Các Phương Pháp Vật Lý Trị Liệu Tràn Dịch Khớp Gối Hiệu Quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Trong đó người bệnh được hướng dẫn các bài tập cụ thể giúp phục hồi khả năng vận động, giảm đau đầu gối. Ngoài ra một số hình thức khác như dùng nhiệt hay điện có thể giúp giảm sưng và tình trạng viêm bên trong ổ khớp.

Hướng dẫn vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối
Hướng dẫn vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối, các hình thức và những lưu ý an toàn

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối là gì?

Tràn dịch khớp gối là tình trạng tích tụ chất lỏng trong ổ khớp, chủ yếu do màng hoạt hoạt dịch bị kích thích làm tăng tiết dịch khớp bất thường. Chất lỏng bên trong có thể lẫn máu, huyết thanh hoặc mủ.

Sự tích tụ chất lỏng khiến đầu gối sưng to kèm theo đau đớn, co cứng bên trong, người bệnh khó thực hiện các cử động. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh. Trong đó tràn dịch khớp gối sau chấn thương, viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối là những nguyên nhân thường gặp.

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối là một nhóm các phương pháp gồm tập thể dục, kích thích vật lý, tăng cường vận động… để cải thiện bệnh và kiểm soát các triệu chứng. Phương pháp này giúp hỗ trợ điều chỉnh quá trình tiết dịch trong ổ khớp, cải thiện khả năng vận động, xoa dịu cơn đau và sưng đầu gối.

Tùy thuộc vào tình trạng, bệnh nhân được vật lý trị liệu với nhiều hình thức khác nhau. Thông thường vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối được áp dụng sau hoặc trong khi dùng thuốc.

Tác dụng của vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối

Trong điều trị tràn dịch khớp gối, vật lý trị liệu đều đặn và đúng hướng dẫn có thể mang đến những lợi ích sau:

  • Giảm đau và sưng nóng
  • Cải thiện tính linh hoạt và khả năng vận động
  • Phục hồi khớp gối sau tổn thương
  • Hỗ trợ kiểm soát tình trạng tiết dịch
  • Giảm nguy cơ mổ tràn dịch khớp gối
  • Làm mạnh gân cơ quanh khớp gối, ổn định đầu gối tổn thương
  • Tăng cường sức mạnh và khả năng giữ thăng bằng
  • Kiểm soát một số nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối như viêm khớp, thoái hóa khớp gối…
  • Làm chậm quá trình lão hóa xương khớp
  • Cải thiện độ dẻo dai cho xương khớp

Ngoài ra chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn bệnh nhân cách tự chăm sóc, tự cải thiện chức năng và quản lý sức khỏe tại nhà. Từ đó hạn chế những hoạt động có thể gây đau đầu gối hoặc khiến khớp gối bị tổn thương thêm.

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối
Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối giúp giảm đau và sưng nóng, phục hồi khớp gối sau tổn thương

Hướng dẫn vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối

Có nhiều hình thức vật lý trị liệu. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương đầu gối, người bệnh sẽ được hướng dẫn một hoặc nhiều hình thức. Dưới đây là một số hướng dẫn vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối:

1. Vận động trị liệu tràn dịch khớp gối

Tập trị liệu là hình thức được áp dụng phổ biến nhất trong vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối. Những bài tập cụ thể (áp dụng dựa trên tình trạng) có thể giúp giảm nhẹ cảm giác đau nhức, cải thiện chức năng vận động và thúc đẩy quá trình phục hồi khớp tổn thương.

Ngoài ra tập trị liệu còn giúp cải thiện quá trình lưu thông máu, làm mạnh gân cơ và xương khớp, điều chỉnh quá trình tiết dịch trong ổ khớp. Từ đó giúp kiểm soát tốt bệnh tràn dịch khớp gối và các triệu chứng.

Vận động trị liệu tràn dịch khớp gối thường bao gồm những bài tập sau:

Bài tập căng chân

Bài tập căng chân có tác dụng cải thiện tình trạng co thắt và căng cứng các cơ. Đồng thời tăng phạm vi chuyển động, giúp khớp gối vận động linh hoạt. Ngoài ra thực hiện bài tập căng chân mỗi ngày cũng là một cách giảm đau đầu gối hiệu quả.

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối với bài tập căng chân
Bài tập căng chân giúp tăng phạm vi chuyển động, cải thiện tình trạng co thắt và căng cứng cơ
  • Nằm ngửa trên thảm tập yoga
  • Vòng một tấm khăn vải quanh bàn chân phải. Hai tay giữ chặt hai đầu khăn
  • Nâng chân phải lên cao kết hợp kéo khăn vải để kéo chân thẳng lên
  • Giữ nguyên tư thế trong 20 giây, hạ chân xuống
  • Lặp lại động tác 2 lần. Đổi chân.

Bài tập nâng chân bên

Bài tập nâng chân bên giúp tăng cường sức mạnh cho cơ đùi bên hông và đầu gối, giảm đau và sưng khớp. Đồng thời cải thiện tuần hoàn, khả năng vận động và tính linh hoạt cho khớp.

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối với bài tập nâng chân bên
Bài tập nâng chân bên giúp tăng cường sức cơ, cải thiện tuần hoàn và khả năng vận động
  • Nằm nghiêng trên thảm yoga
  • Giữ thẳng hai chân, tay trên đặt trước ngực trong khi tay dưới nâng đỡ phần đầu
  • Nâng cao một chân, tạo một góc khoảng 60 độ so với mặt phẳng
  • Giữ nguyên tư thế này từ 5 – 10 giây, hạ chân xuống
  • Tiếp tục nâng cao chân thêm 5 – 10 lần
  • Nghiêng sang bên còn lại và đổi chân, thực hiện tương tự.

Bài tập nâng chân

Nếu thường xuyên đau nhức do tràn dịch khớp gối, người bệnh có thể áp dụng bài tập nâng chân. Bài tập này chủ yếu tác động vào cơ tứ đầu, giúp tăng cường sức mạnh, kéo giãn cơ đùi sau. Đồng thời làm dịu cơn đau, hỗ trợ phục hồi chức năng vận động.

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối với bài tập nâng chân
Bài tập nâng chân tác động vào cơ tứ đầu và cơ đùi sau, giảm nhẹ triệu chứng của tràn dịch khớp gối
  • Nằm ngửa trên thảm tập
  • Co chân phải với bàn chân phẳng trên sàn
  • Duỗi thẳng chân trái, thả lỏng và đặt hai tay dọc theo thân người
  • Từ từ nâng cao chân trái tạo thành góc 60 độ so với mặt phẳng, giữ thẳng đầu gối
  • Giữ nguyên tư thế này trong 5 giây, hạ chân xuống. Thực hiện liên tục từ 5 – 10 lần kết hợp hít thở đều
  • Đổi chân và thực hiện tương tự.

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, một số bài tập phục hồi khác sẽ được hướng dẫn. Bệnh nhân lưu ý luyện tập với cường độ thích hợp, không vội vàng và tránh gắng sức.

2. Điện trị liệu

Điện trị liệu cũng là một trong những phương thức vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối được áp dụng phổ biến. Phương thức này dùng những dòng điện xung (có tần số từ thấp đến trung bình) để tác động tích cực đến thần kinh điện qua da. Từ đó mang đến những lợi ích sau:

  • Giảm nhẹ cơn đau
  • Điều trị các bệnh về cơ xương khớp như tràn dịch khớp gối, đau lưng, đau vai gáy, tê bì chân tay, viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối, viêm bao hoạt dịch, thấp khớp
  • Kích thích mạch máu giúp tăng tuần hoàn
  • Giảm viêm, giảm phù nề, tăng thải trừ chất chuyển hóa tại chỗ, giải phóng chèn ép
  • Chống viêm cho những trường hợp bị viêm không có nhiễm khuẩn
  • Điều trị tràn dịch khớp gối sau chấn thương và một số tình trạng tương tự
  • Tăng tốc độ tái tạo sụn khớp bị hỏng.
  • Kéo giãn các cơ cho những bệnh nhân co ngắn cơ trương lực, giảm tình trạng co rút cơ.

Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh có thể được sử dụng những loại dòng điện dưới đây:

  • Dòng điện một chiều (DC): Ngày trước đòng điện một chiều được dùng để giảm đau. Ngày nay dòng điện này được sử dụng để điện di các thuốc, điện phân, tăng cường dinh dưỡng.
  • Dòng điện xoay chiều (AC): Dòng điện xoay chiều thường được sử dụng để kích thích co cơ và trị đau.
  • Dòng điện xung (PC): Dòng điện xung là dòng điện ngắt quãng trong đó những chuỗi xung điện và những khoảng nghỉ không có dòng điện xen kẽ với nhau. Dòng điện này có tác dụng điều trị đau, kích thích thần kinh dưới da và gây co cơ. Đồng thời giúp tăng tuần hoàn máu đến khớp gối tổn thương, tăng cường sức cơ. Chính vì thế dòng điện xung thường được ứng dụng trong vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối.

Một số cách thức khác trong điện trị liệu:

  • Sóng ngắn trị liệu (thấu nhiệt sóng ngắn): Khi sử dụng sóng ngắn trị liệu, vùng khớp gối sẽ được tác động tích cực giúp tăng cường chuyển hóa, kháng viêm. Từ đó giúp giảm phù nề và cảm giác đau nhức hiệu quả.
  • Gavanic và faradic: Trong vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối, dùng gavanic và faradic giúp tăng khả năng và tốc độ hấp thu dược tính từ thuốc. Điều này giúp thúc đẩy quá trình điều trị tràn dịch khớp gối, tăng tính an toàn và hiệu quả.
  • Siêu âm trị liệu: Những tổn thương xơ sẹo có thể phục hồi đáng kể khi áp dụng phương pháp siêu âm trị liệu. Ngoài ra phương pháp này còn có tác dụng giảm đau, chống viêm và thúc đẩy chữa lành khớp gối bị tổn thương.
  • Phương pháp laser: Khi chiếu tia laser đến khớp gối tổn thương do tràn dịch, cảm giác đau đớn thuyên giảm đáng kể. Ngoài ra phương pháp này giúp đầu gối mềm hơn, giảm tình trạng viêm và sưng nề. Đồng thời tăng tốc độ tái tạo những tổ chức sụn.
vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối với phương pháp laser
Phương pháp laser có tác dụng giảm đau, làm dịu tình trạng viêm và sưng nề, đầu gối mềm hơn

3. Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối với nhiệt

Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân được vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối với nhiệt. Việc sử dụng nhiệt có thể giúp giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, thư giãn khớp xương và mô xung quanh, giảm đau hiệu quả.

Ngoài ra liệu pháp này còn giúp tăng cường quá trình chuyển hóa dinh dưỡng ở đầu gối, hạn chế tình trạng cứng khớp và giảm co thắt. Từ đó thúc đẩy chữa lành tổn thương, người bệnh sớm phục hồi khả năng vận động và giảm nhẹ tình trạng tràn dịch khớp gối.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nhiệt trị liệu có thể bao gồm:

  • Chườm ấm với đệm sưởi
  • Chườm đắp với ngải cứu
  • Sử dụng tia hồng ngoại
  • Ngâm bùn nóng
  • Đắp paraphin…

Ngoài ra người bệnh cũng có thể tắm nước ấm, sử dụng khăn ấm hoặc chai nước ấm đặt lên khớp gối bị đau. Đây là một trong những cách chữa tràn dịch khớp gối tại nhà hiệu quả.

4. Liệu pháp chườm lạnh

Liệu pháp chườm lạnh sử dụng nhiệt độ thấp tác động lên khớp gối tổn thương để giảm nhẹ các triệu chứng của tràn dịch khớp gối. Biện pháp này có tác dụng giảm viêm, sưng và đau nhức. Từ đó giúp giảm co thắt và cải thiện khả năng vận động.

Chườm lạnh đặc biệt phù hợp với những bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối sau chấn thương hoặc có đầu gối phù nề nghiêm trọng. Thông thường bệnh nhân được hướng dẫn chườm lạnh 20 phút, vài lần mỗi ngày.

Lưu ý khi vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối mang đến nhiều lợi ích cho quá trình chữa trị và phục hồi đầu gối của bệnh nhân. Cụ thể phương pháp này giúp khắc phục cơn đau và tình trạng sưng nề, điều trị nguyên nhân gây tràn dịch như viêm khớp, chấn thương… Đồng thời giúp tăng cường sức mạnh và cơ bắp, phục hồi chức năng vận động, người bệnh sớm đi lại và sinh hoạt bình thường.

Tuy nhiên để sớm đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cần vật lý trị liệu tích cực và tuân thủ nguyên tắc điều trị. Ngoài ra bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây:

Kết hợp vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối với thuốc
Kết hợp vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối với thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Thăm khám và đánh giá mức độ tổn thương do tràn dịch khớp gối. Các hình thức vật lý trị liệu và bài tập sẽ được áp dụng dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Sử dụng thuốc trị tràn dịch khớp gối khi cần thiết để sớm khắc phục tình trạng.
  • Các bài tập cần được thực hiện đúng kỹ thuật và chậm rãi. Tuyệt đối không vội vàng hay luyện tập gắng sức để tránh gây tổn thương thêm cho khớp gối.
  • Cường độ luyện tập dựa trên tình trạng của đầu gối. Những bài tập co cơ và khớp không nên thực hiện quá 20 lần.
  • Thông báo với bác sĩ nếu có cảm giác đau nhói khi thực hiện các bài tập.
  • Quá trình vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối cần có sự giám sát của chuyên viên vật lý trị liệu.
  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể ở mức an toàn trong thời gian điều trị. Khớp gối dễ bị tổn thương ở người có cân nặng dư thừa.
  • Để hỗ trợ quá trình chữa bệnh, hãy thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và giàu dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm tốt cho người tràn dịch khớp gối như các loại rau xanh, củ quả và trái cây giàu vitamin C, vitamin A, các loại cá béo và hạt giàu omega-3, thực phẩm giàu canxi và vitamin D…
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Điều này giúp theo dõi diễn tiến của bệnh, đánh giá khả năng phục hồi từ vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối. Từ đó duy trì hoặc điều chỉnh phác đồ điều trị khi cần thiết.

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối gồm những phương pháp điều trị không dùng thuốc và không xâm lấn, giúp người bệnh giảm đau, giảm sưng viêm và phục hồi chức năng vận động. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc, vật lý trị liệu tích cực theo hướng dẫn của chuyên viên. Điều này giúp rút ngắn thời gian điều trị, đạt hiệu quả tối đa.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Tràn Dịch Khớp Gối Bao Lâu Thì Khỏi
Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nguyên nhân và cách điều trị. Do đó, thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp và kịp lúc là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng. ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Có Nên Đi Bộ
Đi bộ, chạy bộ và đạp xe đều là những môn thể thao tốt cho sức khỏe xương khớp, có khả năng kích thích lưu thông máu, tăng tốc độ chữa lành tổn thương, giảm đau và duy trì khả ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Có Nên Chườm Đá
Chườm lạnh là một cách chăm sóc chấn thương cấp tính tại nhà hiệu quả và an toàn. Vậy bị tràn dịch khớp gối có nên chườm đá không và chườm như thế nào để đặt hiệu quả tốt nhất? ...
Xem chi tiết
Tràn Dịch Khớp Gối Chữa Ở Đâu
Tràn dịch khớp gối gây đau nhức, tê mỏi, sưng khớp và ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Ngoài ra dịch khớp dư thừa tích tụ lâu ngày còn gây nhiễm trùng, phá hủy sụn khớp ...
Xem chi tiết
Có Nên Xoa Bóp Tràn Dịch Khớp Gối
Có nên xoa bóp tràn dịch khớp gối không là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Người bệnh có thể tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch điều trị phù hợp. [caption id="attachment_6240" align="aligncenter" width="768"] Có nên ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua