Xạ Trị Di Căn Xương Có Hiệu Quả? Các Biến Chứng Đi Kèm

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Lương y Phùng Hải Đăng | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Xạ trị di căn xương là một lựa chọn điều trị phổ biến, có thể giúp giảm đau, giảm nguy cơ gãy xương và thường là phương pháp hiệu quả nhất trong việc kiểm soát các triệu chứng. Mặc dù vậy, đôi khi xạ trị có thể không phù hợp và dẫn đến nhiều tác dụng phụ, biến chứng, rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ và cân nhắc về biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Xạ trị di căn xương
Xạ trị di căn xương là phương pháp phổ biến nhất trong việc kiểm soát cơn đau và hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư

Xạ trị di căn xương là gì? Có hiệu quả không?

Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư sử dụng sóng năng lượng cao để làm tổn thương hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư. Trong phương pháp này, một máy sẽ tập trung một chùm tia bức xạ và khối ung thư di căn để loại bỏ hoặc ngăn ngừa khối u phát triển. Phương pháp này còn gọi là bức xạ bên ngoài và chỉ kéo dài vài phút.

Xạ trị nhắm vào khu vực cụ thể và không gây ảnh hưởng đến các khu vực khác. Do đó, so với các phương pháp điều trị toàn thân, chẳng hạn như hóa trị có thể gây ảnh hưởng đến toàn cơ thể, thì xạ trị an toàn và ít rủi ro hơn.

Xạ trị di căn xương mang lại hiệu quả cao nếu người bệnh có một hoặc hai khối ung thư di căn xương. Do đó, nếu di căn lan rộng, các triệu chứng nghiêm trọng và tế bào ung thư lây lan đến toàn bộ hệ xương khớp, phương pháp này có thể không mang lại hiệu quả điều trị.

Theo thống kê, một nửa người bệnh ung thư di căn xương sẽ được chỉ định xạ trị. Xạ trị có thể được thực hiện độc lập, tuy nhiên hầu hết các trường hợp, xạ trị được chỉ định kết hợp với các phương pháp khác, chẳng hạn như phẫu thuật và hóa trị để tăng hiệu quả điều trị.

Xạ trị cũng có thể giúp giảm đau bằng cách ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển, giảm lượng viêm xung quanh cơ thể, bảo vệ các cơ quan nội tạng và ngăn ngừa khối u tái phát. Mặc dù xạ trị không thể chữa khỏi bệnh ung thư di căn xương, tuy nhiên phương pháp có thể giúp ngăn ngừa ung thư phát triển, tăng cường chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ của người bệnh.

Các loại xạ trị di căn xương

Có hai loại xạ trị và bác sĩ sẽ cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau để quyết định loại xạ trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra về kích thước khối u, khoảng cách của ung thư với các mô nhạy cảm với bức xạ, sức khỏe tổng thể của người bệnh và các bệnh lý liên quan khác.

Hai loại xạ trị di căn xương bao gồm:

1. Xạ trị tia bên ngoài

Trong phương pháp này, một máy xạ trị lớn sẽ đưa các sóng bức xạ đến vị trí bị ung thư di căn xương từ bên ngoài cơ thể và tiêu diệt tế bào ung thư.

Ung thư di căn xương sống được bao lâu
Xạ trị tia bên ngoài sử dụng máy bức xạ để tác động lên các khối u

Các tia bức xạ không thể nhìn thấy được và máy tạo sóng bức xạ sẽ không chạm vào người bệnh mà di chuyển xung quanh. Sự chuyển động này sẽ cho phép máy gửi bức xạ đến cơ thể từ nhiều hướng khác nhau, đảm bảo tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả nhất.

Xạ trị tia bên ngoài được sử dụng để điều trị cục bộ, nhắm vào một vị trí nhất định của ung thư di căn xương. Do đó, nếu người bệnh có nhiều khối u, phương pháp này thường không được chỉ định.

2. Xạ trị bên trong

Xạ trị bên trong có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ cấy một nguồn bức xạ vào cơ thể người bệnh, gần vị trí của khối ung thư xương.

Ung thư di căn xương có chữa được không
Xạ trị bên trong đưa các bức xạ vào trong cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư

Quá trình này được diễn ra trong phòng mổ để đảm bảo bức xạ không được giải phóng ra bên ngoài. Các bác sĩ và kỹ thuật viện thường sử dụng các xét nghiệm hình ảnh để chắc chắn rằng bức xạ được đặt đúng vị trí ung thư.

Người bệnh có thể được gây mê toàn thân và ngủ trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể được gây tê cục bộ tại khu vực cấy ghép.

Tùy thuộc vào cường độ bức xạ, kích thước và vị trí của mô cấy, người bệnh sẽ được đề nghị lưu lại bệnh viện một vài ngày. Nếu mô cấy nhỏ, người bệnh sẽ được về nhà ngay trong ngày điều trị, tuy nhiên cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro liên quan.

Ngoài ra, bức xạ có thể ở dạng lỏng và được sử dụng thông qua đường miệng, truyền IV hoặc tiêm. Thuốc sẽ phát ra bức xạ trong một thời gian và tiêu diệt tế bào ung thư.

Quy trình xạ trị di căn xương

Xạ trị di căn xương được thực hiện bởi một đội ngũ bác sĩ điều trị ung thư bằng bức xạ. Người bệnh sẽ được hướng dẫn về các bước chuẩn bị, quy trình và chăm sóc sau điều trị để đảm bảo sức khỏe.

1. Chuẩn bị

Chuẩn bị trước khi xạ trị ung thư di căn xương bao gồm:

  • Người bệnh nằm yên trên giường điều trị. Bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ hướng dẫn các góc nằm phù hợp để tăng cường hiệu quả điều trị.
  • Người bệnh sẽ được chụp CT hoặc X – quang để xác định vị trí ung thư và nơi tập trung bức xạ.
  • Sau khi xác định vị trí, nhóm điều trị sẽ đánh dấu khu vực khối u và tiến hành xạ trị.

2. Quá trình xạ trị

Xạ trị di căn xương có thể diễn ra trong vài ngày đến một tuần. Thông thường, người bệnh sẽ được nghỉ ngơi vào ngày cuối tuần để tăng cường hiệu quả điều trị và giúp khôi phục các tế bào khỏe mạnh. Đối với xạ trị thông qua đường truyền IV, người bệnh sẽ được xạ trị vài tháng một lần.

Trong quá trình xạ trị, người bệnh sẽ nằm trên giường với các tấm che hoặc tấm chắn để bảo vệ người xung quanh khỏi các bức xạ không cần thiết. Kỹ thuật viên sử dụng máy gia tốc tuyến tính, hướng bức xạ vào điểm thích hợp. Máy có thể di chuyển xung quanh người bệnh để tìm được vị trí thích hợp.

Trong suốt quá trình xạ trị, người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn. Ngoài ra, người bệnh có thể liên lạc với bác sĩ thông qua hệ thống liên lạc nội nội nếu cần thiết.

Quá trình xạ trị di căn xương thường mất từ 10 – 30 phút.

3. Theo dõi sau khi xạ trị

Trong đợt điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi lịch trình và liều lượng bức xạ của người bệnh. Người bệnh sẽ trải qua nhiều lần kiểm tra để bác sĩ theo dõi mức độ đáp ứng điều trị.

Nếu xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Đôi khi một thay đổi nhỏ cũng có thể giúp cải thiện tác dụng phụ và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Tác dụng phụ xạ trị di căn xương

Ảnh hưởng của xạ trị di căn xương đối với cơ thể mỗi người là khác nhau. Do đó, người bệnh nên cân nhắc tất cả các rủi ro có thể xảy ra, mặc dù đôi khi người bệnh có thể không có bất cứ tác dụng phụ nào.

Một số biến chứng có thể xuất hiện tại thời điểm xạ trị hoặc ngay sau đó. Tuy nhiên người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ sau vài tháng hoặc thậm chí là nhiều năm sau khi xạ trị. Cân nhắc trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch điều trị và chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

Các rủi ro và biến chứng phổ biến của xạ trị bao gồm:

1. Mệt mỏi

Mệt mỏi, ít năng lượng và thiếu sức sống là tác dụng phụ phổ biến của xạ trị di căn xương. Xạ trị có thể tiêu diệt tế bào ung thư nhưng cũng gây tổn thương các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, điều này dẫn đến mệt mỏi. Xạ trị càng nhiều lần, tình trạng mệt mỏi càng nghiêm trọng.

Ung thư di căn xương giai đoạn cuối
Mệt mỏi và thiếu năng lượng là tác dụng phụ phổ biến sau khi xạ trị

Thông thường, người bệnh sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi vào tuần thứ 3 trong đợt điều trị. Các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn trong tuần thứ 6 của đợt điều trị và kéo dài đến khi điều trị kết thúc.

Nếu bị mệt mỏi, hãy thông báo với bác sĩ. Bác sĩ có thể đề nghị kế hoạch theo dõi sức khỏe và đề xuất các biện pháp điều trị phù hợp.

2. Kích ứng da

Tại vị trí xạ trị, bức xạ sẽ gây thay đổi tính chất da. Mức độ nghiêm trọng của phản ứng này có thể từ nổi mẩn đỏ nhẹ đến viêm loét da tiến triển.

Viêm da do bức xạ là một phản ứng phổ biến khi xạ trị di căn xương. Người bệnh có thể bị khô da và bong tróc da. Tuy nhiên tổn thương có thể tiến vào các lớp sâu hơn của da, dẫn đến phồng rộp, đau đớn và chảy máu.

Để tránh biến chứng này, bác sĩ có thể đề nghị các giải phóng như:

  • Vệ sinh da nhẹ nhàng, đúng cách với nước ấm và xà phòng nhẹ
  • Không sử dụng kem dưỡng hoặc các sản phẩm có gốc dầu
  • Mặc quần áo rộng rãi thoải mái để tránh gây cọ xát da
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao

Đôi khi các triệu chứng có thể tự biến mất sau khi hoàn thành quá trình điều trị. Điều quan trọng là thông báo với bác sĩ về các thay đổi trên da để có kế hoạch theo dõi và điều trị phù hợp.

3. Rụng tóc

Nếu khối u di căn đến não hoặc hình thành khối u bên trong hộp sọ, xạ trị di căn xương có thể dẫn đến rụng một phần hoặc toàn bộ tóc.

phác đồ điều trị ung thư di căn xương
Tình trạng rụng tóc có thể được cải thiện sau đợt xạ trị di căn xương

Tóc có thể mọc lại sau khi điều trị. Tuy nhiên nếu tóc không mọc lại hoặc mọc chậm, người bệnh có thể đội tóc giả. Tuy nhiên nếu sử dụng tóc giả, hãy đảm bảo tóc có chất lượng tốt và không gây cọ xát, kích ứng da đầu. Ngoài ra, hãy đội mũ hoặc quàng khăn khi đi ngoài trời để bảo vệ da đầu.

4. Tế bào máu thấp

Sau khi xạ trị di căn xương, bức xạ cũng giết chết các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng và khó cầm máu. Nếu số lượng tế bào máu trở nên quá thấp, bác sĩ có thể dừng điều trị cho đến khi các tế bào máu ổn định.

5. Đau đớn

Xạ trị có thể gây sưng tấy và tiêu diệt các tế bào khỏe mạnh. Điều này khiến cơ thể phản ứng và dẫn đến đau đớn tại nhiều vị trí trên cơ thể.

Bác sĩ có thể đề xuất các biện pháp kiểm soát cơn đau, chẳng hạn như sử dụng thuốc và nhiều biện pháp khác.

Biến chứng lâu dài sau khi xạ trị di căn xương

Xạ trị di căn xương có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, chẳng hạn như:

1. Suy giáp

Suy giáp là biến chứng đến muộn những nghiêm trọng khi xạ trị di căn xương, đặc biệt là xạ trị ở khu vực đầu, ngực và cổ.

Các loại thuốc miễn dịch cũng làm tăng nguy cơ suy giáp. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các biện pháp điều trị để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

2. Hội chứng xơ hóa bức xạ

Xơ hóa do bức xạ có thể được hiểu là sự mất tính đàn hồi của các mô sau bức xạ. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi vùng trên cơ thể và thường không thể phục hồi.

3. Xơ phổi

Xơ phổi do xạ trị di căn xương là một vết sẹo vĩnh viễn ở phổi, xảy ra khi viêm phổi do bức xạ không được điều trị. Viêm phổi do bức xạ là tình trạng viêm phổi xảy ra từ một đến sáu tháng sau khi hoàn thành quá trình xạ trị ở ngực hoặc gần ngực. Có khoảng ¼ người bệnh ung thư phổi di căn xương sẽ bị xơ phổi sau khi xạ trị.

điều trị ung thư phổi di căn xương
Thông báo với bác sĩ nếu người bệnh cảm thấy khó thở hoặc đau ngực sau khi xạ trị

Các triệu chứng viêm phổi do xạ trị thường không rõ ràng. Do đó điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu viêm phổi hoặc gặp khó khăn khi hô hấp.

4. Bệnh tim

Bệnh tim là một tác dụng phụ lâu dài sau khi xạ trị ung thư di căn xương. Bệnh tim cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tử vong ở bệnh nhân xạ trị ung thư. Người bệnh có nguy cơ bệnh tim cơ hơn nếu xạ trị vào ngực, chẳng hạn như ung thư vú di căn xương. Bức xạ sẽ gây ảnh hưởng đến tim theo một số cách như:

  • Bệnh động mạch vành: Bức xạ có thể dẫn đến xơ vữa động mạch và bệnh động mạch vành.
  • Bệnh van tim: Bức xạ có thể gây tổn thương đến van tim.
  • Tình trạng ngoài màng tim: Các vấn đề phổ biến bao gồm tràn dịch màng tim và viêm ngoài tim co thắt có thể xảy ra sau khi bức xạ.
  • Nhịp tim bất thường: Bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim và dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim.

Các triệu chứng của bệnh tim có thể không xuất hiện trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ sau khi hoàn thành điều trị xạ trị di căn xương. Do đó, người bệnh nên tái khám định kỳ hoặc đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng.

5. Ảnh hưởng đến xương khớp

Xạ trị di căn xương có thể dẫn đến nhiều vấn đề xương khớp khác nhau, chẳng hạn như loãng xương, suy yếu xương, hoại tử xươnggãy xương. Bên cạnh đó, xạ trị di căn xương cũng gây ảnh hưởng đến cơ, khớp, dây thần kinh và dây chằng, dẫn đến hạn chế khả năng vận động, đau, tê bì chân tay.

6. Mất nhận thức

Xạ trị di căn xương có thể dẫn đến các vấn đề về nhận thức, chẳng hạn như mất trí nhớ và khó tập trung. Đôi khi người bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc, thường là thuốc điều trị Alzheimer, trong quá trình xạ trị để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến nhận thức sau khi điều trị.

7. Ung thư thứ phát

Xạ trị ung thư có thể làm tăng nguy cơ phát triển các loại ung thư khác, chẳng hạn như:

  • Ung thư liên quan đến máu, chẳng hạn như bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML), bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính (CML) và bệnh bạch cầu lymphocytic cấp tính. Nguy cơ ung thư máu thường xảy ra vào năm thứ 5 đến năm thứ 9 sau khi điều trị xạ trị.
  • Dẫn đến việc hình thành các khối u rắn, chẳng hạn như ở tuyến giáp và ngực. Nguy cơ hình thành khối u rắn thường xảy ra sau 10 – 15 năm sau khi xạ trị.

Biện pháp giảm biến chứng xạ trị di căn xương

Có một số biện pháp phòng ngừa các rủi ro liên quan đến phương pháp xạ trị di căn xương, chẳng hạn như:

  • Không hút thuốc bởi vì thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi sau khi xạ trị.
  • Trao đổi với bác sĩ về các tác dụng phụ liên quan đến hô hấp, chẳng hạn như khó thở hoặc đau ngực.
  • Trao đổi với bác sĩ về các biện pháp phòng ngừa cũng như tầm soát các vấn đề phát sinh sau xạ trị.
  • Thay đổi phong cách sống, thường xuyên tập thể dục, vật lý trị liệu, ngủ đủ giấc và ăn uống lành mạnh để tăng cường sức khỏe.

Xạ trị di căn xương là biện pháp điều trị phổ biến nhưng có nhiều tác dụng phụ và biến chứng lâu dài. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các rủi ro và lợi ích để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Lao Xương Có Lây Không
Nếu thắc mắc bệnh lao xương có lây không, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị, chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều trị sớm và đúng ...
Xem chi tiết
Xạ Hình Xương Có Phải Cách Ly Không
Xạ hình xương có phải cách ly không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân, đặc biệt là những người đang có con nhỏ. Đây là một xét nghiệm tiên tiến và được áp dụng rộng rãi. Xét nghiệm này ...
Xem chi tiết
Bệnh Đa U Tủy Xương Sống Được Bao Lâu
Bệnh đa u tủy xương sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như giai đoạn bệnh, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng ...
Xem chi tiết
Khám Ung Thư Xương Hàm Ở Đâu
Việc xác định khám ung thư xương hàm ở đâu chính xác, chất lượng và điều trị hiệu quả? Người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý bên dưới và có sự lựa chọn phù hợp. [caption id="attachment_33593" ...
Xem chi tiết
Khám Ung Thư Xương Ở Đâu
Khám ung thư xương ở đâu tốt, chính xác và điều trị hiệu quả? Dưới đây là một số gợi ý phổ biến nhất, người bệnh có thể tham khảo và có kế hoạch điều trị chăm sóc sức khỏe ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua