7. Nguyễn Khoa says:

      Mọi người bị gout cứ đau liên miên vậy hả sao phải dùng thuốc giảm đau nhiều vậy. Tôi phát hiện bị gút cách đây nửa năm mới điều trị duy nhất 1 đợt thuốc rồi đỡ, từ đó không cần dùng thuốc nữa mà chỉ cần ăn uống kiêng khem là được, không thấy đau đớn gì

  6. Bùi Toàn says: Trả lời

    Cho tôi hỏi bệnh gout là phải đau ghê lắm phải không, chỉ đau âm ỉ nhẹ thì có phải do gout không ? 1 tháng lại đây tôi hay bị đau ở khớp ngón chân và khớp cổ tay, ngón tay, cơn đau không quá mức nhưng kiểu đau nhức âm ỉ khó chịu

  7. Nguyễn Đức Toản says: Trả lời

    Tôi bị gout nhiều năm, biến chứng lên hầu hết các khớp xương, và bây giờ bắt đầu xuất hiện các hạt tophi rồi, từ khi bị bệnh đến nay dùng không biết qua bao nhiêu loại thuốc mà chẳng đâu vào đâu, ai đang dùng thuốc nào tốt có thể mách giúp tôi được không

    1. Trần Hoàng says:

      Tôi đang dùng bài thuốc quốc dược phục cốt khang thấy hiệu quả tốt, bác mua dùng thử xem sao, tôi dùng 2 tháng mà khỏi bặt đau rồi, hôm kìa đi xét nghiệm acid uric giảm sâu nhưng vẫn còn hơi cao, bác sĩ bảo uống 1 tháng thuốc nữa chắc sẽ ổn định hoàn toàn

    2. Ngọc Công says:

      Tôi cũng nhờ dùng thuốc quốc dược phục cốt khang mà bệnh gout ổn định được 2 năm nay. Ngày trước tôi cũng đau dữ lắm, thấy trên bài kể ra mấy vị trí khớp thường đau thì tôi dính hết không trừ khớp nào, acid uric lúc nào cũng cao ngất ngưởng hơn 600. uống thuốc không ăn thua gì luôn. May thế nào lại được ông bạn giới thiệu cho thuốc quốc dược này của trung tâm thuốc dân tộc, uống 1 liệu trình 3 tháng lại đâu vào đó, khỏi đau nhức hẳn, acid uric cũng về mức bình thường, mà cái thằng này nó còn giúp tiêu hạt tophi nữa đấy, của tôi chỉ còn những hạt kích thước to thì không hết hoàn toàn được nhưng cũng thu nhỏ đáng kể, nói chung được như thế này quá mừng rồi không dám mong đợi hơn

    3. Nguyễn Nhật says:

      Thuốc này khỏi được cả hạt tophi thật ah, có sợ bị lên cái cái mới không, tôi bị nhiều lắm, tophi nó lên lỏn chỏn toàn những cục như trứng cút, trước mổ 1 lần rồi mà nó vẫn lên lại. Đang tính cuối năm mổ lần tiếp vì để thế này nhìn mất thẩm mỹ quáNguyễn Nhật

    4. Trọng Lương says:

      Nếu bác không điều trị ổn định được bệnh gout thì dù có mổ đến trăm lần vậy vậy, mổ đợt này nó lại mọc đợt khác, vậy nên việc đầu tiên là phải điều trị ổn gút đã rồi mới tính đến chuyện xử lý hạt tophi.

  8. Hoành Khánh says: Trả lời

    Nếu đau ở khớp ngón chân cái thì khả năng bao nhiêu % là bị gout ? 2 tuần nay tôi đau liên tục ở khớp ngón chân cái bên trái, chưa kịp đi khám thì dính covid, tôi lo quá, đang phải lao động nặng mà bị gout thật phải ăn uống kiêng khem thì không biết tính sao

    1. Nguyễn Văn Nam says:

      Chưa chắc đâu bác ah, xưa giờ cứ mặc định đau ngón chân cái là bị gút nhưng thực tế không phải, hồi trước tôi cũng bị đau một đợt, lo bị gút nhưng đi khám chỉ là thoái hóa thông thường thôi, tốt nhất khỏi covid đi khám cho yên tâm, mà có lỡ như bị thật thì cũng không cần quá lo lắng, bây giờ nhiều người bị gút lắm, như ông bô nhà tôi bị gút chục năm nay sống chung với bệnh vẫn ổn, chỉ cần ăn uống điều độ kết hợp dùng thuốc là được

    2. Nguyễn Dương says:

      Từ trước đến nay chế độ ăn uống của bác như thế nào? Có ăn nhiều thực phẩm giàu đạm không? Nếu có thì khả năng bị gout cao đấy. Tôi cũng từ ngón chân cái chỉ điểm mà phát hiện ra bị gout. Đúng là không có bệnh nào khổ sở bằng bệnh này, ăn uống khắt khe, kiêng đủ thứ trên đời

    3. Đình Bằng says:

      Nhiều người có tâm lý sợ ăn kiêng sẽ không đủ sức khỏe làm việc. Không phải cứ ăn thịt nhiều mới có sức khỏe, mà mình phải tính theo lượng kalo cung cấp cho cơ thể, nếu hạn chế thịt thì có thể thay vào đó bằng cá hoặc hoa quả,rau xanh nhiều hơn để bù lại lượng kalo thiếu hụt. Miễn sao 1 ngày vẫn cung cấp từng ấy kalo cho cơ thể là được, cái khâu cần giải quyết ở đây là thèm không kiêng được thôi

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua