Các Tư Thế Ngủ Chữa Gù Lưng Hiệu Quả Nên Thực Hiện

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Phạm Thị Minh Dương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Gù lưng có nhiều mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng đến người bệnh theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, thiếu ngủ và chất lượng giấc ngủ kém, là tình trạng phổ biến ở người gù lưng, do cảm giác khó chịu và đau đau khi nằm xuống. Tuy nhiên có một số tư thế ngủ chữa gù lưng mang lại hiệu quả cao, cải thiện chất lượng giấc ngủ và tăng cường chất lượng cuộc sống. Dưới đây là tư thế ngủ phù hợp và các biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ, người bệnh có thể tham khảo.

Tư thế ngủ chữa gù lưng hiệu quả
Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp có thể hỗ trợ điều trị tình trạng gù lưng và tăng cường chất lượng giấc ngủ

Có tư thế ngủ chữa gù lưng không?

Gù lưng là một tình trạng phổ biến, xảy ra khi cột sống lưng cong quá mức, dẫn lưng tôm, vai tròn và cơ thể chùng về phía trước. Hầu hết các trường hợp, gù lưng không gây đau đớn, tuy nhiên có thể gây khó chịu khi cần phải duy trì một tư thế xấu trong thời gian kéo dài.

Ở người bệnh gù lưng, việc thay đổi cấu trúc cột sống có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến tư thế ngủ. Trừ một số điều chỉnh nhỏ, thông thường cơ thể sẽ duy trì một tư thế cố định khi ngủ. Vì vậy, nếu bất kỳ cơ bắp, gân hoặc xương nào bị biến dạng, sẽ giữ nguyên như vậy rất lâu sau khi thức dậy.

Trong trường hợp các triệu chứng gù lưng thường nhẹ sẽ tự khỏi nhanh chóng sau một ngày nghỉ ngơi. Tuy nhiên các trường hợp nặng, người bệnh có thể bị khó chịu và đau đớn. Bởi vì gù lưng khiến vùng ngực bị căng thẳng. Điều này khiến tư thế ngủ không đúng và có thể khiến tình trạng gù lưng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngược lại, ngủ với tư thế thích hợp cũng có thể giúp cải thiện các triệu chứng gù lưng, cải thiện chất lượng giấc ngủ và tăng cường chất lượng cuộc sống của người  bệnh.

Cách tốt nhất để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bệnh nhân bị gù lưng là thay đổi tư thế ngủ, điều chỉnh điều kiện ngủ và thực hiện các bài tập thích hợp để cải thiện sức khỏe cột sống.

Tư thế ngủ chữa gù lưng nên thực hiện mỗi đêm

Các chuyên gia cho biết, tư thế ngủ chữa gù lưng dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng gù cột sống khi nằm. Tư thế ngủ phù hợp có thể giảm trọng lượng lên cột sống trong khi vẫn giữ độ cong tự nhiên để ngăn ngừa đau nhức cơ cũng như tránh tình trạng dây thần kinh bị chèn ép.

Dưới đây là một số tư thế ngủ phù hợp nhất với người gù lưng, người bệnh có thể tham khảo:

1. Nằm ngửa

Nằm ngửa được xem là tư thế ngủ chữa gù lưng tốt nhất, bởi vì có thể phân tán toàn bộ trọng lượng cơ thể. Điều này sẽ giúp giảm thiểu số điểm áp lực lên lưng và hỗ trợ đường cong tự nhiên của cột sống.  Ngoài ra, tư thế nằm ngửa cũng giúp căn chỉnh cổ với phần còn lại của đầu, giúp ngăn chặn bất tình trạng chèn ép dây thần kinh ở đầu.

Cách ngồi không bị gù lưng
Nằm ngửa với gối hỗ trợ cổ có thể giúp căn chỉnh lại cột sống, cải thiện tình trạng đau lưng và gù lưng

Nếu nằm ngủ trên chiếu hoặc giường cứng, người bệnh nên sử dụng một chiếc gối dày dưới đầu và một chiếc gối nhỏ khác kê bên dưới đầu gối.

Nếu ngủ trên một chiếc đệm đàn hồi, người bệnh cần cần sử dụng gối dày, bởi vì cơ thể và cột sống lưng sẽ lún sâu vào đệm hơn đầu. Do đó, bạn nên sử dụng một chiếc gối mỏng hơn và kèm một chiếc gối mỏng khác ở dưới đầu gối để hỗ trợ cột sống.

Khi bị gù lưng, người bệnh sẽ cần một chiếc gối dày hơn để đảm bảo cảm thấy thoải mái, bởi vì đầu có xu hướng đưa ra phía trước khiến khoảng trống với giường lớn. Tư thế này sẽ gây căng cơ bụng, cơ ngực, cơ lưng và tổn thương các đốt sống lưng trên.

Trước khi đi ngủ, người bệnh có thể thực hiện động tác kéo giãn đốt sống để cải thiện tình trạng gù lưng. Người bệnh nằm trên giường, không cần kê gối, tựa đầu xuống giường và hóp cằm. Mở rộng cánh tay ra bên ngoài và uốn cong khuỷu tay, cổ tay ngã về sau. Chỉ thực hiện động tác trong 2 hoặc vài phút để thư giãn trước khi ngủ.

Sau một tuần, các cơ lưng và cột sống sẽ giãn ra một chút. Lúc này người bệnh có thể sử dụng gối ngủ mỏng hơn. Tiếp tục thực hiện động tác cho đến khi cảm thấy ngủ thoải mái với gối mỏng hoặc không gối, lúc này cột sống đã quay trở về độ cong bình thường và tình trạng gù lưng đã được cải thiện.

2. Ngủ nghiêng

Nếu có sở thích hoặc thói quen ngủ nghiêng, tư thế này sẽ kéo căng chân sang một bên và khiến cột sống lệch khỏi vị trí bình thường. Tư thế ngủ này cũng khiến cột sống bị gù chùng xuống và làm sai lệch tư thế hơn nữa.

Cách chống gù lưng cho thanh niên
Khi ngủ nghiêng, người bệnh nên đặt một chiếc gối nhỏ ở giữa đầu gối để hỗ trợ cột sống

Đối với tư thế ngủ nghiêng, người bệnh nên kê một chiếc gối ở giữa hai đầu gối sao cho lưng trên, lưng dưới và hông không cảm thấy khó chịu cũng như giúp cải thiện tình trạng gù lưng. Người bệnh cũng có thể thử ôm một chiếc dài từ ngực đến đầu gối ở phía trước cơ thể để đảm bảo tư thế và tránh cơ thể bị chùng xuống.

3. Nằm sấp

Nằm sấp được xem là tư thế ngủ xấu nhất, bởi vì buộc cổ phải vặn sang một bên để thở. Điều này gây nhiều áp lực lên đầu gối, bụng và lưng trên, dẫn đến đau nhức cơ thể, căng cứng cơ.

Tuy nhiên, nằm sấp được xem là tư thế thoải mái với người bị gù lưng. Bởi vì lúc này cột sống ít bị tác động và được thả lỏng. Trong tư thế này, các đốt sống lưng bị cong cũng không ma sát với mặt giường, hạn chế được tình trạng khó chịu và đau đớn.

Làm sao để biết mình bị gù lưng
Khi nằm sấp, người bệnh nên đặt một chiếc gối nhỏ ở dưới xương chậu để hỗ trợ cột sống

Nằm sấp có thể tư thế ngủ chữa gù lưng mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên theo khuyến cáo, người bệnh chỉ nên nằm ở tư thế này trong tối đa 15 phút. Người bệnh có thể sử dụng một chiếc gối đặt dưới xương chậu để giảm căng thẳng cho lưng dưới. Ngoài ra, hãy kê gối dưới bụng và trán để hạn chế áp lực lên cột sống cổ. Điều quan trọng là giữ cho cột sống thẳng và tránh áp lực.

Không có tư thế ngủ chữa gù lưng phù hợp cho tất cả người bệnh. Các tư thế cũng mang lại hiệu quả khác nhau ở mỗi bệnh nhân, do đó điều quan trọng là xác định tư thế ngủ thoải mái nhất. Ngoài ra, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi thay đổi tư thế để tránh các rủi ro liên quan.

Người bệnh gù lưng nên tránh tư thế ngủ nào?

Bên cạnh các tư thế ngủ chữa gù lưng hiệu quả, người bệnh cần tránh các tư thế ngủ gây tác động xấu đến lưng. Có một số tư thế ngủ khiến tình trạng gù lưng nghiêm trọng hơn, dẫn đến đau mỏi lưng và tăng nguy cơ biến dạng cột sống.

Cụ thể các tư thế ngủ không tốt cho người bệnh gù lưng như sau:

1. Nằm quên ngủ trên mặt bàn

Tư thế này gây đè ép phổi và các dây thần kinh và có thể khiến lưng cong theo một biên độ nhất định. Ở người bệnh gù lưng, tư thế này sẽ khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ đau lưng trên, đau cổ hoặc đau vai gáy.

Bài tập chống gù lưng cho nữ
Tư thế gục đầu ngủ quên trên bàn là nguyên nhân dẫn đến đau vai gáy và khiến tình trạng gù lưng nghiêm trọng hơn

Ngoài ra, tư thế ngủ này cũng được cho là chèn ép các động mạch ở tim và gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Do đó, người bệnh nên tránh tư thế này để cải thiện sức khỏe.

2. Nằm nghiêng không có hỗ trợ

Ở tư thế nằm nghiêng, cơ thể thường có xu hướng nghiêng vào trong, cong lưng và thu gối. Điều này có thể đặt cột sống vào vị trí cong bất thường và định hình cột sống theo thời gian.

Ở bệnh nhân bị gù lưng, tư thế ngủ nghiêng có gây áp lực lên cột sống. Điều này có thể khiến tình trạng gù lưng trở nên nghiêm trọng hơn.

Để khắc phục tình trạng này, người bệnh nên đặt một chiếc gối ở giữa hai đầu gối để giữa vị trí bình thường của cột sống và tránh để cột sống chùng xuống.

3. Tư thế thai nhi

Tư thế thai nhi có thể khiến cột sống và chân cong vào trong cơ thể. Điều này tương đối giống khi ngủ nằm nghiêng, tuy nhiên do tư thế này có độ cong lớn nên sẽ khiến tình trạng gù lưng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bài tập Yoga chữa gù lưng
Tư thế thai nhi có thể khiến cột sống và chân cong vào trong cơ thể, có thể khiến bệnh gù lưng nghiêm trọng hơn

Nằm ngủ ở tư thế thai nhi thường không ảnh hưởng đến người trẻ tuổi. Tuy nhiên đối với người lớn tuổi, tư thế này có thể gây căng thẳng cho các khớp và cột sống, dẫn đến đau cổ, đau lưng trên, đau lưng dưới và khiến các triệu chứng gù lưng nghiêm trọng hơn.

Do đó, tư thế bào thai được xem là tư thế không phù hợp nhất đối với bệnh nhân gù lưng. Tuy nhiên, nếu có thói quen ngủ với tư thế này, người bệnh nên thả lỏng cơ thể, cổ tay, tránh hóp cằm.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể cuộn tròn một chiếc khăn nhỏ, đặt bên dưới hông để căn chỉnh hai chân và phần còn lại của cột sống. Ngoài ra, đặt một chiếc gối nhỏ ở đầu và vai để đảm bảo cột sống thẳng hàng. Mũi, cằm, cổ họng và rốn cũng cần tạo thành một đường thẳng để cải thiện tư thế cột sống.

Biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người gù lưng

Tư thế ngủ chữa gù lưng cần đáp ứng mục tiêu giúp người bệnh thoải mái và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bệnh nhân nên cố gắng thử các tư thế ngủ phù hợp để xác định tư thế thoải mái nhất mà không khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Để tăng cường chất lượng giấc ngủ, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề như:

1. Sử dụng gối thoải mái nhất

Tình trạng gù cột sống khiến cột sống không thẳng hàng. Do đó, cơ bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như đầu gối, lưng dưới và cổ cần phải hoạt động quá mức để bù lại phần cột sống bị cong.

Theo khuyến cáo, người gù lưng nên sử dụng các loại gối, chăn mềm để hỗ trợ cột sống và có tư thế ngủ tốt nhất. Ngoài ra, sử dụng gối phù hợp có thể giảm áp lực lên các dây thần kinh cột sống, ngăn ngừa các cơn đau cấp tính và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

2. Ngủ trên nệm mềm

Nệm ngủ của người gù cột sống không nên quá cứng, điều này có thể gây áp lực lên lưng khi ngủ. Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh sử dụng đệm mút hoạt tính hoặc đệm hỗ trợ thắt lưng, vì các loại nệm này có thể chịu được trọng lượng trong khi vẫn tương đối vững chắc để hỗ trợ tư thế ngủ tự nhiên của người bị gù lưng.

nệm ngủ cho người đau cột sống
Chọn loại nệm ngủ phù hợp, mềm mại để hỗ trợ tốt nhất cho cột sống

Các loại nệm nước cũng được cho là hỗ trợ tốt cho người bị gù lưng. Theo các chuyên gia, người bị gù cột sống có thể nằm các loại nệm nước trong tối đa một tuần để giúp giảm đau và cải thiện các triệu chứng bệnh.

Nếu nệm nước mang lại cảm giác thoải mái và tăng cường chất lượng giấc ngủ, người bệnh có thể tiếp tục sử dụng loại nệm này như nệm ngủ hàng ngày.

3. Sử dụng nẹp cố định

Nẹp lưng và các loại nẹp cố định có thể giúp giữ cho cột sống thẳng khi ngủ và điều chỉnh tư thế khi thức dậy. Nếu người bệnh có xu hướng khó ngủ do gù lưng, các loại nẹp cố định có thể định hình cột sống, giúp giảm đau đơn, khó chịu và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Tuy nhiên người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng các loại nẹp cố định, đặc biệt là sử dụng nẹp khi ngủ. Chỉ có bác sĩ mới biết loại nẹp phù hợp nhất với tình trạng của người bệnh. Sử dụng nẹp mà không có tư vấn y tế có thể cực kỳ nguy hiểm và khiến các triệu chứng gù cột sống nghiêm trọng hơn.

4. Cải thiện môi trường ngủ

Nếu môi trường ngủ không thoải mái, người bệnh có thể bị khó ngủ hoặc mất ngủ. Chất lượng giấc ngủ là cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân gù cột sống, bởi vì di chuyển khi ngủ có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tư thế ngủ đúng cách
Xây dựng môi trường ngủ yên tĩnh với nhiệt độ thích hợp để nâng cao chất lượng giấc ngủ

Nhiệt độ là điều kiện quan trọng nhất để tăng cường chất lượng giấc ngủ. Quá nóng sẽ khiến người bệnh có xu hướng nằm nghiêng thay vì nằm ngửa. Ngược lại, nhiệt độ lạnh có thể ảnh hưởng đến xương khớp và gây đau.

Do đó, hãy điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và cảm thấy thoải mái nhất.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Nếu các triệu chứng gù cột sống lưng không được cải thiện, gây khó chịu, đau đớn hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Khi đến gặp bác sĩ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Thói quen ngủ bình thường: Bác sĩ có thể trao đổi với người bệnh về thói quen ngủ, điều kiện ngủ và các thói quen khi ngủ. Nếu ngủ với một người khác, người bệnh cũng nên thông báo cho bác sĩ để có chẩn đoán chính xác nhất.
  • Các bệnh lý về cột sống, lưng hoặc tuổi tác: Các dị tật gù lưng có thể liên quan đến các chấn thương (đã lành hoặc tiếp diễn), tuổi tác và các bệnh lý thần kinh cột sống. Do đó, người bệnh nên thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh lý để có kế hoạch xử lý tốt nhất.
  • Tiền sử gia đình: Có một số dạng gù lưng liên quan đến di truyền. Do đó, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về những căn bệnh của các thành viên trong gia đình.

Gù lưng thường nhẹ và được điều trị bằng vật lý trị liệu, tập thể dục  và thay đổi tư thế. Tuy nhiên trong các trường hợp cần thiết, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Điều quan trọng là xác định nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Sinh Con Được Không
Bị bệnh lupus ban đỏ có sinh con được không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi lupus ban đỏ là một bệnh lý nghiêm trọng, gây tổn thương đa cơ quan và dễ phát sinh biến chứng. ...
Xem chi tiết
Lupus Ban Đỏ Có Lây Không
Bệnh lupus ban đỏ có lây không là thắc mắc của hầu hết người bệnh trong việc cố gắng điều trị và phòng ngừa các triệu chứng. Do đó, người bệnh có thể tìm hiểu một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Lupus Ban Đỏ Sống Được Bao Lâu
Lupus ban đỏ là bệnh lý mãn tính, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Vậy, bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu và làm thế nào để ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Chữa Được Không
Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người. Tìm hiểu thông tin từ bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời. Đồng thời giúp thiết lập kế hoạch chăm ...
Xem chi tiết
Bệnh Lupus Ban Đỏ Có Di Truyền Không
Có rất nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề bệnh lupus ban đỏ có di truyền không và làm thế nào để phòng ngừa. Người bệnh có thể tham khảo các thông tin cơ bản trong bài viết để có ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua