10 cách giảm acid uric trong máu hiệu quả – Đào thải nhanh
Acid uric trong máu tăng chính là nguyên nhân khiến các tinh thể muối tích tụ ở khớp, gây viêm và dẫn đến bệnh gout. Vì thế việc kiểm soát nồng độ này là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là 10 cách giảm acid uric trong máu hiệu quả, đào thải nhanh và có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.
Hướng dẫn 10 cách giảm acid uric trong máu hiệu quả, giúp đào thải nhanh
Axit uric được sản sinh trong cơ thể với lượng vừa đủ và thường vô hại. Mặt khác axit uric sẽ được đào thải qua phân và nước tiểu sau khi quá trình chuyển hóa và bài tiết ở thận kết thúc.
Tuy nhiên do một số nguyên nhân liên quan đến lối sống, cách sinh hoạt và ăn uống (điển hình như chế độ ăn uống kém lành mạnh, thiếu chất dinh dưỡng và nhiều purin), nồng độ axit trong máu có thể tăng vượt mức. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, tích tụ các tinh thể nhỏ ở các khớp gây viêm, sưng và đau nhức nghiêm trọng.
Để cải thiện nồng độ axit uric trong máu, phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh gout (gút), bạn có thể áp dụng những biện pháp đơn giản dưới đây:
1. Tăng cường bổ sung các thực phẩm có hàm lượng purin thấp
Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp là cách giảm acid uric trong máu đơn giản và hiệu quả, giúp đào thải một cách nhanh chóng. Những loại thực phẩm ít purin và nên bổ sung gồm:
- Các loại sữa ít đường, ít béo hoặc không có chất béo
- Gạo nguyên hạt
- Cà phê
- Các loại trái cây (cherry, táo, nho, ổi…)
- Các loại rau tươi (súp lơ, củ cải, cải xanh, dưa leo, cải bắp, rau cần…)
- Hầu hết các loại hạt
- Bơ đậu phộng
- Khoai tây
- Bánh mì.
Không chỉ có hàm lượng purin thấp, những loại thực phẩm nêu trên còn rất giàu vitamin (vitamin C, vitamin A, vitamin D, vitamin nhóm B, vitamin K…), khoáng chất (canxi, phốt pho, magie, kali, kẽm, chất sắt) và chất chống oxy hóa (đặc biệt là rau xanh và trái cây). Đây đều là những thành phần tốt cho sức khỏe tổng thể và hệ thống xương khớp, giúp tăng cường mật độ xương, ổn định ổ khớp, giảm viêm, giảm đau và hỗ trợ chữa lành cơn đau.
2. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều purin
Việc thường xuyên tiêu thụ những loại thực phẩm nhiều purin (hợp chất tự nhiên trong thực phẩm) sẽ kích thích quá trình sản sinh axit uric và gây rối loạn nồng độ này trong cơ thể. Đồng thời làm tăng hàm lượng axit uric trong máu và tích tụ tinh thể muối urat natri ở các khớp. Cuối cùng dẫn đến viêm, sưng đỏ và đau ở nhiều khớp. Đây đều là những triệu chứng của bệnh gout.
Ngoài ra trong quá trình chuyển hóa thực phẩm giàu purin và quá trình phân hủy hàm lượng purin của cơ thể, hợp chất này sẽ nhanh chóng tạo ra axit uric. Khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao, bệnh gout sẽ xảy ra và tiến triển.
Vì thế nếu thuộc nhóm người có nồng độ axit uric trong máu cao, bạn cần hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm nhiều purin để kiểm soát nồng độ này. Những loại thực phẩm nên kiêng gồm:
- Các loại cá (cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, cá cơm, cá mòi, cá trích…)
- Trai…
- Thịt thú rừng
- Thịt xông khói
- Sữa nhiều chất béo và các sản phẩm liên quan
- Thịt đỏ (bao gồm cả thịt bê)
- Những loại thực phẩm và đồ uống nhiều đường
- Những loại thực phẩm mặn, chứa nhiều muối
- Nội tạng
- Các loại rượu bia.
Những loại thực phẩm có hàm lượng purin vừa phải và nên ăn với mức độ có kiểm soát:
- Thịt gia cầm
- Hàu
- Tôm, cua
- Giăm bông
- Thịt nguội…
3. Hạn chế dùng những loại thuốc làm tăng axit uric
Trên thực tế, việc sử dụng một số loại thuốc không phù hợp có thể khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Bởi trong thành phần của thuốc chứa một số hoạt chất có khả năng làm ảnh hưởng đến chức năng và quá trình đào thải axit uric của thận. Đồng thời kích thích quá trình sản sinh axit uric và tăng nồng độ chất này trong máu.
Những loại thuốc làm tăng axit uric gồm:
- Thuốc ức chế miễn dịch
- Thuốc lợi tiểu
- Aspirin liều thấp
Tuy nhiên việc sử dụng những loại thuốc này rất cần thiết cho việc điều trị những bệnh lý khác, thường có lợi ích cao hơn nguy cơ. Chính vì thế trước khi dùng thuốc bạn nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của thuốc. Từ đó điều chỉnh liều dùng thích hợp hoặc thay đổi thuốc nếu có thể. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý ngừng sử dụng hoặc thay đổi bất kỳ loại thuốc nào.
4. Tăng cường bổ sung vitamin C
Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung đủ hàm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh gout. Bởi sau khi được đưa vào cơ thể, vitamin C sẽ nhanh chóng chuyển hóa và làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout.
Mặt khác việc tăng cường bổ sung vitamin C còn giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện hệ thống miễn dịch, phòng ngừa và cải thiện tốt tình trạng viêm sưng ở các khớp. Đồng thời giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Để tăng cường bổ sung vitamin C bạn có thể sử dụng viên uống hoặc thường xuyên ăn những loại thực phẩm giàu vitamin C. Cụ thể như:
- Cam, quýt
- Dâu tây
- Chanh
- Ớt chuông đỏ
- Cà chua
- Dưa lưới vàng
- Khoai tây
- Bông cải xanh
- Súp lơ trắng
- Nho…
5. Uống cà phê
Các chuyên gia khuyên rằng những người có nồng độ axit uric cao nên uống cà phê mỗi ngày để giảm nồng độ chất này trong máu, phòng ngừa và cải thiện bệnh gout. Bởi một số hoạt chất trong cà phê có khả năng hỗ trợ thận trong việc chuyển hóa và đào thải axit uric, phòng ngừa tình trạng lắng đọng axit uric ở các khớp dưới dạng tinh thể muối. Từ đó giúp giảm nguy cơ và hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả.
Ngoài ra một số nghiên cứu xoay quanh cà phê và khả năng phòng ngừa gout đã được thực hiện. Kết quả cho thấy nữ giới có thể giảm 22% nguy cơ mắc bệnh gout nếu uống từ 1 đến 3 tách cà phê mỗi ngày, giảm 57% nguy cơ mắc bệnh nếu uống trên 4 tách cà phê mỗi ngày.
Hơn thế việc uống cà phê với liều lượng thích hợp và dùng trong thời gian dài còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch (điều này đã được chứng minh). Trong khi đó nguy cơ mắc bệnh tim ở người bị gout cao hơn so với thông thường. Vì thế việc uống cà phê mỗi ngày có thể giúp bạn giảm nồng độ axit uric trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh gout và tim mạch, đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể.
6. Uống nhiều nước
Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để thanh nhiệt, lợi tiểu và tăng khả năng giải độc của thận. Điều này giúp quá trình đào thải axit uric trong cơ thể diễn ra suôn sẻ, phòng ngừa tinh thể muối lắng đọng ở các khớp. Đồng thời giảm nguy cơ và hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả.
7. Ăn quả anh đào (cherry)
Quả anh đào (cherry) được chứng minh là có khả năng cải thiện tốt nồng độ axit uric trong máu, giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh gout hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân giảm 35% nguy cơ bùng phát cơn gout cấp nếu ăn 100 gram quả anh đào mỗi ngày, giảm 75% nguy cơ tiến triển một cơn gout khác khi ăn quả anh đào kết hợp với việc sử dụng allopurinol (một loại thuốc trị gout).
Nguyên nhân là do trong quả anh đào rất giàu hai thành phần chống viêm gồm vitamin C và anthocanis. Trong đó vitamin C có tác dụng giảm viêm, cải thiện đề kháng, chống nhiễm khuẩn và làm giảm đáng kể nồng độ axit uric trong máu.
Anthocanis là chất chống viêm cực mạnh, có khả năng phòng ngừa các đợt gout cấp, hạn chế và cải thiện tình trạng viêm sưng ở các khớp, đồng thời ngăn sự tích tụ của tinh thể muối urat natri.
Hàm lượng chất xơ cao trong quả anh đào có khả năng nâng cao quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Điều này giúp hạn chế sự sản sinh và tích tụ axit uric, giảm nguy cơ mắc bệnh gout.
Ngoài ra nếu thường xuyên ăn quả anh đào, bạn có thể bổ sung thêm nhiều thành phần dinh dưỡng khác tốt cho xương và sức khỏe tổng thể. Cụ thể: Chất chống oxy hóa, kali, magie. phốt pho, canxi, chất xơ, kẽm, sắt…
8. Tránh uống rượu bia và đồ uống có đường
Nồng độ axit uric trong máu cùng nguy cơ mắc bệnh gout sẽ tăng cao nếu bạn uống nhiều rượu bia và thường xuyên sử dụng đồ uống có đường. Nguyên nhân là do nồng độ cồn trong các loại rượu bia có thể gây rối loạn quá trình sản sinh và chuyển hóa purin, tăng nồng độ axit uric trong máu. Ngoài ra việc thường xuyên uống rượu còn làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất do cung cấp một lượng calo không cần thiết.
Tương tự như rượu, việc thường xuyên sử dụng đồ uống có đường sẽ khiến bạn tăng cân do bổ sung một lượng calo không cần thiết. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và tăng nguy cơ mắc bệnh.
9. Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
Nồng độ axit uric trong máu và nguy cơ mắc bệnh gout sẽ cao hơn ở những người thừa cân béo phì, đặc biệt là những người trẻ. Ngoài ra nhóm đối tượng này còn có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, khiến quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể gặp bị rối loạn. Lâu ngày nồng độ axit uric tăng vượt mức, lắng đọng tại khớp ở dạng tinh thể muối và gây bệnh gout.
Ngoài ra hội chứng chuyển hóa ở người thừa cân béo phì còn làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể và tăng huyết áp. Điều này khiến nguy cơ mắc bệnh tim tăng cao.
Tuy nhiên bạn cần chú ý không giảm cân quá nhanh, đặc biệt là giảm cân bằng cách nhịn ăn. Bởi khi nhịn ăn, nồng độ axit uric trong cơ thể sẽ tăng cao. Chính vì thế nếu muốn duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và giảm cân an toàn, bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây và chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng kết hợp luyện tập thể dục.
10. Kiểm soát căng thẳng
Kiểm soát căng thẳng chính là một trong những cách giảm acid uric trong máu hiệu quả, hỗ trợ điều trị gout và hạn chế bùng phát các đợt gout cấp. Bởi việc căng thẳng quá mức, thường xuyên lo lắng và buồn rầu có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Điều này kích thích quá trình sản sinh axit uric và giảm khả năng đào thải chất này ra ngoài.
Ngoài ra căng thẳng quá độ có thể gây bùng phát các đợt gout cấp, khiến bệnh và các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế bạn cần áp dụng những biện pháp giảm và kiểm soát căng thẳng hiệu quả. Cụ thể như:
- Ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục để đảm bảo sức khỏe tinh thần và giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Nên nghỉ ngơi và dành nhiều thời gian cho bản thân, tránh làm việc gắng sức.
- Ngồi thiền và tập yoga cũng là một trong những cách kiểm soát căng thẳng hiệu quả, giúp nâng cao thể trạng, tốt cho xương và sức đề kháng.
- Ngủ đủ giấc và nên ngủ sớm. Cố gắng ngủ trước 11 giờ tối và duy trì giấc ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm.
- Uống nhiều nước, đọc sách, đi du lịch, trò chuyện với bạn bè và người thân cũng là những cách thư giãn tâm trạng, kiểm soát căng thẳng hiệu quả.
Trên đây là 10 cách giảm acid uric trong máu hiệu quả, giúp đào thải nhanh, phòng ngừa và hỗ trợ trị gout. Tuy nhiên nếu nồng độ acid uric trong máu của bạn quá cao hoặc bùng phát các đợt gout cấp tính với những triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên áp dụng cách giảm acid uric trong máu kết hợp dùng thuốc và các phương pháp chuyên sâu khác để sớm kiểm soát bệnh lý và phòng ngừa biến chứng.
Bài viết liên quan:
- Acid uric cao nên ăn gì, kiêng thực phẩm nào nhanh giảm?
- VTC đưa tin: Gout không còn là nỗi lo nhờ bài thuốc gia truyền chữa gout của nhà thuốc Đỗ Minh Đường
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!