Thủy châm là gì? Tác dụng của phương pháp và lưu ý

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Thủy châm được ứng dụng rộng rãi trong phòng và chữa trị nhiều bệnh lý. Phương pháp này là sự phối hợp tác dụng chữa bệnh của thuốc tiêm theo Tây y và tác dụng chữa bệnh của châm kim vào huyệt đạo theo học thuyết kinh lạc (Y học cổ truyền). Cụ thể người bệnh sẽ được tiêm thuốc vào huyệt để giảm đau, kích thích lưu thông máu, cải thiện chức năng của các cơ quan và tăng tác dụng điều trị bệnh.

Thủy châm
Thông tin cơ bản về phương pháp thủy châm, nguyên lý, tác dụng của phương pháp và những lưu ý

Thủy châm là gì?

Thủy châm (tiêm thuốc vào huyệt) là một phương pháp chữa bệnh được phát triển từ nguyên lý của châm cứu theo học thuyết kinh lạc của Y học cổ truyền, tác dụng dược lý thuốc của Y học hiện đại và lý luận về hoạt động thần kinh cùng các cơ quan trong cơ thể của học thuyết pavlov.

Khi phòng và chữa bệnh bằng phương pháp này, bệnh nhân sẽ được tiêm một loại thuốc thích hợp vào các huyệt đạo thích hợp trên cơ thể (tương ứng với thể trạng và bệnh lý). Từ đó tạo ra kích thích hóa học rộng lớn và mạnh mẽ giúp tăng khả năng điều trị, giảm đau nhanh, cải thiện tâm trạng và chức năng của các cơ quan.

So với châm cứu truyền thống, thủy châm mang đến những bước tiến vượt trội hơn và có tốc độ điều trị cao hơn. Tuy nhiên do kết hợp với dùng thuốc nên phương pháp này có khả năng mang đến nhiều rủi ro và tác dụng phụ hơn.

Nguyên lý thủy châm

Trong phòng ngừa và điều trị bệnh, thủy châm hoạt động dựa trên ba nguyên lý sau:

1. Học thuyết kinh lạc

Trong cơ thể mỗi người có 12 kinh mạch phụ thuộc vào 12 tạng phủ, bên ngoài cơ thể được nối với các khớp chân tay. Sự phụ thuộc vào kết nối này được gọi là hệ kinh lạc. Nhờ có hệ kinh lạc mà cơ thể được cân bằng, những bộ phận trong cơ thể tạo nên một tổ chức thống nhất và hoàn chỉnh

Mối quan hệ giữa tạng, phủ và đường kinh:

  • Mối quan hệ giữa tạng và tạng: Mối quan hệ mật thiết với nhau, có tác động qua lại lẫn nhau.
  • Mối quan hệ giữa tạng với phủ: Mối quan hệ không thể tách rời, thường bị ảnh hưởng khi có yếu tố tác động.
  • Mối quan hệ giữa đường kinh này với đường kinh khác: Mối quan hệ không thể tách rời.

2. Học thuyết Pavlov

Theo học thuyết Pavlov, vỏ não là cơ quan quan trọng của cơ thể người – nơi hình thành nên những phản xạ có điều kiện và quản lý mọi hoạt động của nội tạng. Mặt khác sự biến hóa cơ năng và các vấn đề của thần kinh cao cấp có khả năng gây ra những biến hóa của bệnh lý. Vì thế khi điều trị bệnh, chức năng của thần kinh cần được đảm bảo.

Khi tiến hành thủy châm chữa bệnh, một hoặc nhiều huyệt vị trên cơ thể sẽ được tác động. Điều này giúp truyền xung động kích thích tích cực đến vỏ não, sau đó truyền đến các cấp của hệ thần kinh từ vỏ não. Cuối cùng điều chỉnh tất cả mọi hoạt động và tăng khả năng chữa lành tổn thương của cơ quan nội tạng. Từ đó giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy những điểm nhỏ bé được tìm thấy trên da mặt là những điểm hoạt động được hình thành bởi cơ năng của các nội tạng. Do đó những bất thường của nội tạng có thể được phản ánh trên da.

3. Theo dược lý

Ngoại trừ những thuốc có tác dụng kích thích nhanh và quá mạnh, tất cả những loại thuốc tiêm thích hợp (kể cả tiêm dưới da và tiêm bắp) đều có tác dụng được lý như nhau khi tiêm vào bắp thịt cũng như tiêm vào bất kỳ bộ vị nào dưới da.

Việc tiêm một lượng nhỏ những loại thuốc có tác dụng ức chế hoặc gây hưng phấn các trung khu thần kinh vào huyệt vị có thể giúp thuốc di chuyển nhanh và qua tác dụng của kinh lạc. Từ đó làm tăng khả năng và tốc độ hấp thụ thuốc của cơ thể, tác động mạnh vào các cơ quan và bộ vị có bệnh. Cuối cùng khắc phục bệnh lý và các triệu chứng hiệu quả.

Nguyên lý thủy châm
Nguyên lý thủy châm gồm học thuyết kinh lạc, học thuyết Pavlov và theo dược lý

Ưu điểm của phương pháp thủy châm

Về tác dụng dược lý, việc thủy châm cũng như đưa thuốc vào bộ vị cần tác động có thể mang đến những lợi ích sau:

  • Cùng một thứ thuốc và trên cùng một bệnh nhân, chỉ cần một lượng nhỏ thuốc được tiêm vào huyệt đạo thích ứng vẫn mang đến tác dụng dược lý nhanh và mạnh như khi sử dụng liều lượng nhiều.
  • Trên cùng một bệnh nhân, nếu tiêm vào huyệt vị thích ứng cùng một thứ thuốc sẽ mang đến tác dụng dược lý mạnh hơn, hiệu quả nhanh hơn khi không tiêm vào huyệt vị.
  • Việc sử dụng thuốc châm vào huyệt vị tương ứng có thể giải quyết được nhiều bệnh lý và triệu chứng khác nhau.
  • Thủy châm mang đến hiệu quả điều trị cao và nhanh chóng hơn so với những liệu pháp khác.

Mặc dù mang đến nhiều lợi ích và tương đối an toàn nhưng việc thủy châm điều trị bệnh cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra những người muốn điều trị bằng phương pháp này cần được bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng, chẩn đoán, lập phác đồ điều trị và xác định rõ các huyệt cần thực hiện thủy châm.

Ngoài ra phương pháp thủy châm cũng có một số nhược điểm, bao gồm:

  • Có phản ứng phụ trong vài giờ đầu điều trị (tăng huyết áp, nóng bừng mặt, khô miệng, hoa mắt chóng mặt)
  • Có tai biến sau điều trị như vững châm, chảy máu (ít gặp)

Các thuốc được sử dụng

Những loại thuốc thường được chỉ định trong thủy châm:

  • Long não nước
  • Adrenalin
  • Coramin
  • Morphin
  • Antipyrin
  • Novocain
  • Atropin
  • Vitamin B1
Các thuốc được sử dụng trong thủy châm
Antipyrin, Novocain, Atropin, Vitamin B1… là những loại thuốc thường được sử dụng trong thủy châm

Các phương pháp thủy châm

Tùy thuộc vào tình trạng và bệnh lý cần điều trị, người bệnh sẽ được thủy châm với các phương pháp sau:

1. Phương pháp thủy châm định vị

Đối với thủy châm định vị, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành đưa mũi kim vào đúng huyệt vị cần tác động. Sau đó cố định mũi kim rồi từ từ bơm hết lượng thuốc vào trong.

2. Thủy châm từ nông đến sâu hoặc ngược lại

Đối với phương pháp thủy châm từ sâu đến nông, bác sĩ sẽ tiến hành bơm 0,1 – 0,2cc thuốc vào huyệt vị đã được xác định sẵn. Sau đó rút kim lên khoảng 0,1 – 0,2cm rồi tiếp tục bơm thuốc. Liên tục rút kim và bơm thuốc cho đến khi mũi kim vừa ra khỏi da thì vừa hết thuốc. Lưu ý bơm thuốc nhẹ nhàng và từ từ.

Ngược lại, ở phương pháp thủy châm từ nông đến sâu, thuốc được bơm dần dần từ vị trí nông (dưới da) đến sâu. Bơm hết thuốc khi tới đúng vị trí của huyệt.

Khi thực hiện phương pháp này, thuốc sẽ được phân bố đều và nhanh chóng hấp thụ vào sâu bên trong. Từ đó phòng ngừa thuốc đọng ở một vị trí hay chèn ép vào các thớ thịt nhỏ dẫn đến đau nhức cho bệnh nhân.

3. Thủy châm kết hợp tiêm dưới da và tiêm bắp

Đối với phương pháp này, bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định huyệt vị cần tác động và tiêm một lượng thuốc thích hợp vào bắp thịt. Sau đó chậm rãi kéo kim lên phần nông và tiêm hết lượng thuốc còn lại vào dưới da.

Ở phương pháp thủy châm kết hợp tiêm dưới da và tiêm bắp, lượng thuốc ở dưới da sẽ dự trữ lại và dần dần thấm sâu vào trong. Điều này giúp giảm nhẹ kích kích thích ở hệ thần kinh và bắp thịt khi sử dụng loại thuốc có tác dụng kích thích mạnh.

Thủy châm có tác dụng gì?

Những tác dụng hữu hiệu từ phương pháp thủy châm gồm:

  • Giảm đau do tổn thương xương, khớp, dây thần kinh hoặc tổn thương mô mềm như bong gân, viêm gân…
  • Giảm đau thần kinh
  • Điều trị thoái hóa xương khớp
  • Phục hồi sau tai biến
  • Tuần hoàn khí huyết
  • Điều trị viêm, bao gồm cả viêm dây thần kinh, viêm xương khớp
  • Phục hồi di chứng sau đột quỵ
  • Ngăn thoái hóa tiến triển
  • Tăng khả năng chữa lành các cơ quan trong cơ thể
  • Tăng cường sức khỏe và khả năng chống viêm
  • Cải thiện tâm trạng
  • Phục hồi chức năng vận động và chức năng của hệ thần kinh
Thủy châm có tác dụng giảm đau
Thủy châm có tác dụng giảm đau do tổn thương xương khớp, dây thần kinh và những tổn thương mô mềm

Chỉ định thủy châm

Phương pháp thủy châm thường được chỉ định cho những trường hợp sau:

+ Thủy châm đơn thuần

  • Đau nửa đầu mãn tính
  • Thiểu năng tuần hoàn não
  • Viêm dây thần kinh hông to
  • Đau dây thần kinh tọa
  • Những cơn đau cấp
  • Các bệnh xương khớp mãn tính. Điển hình như viêm khớp mạn tính…
  • Đau dây thần kinh ngoại biên

+ Thủy châm kết hợp với châm cứu

  • Di chứng sau đột quỵ
  • Bong gân
  • Thoái hóa khớp, xương
  • Trật xương
  • Các bệnh mãn tính kéo dài như hen phế quản, hen suyễn…

Chống chỉ định thủy châm

Những trường hợp được liệt kê dưới đây không dược chỉ định điều trị bằng phương pháp thủy châm:

  • Các trường hợp cần cấp cứu khẩn cấp
  • Những cơn đau bụng cần được theo dõi và điều trị ngoại khoa như đau ruột thừa…
  • Người có trạng thái hoặc đang có tinh thần tinh thần không ổn định
  • Người có sức khỏe suy yếu
  • Quá mẫn cảm hoặc phản ứng với loại thuốc cần tiêm bắp điều trị
  • Bệnh nhân bị sốt kéo dài, mất nước hoặc mất máu
  • Bệnh nhân bị loạn nhịp tim hoặc suy tim
Chống chỉ định thủy châm
Chống chỉ định thủy châm cho những trường hợp cần cấp cứu khẩn cấp, đau bụng cần được điều trị ngoại khoa

Những loại thuốc không được sử dụng:

  • Không thủy châm cho những loại thuốc kháng sinh
  • Những loại thuốc tiêm bắp có tác dụng kích thích gây hoại tử những vùng có dây thần kinh, mạch máu, các … hoặc xơ cứng
  • Những loại thuốc khiến bệnh nhân bị dị ứng

Những vị trí không được thủy châm:

  • Da ở vùng huyệt vị cần thủy châm có vết thương hở, lở loét hoặc sưng tấy
  • Rốn
  • Núm vú

Quy trình thủy châm

Để hoàn tất quy trình chữa bệnh bằng thủy châm, người bệnh và bác sĩ điều trị cần thực hiện những bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị

+ Bác sĩ điều trị

Bác sĩ điều trị hoặc thầy thuốc phải là những người giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao và được đào tạo về thủy châm.

+ Người bệnh

  • Bệnh nhân thăm khám kỹ lưỡng, chẩn đoán và nhận phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
  • Khi thủy châm, bệnh nhân cần nằm sấp, nằm nghiêng, nằm ngửa hoặc ngồi theo hướng dẫn của bác sĩ.

+ Dụng cụ y tế

  • Bơm tiêm vô khuẩn, loại 5 ml (mỗi bơm tiêm chỉ được sử dụng 1 lần)
  • Loại thuốc được chỉ định tiêm bắp
  • Bông y tế
  • Kẹp có mấu
  • Cồn 70 độ
  • Khay men

Bước 2: Thực hiện thủ thuật

+ Lấy thuốc vào bơm tiêm

Lượng thuốc cần dựa trên chỉ định của bác sĩ.

+ Test

Thử kim tiêm và thuốc

+ Tiến hành thủy châm

  • Sát khuẩn vùng da có huyệt cần được bơm thuốc
  • Dùng hai ngón tay ấn và làm căng da vùng huyệt
  • Thực hiện châm kim qua da vùng huyệt với động tác nhanh và dứt khoát. Đảm bảo đầu kim phải vào đến huyệt. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác đắc khí (cảm giác căng tức và nặng nề tại vị trí châm kim)
  • Bắt đầu bơm thuốc vào huyệt (cần bơm thuốc chậm rãi). Lượng thuốc bơm vào huyệt từ 0,5 – 2cc tùy theo từng tình trạng.
  • Rút kim nhanh qua da. Cuối cùng sát trùng vị trí tiêm.
Quy trình thủy châm
Quy trình chữa bệnh bằng phương pháp thủy châm

Liệu trình điều trị

Khi áp dụng phương pháp thủy châm điều trị bệnh, bệnh nhân cần thực hiện mỗi ngày 1 lần. Mỗi lần tiêm thuốc vào 2 – 3 huyệt.

Thông thường một liệu trình điều trị sẽ kéo dài từ 5 – 10 lần. Đối với những bệnh lý nghiêm trọng như thoái hóa khớp, liệu trình điều trị có thể kéo dài hơn, khoảng 15 – 30 lần thủy châm.

Theo dõi và xử lý tai biến

Sau khi thủy châm, bệnh nhân được khuyên nằm hoặc ngồi lại bệnh viện hoặc phòng khám từ 15 – 30 phút. Đồng thời theo dõi những biểu hiện tại chỗ và toàn thân. Nếu có bất thường người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa hoặc y tá để được hỗ trợ.

Một số tai biến và cách xử lý:

+ Chảy máu khi rút kim

Sử dụng bông y tế ấn vào vị trí chảy máu, không day.

+ Vựng châm

Vựng châm là một tình trạng nghiêm trọng cần được xử lý ngay lập tức. Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân bị yếu tim, cơ thể mệt mỏi, quá đói, có tâm lý sợ hãi và thường xuyên căng thẳng khi thực hiện thủ thuật.

Những triệu chứng thường bao gồm:

  • Toát nhiều mồ hôi
  • Chóng mặt
  • Hoa mắt
  • Mạch nhanh
  • Sắc mặt nhợt nhạt
  • Ngất xỉu ở trường hợp nặng

Cách xử lý:

  • Rút kim ra khỏi huyệt vị ngay lập tức. Sử dụng khăn bông mềm lau mồ hôi và ủ ấm. Sau đó uống nước chè đường nóng (chè loãng) và nằm nghỉ tại chỗ
  • Day bấm hai huyệt gồm huyệt Nội quan và huyệt Thái dương
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp và mạch

Cách phòng ngừa:

  • Thư giãn, giữ tâm lý thoải mái khi thực hiện phương pháp thủy châm
  • Không nên ăn quá no, không để bụng quá đói
  • Nghỉ ngơi 15 phút trước khi tiến hành thủy châm
Vựng châm
Vựng châm sau thủy châm thường gặp ở những bệnh nhân bị yếu tim, cơ thể mệt mỏi, căng thẳng khi thực hiện thủ thuật

+ Sốc phản vệ

Mặc dù hiếm gặp nhưng sốc phản vệ cũng có thể xảy ra. Tình trạng này xuất hiện khi bệnh nhân có phản ứng quá mức với thuốc.

Các triệu chứng thường gặp:

  • Khó thở
  • Nghẹt thở
  • Phát ban hoặc nổi mày đay
  • Sưng miệng, lưỡi, họng, môi
  • Đau nhiều ở vị trí tim
  • Xuất hiện những cảm giác bất thường như sợ hãi, hốt hoảng, bồn chồn…
  • Huyết áp tụt
  • Mạch nhanh nhỏ khó bắt
  • Ngất xỉu

Cách xử lý:

Sốc phản vệ được xử lý theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý khi chữa bệnh bằng phương pháp thủy châm

Sau khi tiến hành thủy châm chữa bệnh, bệnh nhân thường có một số biểu hiện sau:

  • Nóng bừng mặt
  • Khô miệng
  • Hoa mắt chóng mặt
  • Huyết áp tăng…

Do đó sau khi thực hiện thủ thuật, người bệnh cần nằm nghỉ 15 phút để những biểu hiện bất thường nhanh chóng qua đi.

Một số lưu ý khác:

  • Bệnh nhân cần thăm khám kỹ lưỡng, xét nghiêm máu, xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán và nhận phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thủy châm chỉ nên được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời chỉ áp dụng cho những trường hợp cần thiết.
  • Thủy châm cần được thực hiện tại bệnh viện hoặc những cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ điều trị phải là người giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững vàng và được đào tạo về thủy châm.
  • Chỉ nên thủy châm mỗi ngày 1 lần, khoảng 10 – 15 lần trong một đợt điều trị.
  • Điều trị theo liệu trình của bác sĩ. Không tự ý ngừng điều trị hoặc sử dụng phương pháp điều trị khác. Nếu cảm thấy khó chịu hoặc không thể chịu nổi khi tiêm thuốc vào huyệt, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để tìm hướng xử lý.
  • Những người nằm trong mục chống chỉ định tuyệt đối không được áp dụng phương pháp điều trị này.
  • Kiểm soát tâm trạng, không nên để cơ thể mệt mỏi hoặc quá đói khi trị liệu để phòng ngừa những rủi ro không muốn.
  • Nếu có bất thường trong và sau khi thủy châm, người bệnh cần thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc bác sĩ để được kiểm tra và tiến hành xử lý.
  • Cần tuân thủ chế độ ăn uống của bác sĩ sau khi trị liệu. Đặc biệt bệnh nhân không uống rượu, bia để tránh gây tạo phản ứng viêm và tương tác thuốc. Hạn chế ăn những loại thực phẩm có khả năng làm mưng mủ như đồ nếp, cá biển, cua, tôm, mực…
  • Nên ăn các loại thịt trắng (ức gà, thịt heo…), các loại hoa quả, trái cây tươi, dầu thực vật, các loại hạt, đậu… để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Nên ăn uống lành mạnh
Nên ăn uống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng từ thịt trắng, các loại hoa quả, trái cây tươi… để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh

Thủy châm ở đâu tốt?

Để đảm bảo an toàn trong điều trị và thủy châm đúng kỹ thuật giúp đạt hiệu quả tối ưu, người bệnh cần trị liệu tại những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín, có bác sĩ giỏi, tay nghề vững vàng và được đào tạo bài bản về thủy châm.

Dưới đây là một số bệnh viện, cơ sở y tế uy tín ở Hà Nội và TPHCM được người bệnh tin tưởng:

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

  • Địa chỉ: Số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
  • Số điện thoại: 844 3826 3616

Bệnh viện Châm cứu Trung ương

  • Địa chỉ: Số 49 Thái định, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
  • Số điện thoại: (024) 3562 4156

Viện Y học cổ truyền Quân đội

  • Địa chỉ: Số 442 Kim Giang, phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
  • Số điện thoại: 043.8583135 – 069569800

Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội (tầng 2 – Khu nhà A6, A8)
  • Số điện thoại: 8424 3869 3731

Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM

  • Địa chỉ: Số 11 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028 39 326 579

Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chứ năng – Bệnh viện Quận 11

  • Địa chỉ: Số 72 đường số 5, cư xá Bình Thới, phường 8, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: (028) 38 590 589
Các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín, có bác sĩ giỏi
Những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín có bác sĩ giỏi và được đào tạo bài bản về thủy châm

Thủy châm được đánh giá là phương pháp chữa bệnh hiệu quả, mang đến lợi ích và tác dụng nhanh hơn so với những liệu pháp khác. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng phương pháp này khi cần thiết, có chẩn đoán và chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra người bệnh cần theo dõi cơ thể và đánh giá các triệu chứng, nghỉ ngơi đúng cách để những tác dụng phụ nhanh chóng qua đi.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Đi Bộ Có Tăng Chiều Cao Không
Đi bộ có tăng chiều cao không? Nên đi bộ như thế nào? Luyện tập trong bao lâu là vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đi bộ cũng như bất kỳ hình ...
Xem chi tiết
Gác Chân Lên Tường Hay Bị Tê Chân Có Sao Không
Gác chân lên tường là tư thế yoga có thể cải thiện lưu thông máu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tư thế này có thể gây tê, mỏi hoặc đau ...
Xem chi tiết
Sụn Khớp Có Tái Tạo Được Không
Sụn khớp có tái tạo được không là thắc mắc chung của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân bị thoái hóa khớp hoặc chấn thương cần phục hồi sụn. Một số thông tin trong bài viết ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Nên Uống Canxi Không
Bị gai cột sống có nên uống canxi không? Bổ sung canxi có khiến các triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và hướng ...
Xem chi tiết
Trật Khớp Gối Có Đi Được Không
Trật khớp gối có đi được không tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và hoàn cảnh cụ thể của chấn thương. Do đó, nếu trật khớp gối hoặc sau khi chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện ngay ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua