Hướng Dẫn Xoa Bóp Chữa Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Xoa bóp chữa đau dây thần kinh liên sườn được chỉ định cho trường hợp liên quan đến viêm hoặc thời tiết lạnh. Biện pháp này có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng thần kinh, tuy nhiên cần được thực hiện bởi nhà vật lý trị liệu có chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.

Xoa bóp chữa đau dây thần kinh liên sườn
Xoa bóp chữa đau dây thần kinh liên sườn có thể cải thiện cơn đau và ngăn ngừa nguy cơ tái phát

Xoa bóp chữa đau dây thần kinh liên sườn có hiệu quả không?

1. Mục tiêu

Đau dây thần kinh liên sườn là tình trạng đau dây thần kinh dọc ở giữa các xương sườn. Nguyên nhân dẫn đến các cơn đau này thường bao gồm chấn thương, lệch đốt sống hoặc xương sườn, thoát vị đĩa đệm lồng ngực hoặc nhiều bệnh lý liên quan khác.

Bệnh nhân đau dây thần kinh liên sườn có thể cảm thấy đau nhói, như dao đâm dọc theo dây thần kinh bị ảnh hưởng. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh thực hiện một số động tác, chẳng hạn như đưa tay lên cao hoặc xoay người. Bệnh nhân cũng có thể có biểu hiện thở nông, thở dốc, bởi vì thở sâu đôi khi cũng có thể làm tăng cơn đau.

Liệu pháp xoa bóp chữa đau dây thần kinh liên sườn được sử dụng nhằm mục đích giảm hoạt động của hệ thống thần kinh giao cảm, tăng cường tuần hoàn máu, giảm co thắt cơ và tăng trương lực của cơ bị ảnh hưởng, bao gồm cả cơ hoành, để tăng hiệu quả giảm đau.

Xoa bóp cũng nhằm mục đích tăng khả năng vận động của lồng ngực, tránh kích thích thần kinh và duy trì các phạm vi chuyển động thụ động mà không gây đau. Ngoài ra, xoa bóp khu vực thần kinh liên sườn cũng như phục hồi dần dần các phạm vi chuyển động và sức mạnh chủ động mà không gây đau.

2. Chỉ định xoa bóp

Xoa bóp được chỉ định cho tình trạng đau dây thần kinh liên sườn liên quan đến thời tiết lạnh hoặc do viêm gây ra.

3. Chống chỉ định và thận trọng

Liệu pháp xoa bóp không được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Đau thần kinh liên sườn do các bệnh lý tiềm ẩn như bệnh lao, khối u và chấn thương cột sống.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh ngoài da ở vùng lưng, ngực, xương sườn, chẳng hạn như bệnh zona.
  • Người bệnh rối loạn đông máu và dễ chảy máu.
  • Người bệnh đang sốt cao hoặc sốt tái phát thường xuyên.
  • Bệnh nhân loãng xương, có nguy cơ loãng xương, xương yếu, nguy cơ gãy xương cao.
Mẹo chữa đau lưng
Xoa bóp chỉ được chỉ định cho trường hợp đau dây thần kinh liên quan đến viêm hoặc do thời tiết lạnh

Khi tiến hành xoa bóp chữa đau dây thần kinh cần thận trọng một số vấn đề như:

  • Kiểm soát lực và áp suất để tránh gây tổn thương dây thần kinh hoặc khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bệnh nhân cũng có thể nhạy cảm với cái lạnh, do đó cần chú ý đến phản ứng của người bệnh để có các bước điều chỉnh phù hợp.
  • Tránh kéo căng các dây thần kinh đang bị viêm, bởi vì điều này có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Ngừng liệu pháp xoa bóp nếu cơn đau không được cải thiện và trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Chuẩn bị

Người thực hiện xoa bóp:

Bác sĩ, y sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu thực hiện xoa bóp chữa đau dây thần kinh liên sườn cần có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám và chữa bệnh.

Phương tiện:

  • Phòng xoa bóp, bấm huyệt và giường nằm chuyên dụng
  • Gối, ga trải giường và chăn (nếu cần)
  • Bột talc
  • Cồn sát trùng

Người bệnh:

  • Được hướng dẫn về quy trình xoa bóp,vị trí bấm huyệt và đồng ý thực hiện liệu pháp.
  • Người bệnh ở tư thế ngồi hoặc nằm nghiêng.
  • Khám sức khỏe lâm sàng và lập hồ sơ bệnh án theo quy định.

Quy trình xoa bóp chữa đau dây thần kinh liên sườn

Xoa bóp chữa đau dây thần kinh liên sườn là phương pháp vật lý trị liệu đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, liệu pháp nên được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín để tránh các rủi ro không mong muốn.

Cách giảm đau dây thần kinh liên sườn
Người thực hiện xoa bóp cần có chuyên môn cao để tránh các rủi ro liên quan

Cách xoa bóp đau dây thần kinh liên sườn như sau:

  • Dùng tay miết dọc theo các dây thần kinh liên sườn, kết hợp dây ấn vào rễ thần kinh tại các khu vực xung quanh để tăng cường hiệu quả giảm đau.
  • Xoa, miết, day vào lưng, kết hợp ấn các huyệt hoa đà giáp tích, a thị huyệt tương ứng với vùng đau để cải thiện các triệu chứng.
  • Thời gian xoa bóp là 30 phút mỗi lần và một lần mỗi ngày. Một liệu trình thường kéo dài từ 15 – 30 ngày, tùy theo mức độ của các triệu chứng và diễn biến của bệnh.

Theo dõi và xử lý tai biến sau xoa bóp

Khi thực hiện xoa bóp chữa đau dây thần kinh liên sườn, người thực hiện cần theo dõi phản ứng của người bệnh và các triệu chứng kèm theo (nếu có) để có kế hoạch xử lý phù hợp nhất.

Tai biến phổ biến nhất là choáng vàng. Triệu chứng bao gồm:

  • Hoa mắt
  • Chóng mặt
  • Vã mồ hôi
  • Mạch đập nhanh
  • Sắc mặt tái nhợt

Cách xử lý:

  • Dừng xoa bóp, lau mồ hôi, ủ ấm cho người bệnh.
  • Cho người bệnh uống nước đường ấm, nằm nghỉ tại chỗ.
  • Hướng dẫn người bệnh hít thở sâu kết hợp giữ bình tĩnh.
  • Theo dõi mạch đập và huyết áp.

Kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà

Xoa bóp chữa đau dây thần kinh liên sườn có thể mang lại hiệu quả tốt hơn khi được kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân chườm nóng nhẹ lên lồng ngực để giúp tăng tuần hoàn và giảm đau.

Khi dây thần kinh không bị viêm, chuyên gia xoa bóp có thể đề nghị người bệnh luyện tập hít thở bằng cơ hoành hoặc kéo giãn cơ liên sườn để giảm đau. Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện một số bài tập giúp căng cơ liên sườn và hỗ trợ giảm đau tại nhà hiệu quả.

1. Chườm nóng và chườm lạnh

Khi cơn đau thần kinh liên sườn xuất hiện, trong 48 giờ đầu tiên nên chườm lạnh để giảm viêm và giảm đau. Người bệnh có thể chườm túi đá lạnh để làm tê liệt các dây thần kinh và ngăn ngừa tín hiệu đau truyền đến não và cải thiện cơn đau ở mạn sườn.

Các huyệt chữa đau dây thần kinh liên sườn
Ngâm người trong bồn nước ấm có thể giúp thư giãn và cải thiện cơn đau

Sau 48 giờ đầu tiên, liệu pháp chườm nóng có thể giúp giảm căng cơ, tăng cường lưu thông máu và các chất dinh dưỡng đến khu vực bị tổn thương, hỗ trợ quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể. Người bệnh có thể chườm túi sưởi, đệm sưởi, miếng dán nhiệt hoặc ngâm người trong bồn nước ấm để đau.

Ngoài ra, người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi ngắn hạn và thay đổi hoạt động bình thường để ngăn ngừa các chấn thương cũng như hạn chế nguy cơ đau cơ liên sườn tái phát.

2. Bài tập căng cơ liên sườn

Các bài tập vật lý trị liệu nhẹ có thể được áp dụng để căng cơ liên sườn và cải thiện các triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo một số bài tập như:

Bài tập chữa đau dây thần kinh liên sườn
Thực hiện các bài tập chữa đau dây thần kinh liên sườn để cải thiện các triệu chứng
  • Bài tập thở: Ngồi hoặc đứng thẳng lưng, sau đó từ từ hít nhẹ nhàng để không khí tràn vào phổi để mở rộng lồng ngực và các cơ liên sườn. Sau đó đẩy không khí từ phổi bằng cách từ từ mở rộng cơ bụng. Lặp lại các động tác thở từ 5 đến 10 lần.
  • Kéo giãn về phía trước: Ngồi trên sàn với chân trái thẳng trước cơ thể và chân phải uốn cong sao cho lòng bàn chân chạm đầu gối. Sau đó, nghiêng người về phía trước sao cho chân thoải mái và chạm cả hai lòng bàn tay xuống sàn, nếu có thể. Lúc này, người tập sẽ cảm thấy căng cơ liên sườn sau bên trái. Giữ tư thế này trong vòng 15 đến 30 giây, sau đó đổi chân.

Luôn thận trọng khi kéo căng dây thần kinh liên sườn, không bao giờ cố kéo căng quá mức, vì điều này có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Không nên kéo giãn lâu hơn 30 giây mỗi lần để tránh các chấn thương.

Xoa bóp chữa đau dây thần kinh liên sườn có thể mang lại hiệu quả cao nhưng cần được thực hiện bởi nhà trị liệu có chuyên môn. Việc xoa bóp sai cách có thể gây kích ứng các dây thần kinh cũng như khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên đến các trung tâm trị liệu chuyên nghiệp để được hướng dẫn phù hợp.

Tham khảo thêm: 

Câu hỏi liên quan
Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Có Tự Khỏi
Đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, nguyên nhân cơ bản và phương pháp điều trị. Điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ để ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua