Cách thực hiện xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối là phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền, hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết, giải phóng tắc nghẽn, giảm đau và phục hồi chức năng vận động linh hoạt. Liệu pháp này cần được thực hiện bởi thầy thuốc có chuyên môn để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro phát sinh.

Xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối
Xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau, chống viêm và phục hồi chức năng vận động

Xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối có hiệu quả không?

Thoái hóa khớp gối xảy ra khi sụn khớp bị hao mòn, khiến các khớp cọ xát vào nhau và ít khả năng hấp thụ sốc hơn. Sự cọ xát này dẫn đến đau đớn, sưng tấy, cứng khớp, giảm khả năng cử động và đôi khi là hình thành các gai xương.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ điều trị có thể đề nghị nhiều biện pháp điều trị phù hợp, chẳng hạn như giảm cân, tập thể dục, sử dụng thuốc hoặc các liệu pháp thay thế, chẳng hạn như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối.

Xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối dựa trên nền tảng y học cổ truyền, mang lại hiệu quả cao, an toàn và không có tác dụng phụ. Một số nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng xoa bóp bấm huyệt có thể mang đến một số lợi ích bao gồm:

  • Tăng cường lượng máu lưu thông đến khớp
  • Cải thiện lưu thông chất lỏng, chất dinh dưỡng trong khu vực
  • Giảm sưng tấy, viêm khớp
  • Kích thích sản xuất các chất nhờn bôi trơn khớp, giúp khớp chuyển động linh hoạt hơn
  • Giảm đau tổng thể và cứng khớp
  • Tạo cảm giác thư giãn, thoải mái cho người bệnh

Xoa bóp bấm huyệt cũng có thể giúp cải thiện trương lực cơ và tăng tính linh hoạt tổng thể của các cơ hỗ trợ, ổn định cho đầu gối bị ảnh hưởng. Một số nghiên cứu cũng cho biết, xoa bóp bấm huyệt có thể ảnh hưởng tích cực đến mức độ đau, độ cứng và chức năng tổng thể hàng ngày ở người thoái hóa khớp gối, đặc biệt là ở các cơn đau ngắn hạn, cấp tính.

Ngoài ra xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối gần như không có tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và phù hợp với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn để được hướng dẫn và chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Các kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt thoái hóa khớp gối

Điều quan trọng khi xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối là đúng kỹ thuật, giữ an toàn và ngăn ngừa chấn thương. Thầy thuốc có thể trao đổi với người bệnh về mức độ nghiêm trọng của cơn đau, tình trạng sức khỏe tổng thể và đề nghị kế hoạch xoa bóp phù hợp. Ngoài ra, có một số kiểu xoa bóp không phù hợp, thậm chí là có hại cho sức khỏe, vì vậy tốt nhất hãy trao đổi với người có chuyên môn để được hướng dẫn phù hợp.

Đau khớp gối có nên xoa bóp không
Xoa bóp bấm huyệt cần đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro phát sinh

Việc xoa bóp bấm huyệt cần được thực hiện bởi thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro phát sinh. Tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể, các kỹ thuật thường được áp dụng bao gồm:

  • Day khớp gối: Sử dụng gốc bàn tay ấn xuống khớp gối và chuyển động theo đường tròn với lực tác động vừa phải.
  • Xoa: Dùng gốc bàn tay tác động lên khớp gối theo hình xoắn ốc, nhẹ nhàng để kích thích da và các mô mềm. Điều này giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau và chống viêm, sưng.
  • Miết: Người xoa bóp sử dụng các đầu ngón tay miết vào da theo đường thẳng. Kỹ thuật này giúp kéo căng vùng da ở đầu gối, cải thiện cơn đau và phục hồi chức năng vận động linh hoạt.
  • Nắn bóp: Trong kỹ thuật, khu vực được tác động là vùng gân bên trong ổ khớp, giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện tình trạng bầm tím và giảm đau hiệu quả.
  • Vận động đầu gối: Người bệnh ngồi trên giường cứng, cẳng chân vuông góc với đùi. Hai tay ôm lấy khớp gối, co duỗi nhẹ nhàng khoảng 20 lần. Thực hiện tương tự với đầu gối còn lại.

Các kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối được thực hiện để kiểm soát cơn đau chứ không phải khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Do đó, nếu bị đau hoặc khó chịu trong quá trình xoa bóp, người bệnh nên thông báo với thầy thuốc để được chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Các huyệt vị xoa bóp bấm huyệt thoái hóa khớp gối

Xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối tác động lên một số huyệt vị như:

1. Huyệt Trường sơn

Vị trí: 

Huyệt Trường sơn hay còn gọi là huyệt Thừa sơn, là huyệt số 57 của kinh bàng quang. Huyệt nằm ở mặt sau và dưới cùng của cẳng chân, khi tác động lên huyệt có thể cải thiện các bệnh lý vùng chi dưới.

Tác dụng:

Thư cân lạc, điều khí, lương huyết

Chủ trị:

Xoa bóp bấm huyệt Trường sơn có thể giảm đau đầu gối, hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối và phục hồi chức năng vận động linh hoạt. Ngoài ra, bấm huyệt Trường sơn cũng góp phần điều trị tình trạng đau thần kinh tọa, đau nhức gót chân hoặc chuột rút.

Xoa bóp bấm huyệt khoảng 1 – 2 phút mỗi ngày có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng thoái hóa khớp, đau nhức đầu gối.

2. Huyệt Túc tam lý

Vị trí: 

Huyệt Túc tam lý còn được gọi là Hạ lăng, Hạ tam lý, là huyệt thứ 36 của kinh Vị. Huyệt nằm dưới mắt gối ngoài 3 thốn, tại nơi cơ cẳng chân trước, ở giữa khe xương chày và xương mác, cách phía ngoài xương mác khoảng 1 khoát ngón tay.

Hoặc có thể xác định huyệt bằng cách úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân. Từ đó đo ra 1 thốn là huyệt Túc tam lý.

Cách xoa bóp chữa đau đầu gối
Bấm huyệt có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, phục hồi tổn thương sụn, khớp

Tác dụng:

  • Điều trung khí, thông kinh hoạt lạc
  • Bổ hư nhược, điều hòa huyết áp, khu phong hóa thấp

Chủ trị:

  • Suy nhược cơ thể
  • Yếu chi dưới, đau đầu gối, thoái hóa khớp gối
  • Tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau nhức xương khớp

Xoa bóp bấm huyệt Túc tam lý trong 1 – 2 phút sẽ mang đến cảm giác dễ chịu tức thời, giúp giảm đau và phục hồi chức năng vận động linh hoạt.

3. Huyệt Huyết hải

Vị trí:

Huyệt Huyết hải được coi là nơi chứa huyết (máu), còn được gọi là Huyết Khích, Bách trùng oa, là huyệt thứ 10 của kinh Tỷ.

Huyệt nằm ở mặt trước, trong của đùi, từ xương bánh chè đo lên 2 thốn, nằm trong khe lõm giữa cơ may và cơ rộng trong. Khi ấn vào huyệt sẽ mang đến cảm giác ê tức.

Ngoài ra, thầy thuốc có thể ngồi đối diện với bệnh nhân, bàn tay phải đặt trên xương bánh chè bên trái, 4 ngón tay áp lên đầu gối, ngón cái đặt trên đùi, chỗ đầu ngón cái là huyệt Huyết hải.

Tác dụng: 

  • Điều huyết
  • Tuyên thống hạ tiêu
  • Thanh huyết

Chủ trị: 

  • Điều trị các chứng phong thấp, đau nhức đầu gối, thoái hóa khớp

Cách xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối:

  • Người bệnh ngồi co gối, chân buông thõng, úp bàn tay vào xương bánh chè để xác định huyệt.
  • Bấm huyệt trong 2 – 3 phút để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối. Cần lưu ý tránh tác động quá lâu, điều này có thể dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu.

4. Huyệt Lương khâu

Vị trí:

Huyệt Lương khâu còn được gọi là Thương khưu, Lương khưu, nằm ở vị trí đối diện với huyệt Khâu Khư, là huyệt thứ 5 của kinh Tỷ. Huyệt nằm ở chỗ lõm phía trước, bên dưới mắt cá chân bên trong và ở trên bờ gân cơ cẳng chân sau, ngay sát khe khớp gót – sên – thuyền.

Tác dụng:

  • Kiện tỳ vị
  • Tiêu thấp trệ

Chủ trị: 

  • Cước khí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, đau nhức chân
  • Các bệnh về xương (tê thấp) hoặc cơ (cơ thắt và đau đớn) tại vùng kinh Tỳ

Bấm huyệt Lương khâu góp phần khu phong, hóa thấp, cải thiện các chứng thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, tác động lên huyệt cũng giúp tăng cường tuần hoàn máu, phục hồi chức năng khớp gối và ngăn ngừa các cơn đau tái phát.

Bên cạnh việc xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối, thầy thuốc có thể đề nghị châm cứu để nâng cao hiệu quả.

5. Huyệt Âm lăng tuyền

Vị trí:

Huyệt  Âm lăng tuyền còn được gọi là Âm lăng, là huyệt thứ 9 của kinh Tù, thuộc huyệt Hợp, hành Thủy, nằm ở chỗ lõm vào tại xương chày, tại mặt trong của chân. Xác định huyệt bằng cách dùng ngón tay lần theo bờ trong của xương ống chân, đến ngay dưới chỗ lồi cao nhất.

Tác dụng:

  • Điều vận trung khí
  • Hóa thấp trệ
  • Điều hòa bàng quang

Chỉ tri:

  • Đầu gối viêm đau, thoái hóa
  • Đau dây thần kinh chày sau, nhánh của dây thần kinh hông khoeo, dây thần kinh L3

Bấm huyệt:

Sử dụng hai ngón tay dây đồng thời cả hai huyệt Âm lăng tuyền ở hai bên chân. Tác động đúng vào huyệt có thể cải thiện cơn đau nhức, tăng sự dẻo dai cho các khớp, từ đó phục hồi chức năng vận động linh hoạt.

6. Huyệt Dương lăng tuyền

Vị trí:

Huyệt Dương lăng tuyền còn được gọi là Dương chi lăng tuyền, là huyệt nằm ở chỗ lõm, ngay dưới đầu xương mác và bên mặt ngoài của chân. Đây là huyệt thứ 34 của kinh Đởm, nằm tại vị trí thân nối với đầu xương mác, nay giữa khe cơ mác bên dài và cơ duỗi chung của các ngón chân.

Tác dụng:

  • Thư cân mạch
  • Thanh thấp nhiệt
  • Khu phong tà

Chủ trị:

  • Đau gối sưng khớp, khớp gối thoái hóa, hạn chế khả năng vận động
  • Thắt lưng, hông, đùi đau nhức
  • Thân kinh gian sườn đau
  • Liệt nửa người
  • Tổn thương dây thần kinh chày trước, dây thần kinh L5

Xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối trong 3 – 5 phút liên tục có tác dụng giảm đau nhức đầu gối, làm chậm quá trình thoái hóa và phục hồi chức năng vận động linh hoạt.

7. Huyệt Thận du

Vị trí:

Huyệt Thận du là huyệt thứ 23 của kinh Bàng quang, có tác dụng đưa kinh khí vào tạng Thận. Huyệt nằm dưới gai đốt sống thắt lưng số 2, đo ngang ra 1.5 thốn, nằm ngang với huyệt Mệnh môn.

Tác dụng:

  • Ích thủy, tráng hỏa, điều thận khí
  • Kiện gân cốt
  • Thông nhĩ, minh mục

Chủ trị:

  • Điều trị các chứng đau đầu gối, đau chi dưới, hạn chế khả năng chuyển động
  • Tăng cường điều hòa khí, tăng lưu thông máu đến các chi, góp phần phục hồi sức khỏe sụn, khớp, cơ

Bấm huyệt Thận du góp phần tăng cường sức mạnh gân cốt, giảm đau nhức, tăng cường khả năng vận động và làm chậm quá trình thoái hóa.

Các kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối có tác dụng chậm. Do đó, nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để có kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Lưu ý khi xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối

Xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối là phương pháp an toàn, hiệu quả và phù hợp với hầu hết các đối tượng bệnh. Tuy nhiên, có một số đối tượng cần tránh phương pháp này, chẳng hạn như:

  • Có tiền sử cao huyết áp
  • Loãng xương
  • Suy tĩnh mạch

Bên cạnh đó, để phương pháp đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý:

  • Không xoa bóp bấm huyệt nếu đầu gối có vết thương, trầy xước, nhiễm trùng
  • Nên thực hiện kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất
  • Cần kết hợp với các kỹ thuật điều trị thoái hóa khớp gối khác, chẳng hạn như chườm lạnh, chườm nóng, vật lý trị liệu, duy trì hoạt động thể chất
  • Cần giữ ấm cơ thể, dành thời gian nghỉ ngơi và tránh tác động mạnh để đầu gối trong thời gian điều trị bằng phương pháp bấm huyệt
  • Phụ nữ mang thai cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp nhất

Các kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau, chống viêm và phục hồi chức năng vận động. Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện bởi thầy thuốc hoặc kỹ thuật viên có chuyên môn, tránh việc tự xoa bóp bấm huyệt tại nhà. Ngoài ra, người bệnh cần theo dõi các phản ứng của cơ thể và thông báo với thầy thuốc nếu nhận thấy các dấu hiệu không mong muốn.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đạp Xe
Bệnh thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không là một thắc mắc phổ biến đối với hầu hết người bệnh. Tham khảo các chia sẻ của chuyên gia trong bài viết bên dưới để có kế hoạch tập ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Chơi Thể Thao
Nếu thắc mắc thoái hóa khớp gối có nên chơi thể thao không, người bệnh có thể tham khảo một số chia sẻ của chuyên gia thông qua bài viết bên dưới. Điều trị kịp lúc và vận động phù ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Chữa Được Không
Thoái hóa khớp gối có chữa được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như phương pháp điều trị và biện pháp chăm sóc tại nhà. Điều trị càng sớm khả năng thuyên giảm càng cao và ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đi Bộ
Việc thường xuyên đi bộ có thể giúp hệ xương khớp khỏe, cải thiện chức năng vận động, tăng cường sự dẻo dai và độ linh hoạt cho các khớp. Bên cạnh đó đi bộ còn giúp duy trì cân ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua