Vật Lý Trị Liệu Gãy Đầu Dưới Xương Quay Giúp Mau Phục Hồi
Vật lý trị liệu gãy đầu dưới xương quay gồm những bài tập thích hợp giúp tăng tuần hoàn máu, giảm đau và sưng, thúc đẩy sản sinh các mô xương mới giúp xương gãy mau lành. Ngoài ra vật lý trị liệu còn giúp xây dựng cơ bắp, đảm bảo tay gãy phục hồi sức mạnh và chức năng hoàn toàn.
Gãy đầu dưới xương quay là gì?
Gãy đầu dưới xương quay là một loại gãy xương thường gặp, trong đó đầu xa của xương quay (đoạn tạo khớp cổ tay) có vết nứt, gãy hoặc có nhiều mảnh vỡ. Tình trạng này thường xảy ra khi ngã trong tư thế chống tay và bàn tay dang rộng.
Tương tự như vị trí khác, gãy đầu dưới xương quay gây đau đớn tức thì, đau sâu bên trong kèm theo bầm tím và sưng tấy quanh khu vực bị thương. Những trường hợp nặng hoặc gãy xương hở còn bị biến dạng ở cổ tay hoặc/ và tổn thương mô.
Gãy đầu dưới xương quay được phân thành nhiều dạng khác nhau dựa trên tính chất của vết gãy và tình trạng di lệch. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, bệnh nhân có thể được điều trị bảo tồn (giảm đóng, bó bột và bất động) hoặc phẫu thuật điều trị (giảm mở).
Dù là phương pháp điều trị nào thì người bệnh cũng cần vật lý trị liệu gãy đầu dưới xương quay. Điều này giúp vết gãy mau liền, xây dựng cơ bắp và phục hồi chức năng hoàn toàn. Dựa vào phương pháp điều trị cụ thể và tốc độ phục hồi của bệnh nhân, quá trình vật lý trị liệu và các bài tập có thể khác nhau.
Lợi ích của vật lý trị liệu gãy đầu dưới xương quay
Vật lý trị liệu gãy đầu dưới xương quay nên được bắt đầu càng sớm càng tốt, thường được áp dụng trong và sau thời gian bó bột. Sự nứt gãy các xương và bất động lâu ngày có thể gây cứng khớp, rối loạn cảm giác, giảm khả năng phục hồi hoàn toàn và rối loạn di dưỡng.
Trong khi đó vật lý trị liệu là một phần quan trọng của quá trình phục hồi chức năng hoàn toàn cho bệnh nhân gãy xương. Cụ thể phương pháp này có thể mang đến những lợi ích sau:
- Ngăn ngừa biến chứng sau phẫu thuật và bó bột. Cụ thể như cứng khớp, hình thành cục máu đông, teo cơ, rối loạn dinh dưỡng, rối loạn cảm giác…
- Tăng tuần hoàn máu, kích thích sản sinh mô xương mới giúp xương gãy liền lại nhanh chóng
- Tăng tốc độ hồi phục tổ chức phần mềm
- Giảm đau và sưng
- Xây dựng cơ bắp, tăng cường sức mạnh cho tay
- Tăng tính linh hoạt
- Lấy lại phạm vi vận động và phục hồi chức năng ở mức độ trước chấn thương
- Giúp người bệnh sớm trở lại các hoạt động thể chất.
Khi nào vật lý trị liệu gãy đầu dưới xương quay?
Tùy thuộc vào phương pháp điều trị mà vật lý trị liệu gãy đầu dưới xương quay có thể được áp dụng rất sớm. Thông thường những cử động nhẹ nhàng và co cơ sẽ được thực hiện trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật. Điều này giúp ngăn biến chứng và đảm bảo phục hồi chức năng hoàn toàn trong thời gian sớm nhất.
Đối với những trường hợp gãy tay bó bột, vật lý trị liệu được áp dụng sau vài ngày bất động, kéo dài trong và sau thời gian bó bột vài tuần. Thông thường gãy đầu dưới xương quay được cắt bột sau 6 tuần. Người bệnh tiếp tục vật lý trị liệu thêm 6 – 12 tuần với cường độ luyện tập tăng dần theo thời gian, thực hiện đầy đủ các bài tập thích hợp.
Mục tiêu vật lý trị liệu gãy đầu dưới xương quay
Dưới đây là những nguyên tắc và mục tiêu trong vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở bệnh nhân gãy đầu dưới xương quay:
+ Mục tiêu chung
- Kích thích sản sinh tế bào xương mới, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình liền xương
- Giảm đau và giảm sưng nề
- Chống các biến chứng do bó bột và phẫu thuật (teo cơ, cứng khớp, hình thành cục máu đông…)
- Chống kết dính khớp và rối loạn tuần hoàn
- Phòng ngừa hội chứng đau vùng. Đây là hội chứng Sudeck – một hội chứng rối loạn dinh dưỡng giao cảm phản xạ với đặc trưng là những cơn đau kéo dài.
- Duy trì tầm vận động khớp
- Tăng tính linh hoạt sau gãy xương
- Tăng cường cơ bắp hỗ trợ và sức mạnh cho tay bị thương
- Phục hồi chức năng ở mức độ trước chấn thương
+ Mục tiêu ngắn hạn 1 tháng sau khi bị chấn thương
- Tự chăm sóc cá nhân, độc lập trong tắm rửa, vệ sinh, ăn uống, đánh răng và rửa mặt
- Nắm chặt tay thành nắm đấm có thể đạt đến tầm hoạt động chức năng.
+ Mục tiêu dài hạn
- Linh hoạt trong mọi hoạt động
- Sau 4 tháng có thể lái xe (xe đạp, xe máy, ô tô), có thể mở hộp
- Sau 5 tháng có thể đẩy tay với cổ tay duỗi khi đang ngồi đứng dậy
- Sau 4 – 5 tháng có thể hoạt động sinh hoạt bình thường và quay trở lại làm việc
- Sau 4 – 8 tháng có thể trở lại với các hoạt động thể thao.
Hướng dẫn vật lý trị liệu gãy đầu dưới xương quay
Vật lý trị liệu gãy đầu dưới xương quay và những bài tập cụ thể được thực hiện dựa trên phương pháp điều trị gãy xương và tốc độ hồi phục của bệnh nhân. Cụ thể chương trình này được thiết lập như sau:
1. Trường hợp bó bột
Những trường hợp gãy tay bó bột sẽ được bất động hoàn toàn khoảng vài ngày. Sau đó cử động nhẹ nhàng ở khớp và các ngón tay, tăng dần mức độ luyện tập để đạt được các mục tiêu.
+ Trong giai đoạn bất động
- Kê cao: Bệnh nhân kê cao tay (treo tay) từ 1 đến 2 tuần. Biện pháp này giúp giảm đau và chống phù nề bàn tay.
- Chườm đá: Dùng túi chườm đặt lên vùng bị thương để giảm sưng và đau. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, trong vài ngày.
- Vận động tập chủ động tự do các khớp: Bệnh nhân vận động tập chủ động tự do giúp duy trì tầm vận động cho các khớp liên đốt, khớp vai, khuỷu tay và bàn đốt bên tổn thương.
- Co cơ tĩnh: Sau khi bột khô, thực hiện co cơ tĩnh phần bất động. Phương pháp này giúp chống dính khớp, teo cơ, kích thích sản sinh các mô xương giúp thúc đẩy quá trình liền xương.
+ Giai đoạn sau bất động
- Nhiệt trị liệu: Thực hiện nhiệt trị liệu vùng cổ bàn tay để thư giãn các khớp xương và mô, giảm sưng nề và tăng tuần hoàn máu. Từ đó cải thiện tầm vận động và tính linh hoạt cho các khớp, thúc đẩy liền xương.
- Điện trị liệu, thủy trị liệu: Những kỹ thuật này có thể được thực hiện để tăng tuần hoàn máu và giảm sưng nề.
- Vận động trị liệu:
- Thực hiện những bài tập chủ động có trợ giúp. Sau đó là những bài tập chủ động có đề kháng, gồm những động tác:
- Nghiêng trụ
- Gập duỗi cổ tay
- Nghiêng quay
- Quay sấp, quay ngửa cổ tay
- Tập mạnh các cơ cầm nắm giúp tăng tầm vận động cho khớp cổ tay
- Vận động tự do có đề kháng với những khớp gồm các khớp liên đốt, bàn đốt, vai, các khớp khuỷu bên tổn thương
- Bắt đầu tập tạ nhẹ nhàng nếu tầm vận động của bệnh nhân gần đạt đến mức chức năng (duỗi 400 lần, gập 400 lần, kết hợp với nghiêng quay nghiêng trụ 400 lần). Tập tạ nhẹ nhàng từ 0,5 – 1kg.
- Sau chấn thương từ 10 – 12 tuần, bắt đầu tăng tiến bài tập với tạ nếu bệnh nhân chịu được
- Sau hơn 16 tuần, tăng tiến vận động trị liệu với những bài tập liên quan đến nghề nghiệp.
- Thực hiện những bài tập chủ động có trợ giúp. Sau đó là những bài tập chủ động có đề kháng, gồm những động tác:
- Hoạt động trị liệu: Tăng cường những bài tập chức năng đối với cổ bàn tay. Những bài tập cụ thể gồm:
- Cầm thả vật
- Mở nắm chai lọ
- Vắt khăn
- Mặc và cởi quần áo
- Lật trang sách
- Lăn bóng
- Lật quân bài
- Phủi bụi
- Vắt chặt miếng xốp…
2. Trường hợp phẫu thuật
Ở những trường hợp phẫu thuật, vật lý trị liệu gãy đầu dưới xương quay diễn ra sớm hơn. Thường bắt đầu với những cử động nhẹ nhàng và co cơ. Điều này mang đến nhiều lợi ích trong việc phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật. Theo thời gian, chương trình vật lý trị liệu sẽ bao gồm những bài tập có cường độ cao hơn.
+ Giai đoạn sau phẫu thuật 1 – 3 tuần
- Nâng cao tay: Kê cao hoặc treo tay để giảm sưng nề và đau sau phẫu thuật
- Vận động thụ động nhẹ nhàng: Thực hiện vận động thụ động nhẹ nhàng ở bàn tay, ngón tay và cổ tay để ngăn ngừa cứng khớp, dính khớp, hình thành cục máu đông. Đồng thời kích thích sự liền lại của các xương.
- Vận động chủ động trợ giúp: Bệnh nhân tiến hành vận động chủ động trợ giúp ở khớp vai, khớp khuỷu và những khớp liên đốt bàn đốt.
- Đặt cổ tay trong nẹp và duỗi cổ tay 300 lần: Bài tập này giúp duy trì tầm vận động và tính linh hoạt cho khớp cổ tay. Đồng thời ngăn ngừa teo cơ, tăng tuần hoàn máu và thúc đẩy sự lành lại nhanh chóng của xương trụ.
+ Giai đoạn sau phẫu thuật 4 – 7 tuần
- Tập chủ động có đề kháng nhẹ: Bệnh nhân tập chủ động có đề kháng nhẹ với những hoạt động của cổ tay, bao gồm các bài tập:
- Gập cổ tay
- Duỗi cổ tay
- Nghiêng trụ
- Nghiêng quay
- Quay ngửa
- Quay sấp
- Tập tăng cường sức mạnh: Bệnh nhân vật lý trị liệu với những bài tập tăng cường sức mạnh, xây dựng nhóm cơ cầm nắm bàn tay. Những bài tập này giúp chống teo cơ và lấy lại sức mạnh cho tay bị thương.
- Hoạt động trị liệu: Bệnh nhân tăng cường những bài tập chức năng đối với cổ bàn tay. Tương tự như bó bột điều trị, hoạt động trị liệu cho những bệnh nhân phẫu thuật gồm các bài tập sau:
- Cầm thả vật
- Mở nắm chai lọ
- Vắt khăn
- Lật quân bài
- Phủi bụi
- Vắt chặt miếng xốp
- Mặc và cởi quần áo
- Lật trang sách
- Lăn bóng
Vật lý trị liệu gãy đầu dưới xương quay sớm thường gây đau đớn. Chính vì thế mà người bệnh được hướng dẫn chườm lạnh kết hợp kê cao tay hoặc sử dụng thuốc giảm đau. Nếu đau nặng, các thuốc giảm đau nhóm opioid sẽ được dùng trong vài ngày (liều lượng thích hợp)
Những trường hợp nhẹ hơn được hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Trong đó Acetaminophen là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất. Ngoài ra người bệnh có thể được dùng thuốc bổ sung canxi để tăng tốc độ liền xương.
Theo dõi và tái khám
Người bệnh được yêu cầu tái khám mỗi 2 hoặc 3 tuần. Trong khi thăm khám, bệnh nhân được kiểm tra tốc độ phục hồi, chu vi cổ tay, tầm vận động khớp, sức cơ và cảm giác đau đớn. Điều này giúp đánh giá khả năng phục hồi hoàn toàn của bệnh nhân.
Thông thường người bệnh sẽ được xuất viện khi đạt 60% tầm vận động khớp và 60% sức cơ so với bên lành.
Gãy đầu dưới xương quay bao lâu lành?
Hầu hết bệnh nhân có thể trở lại hoạt động và sinh hoạt nhẹ nhàng sau tháo bột/ phẫu thuật và vận động trị liệu từ 4 – 8 tuần. Người bệnh có thể tiếp tục những hoạt đông có cường độ mạnh hơn sau điều trị và phục hồi chức năng 3 – 6 tháng. Tuy nhiên mất 1 năm hoặc lâu hơn để tay tổn thương phục hồi hoàn toàn (ở mức trước chấn thương).
Lưu ý khi vật lý trị liệu gãy đầu dưới xương quay
Một số điều cần lưu ý khi vật lý trị liệu gãy đầu dưới xương quay:
- Vật lý trị liệu theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
- Tuân thủ chương trình luyện tập. Thực hiện các bài tập thích hợp, thời điểm bắt đầu và thời gian luyện tập như hướng dẫn.
- Vận động trị liệu được thực hiện càng sớm càng tốt.
- Bắt đầu với động tác co cơ và những cử động nhẹ nhàng. Tăng dần cường độ luyện tập theo thời gian (dựa vào tốc độ phục hồi của mỗi người).
- Trong quá trình vật lý trị liệu gãy đầu dưới xương quay, tuyệt đối không hấp tấp, tránh những bài tập gắng sức hoặc luyện tập sai kỹ thuật. Vì những điều này có thể gây tổn thương thêm cho xương.
- Thực hiện những bài tập trong khả năng chịu đựng và không cảm thấy đau đớn nhiều. Những bài tập kéo giãn cường độ cao chỉ được thực hiện khi bác sĩ yêu cầu.
- Dùng thuốc giảm đau nếu việc luyện tập gây đau nhiều.
- Tái khám định kỳ để theo dõi và đánh giá khả năng phục hồi.
- Kết hợp vật lý trị liệu với những biện pháp khác để thúc đẩy quá trình liền xương và tăng khả năng phục hồi hoàn toàn. Cụ thể:
- Bổ sung vitamin và khoáng chất từ chế độ ăn uống lành mạnh (đặc biệt là canxi và vitamin D).
- Uống sữa dành cho người gãy xương để tăng cường bổ sung canxi và thúc đẩy quá trình phục hồi.
- Dùng thuốc canxi cho người gãy xương nếu cần thiết.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Không dùng thức uống có cồn và không hút thuốc lá để tránh ảnh hưởng đến quá trình liền xương.
Vật lý trị liệu gãy đầu dưới xương quay giúp giảm sưng đau, phục hồi chức năng hoàn toàn, lấy lại sức mạnh và tính linh hoạt cho tay bị thương. Ngoài ra vận động trị liệu sớm còn ngăn ngừa biến chứng sau mổ và bó bột. Vì thế bệnh nhân cần luyện tập theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm trở lại các hoạt động thể chất và sinh hoạt bình thường.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!