Bệnh Gout Cấp Có Chữa Được KhôngBệnh Gout Cấp Có Chữa Được Không, Làm Gì Để Kiểm Soát?

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Gout cấp gây ra các cơn đau dữ dội ập đến bất ngờ, kèm theo đó là khớp sưng đỏ, nóng ran, tê buốt. Bệnh nhân đi lại khó khăn, cản trở nhiều hoạt động sinh hoạt. Với tình trạng này, nhiều người thắc mắc rằng, bệnh gout cấp có chữa được không, chữa bằng cách nào và mất bao lâu? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp chi tiết trong bài viết này.

Bệnh gout cấp có chữa được không?

Gout cấp là tình trạng viêm khớp do lắng đọng tinh thể muối urat tại các khớp, thường gặp nhất ở khớp ngón chân cái. Các tinh thể urat này gây ra tình trạng viêm, dẫn đến các triệu chứng đau nhức dữ dội, sưng nóng đỏ, cứng khớp.

Vậy bệnh gout cấp có chữa được không? Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh gút. Tuy nhiên, việc điều trị có thể giúp kiểm soát bệnh hiệu quả, giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn gút cấp.

Mục tiêu điều trị bệnh gút cấp là giảm đau, giảm viêm khớp nhanh chóng, ngăn ngừa tổn thương khớp lâu dài.

benh gout cap co chua duoc khong
Bệnh gout cấp có chữa được không? Sẽ chỉ kiểm soát, không thể chữa khỏi hoàn toàn

Các biện pháp kiểm soát gout cấp là gì?

Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát các cơn gút cấp hiệu quả bằng các biện pháp điều trị và thay đổi lối sống tích cực.

Dưới đây là các biện pháp cụ thể cho bệnh nhân tham karo:

Dùng thuốc giảm đau giảm viêm

Khi cơn gút cấp xảy ra, mục tiêu điều trị trước tiên là giảm đau và giảm viêm khớp nhanh chóng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc kiểm soát triệu chứng sau:

  • Thuốc giảm đau không steroid (NSAID): Đây là nhóm thuốc thường được sử dụng đầu tiên, có tác dụng giảm đau và giảm viêm hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý đến các tác dụng phụ về đường tiêu hóa của NSAID, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
  • Colchicine: Được coi là “khắc tinh” của cơn gút cấp, có tác dụng giảm viêm, giảm đau hiệu quả trong giai đoạn đầu của cơn gút.
  • Corticosteroid: Là giải pháp mạnh trong điều trị viêm, có thể được sử dụng dạng uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp để giảm đau, giảm viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, corticosteroid cần được sử dụng thận trọng do nguy cơ gây ra các tác dụng phụ.

Lưu ý: Không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc khác khi bị gút cấp mà cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.

benh gout cap co chua duoc khong
Cần đảm bảo dùng đúng thuốc được bác sĩ chỉ dẫn

Hạ acid uric

Mức độ acid uric máu cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh gút. Do đó, việc hạ acid uric máu đóng vai trò then chốt trong việc ngăn ngừa các cơn gút cấp tái phát. Khi này bệnh nhân cần dùng:

  • Allopurinol: Đây là thuốc hạ acid uric máu thường được sử dụng nhất, có tác dụng ức chế sản xuất acid uric.
  • Febuxostat: Là một loại thuốc hạ acid uric máu thế hệ mới, có hiệu quả cao và ít tác dụng phụ hơn allopurinol.

Ngoài thuốc, bạn có thể:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hạn chế thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản… Tăng cường ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc để hỗ trợ đào thải acid uric.
  • Giảm cân nếu thừa cân: Giảm cân có thể giúp giảm nồng độ acid uric máu đáng kể.
  • Uống nhiều nước: Nước giúp đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa lắng đọng tinh thể urat tại các khớp.

Đừng Bỏ Lỡ: Cần Tây Chữa Bệnh Gout: 4 Cách Dùng Có Thể Bạn Chưa Biết

Phòng ngừa gout cấp tái phát

Bên cạnh việc điều trị, việc thay đổi lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh gút. Bạn nên:

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Hạn chế đồ ăn nhiều purin, thay vào đó tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ từ rau củ quả, thịt cá có lợi.
  • Kiểm soát cân nặng: Thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ gout. Vì vậy cần duy trì cân nặng hợp lý thông qua việc ăn uống khoa học và tập thể dục thường xuyên.
  • Hạn chế rượu bia: Rượu bia làm tăng sản xuất acid uric và giảm thải loại acid uric qua thận, kích thích cơn gút cấp.
  • Uống đủ nước: Nước giúp đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa lắng đọng tinh thể urat tại các khớp.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc điều hòa các quá trình trao đổi chất, bao gồm cả quá trình chuyển hóa purin. Ngủ đủ giấc (7-8 tiếng/đêm) để duy trì sức khỏe tổng thể.
  • Tập thể dục thường xuyên: Các bài vận động sẽ giữ cân nặng ở mức phù hợp nhất, giảm stress, cải thiện sức khỏe tim mạch và khớp, hỗ trợ kiểm soát bệnh gút.
benh gout cap co chua duoc khong
Cần có chế độ ăn uống lành mạnh

Bệnh gout cấp có chữa được không? Đây là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng vẫn có nhiều biện pháp kiểm soát hiệu quả. Bệnh nhân nên tham khảo tư vấn chi tiết từ bác sĩ để có cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Xem Thêm:

Câu hỏi liên quan
Bị Gút Có Nên Ngâm Chân
Bị gút có nên ngâm chân để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra không được nhiều người bệnh quan tâm. Theo Y học cổ truyền, ngâm chân có thể tác động đến các tạng phủ trong ...
Xem chi tiết
Bị Gút Có Nên Xoa Dầu Không
Nếu đang tìm hiểu thông tin bệnh gút có nên xoa dầu không, người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ trong bài viết bên dưới. Việc điều trị đúng cách và kịp lúc có thể góp phần ...
Xem chi tiết
Bệnh Gout Có Lây Không
Bệnh gout có lây hay di truyền không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Do đó, người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch điều trị và ...
Xem chi tiết
Bị Gout Ăn Cá Lóc Được Không
Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh gout. Vậy, những người đang bị gout ăn cá lóc được không? Bài viết này sẽ phân tích giá trị dinh dưỡng của ...
Xem chi tiết
Bệnh Gút Có Nên Đi Bộ Không
Bệnh gút xuất hiện với những cơn đau khớp cấp dữ dội do lắng đọng tinh thể urat, khiến nhiều người lo lắng và e dè trong việc vận động. Tuy nhiên, bệnh gút có nên đi bộ không lại ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua