Cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa tại nhà

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, kiểm soát tốt cơn đau, giảm cảm giác tê bì. Đồng thời hỗ trợ cải thiện dây thần kinh bị tổn thương và những vấn đề liên quan. Ngoài ra, thường xuyên xoa bóp bấm huyệt còn giúp người bệnh thư giãn khớp xương, hỗ trợ giải nén thần kinh và tăng khả năng vận động.

Cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa tại nhà
Cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa tại nhà, hướng dẫn thực hiện và những điều cần lưu ý

Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt đối với người đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa (đau dây thần kinh hông) là một dạng tổn thương dây thần kinh do chèn ép. Bệnh làm phát sinh cảm giác đau nhức cơ thể dọc theo đường đi từ thắt lưng đến ngón chân của dây thần kinh tọa. Ngoài ra đau thần kinh tọa còn gây yếu và tê bì ở những khu vực bị ảnh hưởng. Đôi khi xuất hiện tình trạng mất kiểm soát ruột và bàng quang ở trường hợp nặng.

Đối với dây thần kinh tọa tổn thương, bệnh nhân chủ yếu được sử dụng thuốc trị đau thần kinh tọa kết hợp vận động đúng cách để cải thiện tổn thương, giảm triệu chứng và khắc phục căn nguyên (chấn thương cột sống, hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm…).

Tuy nhiên ngoài những phương pháp điều trị nêu trên, người bệnh có thể áp dụng cách xoa bóp bấm huyệt để hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa và giảm các triệu chứng tại nhà. Việc sử dụng lực từ bàn tay và các ngón tay sẽ giúp người bệnh kích thích lưu thông máu, giảm đau, tăng cường chức năng vận động. Đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương và giảm chèn ép dây thần kinh tọa.

Ngoài ra khi xoa bóp và tác động một lực thích hợp lên các huyệt vị quan trọng, cơ và các mạch máu có thể được thư giãn, khí huyết lưu thông tốt, giảm cảm giác tê bì và hỗ trợ cải thiện dị cảm.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, liệu pháp xoa bóp bấm huyệt kết hợp châm cứu và cấy chỉ có khả năng kích thích quá trình sản sinh hormone endorphin của não bộ. Trong khi đó hormone endorphin là một loại morphine nội sinh có khả năng thư giãn, giảm đau và mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Một số tác dụng khác từ liệu pháp xoa bóp bấm huyệt:

  • Tăng lưu thông máu và dưỡng chất, giúp bảo vệ và tăng cường chức năng của sụn, khớp
  • Tăng độ linh hoạt và chống thoái hóa khớp sớm
  • Hạn chế cứng khớp vào buổi sáng, cải thiện khả năng vận động
  • Giảm đau lưng, nhức mỏi cột sống

Chính vì những điều trên, bên cạnh thuốc điều trị và các bài tập trị liệu, người bệnh có thể áp dụng thêm cách xoa bóp bấm huyệt để chữa đau thần kinh tọa, giảm tê bì, đau nhức. Đồng thời hạn chế tình trạng lệ thuộc thuốc, tránh tác dụng phụ khi dùng thuốc kéo dài.

Xoa bóp bấm huyệt giúp kích thích lưu thông máu, giảm đa
Xoa bóp bấm huyệt mỗi ngày giúp kích thích lưu thông máu, giảm đau, giảm tê bì, tăng cường chức năng vận động…

Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa

Tương tự như việc sử dụng thuốc, liệu pháp xoa bóp bấm huyệt cũng cần áp dụng đúng với từng thể bệnh để đạt hiệu quả điều trị. Theo Y học cổ truyền, đau dây thần kinh tọa có ba thể:

  • Thể phong hàn: Đau dây thần kinh tọa xảy ra do cơ thể nhiễm gió và khí lạnh.
  • Thể huyết ứ: Đau nhức xảy ra do bệnh thoái vị đia đệm hoặc thoái hóa cột sống khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép.
  • Thể bệnh kết hợp: Đau dây thần kinh tọa xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Để sớm cải thiện tình trạng, giảm đau và tê bì, người bệnh có thể áp dụng cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa dưới đây:

1. Cách xoa bóp giảm tê bì, đau nhức

Đối với liệu pháp xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa, xoa bóp thường được sử dụng trước khi bấm huyệt để làm nóng thể, làm nóng cơ quan bị tổn thương, tăng lưu thông máu, thư giãn cơ, mạch máu và dây thần kinh. Đồng thời hỗ trợ giải nén dây thần kinh.

Cách bước xoa bóp giảm tê bì, đau nhức do đau thần kinh tọa được thực hiện như sau:

Xoa vuốt: Tăng lưu thông máu, giãn mạch

Xoa vuốt là kỹ thuật xoa bóp nên được thực hiện đầu tiên trong quá trình xoa bóp giảm tê bì và đau nhức tổn thương dây thần kinh. Kỹ thuật này có khả năng tạo ra những kích thích nhẹ nhàng trên bề mặt da và dưới da. Từ đó giúp tán ứ, tăng lưu thông máu, thư giãn và làm bền thành mạch. Đồng thời tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở khu vực được tác động.

Ngoài ra lực tác động từ kỹ thuật xoa vuốt còn có tác dụng kích thích thụ cảm thần kinh tại chỗ, hỗ trợ giảm đau, giảm tê bì và phù nề do ảnh hưởng từ dây thần kinh bị chèn ép.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Động tác xoa

Sử dụng lực từ gốc gan bàn tay và các đầu ngón tay xoa nhẹ nhàng lên khu vực bị đau nhức, xoay đều theo hình tròn và hướng theo chiều kim đồng đồ.

Tác dụng: Kích thích nhẹ giúp tăng lưu thông máu ở vùng thắt lưng, đồng thời cải thiện tình trạng sưng đỏ và cảm giác đau nhức.

  • Động tác vuốt

Dùng lực từ gốc gan bàn tay ấn nhẹ và vuốt thẳng từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Lặp lại động tác liên tục từ 2 đến 3 phút.

Để làm nóng cơ thể và tăng khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu, người bệnh nên sử dụng một ít tinh dầu (tinh dầu bạc hà, gừng, tràm trà…) hoặc bột talc thoa lên khu vực được tác động.

Tác dụng: Làm nóng cơ thể, tăng khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu, làm dịu đau nhức, giảm sưng nề, thư giãn và làm mềm gân cơ.

Xoa vuốt
Kỹ thuật xoa vuốt có tác dụng tăng lưu thông máu ở vùng thắt lưng, cải thiện sưng đỏ, tê bì và cảm giác đau nhức

Day miết: Tăng trương lực cơ, chống tê yếu và teo cơ

So với xoa vuốt, day miết có thể tạo ra những kích thích mạnh hơn và sâu hơn. Kỹ thuật này không chỉ tác động đến da, cấu trúc dưới da mà còn tác động đến đám rối thần kinh, dây chằng, mạch máu, gân và cơ.

Day miết đúng cách giúp người bệnh thư giãn mạch máu, làm bền thành mạch, lưu thông khí huyết, cung cấp chất dinh dưỡng đến các khớp, xương, mô mềm, cơ và tổ chức thần kinh. Điều này giúp tăng cường cơ bắp, tăng trương lực cơ, chống tê yếu và teo cơ.

  • Động tác day

Dùng lực từ gốc gan bàn tay ấn xuống da. Sau đó di chuyển gốc gan bàn tay theo hình xoắn ốc. Ấn nhẹ và thực hiện chậm. Sau đó ấn sâu và tăng tốc độ.

Tác dụng: Thư giãn cơ, cải thiện sưng và giảm đau tại chỗ.

  • Động tác miết

Duỗi thẳng các đầu ngón tay, đồng thời khép chặt. Ấn mạnh đầu ngón tay sâu xuống da, sau đó miết theo đường thẳng. Đối với các trường hợp tổn thương thần kinh tọa, người bệnh cần lần lượt miết ở vùng lưng dưới, sau đó đến mông và chi.

Tác dụng: Kích thích tuần hoàn máu, thư giãn cơ và giảm đau.

Nắn bóp: Tăng lưu thông máu, giảm đau, chống co cứng cơ, liệt chi dưới

Nắn bóp là kỹ thuật xoa bóp tác động trực tiếp lên gân, cơ cùng với dây chằng, mạch máu và những tổ chức bao quanh cột sống. Kỹ thuật này có tác dụng thư giãn, tăng lưu thông máu và chất dinh dưỡng đến tổ chức cơ. Từ đó làm tăng trương lực cơ và chống teo cơ.

Ngoài ra kỹ thuật nắn bóp còn có tác dụng giãn mạch tại chỗ, thư giãn dây thần kinh, giảm đau, giảm tê bì, chống co cứng cơ, teo cơ và giảm nguy cơ phát sinh biến chứng liệt chi dưới.

  • Động tác véo

Dùng ngón tay cái kết hợp ngón trỏ giữ chặt và kéo da lên, thực hiện lần lượt trên các khu vực bị đau, đặc biệt là vùng lưng. Lặp lại động tác liên tục trong 3 – 5 phút.

Tác dụng: Thư giãn cơ và các tổ chức dưới da, tăng lưu thông máu, giảm đau mỏi.

  • Động tác bóp

Dùng lực vừa đủ từ bàn tay và các ngón tay bóp vào da và cơ của khu vực đau nhức, hơi kéo da lên. Liên tục lặp lại động tác, bóp từ vùng thắt lưng xuống chi. Tùy thuộc vào mức độ đau mỏi và cảm giác tê bì, người bệnh nên điều chỉnh lực từ nhẹ đến mạnh.

Tác dụng: giảm đau, chống co cứng cơ và phòng ngừa liệt chi dưới

Nắn bóp
Kỹ thuật nắn bóp tác động trực tiếp lên gân, cơ cùng với dây chằng, mạch máu và những tổ chức bao quanh cột sống

2. Cách bấm huyệt điều trị đau thần kinh tọa

Khi bấm huyệt điều trị đau thần kinh tọa, người bệnh cần sử dụng lực từ ngón tay cái tác động lên các huyệt vị tương ứng (được xác định sẵn). Kỹ thuật này giúp tăng lưu thông máu và dinh dưỡng đến tổ chức cơ, thư giãn cơ, xương khớp, đồng thời hạn chế cứng cơ và giảm đau nhức.

Tùy thuộc vào từng thể bệnh, người bệnh có thể áp dụng cách bấm huyệt điều trị đau thần kinh tọa như sau:

Cách bấm huyệt điều trị đau thần kinh tọa thể phong hàn

Đối với những trường hợp bị đau thần kinh tọa theo đường kinh đởm (đau mỏi kiểu rễ L5), người bệnh cần bấm các huyệt vị dưới đây:

  • A thị huyệt
  • Huyệt Thận du
  • Huyệt Giáp tích L4 – L5; L5 – S1
  • Huyệt Ân môn
  • Huyệt Phong thị
  • Huyệt Thừa phù
  • Huyệt Thượng liêu
  • Huyệt Hoàn khiêu
  • Huyệt Đại trường du
  • Huyệt Phong thị
  • Huyệt Dương lăng truyền
  • Huyệt Huyền chung
  • Huyệt Giải khê

Đối với những trường hợp bị đau thần kinh tọa theo kiểu kinh bàng quang (đau mỏi rễ S1), người bệnh cần bấm các huyệt vị:

  • A thị huyệt (vị trí đau nhức nhiều nhất ở vùng thắt lưng)
  • Huyệt Thận du
  • Huyệt Giáp tích L4 – L5; L5 – S1
  • Huyệt Đại trường du
  • Huyệt Thừa phù
  • Huyệt Dương quang
  • Huyệt Thượng liêu
  • Huyệt Ân môn
  • Huyệt Ủy trung
  • Huyệt Côn lôn
  • Huyệt Thừa Sơn

Bấm từ 1 – 2 phút mỗi huyệt.

Tác dụng: Khử phong, tán hàng, thông kinh mạch, giảm đau nhức, tê cứng.

Cách bấm huyệt điều trị đau thần kinh tọa thể huyết ứ

Những trường hợp bị đau thần kinh tọa theo đường kinh đởm cần bấm các huyệt vị dưới đây:

  • A thị huyệt
  • Huyệt Huyết hải
  • Huyệt Cách du
  • Huyệt Thận du
  • Huyệt Giáp tích L4 – L5; L5 – S1
  • Huyệt Ân môn
  • Huyệt Phong thị
  • Huyệt Thừa phù
  • Huyệt Thượng liêu
  • Huyệt Hoàn khiêu
  • Huyệt Đại trường du
  • Huyệt Phong thị
  • Huyệt Dương lăng truyền
  • Huyệt Huyền chung
  • Huyệt Giải khê

Những trường hợp bị đau thần kinh tọa theo kiểu kinh bàng quang cần bấm các huyệt vị gồm:

  • A thị huyệt
  • Huyệt Huyết hải
  • Huyệt Cách du
  • Huyệt Thận du
  • Huyệt Giáp tích L4 – L5; L5 – S1
  • Huyệt Đại trường du
  • Huyệt Thừa phù
  • Huyệt Dương quang
  • Huyệt Thượng liêu
  • Huyệt Ân môn
  • Huyệt Ủy trung
  • Huyệt Côn lôn
  • Huyệt Thừa Sơn

Bấm từ 1 – 2 phút mỗi huyệt.

Tác dụng: Kích thích lưu thông máu, giảm đau, tăng cường sức cơ, hỗ trợ chữa lành và giải nén dây thần kinh.

Cách bấm huyệt điều trị đau thần kinh tọa thể huyết ứ
Cách bấm huyệt điều trị đau thần kinh tọa thể huyết ứ giúp máu huyết lưu thông, giảm đau, tăng cường sức cơ

Cách bấm huyệt điều trị đau thần kinh tọa thể phong hàn thấp tý và can thận hư

Đối với những trường hợp bị đau thần kinh tọa theo đường kinh đởm, bệnh nhân cần day bấm để tác động vào các huyệt vị:

  • Huyệt Thái khê
  • Huyệt Can du
  • Huyệt Tam âm giao
  • A thị huyệt
  • Huyệt Thận du
  • Huyệt Giáp tích L4 – L5; L5 – S1
  • Huyệt Ân môn
  • Huyệt Phong thị
  • Huyệt Thừa phù
  • Huyệt Thượng liêu
  • Huyệt Hoàn khiêu
  • Huyệt Đại trường du
  • Huyệt Phong thị
  • Huyệt Dương lăng truyền
  • Huyệt Huyền chung
  • Huyệt Giải khê

Đối với những trường hợp bị đau thần kinh tọa theo kiểu kinh bàng quang, bệnh nhân cần day bấm các huyệt vị dưới đây:

  • Huyệt Thái khê
  • Huyệt Can du
  • Huyệt Tam âm giao
  • Huyệt Thận du
  • Huyệt Giáp tích L4 – L5; L5 – S1
  • A thị huyệt
  • Huyệt Đại trường du
  • Huyệt Thừa phù
  • Huyệt Dương quang
  • Huyệt Thượng liêu
  • Huyệt Ân môn
  • Huyệt Ủy trung
  • Huyệt Côn lôn
  • Huyệt Thừa Sơn

Bấm từ 1 – 2 phút mỗi huyệt.

Tác dụng: Tăng lưu thông máu, cải thiện thận hư, tán phong, trừ thấp, giảm đau và tê bì lưng, chi.

Một số lưu ý khi xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa tại nhà

Liệu pháp xoa bóp bấm huyệt có khả năng giảm đau, tê bì, mang đến nhiều lợi ích, dễ thực hiện và khá an toàn. Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý những điều dưới đây trước khi thực hiện:

  • Mặc dù mang đến nhiều lợi ích nhưng liệu pháp xoa bóp bấm huyệt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa và giảm triệu chứng tạm thời. Liệu pháp này không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh lý cũng như căn nguyên gây bệnh. Vì thế để đau thần kinh tọa được kiểm soát hoàn toàn, người bệnh nên kết hợp liệu pháp xoa bóp bấm huyệt với thuốc và một số phương pháp điều trị chuyên sâu khác. Điển hình như vật lý trị liệu, xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất… Nếu kiên trì điều trị, đau dây thần kinh tọa có thể giảm rõ rệt sau 4 tuần.
  • Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc kết hợp xoa bóp bấm huyệt với bài thuốc đông y trị đau thần kinh tọa có thể giúp kiểm soát sự tiến triển của bệnh, tăng khả năng giảm đau, giảm tê bì mà không cần phải sử dụng quá nhiều thuốc tây.
  • Để chữa đau thần kinh tọa bằng biện pháp xoa bóp bấm huyệt, người bệnh có thể tự thực hiện hoặc nhờ người thân. Tuy nhiên nếu đau nhức nghiêm trọng hoặc cơn đau không thuyên giảm sau vài ngày thực hiện, người bệnh nên đến phòng khám và nhờ đến sự giúp đỡ của thầy thuốc hoặc kỹ thuật viên.
  • Không xoa bóp bấm huyệt và không sử dụng tinh dầu nếu vùng da bên ngoài có vết thương hở, trầy xước hoặc đau nhức do lở loét, viêm nhiễm, viêm da cơ địa, viêm khớp vảy nến, vảy nến hoặc các bệnh da liễu mãn tính khác.
  • Cắt gọn móng tay và vệ sinh tay sạch sẽ trước khi xoa bóp bấm huyệt để phòng ngừa trầy xước, chảy máu huyệt vị, bầm tím và nhiễm trùng.
  • Tùy thuộc vào mức độ đau và mục đích điều trị, người bệnh nên điều chỉnh lực tác động phù hợp. Không dùng lực quá nhẹ hoặc quá mạnh. Bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
  • Đối với những trường hợp nặng, dây thần kinh tổn thương gây đau nhức nghiêm trọng, đau từ thắt lưng lan dọc xuống bắp chân, đau nhói và sâu bên trong, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc châm cứu hoặc cấy chỉ để tác động sâu vào kinh mạch, tăng khả năng điều trị. Bởi xoa bóp bấm huyệt ở trường hợp nặng thường không mang lại hiệu quả cao.
  • Không tự ý xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa tại nhà cho phụ nữ mang thai. Bởi nếu không thực hiện đúng cách hoặc tác động lên những huyệt vị không phù hợp, tử cung có thể co bóp dẫn đến động thai hoặc sảy thai.
Không tự ý xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa cho phụ nữ mang thai
Không tự ý xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa cho phụ nữ mang thai để hạn chế những vấn đề nghiêm trọng

Liệu pháp xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức, giảm tê bì, kích thích lưu thông máu và dinh dưỡng, tăng khả năng chữa lành tổn thương dựa trên tác động vật lý. Ngoài ra liệu pháp này còn giúp thư giãn cơ, tăng khả năng vận động, chống tê yếu.

Tuy nhiên để đau thần kinh tọa được khắc phục hoàn toàn và rút ngắn thời gian chữa trị, người bệnh nên kết hợp liệu pháp xoa bóp bấm huyệt với thuốc, vật lý trị liệu, lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và một số phương pháp điều trị chuyên sâu khác.

Câu hỏi liên quan
Đau Thần Kinh Tọa Có Nên Đạp Xe
Đạp xe là một môn thể thao được nhiều người ưa chuộng do có tính lành mạnh và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể và xương khớp. Điển hình như tăng cường sức bền và độ ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Tọa Nên Chườm Nóng Hay Lạnh
Đau thần kinh tọa nên chườm nóng hay lạnh là thắc mắc phổ biến của người bệnh khi xây dựng kế hoạch điều trị tại nhà an toàn và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Toạ Có Quan Hệ Được Không
Đau thần kinh tọa có thể gây khó khăn cho các hoạt động tình dục cũng như khiến một số người bệnh lo lắng quan hệ sẽ khiến các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Tọa Có Di Truyền Không
Đau thần kinh tọa có di truyền không là một thắc mắc phổ biến của hầu hết người bệnh và người thân. Bài viết dưới đây là các thông tin cần thiết về tình trạng này, người bệnh có thể ...
Xem chi tiết
Đau Thần Kinh Tọa Có Chữa Khỏi Được Không
Bệnh đau thần kinh tọa có chữa khỏi được không và điều trị như thế nào là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi đây là một bệnh lý nghiêm trọng, cần nhiều thời gian để kiểm soát và ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua