Cách Tự Tháo Bó Bột Tại Nhà và Những Điều Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Cách tự tháo bó bột tại nhà chỉ được thực hiện khi người bệnh không thể đến bệnh viện hoặc khi các rủi ro, chẳng hạn như lo lắng, sợ hãi, của người bệnh quá lớn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo, người bệnh không nên tự tháo bột tại nhà để tránh các nguy cơ liên quan.

Có nên tự tháo bột tại nhà không?

Bó bột thường được sử dụng để điều trị gãy xương, phục hồi sau phẫu thuật hoặc các bệnh lý khác cần bất động để tránh gây tổn thương xương. Bột thường được làm từ thạch cao và sợi thủy tinh tổng hợp. Khi xương đã lành, bột sẽ được tháo bỏ để phục hồi khả năng vận động bình thường.

Cách tự tháo bó bột tại nhà
Cách tự tháo bó bột tại nhà chỉ nên thực hiện khi người bệnh không thể đến bệnh viện

Thông thường bột sẽ được loại bỏ bằng cưa điện và được thực hiện bởi bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn. Tuy nhiên, một số người bệnh sợ tiếng cưa hoặc có chứng sợ bệnh viện và muốn tìm cách tháo bột tại nhà.

Theo các khuyến cáo y tế, người bệnh không nên tự tháo bột tại nhà. Điều này có thể gây tổn thương lớp da bên dưới bột hoặc ảnh hưởng đến xương vừa lành. Ngoài ra, tháo bột tại nhà cũng liên quan đến một số rủi ro khác, bao gồm cắt vào tay, tái gãy xương, tổn thương mạch máu hoặc tháo bột không thành công. Do đó, để để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến bệnh viện để tháo bột an toàn.

Cách tháo bột tại nhà như thế nào?

Mặc dù không nên tự tháo bột tại nhà, tuy nhiên trong trường hợp không thể đến bệnh viện, người bệnh có thể tham khảo cách tháo bột tại nhà như sau:

Tự tháo bột ở nhà
Người bệnh có thể ngâm bột trong nước ấm và một ít giấm trong vài giờ để bột mềm
  • Tìm một cái xô đủ lớn với kích thước khu vực bị bó bột. Đổ đầy nước nước ấm vào xô và thêm một muỗng cà phê giấm để phá vỡ bột.
  • Ngâm bó bột chân hoặc cánh tay vào xô trong một đến hai giờ cho đến khi lớp bột bắt đầu lỏng ra. Bắt đầu từ từ mở lớp bột cho đến khi bột được loại bỏ hoàn toàn.
  • Rửa sạch da bằng xà phòng và nước sau khi tháo bột xong.
  • Đổ nước tháo bột ở ngoài sân, vườn hoặc lọc lớp thạch cao bỏ vào thùng rác. Tránh đổ nước thạch cao vào cống hoặc bồn cầu,  điều này có thể gây nghẽn cống.

Ngoài ra, không tự ý sử dụng cưa máy hoặc cưa điện để tháo bột tại nhà. Điều này có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng khác.

Cách tháo bột an toàn như thế nào?

Để tháo bột an toàn, người bệnh nên đến bệnh viện để được chăm sóc bởi nhân viên y tế. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng xương gãy và đề nghị cắt bột bằng cưa điện y tế. Dưới đây là quy trình cắt bột tại bệnh viện:

1. Cưa điện hoạt động như thế nào?

Cưa điện y tế có một lưỡi cưa sắc bén, răng nhỏ, dao động nhanh chóng. Trên bề mặt cứng chắc của thạch cao hoặc sợi thủy tinh, cưa điện sẽ di chuyển qua lại thay vì xung quanh như một chiếc cưa vòng và loại bỏ lớp bột. Tuy nhiên đối với da, cưa bó bột chỉ di chuyển qua da với độ rung nhẹ, không cắt vào da và người bệnh chỉ thấy nhột nhẹ.

Quy trình kỹ thuật tháo bột
Cưa điện tháo bột là một thiết bị an toàn và rất ít khi dẫn đến tổn thương da

Các loại cưa truyền thống có thể phát ra âm thanh khó chịu và đáng sợ. Điều này có thể dẫn đến sợ hãi, đặc biệt là với trẻ em, khiến việc tháo bột khó khăn hơn. Tuy nhiên các loại cưa hiện đại mới có động cơ êm ái hơn, ít tiếng ồn và ít khi gây sợ hãi cho bệnh nhân.

Máy cưa bột rất an toàn nhưng chỉ nên được sử dụng bởi những người đã được đào tạo đúng cách để tránh sự cố. Sử dụng cưa điện không đúng cách hoặc sử dụng cưa có lưỡi bị mòn có thể dẫn đến nhiều sự cố không mong muốn.

Mặc dù an toàn, tuy nhiên cưa điện vẫn có thể dẫn đến một số rủi ro, chẳng hạn như chấn thương da. Tuy nhiên nếu sử dụng đúng cách, các chấn thương này thường nhỏ, không đáng kể và nhân viên y tế có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm bớt nguy cơ này.

2. Rủi ro khi cắt bột

Có một số vấn đề có thể xảy ra khi sử dụng cưa điện để tháo bột. Theo các nghiên cứu, những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến rủi ro là do sử dụng cưa có lưỡi bị mòn, lớp đệm đúc không đủ hoặc cách sử dụng không đúng. Tỷ lệ rủi ro là 1% bao gồm các vấn đề như:

  • Bỏng da: Bỏng da là vấn đề phổ biến nhất, xảy ra khi tháo bột bằng cưa. Do sự rung động của lưỡi cưa điện, nhiệt độ có thể xảy ra do ma sát với bột. Nếu lưỡi cưa nóng lên và tiếp xúc với da, có thể dẫn đến bỏng. Sử dụng ít áp lực hơn để tránh làm nóng lưỡi cưa và để lưỡi cưa nguội đi có thể giúp ngăn ngừa vấn đề này. Ngoài ra, nguy cơ bỏng da phổ biến ở lớp bột thủy tinh hơn và bột thạch cao.
  • Tổn thương da: Vết rách hoặc vết cắt da không phổ biến khi tháo bột, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra. Răng của lưỡi cưa có thể đủ sắc để làm xước da. Nếu lớp đệm bảo vệ bên dưới lớp bột đủ dày có thể giúp ngăn ngừa rách da.

Nếu người bệnh cho rằng đã bị chấn thương trong quá trình tháo bột, hãy thông báo cho bác sĩ. Bỏng da và rách da có thể phòng ngừa hoặc cải thiện nếu bác sĩ biết được phản ứng của cơ thể trong quá trình tháo bột.

3. Làm sao để tránh sợ hãi khi tháo bột?

Có nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ, sợ hãi trước tiếng cưa tháo bột. Tuy nhiên có nhiều biện pháp phòng ngừa cũng như giảm bớt sợ hãi, chẳng hạn như:

Có nên tự tháo bột tại nhà
Giải thích cho trẻ về sự an toàn của cưa bột để tránh gây sự sợ hãi
  • Giải thích cho trẻ về quy trình cũng như cách cưa điện hoạt động. Điều này sẽ giúp giảm bớt nỗi sợ hãi và giúp việc tháo bột thuận lợi hơn.
  • Giải thích cho bệnh nhân rằng cưa sẽ không cắt vào da. Các vết rách vào da là nỗi sợ hãi lớn nhất khi sử dụng cưa điện để tháo bột. Do đó, bác sĩ thường ấn lưỡi cưa đang chạy vào da để chứng minh là cưa điện an toàn.
  • Sử dụng tay nghe, bịt tai chống ồn hoặc thiết bị khử tiếng ồn để giảm cảm giác sợ hãi.

Ngay cả khi thực hiện các bước chuẩn bị đầy đủ, một số bệnh nhân vẫn cảm thấy sợ hãi và khó chịu. Do đó, người bệnh có thể tự tìm hiểu và chuẩn bị tâm lý tại nhà. Trong trường hợp không thể đến bệnh viện hoặc không thể vượt qua sợ hãi, người bệnh có thể thực hiện cách tháo bột tại nhà như hướng dẫn bên trên.

Bó bột được sử dụng để điều trị gãy xương hoặc cố định sau phẫu thuật. Bó bột thường được tháo bằng cưa điện y tế. Cưa điện thường an toàn và ít rủi ro, do đó người bệnh nên đến bệnh viện để tháo bột. Cách tháo bột tại nhà chỉ áp dụng khi người bệnh không thể đến bệnh viện.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đứt Dây Chằng Đầu Gối Để Lâu Có Sao Không
Đứt dây chằng đầu gối là một chấn thương cực kỳ phổ biến, thường không nghiêm trọng nếu được điều trị kịp lúc và đúng cách. Vậy đứt dây chằng đầu gối để lâu có sao không và xử lý ...
Xem chi tiết
Gãy Xương Đòn Có Làm Được Việc Nặng Không
Gãy xương đòn có làm được việc nặng không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, loại gãy xương, tình trạng sức khỏe tổng thể và chỉ định ...
Xem chi tiết
Trật Chân Nên Chườm Nóng Hay Lạnh
Biết chính xác thông tin trật chân nên chườm nóng hay lạnh có thể rút ngắn thời gian phục hồi, giúp giảm đau nhức mãn tính và cứng khớp. Việc chườm nóng hay chườm lạnh sẽ liên quan đến nhiều ...
Xem chi tiết
Rách Dây Chằng Chéo Trước Có Tự Lành Không
Người bị rách dây chằng chéo trước có tự lành không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi đây là một trong những chấn thương đầu gối thường gặp và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính ổn định ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Háng Khi Nào Đi Lại Bình Thường
Thay khớp háng khi nào đi lại bình thường là câu hỏi chung của nhiều người bệnh. Thông thường người bệnh có thể đi lại bình thường sau phẫu thuật thay khớp háng vài tuần, khi cơn đau được kiểm ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua