Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là gì? Khi nào? Ở đâu?

Theo dõi IHR trên goole news

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là một phương pháp phổ biến nhằm mục đích cải thiện cơn đau, giảm cứng khớp, tăng cường phạm vi chuyển động và phục hồi chức năng ở khu vực bị ảnh hưởng. Ngay cả khi không thể loại bỏ cơn đau, vật lý trị liệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tư thế và phục hồi chức năng có các hoạt động hàng ngày.

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm
Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là một phương pháp điều trị không phẫu thuật phổ biến

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là gì?

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm thường được thực hiện như một lựa chọn điều trị bảo tồn ban đầu (không phẫu thuật) trước khi xem xét các phương pháp điều trị tích cực khác, bao gồm cả phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm. Vật lý trị liệu được thực hiện nhằm mục tiêu giảm đau, tăng cường chức năng và giúp bệnh nhân có các tư thế tốt để ngăn ngừa các vấn đề ở cột sống trong tương lai.

Bên cạnh đó, vật lý trị liệu cũng nhằm một số mục đích như:

  • Giảm độ cứng khớp
  • Cải thiện phạm vi hoạt động của cột sống
  • Phát triển sức mạnh năng động của cột sống và hỗ trợ các hoạt động bình thường của cột sống

Vật lý trị liệu bao gồm hai hình thức phổ biến như:

  • Vật lý trị liệu thụ động bao gồm các phương pháp như chườm nóng, chườm lạnh và kích thích điện.
  • Vật lý trị liệu tích cực tập trung vào việc kéo giãn và các bài tập tăng cường sức mạnh ở cột sống. Đối với hầu hết các chương trình vật lý trị liệu, tập thể dục là phương pháp trọng tâm và cần thiết để đạt hiệu quả tốt nhất.

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm đã được chứng minh là giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng và an toàn. Ngoài ra, phương này này cũng có thể tiết kiệm chi phí liên quan đến thuốc men, tiêm ngoài màng cứng hoặc phẫu thuật.

Khi nào cần vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm?

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm có thể được đề nghị cho một số trường hợp, chẳng hạn như:

  • Đau mãn tính: Khi cơn đau kéo dài hoặc tái phát sau khi thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà, bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu để cải thiện cơn đau. Các bài tập có thể tăng cường sức mạnh ở các cơ, hỗ trợ nâng đỡ cột sống và giúp người bệnh chống lại các cơn đau hiệu quả.
  • Phục hồi sau phẫu thuật: Sau phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể được chỉ định vật lý trị liệu để rút ngắn thời gian phục hồi và ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Phẫu thuật có thể thay đổi cấu trúc ở cột sống, do đó vật lý trị liệu được chỉ định để ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và tăng chức năng khớp.

Chống chỉ định vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Trong một số trường hợp, vật lý trị liệu có thể không mang lại hiệu quả cải thiện cơn đau hoặc thậm chí là khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, vật lý trị liệu thường không được khuyến khích trong các trường hợp như:

vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là gì
Vật lý trị liệu không được khuyến khích cho các trường hợp mất ổn định ở cột sống
  • Mất ổn định nghiêm trọng ở cột sống: Trong một số trường hợp, cột sống có thể không đủ điều kiện để vận động, chẳng hạn như gãy đốt sống hoặc thoái hóa cột sống gây chèn ép rễ thần kinh hoặc dây thần kinh. Bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp ổn định cột sống trước khi tiến hành vật lý trị liệu để tránh các chấn thương nghiêm trọng.
  • Có vấn đề y tế cơ bản nghiêm trọng: Trong một số trường hợp, cơn đau có thể liên quan đến các khối u hoặc nhiễm trùng cột sống. Lúc này, các nguyên nhân cơ bản cần được điều trị phù hợp trước khi tiến hành vật lý trị liệu.

Vật lý trị liệu thụ động điều trị thoát vị đĩa đệm

Các phương pháp thụ động được áp dụng như một phần của vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm, nhằm mục đích giảm đau và cứng cột sống. Về cơ bản sau khi cải thiện các cơn đau, các bài tập vật lý trị liệu có thể mang lại hiệu quả tốt hơn.

1. Các loại vật lý trị liệu thụ động điều trị thoát vị đĩa đệm

Có nhiều phương pháp thụ động vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị các liệu pháp pháp phổ biến như:

tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm
Các phương pháp vật lý trị liệu thụ động bao gồm massage hoặc chườm nóng, lạnh
  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng: Người bệnh có thể chườm đá hoặc chườm lạnh để giảm sưng và đau. Trong khi đó, chườm nóng để tăng lưu lượng máu và thư giãn các cơ bị cứng. Do đó, người bệnh có thể chườm nóng và lạnh luân phiên, tùy thuộc vào tình trạng bệnh để cải thiện các triệu chứng.
  • Liệu pháp xoa bóp, massage: Massage có thể thư giãn các cơ, hỗ trợ giảm đau và cứng cơ. Ở người thoát vị đĩa đệm cổ, bác sĩ có thể xoa bóp vùng cổ, gáy, vai và lưng trên để mang lại hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, ở trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bác sĩ có thể xóa bóp vùng xương chậu, hông và đùi để ngăn ngừa các triệu chứng đau thần kinh tọa.
  • Điện trị liệu: Liệu pháp này sử dụng một thiết bị để dẫn một dòng điện nhẹ thông qua dây dẫn đến khu vực đau. Có nhiều liệu pháp điện khác nhau cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như điều trị đau, kích thích co thắt cơ, thúc đẩy quá trình chữa lành và mang thuốc giảm đau thông qua da. Loại điện trị liệu phổ biến nhất cho tình trạng thoát vị đĩa đệm là kích thích dây thần kinh điện qua da, truyền các xung điện đến các dây thần kinh bên dưới da với mục đích thay đổi cảm giác đau và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Siêu âm: Bác sĩ có thể sử dụng một loại gel lạnh để áp dụng lên khu vực bị đau hoặc sưng, sau đó nhẹ nhàng chà xát lên da kết hợp truyền sóng siêu âm vào bên dưới bề mặt và các mô. Siêu âm có thể mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn và hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

Nhiều phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm thụ động khác cũng có thể cải thiện các triệu chứng. Do đó, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp.

2. Rủi ro liên quan đến vật lý trị liệu thụ động

Các phương pháp vật lý trị liệu thụ động thường an toàn, ít dẫn đến các rủi ro, đặc biệt là khi được thực hiện bởi chuyên gia y tế. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể dẫn đến một số rủi ro tiềm ẩn, chẳng hạn như:

  • Tổn thương da: Chườm đá hoặc chườm nóng lên da quá lâu có thể dẫn đến tổn thương da. Do đó, người bệnh không nên chườm đá trực tiếp lên da và kiểm tra nhiệt độ khăn khi chườm nóng.
  • Không cải thiện được cơn đau: Vật lý trị liệu thụ động đôi khi có thể không thể mang lại hiệu quả giảm đau. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như sau khi xoa bóp. Cơn đau có thể được cải thiện trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể cần thay đổi liệu pháp điều trị để tránh các rủi ro liên quan khác.
  • Vật lý trị liệu thụ động quá nhiều: Vật lý trị liệu thụ động thường mang lại cảm giác nhẹ nhàng hoặc giảm đau tạm thời nhằm mục đích tăng cường hiệu quả của các bài tập vật lý trị liệu. Thực hiện vật lý trị liệu quá nhiều hoặc thay thế vật lý trị liệu tích cực có thể làm chậm quá trình hồi phục.

Tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cổ

Mục tiêu của vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cổ là cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt ở cổ. Các mục tiêu này có thể đạt được thông qua các bài tập luyện tích cực ở cổ và tăng cường các cơ xung quanh. Loại và số lượng bài tập có thể khác nhau ở mỗi đối tượng và đôi khi các bài tập được thiết kế để cải thiện một số bộ phận khác của cơ thể.

Một số loại vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cổ tích cực phổ biến bao gồm:

1. Các bài tập kéo căng cổ

Khi cơ cổ và lưng trên bị suy yếu, đầu sẽ bị chùng về phía trước. Điều này làm tăng căng thẳng lên cột sống cổ, dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và gây đau cổ. Do đó, tăng cường các cơ này có thể giúp cải thiện tư thế và đưa đầu đến vị trí trung tính.

Các bài tập có thể tăng cường sức mạnh ở cổ bao gồm:

Bài tập gập cằm (Chin Tuck):

Gặp cằm là một trong nhưng bài tập đơn giản và hiệu quả có thể tăng cường cơ cổ và giữ đầu ở tư thế trung lập. Để thực hiện bài tập này, người bệnh nên đứng thẳng, cột sống dựa tường và chân hướng ra ngoài khoảng 7 cm tính từ tường.

Cách thực hiện bài tập như sau:

  • Người tập đứng thẳng, giữa cột sống dựa vào tường, kéo lưng trên và ngửa đầu cho đến khi đầu chạm tường. Điều quan trọng là đảm bảo răng cằm cúi xuống để đẩy đầu ra sau mà không ngẩng đầu lên cao.
  • Giữ yên vị trí trong 5 giây sau đó thả lỏng.
  • Thực hiện các thao tác 10 lần.
  • Bài tập có thể được thực hiện từ 5 đến 7 lần trong ngày, chẳng hạn như khi ngồi trên xe hơi hoặc trên bàn làm việc. Sau khi thực hiện bài tập, hầu hết người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cổ
Bài tập gập cằm (Chin Tuck) được thực hiện để cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ

Động tác rắn hổ mang (Prone Cobra):

Động tác rắn hổ mang có thể tăng cường sức mạnh ở các cơ thuộc vai, gáy cũng như cổ và lưng trên. Bài tập được thực hiện khi người bệnh ở tư thế nằm úp mặt xuống sàn và sử dụng trọng lực làm lực cản trong quá trình tăng cường sức mạnh cột sống cổ.

Cách thực hiện bài tập như sau:

  • Nằm úp mặt xuống, đặt trán lên một chiếc khăn cuộn lại cho thoải mái.
  • Đặt hai cánh tay ở bên cạnh cơ thể, lòng bàn tay úp xuống sàn.
  • Đặt lưỡi ở phía trên vòm miệng (điều này có thể hỗ trợ sự ổn định của các cơ ở phía trước cổ để hỗ trợ tăng cường sức mạnh).
  • Thu hai bả vai lại với nhau và nhấc hai tay khỏi sàn.
  • Cuộn hai khuỷu tay vào trong, lòng bàn tay hướng ra ngoài và giơ ngón tay cái lên.
  • Nhẹ nhàng nâng trán lên khỏi khăn khoảng 2 cm, giữ cho mắt nhìn thẳng xuống sàn (không ngửa đầu và nhìn về phía trước).
  • Giữ yên tư thế trong 10 giây.
  • Thực hiện các thao tác 10 lần.

Lúc đầu người bệnh có thể khó giữ tư thế trong 10 giây. Do đó, ban đầu người tập có thể giữ yên tư thế trong khoảng thời gian không gây đau và tăng dần thời gian luyện tập.

2. Bài tập aerobic tác động thấp

Các bài tập thể dục nhịp điệu tác động thấp có thể nâng cao nhịp tim và cải thiện tuần hoàn. Các bài tập này cũng có thể giảm độ cứng khớp và cải thiện lưu lượng máu đến cột sống, tăng cường chất dinh dưỡng đến đĩa đệm và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cổ.

Các bài tập tác động thấp phổ biến bao gồm:

  • Đi bộ với nhịp độ nhanh có thể tăng cường nhịp tim, tăng cường các hoạt động của cơ và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
  • Đi bộ trên máy tập bước có thể tăng cường cơ bắp và hỗ trợ tính linh hoạt ở cột sống.
  • Đạp xe đạp cố định có thể tăng cường lưu lượng máu và mức độ thở do tim và phổi làm việc nhiều hơn. Điều này có thể tăng tính linh hoạt ở cổ và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể cải thiện các cơn đau lưng và hạn chế nguy cơ đau thần kinh tọa. Cụ thể các bài tập bao gồm:

1. Kéo căng để giảm đau lưng

Thường xuyên kéo căng cơ, gân và dây chằng hỗ trợ cột sống cổ thể hạn chế áp lực lên các đĩa đệm và ngăn ngừa cơn đau liên quan. Động tác kéo căng để giảm đau lưng liên quan đến thoát vị đĩa đệm bao gồm:

vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Các động tác kéo căng cơ lưng, hông, đùi có thể cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
  • Căng cơ lưng: Người tập nằm ngửa, kéo cả hai đầu gối vào ngực động gập đầu về phía trước cho đến khi cảm thấy căng ở lưng giữa và lưng thấp.
  • Căng đầu gối đến ngực: Người bệnh nằm ngửa, co đầu gối và chống hai gót chân xuống sàn, sau đó đặt cả hai tay ra sau một đầu gối và kéo về phía ngực kết hợp kéo căng cơ mông.
  • Căng cơ Piriformis: Người tập nằm ngửa, đầu gối cong và cả hai gót chân đặt trên sàn nhà. Bắt chéo chân này lên chân kia, đặt mắt cá chân còn lại lên đầu gối cong, sau đó nhẹ nhàng kéo đầu gối về phía ngực.

2. Bài tập ổn định thắt lưng

Ổn định thắt lưng là một hình thức tập luyện tích cực được sử dụng trong vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bài tập này được xây dựng để tăng cường cơ bắp và ngăn ngừa các cơn đau thắt lưng.

Các bài tập cụ thể bao gồm:

  • Căng gân: Người bệnh nằm trên sàn nhà với đầu gối uốn cong và bàn chân đặt trên sàn nhà. Nâng cao một chân và duỗi thẳng chân đến trần nhà, giữ yên trong 10 – 30 giây và lặp lại với chân còn lại.
  • Nghiêng xương chậu: Người tập nằm trên sàn với đầu gối uốn cong và bàn chân phẳng trên sàn. Siết cơ bụng và kéo lưng dưới xuống sàn nhà, giữ yên trong 10 giây. Thực hiện các thao tác 3 – 5 lần.

3. Tập vật lý trị liệu dưới nước

Các bài tập vật lý trị liệu dưới nước có thể được xây dựng để cải thiện cơn đau lưng do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra. Các bài tập này có thể củng cố và tăng cường cơ bắp, giúp người bệnh ngăn ngừa các cơn đau lưng tái phát trong tương lai.

vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm ở đâu
Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm dưới nước có thể cải thiện cơn đau mà không gây ảnh hưởng đến cột sống

Một số kỹ thuật vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm dưới nước bao gồm:

  • Bài tập đầu gối – ngực: Động tác này được thực hiện khi đứng một chân hơi khụy xuống, một chân dang ra phía trước đồng thời một tay giữa chặt thành bể. Bài tập này có thể củng cố các cơ ở lưng dưới và giảm đau hiệu quả.
  • Bài tập nâng cao chân: Động tác này được thực hiện với một chân dang rộng và chân chống đỡ hơi cong trong khi một tay giữ chặt thành bể. Bài tập này có thể tăng cường và kéo căng các cơ ở hông, lưng dưới và chân.
  • Bài tập đi bộ trong bể bơi: Đi bộ về phía trước và phía sau trong khi nước nâng cao đến ngực có thể giúp cơ bắp chân hoạt động mà không tác động đến thắt lưng, hông hoặc đầu gối. Đi bộ trong hồ bơi được xem là một bài tập vật lý trị liệu mang lại hiệu quả cao khi điều trị thoát vị đĩa đệm và ngăn ngừa các cơn đau thần kinh tọa.

Tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm ở đâu?

Một chương trình tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cần xác định rõ ràng mục tiêu, bao gồm giảm đau và cải thiện chức năng hoạt động của người bệnh. Nếu các mục tiêu không được đáp ứng, người bệnh cần cân nhắc đánh giá lại chương trình. Ngoài ra, người bệnh cần xác định nơi thực hiện vật lý trị liệu an toàn và hiệu quả để có kết quả điều trị tốt nhất.

Hiện tại có nhiều cơ sở vật lý trị liệu có thể thực hiện vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, người bệnh có thể tham khảo các địa chỉ được đánh giá cao, chẳng hạn như:

1. Tại Hà Nội

Khoa Vật lý trị liệu phục hồi chức năng – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108:

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Lão khoa Trung ương:

  • Địa chỉ: Số 1A Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội

Khoa Lý liệu – Phục hồi chức năng – Bệnh viện Quân y 354:

  • Địa chỉ: Số 120 Đốc Ngữ – Ba Đình – Hà Nội

Phòng khám trị liệu Thần kinh cột sống Hoa Kỳ ACC:

  • Địa chỉ: Số 44 Nguyễn Du – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Phòng khám Xương khớp – Cột sống ICCare:

  • Địa chỉ: Số 05 Hàng Chuối – Hai Bà Trưng – Hà Nội

2. Tại Thành phố Hồ Chí Minh

Khoa Vật lý trị liệu – Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng:

  • Địa chỉ: Số 1A, đường Lý Thường Kiệt – phường 7 – quận Tân Bình – Thành phố Hồ Chí Minh

Khoa Vật lý trị liệu – Bệnh viện Chợ Rẫy:

  • Địa chỉ: Số 201B, đường Nguyễn Chí Thanh – phường 12 – quận 5 – thành phố Hồ Chí Minh

Khoa Vật lý trị liệu – Bệnh viện Nhân dân 115:

  • Địa chỉ: Số 527, đường Sư Vạn Hạnh – phường 12 – quận 10 – thành phố Hồ Chí Minh

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm được thực hiện như một phần của các phương phương pháp điều trị không phẫu thuật. Mục tiêu điều trị thường bao gồm tăng cường tính linh hoạt của của cột sống và sức mạnh các cơ xung quanh để hạn chế các vấn đề khác ở cột sống trong tương lai.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đi Bộ
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh thực hiện một số hoạt động nhất định. Vậy bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, chạy bộ hoặc tập thể ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Tập Aerobic
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên tập aerobic không? Các bài tập aerobic có tác dụng gì, có hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm không? Bài viết bên dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Nằm Võng
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm võng không? Nằm nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Tham khảo bài viết bên dưới để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. [caption id="attachment_31079" align="aligncenter" width="768"] Thoát ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Lắc Vòng Được Không
Thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người bệnh những thông tin cơ bản về hoạt động lắc vòng và thoát vị đĩa đệm, nhằm xây dựng kế hoạch tập ...
Xem chi tiết
Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Hết Bao Nhiêu Tiền
Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào loại hình phẫu thuật, tình trạng bệnh, sức khỏe tổng thể và cơ sở vật chất tại nơi phẫu thuật. Người bệnh cẩn tìm hiểu chi phí để có ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua