Cách Xoa Bóp Bấm Huyệt Chữa Đau Gót Chân Tại Nhà
Để thư giãn và giảm nhẹ triệu chứng, người bệnh có thể xoa bóp bấm huyệt chữa đau gót chân tại nhà. Lực tác động từ bàn tay kết hợp day ấn vào huyệt đạo có thể giúp đả thông kinh mạch, tăng lưu thông khí huyết tại chỗ. Đồng thời xoa dịu cơn đau và cảm giác co thắt, hạn chế đau và cứng khớp làm ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Xoa bóp bấm huyệt chữa đau gót chân được không?
Đau gót chân là tình trạng đau nhức, buốt hoặc thốn ở gót chân, lan dọc theo vòm bàn chân đến các ngón chân ở một số trường hợp. Tình trạng này chủ yếu khởi phát do những tổn thương ở xương, khớp, dây thần kinh và gân xung quanh. Thường gặp gồm: Viêm gân gót chân (viêm gân Achilles), viên cân gan bàn chân, hội chứng đường hầm cổ chân, gai gót chân, gãy xương gót chân…
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau, bệnh nhân được điều trị với nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó xoa bóp bấm huyệt là một trong các phương pháp được áp dụng phổ biến. Phương pháp này phù hợp với những cơn đau nhẹ và vừa. Chống chỉ định ở một số trường hợp như gãy xương.
Thông thường cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau gót chân có thể mang đến những lợi ích sau:
- Thông kinh hoạt lạc
- Đả thông kinh mạch
- Khắc phục khí huyết ứ trệ hoặc khí huyết hư nhược
- Tác động và kinh lạc và huyệt đạo giúp đuổi tà
- Điều hòa chức năng tạng phủ và dinh vệ
- Thư giãn xương, khớp, dây thần kinh, dây chằng, gân và cơ
- Tăng tuần hoàn máu tại chỗ
- Giảm đau gót chân, đau nhức xương khớp, cứng khớp, đau nhức cơ xương khớp sau tập luyện
- Khắc phục tình trạng co thắt và co cứng cơ, tăng vận động
- Tăng cường sức bền và tính đàn hồi cho gân gót chân
- Thư giãn và hỗ trợ giải nén dây thần kinh
- Thư giãn và kiểm soát tâm trạng, cải thiện chất lượng giấc ngủ
- Phục hồi chức năng vận động
Với những lợi ích nêu trên, người bệnh có thể xoa bóp bấm huyệt chữa đau gót chân tại nhà. Tuy nhiên cần thực hiện đúng đối tượng và đúng kỹ thuật. Điều này giúp đạt hiệu quả cao, không làm tăng tổn thương hay gây đau đớn.
Ai nên xoa bóp bấm huyệt chữa đau gót chân?
Xoa bóp bấm huyệt phù hợp cho những bệnh nhân bị đau gót chân do những nguyên nhân sau:
- Chấn thương gây căng cơ, bong gân, giãn dây chằng
- Viêm gân gót chân
- Viêm cân gan bàn chân
- Đau nhức xương khớp
- Hội chứng đường hầm cổ chân
- Gai gót chân
Chống chỉ định và thận trọng
Xoa bóp bấm huyệt không được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Gãy xương ở gót chân, bàn chân, vùng mắt cá chân
- Đứt gân gót chân
- Chấn thương đụng dập dây chằng, khớp và cơ
- Loãng xương
- Ung thư xương
- Bệnh nhân bị rối loạn đông máu hoặc đang điều trị với thuốc giảm hẹp mạch máu
- Mắc bệnh ngoài da (loét chân)
- Mắc chứng huyết khối sâu trong tĩnh mạch
- Giãn tĩnh mạch.
Thận trọng khi xoa bóp bấm huyệt cho những trường hợp sau:
- Dễ bầm tím
- Mang thai
- Bệnh tim
- Huyết áp không kiểm soát
- Có tâm lý sợ hãi, động kinh
- Rối loạn chảy máu
Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau gót chân
Để điều trị an toàn và sớm khắc phục cơn đau, người bệnh cần xoa bóp bấm huyệt chữa đau gót chân đúng cách. Đồng thời tác động với lực vừa phải.
Liệu pháp xoa bóp sử dụng sự kéo léo và lực từ bàn tay, các ngón tay để tác động lên vùng bị đau (bao gồm cả khớp, xương, gân, cơ, mô mềm và huyệt đạo). Trong khi bấm huyệt tác động lực vào một số huyệt đạo trong cơ thể giúp đả thông kinh mạch và mang đến nhiều lợi ích khác.
Dưới đây là những cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau gót chân hiệu quả:
1. Xoa bóp kết hợp bấm huyệt Dũng tuyền
Tác động vào huyệt Dũng tuyền là một trong những cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau gót chân hiệu quả nhất. Việc tác động giúp giảm đau, hạn chế tình trạng co thắt, cải thiện vận động cho bệnh nhân bị đau gót chân.
Ngoài ra tác động vào huyệt Dũng tuyền còn mang đến một số lợi ích khác, bao gồm:
- Cải thiện giấc ngủ
- Ổn định huyết áp
- Giảm đau đầu chóng mặt
- Ngừa chảy máu cam, chữa viêm họng và thông mũi xoang.
Vị trí huyệt:
Huyệt Dũng tuyền nằm trong lòng bàn chân, ngay giữa xương cổ chân thứ hai và thứ ba, phía trên xương bàn chân, ở điểm nối của 1/3 giữa và 1/3 trước của lòng bàn chân.
Cách thực hiện:
- Ngâm chân trong nước ấm từ 5 – 10 phút. Lau khô chân
- Nằm trên giường với tư thế nằm sấp
- Người thực hiện dùng các ngón tay chụm lại ấn nhẹ vào gót chân để xác định vị trí đau
- Dùng ngón tay cái dây ấn vào vị trí đau nhất, day ấn từ ngoài và trong theo chiều kim đồng hồ. Tác động nhẹ khi bắt đầu. Sau đó tăng dần lực tác động. Thực hiện trong 5 phút
- Bấm tại chỗ đau bằng ngón tay cái
- Day ấn vào huyệt Dũng tuyền trên bàn chân khoảng 1 phút.
2. Xoa bóp chữa đau gót chân với viên đá cuội
Đá cuội thường được dùng trong xoa bóp điều trị đau gót chân, đau bàn chân và đau lưng. Giẫm lên đá giúp thư giãn, đả thông kinh mạch. Đồng thời tác động lực vào xương và mô mềm, giúp xoa dịu cảm giác khó chịu và đau nhức ở gót chân đau.
Ngoài ra cách xoa bóp chữa đau gót chân với viên đá cuội còn giúp tăng lưu thông máu tại chỗ, giảm cảm giác tê bì, làm tan máu bầm. Hỗ trợ điều trị nguyên nhân gây đau gót chân và giúp cải thiện vận động. Tuy nhiên không dùng biện pháp này cho những người bị đau gót chân do gai gót chân.
Chuẩn bị:
- Một viên đá cuội có đầu hơi nhọn.
Cách thực hiện:
- Đặt đá cuội trên sàn, người bệnh ngồi thoải mái trên ghế
- Đặt gót chân bị đau lên đá
- Từ từ giẫm với lực từ nhẹ đến nặng
- Thả lỏng
- Tiếp tục giẫm chân và thả lỏng từ 200 – 300 lượt/ lần, từ 1 – 2 lần/ ngày.
3. Bấm huyệt Cúc căn chữa đau gót chân
Huyệt Cúc căn đặc trị chứng đau gót chân do nhiều nguyên nhân. Bấm huyệt 1 – 2 lần giúp khắc phục cơn đau cho những trường hợp đau nhẹ. Bấm huyệt từ 1 – 2 tuần giúp khắc phục cơn đau cho những trường hợp đau nặng.
Vị trí huyệt:
Huyệt Cúc căn được xác định ở chính giữa của nếp gấp cổ tay đo lên cẳng tay khoảng 8cm.
Cách thực hiện:
- Xác định chính xác vị trí của huyệt Túc căn
- Dùng ngón tay cái day ấn vào vị trí huyệt khoảng 5 phút
- Day ấn huyệt Túc căn mỗi ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm.
4. Xoa bóp chữa đau gót chân với gậy gỗ tròn
Tác động một lực vừa đủ lên gậy gỗ tròn giúp massage nhẹ nhàng gót chân đau, thư giãn xương và mô mềm. Đồng thời tăng lưu thông máu tại chỗ, giảm cảm giác tê bì, đau nhức lan rộng theo bàn chân. Ngoài ra xoa bóp với gậy gỗ tròn còn giúp cải thiện vận động, hạn chế đau đớn khi sinh hoạt hoặc thực hiện các hoạt động thường ngày.
Chuẩn bị:
- Một gậy gỗ tròn.
Cách thực hiện:
- Đặt gậy gỗ tròn dưới sàn, người bệnh ngồi thoải mái trên ghế
- Dùng gót chân đau giẫm lên gậy từ nhẹ đến nặng
- Lăn gậy về phía trước và sau liên tục
- Lặp lại nhiều lần trong ngày.
5. Xoa bóp và bấm huyệt Côn lôn, Tam âm giao, Giải khê, Thừa sơn
Xoa bóp kết hợp bấm huyệt Côn lôn, Tam âm giao, Giải khê, Thừa sơn giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau nhức xương khớp và đau gót chân. Ngoài ra cách xoa bóp bấm huyệt này còn giúp cải thiện khả năng vận động, hỗ trợ chữa lành xương khớp và mô tổn thương.
Vị trí huyệt:
- Huyệt Côn lôn: Huyệt này được xác định ở phần lõm, giữa phần sau gân gót và vị trí cao nhất của mắt cá ngoài.
- Huyệt Tam âm giao: Huyệt Tam âm giao nằm ở phía trên đỉnh mắt cá chân đo lên 3 thốn, ngay ở chỗ lõm bờ sau xương chày.
- Huyệt Giải khê: Huyệt này nằm ngay tại chỗ lõm giữa nếp gấp cổ chân.
- Huyệt Thừa sơn: Vị trí phía sau bắp chân là huyệt Thừa sơn. Cụ thể huyệt này nằm giữa đường nối giữa gót chân và huyệt ủy trung, phía dưới ủy trung 8 thốn, ngay tại phần lõm giữa hai khe cơ sinh đôi bên trong và bên ngoài.
Cách thực hiện:
- Tại vị trí đau gót chân, ấn và day từ 3 – 5 phút
- Dùng ngón tay cái bấm lần lượt các huyệt gồm huyệt Côn lôn, huyệt Tam âm giao, huyệt Giải khê, huyệt Thừa sơn. Bấm mỗi huyệt từ 2 – 3 phút
- Dùng tay miết phần dưới cẳng chân, miết dần đều đến vùng gân gót chân
- Dùng ngón cái, ngón giữa và ngón trỏ xoa bóp vùng gót chân
- Lần lượt massage bên ngoài và bên trong gót chân cho đến khi gót chân đau ấm dần lên
- Tiếp tục day ấn vị trí đau khoảng 30 giây trước khi kết thúc.
6. Bấm huyệt Phong trì chữa đau gót chân
Bấm huyệt Phong trì chữa đau gót chân mang đến những lợi ích sau:
- Khí huyết lưu thông
- Tăng tuần hoàn máu xuống bàn chân
- Tăng hiệu quả chữa lành tổn thương và khắc phục đau thốn gót chân.
Vị trí huyệt:
Huyệt Phong trì nằm ở hai bên góc lõm phía trong do phần ngoài khối cơ phía sau cổ và đáy hộp sọ tạo nên.
Cách thực hiện:
- Xác định chính xác vị trí của huyệt Phong trì
- Dùng ngón tay cái day ấn vào vị trí huyệt khoảng 5 phút
- Day ấn huyệt Phong trì mỗi ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm.
Lưu ý khi xoa bóp bấm huyệt chữa đau gót chân
Cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau gót chân được áp dụng phổ biến do mang đến nhiều lợi ích, giúp giảm đau nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây để tăng hiệu quả và đảm bảo an toàn:
- Tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc thầy thuốc trước khi chữa đau gót chân bằng liệu pháp xoa bóp bấm huyệt.
- Cách xoa bóp bấm huyệt cần được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm và chuyên môn, am hiểu về huyệt đạo và cách tác động.
- Thực hiện xoa bóp và bấm huyệt đúng kỹ thuật. Tác động vào đúng vị trí huyệt. Tác động sai huyệt đạo có thể gây tác dụng ngược và làm phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
- Kiên trì áp dụng liệu pháp để đạt hiệu quả tối đa.
- Nên ngâm chân với nước ấm từ 5 – 10 phút trước khi xoa bóp bấm huyệt chữa đau gót chân. Cách này giúp thư giãn khớp xương, gân và mô mềm, tăng hiệu quả giảm đau.
- Có thể xoa bóp bấm huyệt với một số cách giảm đau khác. Cụ thể:
- Đun nóng giấm chua, ngâm chân trong giấm đến khi ngấm nguội.
- Dùng bàn chân bên ngày cọ sát vào lòng bàn chân, gân gót và gót chân của chân bên kia.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh những hoạt động làm tăng mức độ đau.
- Nén.
- Nâng cao chân hơn tim.
- Dùng thuốc giảm đau không kê toa, chẳng hạn như Paracetamol
- Lưu ý mục chống chỉ định và thận trọng trước khi xoa bóp bấm huyệt chữa đau gót chân.
- Không dùng lực quá mạnh để tránh gây xuất huyết và đau đớn trong quá trình điều trị.
- Tuyệt đối không lạm dụng liệu pháp xoa bóp bấm huyệt để tránh gây tác dụng ngược.
- Không bấm huyệt khi cơ thể mệt mỏi, suy yếu, quá đói hoặc quá no, tinh thần không ổn định.
- Không tác động lực lên những khu vực có tổn thương da, lở loét, trầy xước, nổi mụn nhọt…
- Đôi khi bấm huyệt gây một số tác dụng phụ như choáng váng, chân mềm, khó chịu… Nếu có bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc thầy thuốc để được hướng dẫn khắc phục.
Cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau gót chân có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng, tăng tuần hoàn máu và cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân. Tuy nhiên liệu pháp này cần được thực hiện đúng kỹ thuật, tác động vào đúng huyệt đạo để tránh phát sinh rủi ro.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!