Bà Bầu Đau Lưng Có Nên Đấm Lưng Không? Bác Sĩ Tư Vấn
Đau lưng là một trong những triệu chứng rất phổ biến trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Bà bầu đau lưng có nên đấm lưng không là thắc mắc thường gặp. Bởi nhiều người lo ngại rằng việc đấm lưng có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi.
Vì sao bà bầu hay bị đau lưng?
Đau lưng ở phụ nữ mang thai là tình trạng diễn ra rất phổ biến. Cơn đau có thể khu trú ở vùng lưng (nhất là đau thắt lưng) hay lan xuống vùng mông, đùi và chân. Tình trạng đau nhức có thể diễn ra liên tục và nghiêm trọng khi hoạt động nhưng khi nghỉ ngơi thì sẽ được cải thiện.
Đau lưng khi mang thai đa phần có xu hướng cải thiện sau khi sinh. Tuy nhiên ở một số trường hợp, cơn đau có thể tiếp diễn và trở thành mãn tính, gây ra nhiều rủi ro liên quan.
Theo chuyên gia, tình trạng đau lưng ở bà bầu thường là do một số nguyên nhân sau:
– Thay đổi cấu trúc lưng:
Khi bước vào thai kỳ, sự gia tăng kích thước của tử cung sẽ khiến cho khung xương chậu và vùng lưng dưới bị ảnh hưởng. Điều này dễ khiến cho lưng cong hơn bình thường và gây ra tình trạng đau lưng.
– Căng thẳng:
Stress và lo lắng khi mang thai rất dễ khiến mẹ bầu gặp phải các triệu chứng bất thường. Đặc biệt là có thể gây căng thẳng ở cơ lưng và dẫn tới đau lưng hay co thắt lưng.
– Thay đổi nội tiết tố:
Nồng độ hormone estrogen và hormone relaxin tăng lên trong thai kỳ đều khiến cho xung xương chậu nở rộng ra. Tình trạng này thường bắt đầu rõ rệt từ tuần thứ 10 đến 12 của thai kỳ. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây đau lưng.
– Tăng cân:
Với một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu thường tăng khoảng từ 10 – 15kg. Sự gia tăng về cân nặng sẽ khiến cho cột sống phải chịu áp lực lớn. Hơn nữa, trọng lượng của thai nhi ngày càng lớn cũng tạo ra nhiều áp lực cho dây thần kinh và mạch máu xung quanh xương chậu. Từ đó kích hoạt các cơn đau nhức lưng.
– Vấn đề bệnh lý:
Ngoài các nguyên nhân cơ bản nêu trên thì một số trường hợp đau lưng ở mẹ bầu cũng có thể liên quan tới các vấn đề bệnh lý. Điển hình như bệnh cơ xương khớp hay bệnh phụ khoa. Lúc này cần theo dõi biểu hiện của cơ thể để kịp thời thăm khám bác sĩ.
Bà bầu đau lưng có nên đấm lưng không?
Đấm lưng là một trong những mẹo làm giảm chứng đau nhức lưng rất đơn giản và hữu hiệu. Chính vì vậy mà cách chữa đau lưng này được áp dụng phổ biến cho rất nhiều trường hợp.
Vậy trường hợp bà bầu bị đau lưng thì có nên đấm lưng không? Đây là vấn đề được quan tâm rất nhiều do không ít bà bầu quan ngại việc đấm lưng sẽ tác động mạnh và gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi còn trong bụng mẹ. Nhiều nguồn thông tin còn nghi ngờ rằng việc đấm lưng khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Theo nhận định từ các chuyên gia, bà bầu bị đau lưng vẫn có thể đấm lưng để làm dịu cơn đau, mang đến cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên mẹo này chỉ nên áp dụng cho các trường hợp thai kỳ khỏe mạnh không có các dấu hiệu bất thường.
Đồng thời mẹ bầu cần chú ý thực hiện đấm lưng hay xoa bóp lưng đúng cách. Tuyệt đối không được nằm sấp hay đấm lưng quá mạnh. Chỉ nên đấm lưng trong tư thế ngồi thẳng và tác động với lực tay nhẹ nhàng, vừa đủ.
Ngoài ra, các mẹ bầu cũng không nên đấm lưng hay xoa bóp lưng thường xuyên. Đặc biệt biệt là trong một số trường hợp sau:
- Mẹ bầu có tiền sử sinh non
- Rối loạn đông máu
- Nhau thai bám mặt trước
- Ba tháng đầu thai kỳ
- Thai kỳ bước vào tuần thứ 38
Việc đấm lưng hay xoa bóp lưng nhiều lúc này có thể gây ra các rủi ro nghiêm trọng. Nguyên nhân là do các động tác này có thể kích hoạt tình trạng co thắt dạ con. Từ đó khiến cho mẹ bầu đứng trước nguy cơ bị động thai gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Để đảm bảo an toàn, các mẹ bầu chỉ nên đấm lưng và xoa bóp nhẹ nhàng với tần suất vừa đủ.
Các biện pháp giảm đau lưng an toàn cho bà bầu
Như đã đề cập, mẹ bầu không nên đấm lưng thường xuyên để cải thiện cơn đau. Tuy nhiên tình trạng đau lưng khi mang thai có thể được khắc phục với nhiều mẹo đơn giản và dễ dàng thực hiện.
Dưới đây là một số mẹo chữa đau lưng an toàn cho các mẹ bầu:
1. Dành thời gian nghỉ ngơi
Vận động mạnh hay di chuyển nhiều khi bị đau lưng có thể khiến cho cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Do đó, tốt nhất mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi khi các cơn đau kích hoạt.
Việc nghỉ ngơi có thể làm giảm tình trạng co thắt và cải thiện tốt các cơn đau cấp tính. Ngoài ra còn giúp làm giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi để có thai kỳ khỏe mạnh hơn.
Khi nằm nghỉ, mẹ bầu cần chú ý nâng cao 2 chân lên nhằm hạn chế áp lực cho vùng hông và thắt lưng. Tuyệt đối tránh nằm nghỉ trên đệm quá mềm bởi có thể ảnh hưởng tới đường cong sinh lý của cột sống. Từ đó khiến tình trạng đau nhức nghiêm trọng hơn.
2. Chườm nóng
Chườm nóng là một phương pháp có thể làm dịu các cơn đau lưng một cách nhanh chóng. Đặc biệt mẹo này rất an toàn, có thể thực hiện cho phụ nữ mang thai.
Hơi nóng từ túi chườm sẽ giúp hệ thống gân cơ, dây chằng và khớp xương được thư giãn. Hơn nữa còn giúp tăng cường lưu thông máu. Ngoài tác dụng giảm đau thì còn giúp cơ thể được thoải mái hơn.
Mẹ bầu chuẩn bị 1 miếng dán chườm nóng hoặc 1 túi chườm để sử dụng. Dán hoặc chườm trực tiếp lên vùng lưng bị đau khoảng từ 15 – 20 phút. Chú ý đến nhiệt độ để tránh gây bỏng hoặc kích ứng da.
Trường hợp không có sẵn miếng dán hay túi chườm thì mẹ bầu có thể chuẩn bị 1 chai nước ấm. Sử dụng bằng cách lăn qua lăn lại nhẹ nhàng lên vùng lưng bị đau.
3. Massage đúng cách
Massage cũng là một giải pháp giúp làm giảm đau lưng an toàn cho bà bầu. Tuy nhiên cần thực hiện đúng cách và không nên quá lạm dụng. Bà bầu có thể nhờ chồng hay người thân massage lưng để cải thiện cơn đau khi cần thiết. Hoặc có thể thực hiện ở các cơ sở massage chuyên nghiệp nếu có điều kiện.
Dưới đây là các bước massage giảm đau lưng an toàn cho bà bầu:
- Chọn không gian thông thoáng để mẹ bầu có được cảm giác thoải mái nhất.
- Để massage mẹ có thể ngồi hoặc nằm nghiêng. Nếu nằm úp thì cần dùng gối chuyên dụng dành cho bà bầu. Tuyệt đối tránh tình trạng nằm úp như bình thường.
- Xoa nóng 2 lòng bàn tay vào nhau rồi tiến hành massage từ gáy xuống tới hông.
- Sau đó thực hiện ngược lại dọc theo cơ thể lên tới vai và lan tỏa sang hai bên sườn.
- Thực hiện với lực tay nhẹ nhàng và tốc độ chậm rãi.
- Chỉ nên massage khoảng 15 – 20 phút/ lần. Tuyệt đối không thực hiện quá thường xuyên.
- Không thực hiện massage ở cổ tay hay mắt cá chân để tránh gây co thắt.
4. Điều chỉnh tư thế
Tình trạng đau lưng khi mang thai có thể xảy ra hoặc trở nên tồi tệ thêm nếu duy trì các tư thế xấu. Do đó lời khuyên cho các mẹ bầu là cần điều chỉnh tư thế cả lúc nằm hay lúc ngồi. Cụ thể như sau:
– Tư thế nằm:
Thực hiện tư thế nằm đúng sẽ giúp làm giảm căng thẳng cơ lưng và hỗ trợ cột sống. Đặc biệt là khi nằm ngủ nên nằm nghiêng sang trái và kết hợp dùng gối để hạn chế các tổn thương ở lưng.
- Mẹ bầu nên dùng 1 chiếc gối để kê giữa đầu gối và mắt cá chân. Việc giúp đầu gối được nâng cao bằng hông sẽ làm giảm áp lực lên lưng dưới. Từ đó hạn chế đau lưng.
- Bên cạnh đó có thể đặt 1 chiếc gối thẳng đứng phía gần bụng, dọc theo thân trên. Mẹo này giúp nâng đỡ vùng ngực và cánh tay để hạn chế bị đau lưng trên.
- Ngoài ra, có thể cân nhắc sử dụng gối được thiết kế riêng cho các bà bầu. Tuy nhiên cần tìm mua ở các địa chỉ uy tín.
– Tư thế ngồi:
Việc ngồi đúng tư thế cũng sẽ giúp làm giảm tần suất cũng như mức độ của các cơn đau lưng. Hãy lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
- Luôn đảm bảo đường cong sinh lý tự nhiên của cột sống khi ngồi. Chú ý giữ cho tai, vai và hông thẳng hàng.
- Có thể cuộn 1 chiếc khăn mỏng rồi đặt ngay giữa thắt lưng và ghế. Từ đó làm giảm đáng kể áp lực lên vùng thắt lưng.
- Thỉnh thoảng có thể dành một vài phút cho các động tác vươn vai. Không nên ngồi 1 chỗ quá lâu, sau 1 vài tiếng nên đứng lên và đi lại 1 chút.
Ngoài ra, khi đang bị đau lưng, mẹ bầu cần hạn chế đứng và đi bộ nhiều. Bởi các hành động này có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Có thể cân nhắc sử dụng giày cho bà bầu hay các dụng cụ hỗ trợ khác để giảm sốc và hạn chế áp lực lên cơ lưng khi di chuyển.
5. Vật lý trị liệu
Duy trì hoạt động là điều rất cần thiết trong suốt thai kỳ. Ngoài làm giúp làm giảm và hạn chế tần suất xuất hiện của các cơn đau lưng thì còn hỗ trợ quá trình sinh sản.
Với các trường hợp mẹ bầu bị đau lưng có thể thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu. Phổ biến nhất là bài tập tác động thấp. Cụ thể như:
– Kéo giãn lưng:
- Bước 1: Quỳ gối xuống sàn tập, ngồi lên 2 gót chân
- Bước 2: Đặt 1 chiếc gối nhỏ để hỗ trợ phần bụng
- Bước 3: Gập người về phía trước, 2 tay thẳng qua đầu, giữ cột sống thẳng
- Bước 4: Duy trì tư thế vài ba giây rồi lặp lại thêm 3 – 5 lần
- Không nên tập luyện khi bụng bầu đã quá lớn
– Kéo giãn cổ:
- Bước 1: Bà bầu ngồi hay đứng đều được
- Bước 2: Đưa đầu về phía trước, đồng thời nghiêng sang 1 bên
- Bước 3: Sử dụng tay cùng bên nhẹ nhàng kéo đầu để cảm nhận sức căng ở cổ
- Bước 4: Trở về tư thế ban đầu và thực hiện tương tự với bên còn lại
6. Kiểm soát cân nặng hợp lý
Mẹ bầu thường có xu hướng ăn nhiều khi mang thai với mục đích cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi. Tuy nhiên việc ăn uống quá mức gây ra rất nhiều rủi ro. Đặc biệt là khiến cho cân nặng của mẹ tăng nhanh quá mức.
Tăng cân nhanh khiến vùng cột sống phải chịu rất nhiều áp lực. Từ đó gây ra hay khiến cho tình trạng đau lưng tồi tệ hơn. Do đó, mẹ bầu cần chú ý kiểm soát cân nặng hợp lý để hạn chế tình trạng này.
Cách tốt nhất là mẹ bầu cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng. Dưới đây là một số nguyên tắc ăn uống giúp “vào con không vào mẹ” có thể tham khảo:
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, có thể ăn 5 – 6 bữa thay vì ăn 3 bữa chính như thông thường.
- Khẩu phần ăn nên đảm bảo 25% đạm, 25% tinh bột và 50% còn lại là rau củ quả.
- Đa dạng hóa các loại thực phẩm. Tránh ăn quá nhiều hay liên tục 1 món bất kỳ.
- Hạn chế tối đa tiêu thụ các loại đồ ngọt.
- Không nên dùng thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn.
- Chú trọng các nhóm thực phẩm có lợi cho bà bầu. Ví dụ như sữa tươi không đường, sữa chua không đường, chuối, nước cam hay hải sản.
- Nên ăn các loại rau củ có màu xanh đậm, màu đỏ và vàng.
- Uống đủ 3 lít chất lỏng mỗi ngày.
- Bổ sung các loại vitamin tổng hợp khi cần thiết.
- Mỗi ngày dành ra 30 phút để đi bộ nhẹ nhàng.
7. Thăm khám bác sĩ khi cần thiết
Trường hợp đau lưng chỉ là do các vấn đề sinh học thông thường thì mẹ bầu không nhất thiết phải thăm khám. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đau lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý. Lúc này nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ nguy hại cho sức khỏe thai kỳ.
Do đó, nên chủ động thăm khám trong các trường hợp sau:
- Cơn đau thường xuyên kích hoạt với mức độ dữ dội
- Tình trạng đau nhức không thuyên giảm khi đã áp dụng các mẹo tại nhà
- Đau lưng kéo dài vài tuần hay vài tháng
- Đau lưng kèm đau bụng dưới, đau vùng háng, chảy máu âm đạo, mệt mỏi…
Bài viết đã giải đáp rõ thắc mắc bà bầu đau lưng có nên đấm lưng không. Đồng thời đưa ra các mẹo giảm đau hữu hiệu, an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài hay trở nên dữ dội, kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác, mẹ bầu nên chủ động thăm khám bác sĩ.
Tham khảo thêm: Bà bầu bị đau lưng 2-3 tháng đầu phải làm sao?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!