Phương pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Theo dõi IHR trên goole news

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là một phương pháp điều trị không phẫu thuật phổ biến, an toàn và hiệu quả. Phương pháp này được sử dụng để cải thiện các cơn đau do thoát vị đĩa đệm và ngăn ngừa các rủi ro liên quan, chẳng hạn như tổn thương rễ thần kinh.

tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm
Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cao

Tiêm ngoài màng cứng là gì?

Tiêm ngoài màng cứng là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, đau lưng hoặc đau thần kinh tọa phổ biến. Trong phương pháp này, một mũi tiêm chứa thuốc steroid sẽ tác động vào khoang ngoài màng cứng, là màng nằm ngay bên ngoài màng bảo vệ tủy sống, với mục đích giảm đau và cải thiện các triệu chứng liên quan.

Khoang ngoài màng cứng chứa các dây thần kinh, mạch máu và chất béo. Ngoài ra, bao quanh màng cứng là một màng túi có nhiệm vụ bảo vệ tủy sống. Bác sĩ có thể chỉ định tiêm ngoài màng cứng để kiểm soát các cơn đau mãn tính hoặc khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.

Tiêm ngoài màng cứng có thể được chỉ định để điều trị thoát vị đĩa đệm ở cổ, ngực, thắt lưng hoặc vùng xương cùng vùng cột sống. Trước khi tiêm thuốc, vùng da điều trị sẽ được làm sạch và gây tê bằng cách tiêm thuốc tê cục bộ.

Hiệu quả của phương pháp tiêm ngoài màng cứng không giống nhau ở các trường hợp. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, phương pháp này nhằm một số mục đích như:

  • Kiểm soát cơn đau bằng cách giảm viêm trong và xung quanh rễ thần kinh
  • Cải thiện khả năng vận động và chức năng ở lưng, chân, vai hoặc cánh tay
  • Hỗ trợ người bệnh tham gia vào các chương trình vật lý trị liệu và phục hồi chức năng toàn diện

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tiêm ngoài màng cứng hoạt động như thế nào?

Thuốc steroid ngoài màng cứng có thể được sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp với thuốc mê hoặc kết hợp steroid và nước muối để tăng hiệu quả điều trị. Các mũi tiêm này hoạt động bằng cách:

  • Kiểm soát phản ứng viêm từ các nguồn đau cơ học và hóa học như dây thần kinh bị chèn ép hoặc thoái hóa đĩa đệm.
  • Giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch nhằm hạn chế việc sản xuất các tế bào viêm trong cơ thể.
  • Các steroid được tiêm vào khoang ngoài màng cứng sẽ phân tán vào đầu dây thần kinh và các mô khác. Thuốc lan truyền với tác dụng chống viêm khắp các cấu trúc truyền đau và giảm hoặc ngăn ngừa cơn đau.

Lợi ích khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng tiêm ngoài màng cứng

Hiệu quả của phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tiêm ngoài màng cứng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Tuy nhiên, khi được tiêm vào khoang màng cứng, steroid có thể dẫn đến một số lợi ích như:

chữa thoát vị đĩa đệm bằng tiêm ngoài màng cứng
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tiêm ngoài màng cứng có thể cải thiện các triệu chứng hiệu quả
  • Giảm đau và viêm dây thần kinh: Steroid làm giảm sản xuất các hóa chất có thể gây viêm và giảm độ nhạy của các sợi thần kinh với tín hiệu đau. Điều này khiến cao thể tạo ra ít tín hiệu đau và cải thiện cơn đau hiệu quả.
  • Giảm lượng thuốc đường uống: Tiêm steroid ngoài màng cứng có thể hạn chế hoặc loại bỏ lượng thuốc sử dụng thông qua đường uống. Điều này có thể ngăn ngừa các tác dụng phụ do sử dụng thuốc lâu dài.
  • Tăng cường hiệu quả vật lý trị liệu: Thuốc tiêm có thể hỗ trợ giảm đau và cho phép bệnh nhân tiếp tục thực hiện vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.
  • Trì hoãn phẫu thuật: Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm có thể giảm đau hiệu quả và giúp người bệnh trì hoãn phẫu thuật. Sau đó, nếu vật lý trị liệu mang lại hiệu quả tốt, người bệnh có thể không cần can thiệp phẫu thuật.

Tác dụng của phương pháp tiêm ngoài màng cứng có thể là tạm thời. Tuy nhiên giảm đau có thể giúp người bệnh tiến bộ khi tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng hiệu quả. Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể được đề nghị tiêm nhắc lại để mang lại hiệu quả lâu dài.

Các loại steroid được sử dụng tiêm ngoài màng cứng

Các steroid được sử dụng trong tiêm ngoài màng cứng khác nhau dựa trên kích thước hạt, khả năng hòa tan trong nước và kết tụ hoặc kết thành cục với nhau. Cụ thể các loại steroid phổ biến bao gồm:

  • Steroid dạng hạt: Đây là steroid có dạng hạt lớn, không tan trong nước. Các hạt này có thể kết tụ lại với nhau và lắng đọng tại vị trí dây thần kinh bị viêm hoặc bị chèn ép trong thời gian dài, giúp hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
  • Steroid không hạt: Đây là dạng steroid hòa tan trong nước, không có hạt hoặc hạt có kích thước nhỏ và không kết tụ lại với nhau. Loại steroid này thường được tiêm ngoài màng cứng trong thời gian ngắn và có tác dụng giảm đau ngắn hạn.

Cách tiêm steroid ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Tiêm steroid vào màng cứng có thể giảm đau cấp tính hiệu quả cao, do thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, trực tiếp vào khu vực đau. Tiêm ngoài màng cứng có thể được thực hiện thông qua các phương pháp như:

Kỹ thuật tiêm ngoài màng cứng
Tiêm steroid vào màng cứng có thể giảm đau nhanh do thuốc có tác dụng chống viêm mạnh và trực tiếp
  • Tiêm qua màng cứng: Trong phương pháp này, kim tiêm được đưa vào khoang ngoài màng cứng, qua các đĩa đệm ở bên cạnh ống sống và gần khu vực mà dây thần kinh có thể bị kích thích. Kỹ thuật tiêm này nhắm vào các rễ thần kinh cụ thể để kiểm soát tình trạng viêm và đau đớn. Kỹ thuật tiêm này cũng được gọi là phương pháp tiếp cận dưới màng cứng.
  • Tiêm giữa các đốt sống: Trong phương pháp này, kim tiêm sẽ được đưa vào không gian giữa các phiến đốt sống liền kề (thành sau của đốt sống) để đến khoang ngoài màng cứng. Phương pháp này thường kém chính xác hơn, không thể lắng đọng thuốc gần các rễ thần kinh và dung dịch steroid có thể tự do lan truyền trong khoang ngoài màng cứng.
  • Tiêm vào khoang chậu: Trong phương pháp này, kim tiêm sẽ được đặt vào xương cùng bên dưới cột sống thắt lưng, thông qua một lỗ nhỏ ẩn bên dưới xương cùng. Phương pháp này cũng kém hiệu quả hơn, tuy nhiên được xem là an toàn và dễ thực hiện hơn. Phương pháp này cũng có thể kiểm soát các cơn đau lan rộng.

Quy trình tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm được thực hiện dưới sự hướng dẫn của tia X – quang có thuốc cản quang để đảm bảo tính chính xác. Phương pháp tiêm được thực hiện dựa vào kinh nghiệm và kỹ năng của bác sĩ. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tỷ lệ thành công khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng tiêm ngoài màng cứng

Theo các nghiên cứu, khoảng 70 – 90% các trường hợp, bệnh nhân có thể giảm đau kéo dài từ 1 tuần đến 1 năm sau khi tiêm steroid ngoài màng cứng. Nếu các phương ứng đầu tiên tốt, bác sĩ có thể đề nghị tiêm mũi tiêm thứ hai khi hiệu quả bắt đầu thuyên giảm dần. Thông thường, người bệnh có thể tiêm tối đa 3 mũi trong 12 tháng.

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tiêm ngoài màng cứng có hiệu quả ngắn hạn cao. Tuy nhiên, về lâu dài hiệu quả của thuốc có thể phụ thuộc vào vị trí thoát vị đĩa đệm. Cụ thể các phát hiện lâm sàng bao gồm:

  • Ở cột sống cổ, khoảng 54 – 80% bệnh nhân cải thiện các triệu chứng từ 6 tháng đến 2 năm, với tổng số mũi tiêm khoảng 3 – 6 mũi.
  • Ở cột sống thắt lưng, khoảng 53 – 56% bệnh nhân có hiệu quả đáng kể trong việc cải thiện các cơn đau và chức năng sau một năm, với tổng số mũi tiêm là 3 – 4 mũi.

Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể giảm đau ít hoặc không giảm đau. Bên cạnh đó, hiệu quả có thể tăng lên nếu được chỉ định kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu hoặc các bài tập tăng cường hoạt động tại nhà.

Chống chỉ định tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Có một số tình trạng có thể khiến người bệnh gặp các rủi ro và tác dụng không mong muốn khi tiêm steroid ngoài màng cứng. Các đối tượng chống chỉ định tiêm ngoài màng cứng bao gồm:

  • Dị ứng thuốc gây mê
  • Có các vấn đề về đông máu
  • Nhiễm trùng
  • Bệnh tiểu đường không thể kiểm soát hoặc không được điều trị phù hợp
  • Đang sử dụng một số loại thuốc

Tùy thuộc vào tình trạng liên quan, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khác phù hợp và an toàn hơn. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về tiền sử bệnh và các loại thuốc đang sử dụng để tránh các rủi ro không mong muốn.

Tác dụng phụ khi tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Tương tự như các thủ tục khác, tiêm ngoài màng cứng có một số tác dụng phụ và rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên các tác dụng phụ thuốc là tạm thời. Hiếm khi phương pháp này dẫn đến các rủi ro nghiêm trọng.

Rủi ro phổ biến nhất của phương pháp này là không mang lại hiệu quả giảm đau hoặc chỉ giảm đau tối thiểu. Trong một số trường hợp, hiệu quả giảm đau chỉ là thoáng qua và cơn đau có thể cải thiện chỉ sau một tuần.

tác dụng phụ tiêm ngoài màng cứng
Tiêm ngoài màng cứng có thể gây choáng váng và đau đầu nhẹ

Các tác dụng phụ phổ biến khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng tiêm ngoài màng cứng bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu, thường liên quan đến tình trạng lo lắng quá mức, dẫn đến suy giảm nhịp tim và huyết áp đột ngột
  • Đỏ bừng mặt và có cảm giác ấm áp trên da

Các tác dụng phụ này thường được cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Nếu xuất hiện cơn đau tại vị trí tiêm, người bệnh có thể điều trị bằng cách chườm lạnh để giảm đau và sưng.

Biến chứng khi tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là một phương pháp ít xâm lấn, đơn giản, an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

1. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là biến chứng phổ biến khi tiêm ngoài màng cứng hoặc phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm. Nhiễm trùng có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến toàn thân, bao gồm não, tủy sống hoặc chỉ gây ảnh hưởng đến cục bộ tại vị trí tiêm.

nhiễm trùng tiêm ngoài màng cứng
Nhiễm trùng thường xảy ra khi người bệnh không được khử trùng phù hợp trước khi tiếm thuốc

Cụ thể các vị trí nhiễm trùng thường gặp bao gồm:

  • Áp xe ngoài màng cứng gây tích tự mủ trong khoang ngoài màng cứng
  • Viêm màng não xảy ra khi nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến não và tủy sống
  • Viêm xương tủy là tình trạng nhiễm trùng bên trong xương hoặc đĩa đệm đốt sống
  • Áo xe mô mềm là tình trạng tích tụ mủ trong các mô mềm tại vị trí tiêm

Nhiễm vi khuẩn từ da của người bệnh là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến nhiễm trùng. Do đó, sát khuẩn trước khi tiêm là cách tốt nhất để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

2. Chảy máu

Tổn thương động mạch khi tiêm ngoài màng cứng có thể dẫn đến chảy máu cục bộ và tụ máu ở các mô mềm, khoang ngoài màng cứng hoặc màng tủy sống.

Tụ máu hoặc hình thành các cục máu đông trong động mạch có thể ngăn chặn việc cung cấp máu ở các mô quan trọng, chẳng hạn như não hoặc tủy sống. Điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

3. Thủng màng cứng

Trong quá trình tiêm ngoài màng cứng, bác sĩ có thể vô tình đưa kim vào màng ngoài của tủy sống (màng cứng), điều này có thể gây thủng màng cứng. Tình trạng này có thể khiến dịch não tủy rò rỉ ra bên ngoài, gây giảm áp lực lên dịch não tủy và dẫn đến đau đầu.

4. Tổn thương thần kinh

Tổn thương các thần kinh lân cận khi tiêm ngoài màng cứng có thể dẫn đến các cảm giác bất thường, mất cảm giác hoặc co giật. Nếu các dây thần kinh cauda equina bị tổn thương ở đáy tủy sống, điều này có thể dẫn đến một tình trạng cấp cứu y tế, được gọi là hội chứng cauda equina.

Hội chứng cauda equina có thể gây mất kiểm soát ruột và bàng quang. Điều này cần được điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa nguy cơ tê liệt ở

Quy trình kỹ thuật tiêm ngoài màng cứng
Hội chứng cauda equina là một biến chứng nghiêm trọng có thể gây mất kiểm soát ruột và bàng quang

5. Biến chứng liên quan đến tim mạch

Đôi khi tiêm ngoài màng cứng có thể gây giảm huyết áp và giảm nhịp tim.

6. Rủi ro liên quan đến thuốc gây tê

Bên trong thuốc tiêm ngoài màng cứng thường có chứa thuốc gây tê cục bộ. Nếu dung dịch này đi vào máu, có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương hoặc tim mạch.

7. Rủi ro liên quan đến steroid dạng hạt

Các hạt steroid lớn có thể kết tụ lại với nhau và gây tắc nghẽn mạch máu hoặc giảm lượng máu đến tủy sống. Rủi ro này thường cao hơn khi tiêm steroid vào màng cứng trên mức L3. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến người trên 50 tuổi.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Các triệu chứng nghiêm trọng sau khi tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Đau đớn dữ dội khi ngồi hoặc đứng và cảm thấy tốt hơn khi nằm. Điều này có thể là dấu hiệu thủng màng cứng.
  • Sốt từ 38 độ C, điều này có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Giảm hoặc mất khả năng kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
  • Cảm giác tê hoặc yếu ở một hoặc hai chân, đây có thể là dấu hiệu của chấn thương thần kinh

Điều quan trọng là người bệnh nên liên hệ với bác sĩ nếu cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Thông tin thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Lắc Vòng Được Không
Thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người bệnh những thông tin cơ bản về hoạt động lắc vòng và thoát vị đĩa đệm, nhằm xây dựng kế hoạch tập ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Hít Đất Được Không
Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không, tập luyện bài tập này có gây tổn thương cột sống hoặc khiến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn không? Tham khảo các thông tin ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Đạp Xe
Đạp xe là một môn thể thao lành mạnh, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể và hệ xương khớp. Tuy nhiên người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Để giúp bạn hiểu ...
Xem chi tiết
Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Lý Không
Bệnh thoát vị đĩa đệm có làm ảnh hưởng xấu đến sinh lý hay không là thắc mắc chung của nhiều người bệnh, đặc biệt là nam giới. Bởi đây là một bệnh cột sống nghiêm trọng, thường gây đau ...
Xem chi tiết
Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Hết Bao Nhiêu Tiền
Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào loại hình phẫu thuật, tình trạng bệnh, sức khỏe tổng thể và cơ sở vật chất tại nơi phẫu thuật. Người bệnh cẩn tìm hiểu chi phí để có ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua