10 cây thuốc nam chữa đau lưng hiệu quả – Hết đau nhanh

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Dùng cây thuốc nam chữa đau lưng là phương pháp điều trị bằng thảo dược được áp dụng phổ biến. Tùy thuộc vào đặc tính và hướng điều trị, người bệnh có thể chườm đắp hoặc sắc lấy nước uống. Phương pháp này khá an toàn, có khả năng kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì và thực hiện đúng cách để sớm đạt hiệu quả tối đa.

10 cây thuốc nam chữa đau lưng hiệu quả
Danh sách 10 cây thuốc nam chữa đau lưng hiệu quả, công dụng, hướng dẫn sử dụng và lưu ý

Hướng dẫn dùng cây thuốc nam chữa đau lưng

Dùng cây thuốc nam chữa đau lưng là phương pháp chữa bệnh theo dân gian được nhiều người áp dụng. Phương pháp này có khả năng xoa dịu cảm giác đau nhức, tê mỏi ở lưng và vai gáy. Đồng thời kích thích lưu thông máu, thư giãn dây chằng, dây thần kinh và các khớp xương. Mặt khác phương pháp chữa đau lưng bằng thuốc nam khá lành tính, không gây tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài.

Dưới đây là danh sách các cây thuốc nam chữa đau lưng, công dụng và hướng dẫn thực hiện:

1. Cách chữa đau lưng bằng lá lốt

Lá lốt là một loại thảo dược quen thuộc. Không chỉ tạo ra món ăn thơm ngon, loại thảo dược này còn có tác dụng trị bệnh, trong đó có đau lưng do thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp và nhiều bệnh lý khác.

Theo Y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, mùi thơm nồng. Khi sắc nước uống, thảo dược có tác dụng tán hàn, trừ phong, tiêu viêm, tăng thải độc, hạ khí và ôn trung. Ngoài ra nước sắc lá lốt còn có tác dụng điều trị tê yếu cơ, đau mỏi lưng, tăng khả năng chữa lành tổn thương khớp xương và mô mềm.

Chườm đắp với lá lốt giúp kích thích máu huyết lưu thông, đả thông kinh mạch, thư giãn cơ, dây chằng, giảm co cứng khớp và giảm đau. Ngoài ra biện pháp này còn có tác dụng giảm sưng, viêm và hạn chế cảm giác tê bì.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, các hoạt chất trong lá lốt có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị đau lưng do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau mỏi khớp xương ở người lớn tuổi.

Hướng dẫn các cách chữa đau lưng bằng lá lốt đơn giản và dễ thực hiện tại nhà:

Cách 1: Kết hợp lá lốt và lá đinh lăng

Nguyên liệu:

  • 50 gram lá lốt
  • 50 gram lá đinh lăng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt và đinh lăng, nấu chung với 1 lít nước
  • Đun nhỏ lửa trong 30 phút, lọc lấy nước thuốc
  • Chia đều và uống nước thuốc nhiều lần trong ngày
  • Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc. Kiên trì sử dụng lá lốt và lá đinh lăng để sớm kiểm soát triệu chứng.

Cách 2: Chườm đắp với lá lốt và muối hạt

Nguyên liệu:

  • 100 gram lá lốt tươi
  • 1 nắm muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, để ráo và giã nát lá lốt
  • Thêm muối hạt, trộn đều và xào nóng hỗn hợp
  • Dùng khăn bông bọc gọn thuốc đắp và chườm lên lưng bị đau
  • Sau 20 – 30 phút, xào nóng và chườm đắp hỗn hợp thêm một lần nữa.

Để sớm kiểm soát cơn đau, người bệnh nên chườm đắp với lá lốt và muối hạt 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 20 – 30 phút.

Cách chữa đau lưng bằng lá lốt
Cách kích thích máu huyết lưu thông, chữa đau lưng do thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp bằng lá lốt

2. Cách chữa đau lưng bằng cây chìa vôi

Chìa vôi (danh pháp khoa học: Cissus moleccoiles Planch.) là một loại thảo dược có tính mát, vị chua, đắng và hơi the, có tác dụng sát trùng, hoạt huyết, thông kinh, điều trị huyết ứ dẫn đến tê bì và đau mỏi khớp xương.

Ngoài ra sắc chìa vôi lấy nước uống còn giúp người bệnh điều trị tê thấp, gân xương co quắp, phá huyết, lợi tiểu tiêu độc, giảm đau, hỗ trợ chữa trị đau lưng do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, co thắt cơ, máu huyết kém lưu thông…

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, chìa vôi chứa protid, vitamin C cùng các hoạt chất có khả năng kháng viêm, giảm đau, tăng cường sức khỏe, duy trì chức năng xương khớp, sát trùng và tăng lưu thông khí huyết.

Hướng dẫn cách giảm đau, hoạt huyết và chữa đau lưng bằng cây chìa vôi:

Cách 1: Uống nước sắc chìa vôi kết hợp các vị thuốc

Nguyên liệu:

  • 30 gram chìa vôi
  • 20 gram chùm gửi
  • 20 gram thổ ngưu tất
  • 20 gram rễ cây trinh nữ.

Cách thực hiện:

  • Lần lượt rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị, để ráo nước
  • Sắc thuốc với 6 chén nước lọc
  • Lọc lấy nước thuốc, chia thành 2 lần uống (nên uống nóng)
  • Uống mỗi ngày 1 thang thuốc, áp dụng liên tục trong 20 ngày.

Cách 2: Dùng chìa vôi chườm đắp

Nguyên liệu:

  • 1 nắm chìa vôi tươi
  • 1 nắm muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và để ráo chìa vôi, giã hơi nát
  • Trộn đều chìa vôi với muối hạt, xào nóng hỗn hợp
  • Đựng nguyên liệu trong túi vải hoặc khăn bông, chườm đắp lên vùng lưng bị đau
  • Khi nguyên liệu nguội, xào nóng và chườm đắp hỗn hợp thêm một lần nữa.

Người bệnh nên thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày để tăng hiệu quả giảm đau lưng. Sau 5 ngày, cơn đau có thể thuyên giảm rõ rệt.

3. Cách điều trị đau mỏi lưng bằng cây trinh nữ

Nhờ chứa hoạt chất flavonoid, cây trinh nữ có tác dụng chống oxy hóa, hạn chế tổn thương khớp xương do gốc tự do. Bên cạnh đó flavonoid còn có tác dụng giảm viêm, cải thiện sưng nóng, đau lưng, đau mỏi xương khớp. Đồng thờ hoạt huyết, kích thích lưu thông máu và tăng khả năng chữa lành thương tổn.

Theo y học cổ truyền, cây trinh nữ có tính hàn, nếm thấy vị ngọt, hơi đắng, tác dụng điều trị phong thấp tê bại, suy nhược cơ thể, căng thẳng thần kinh, tăng lưu thông máu chữa lành tổn thương khớp xương. Đồng thời giúp trị mất ngủ, huyết áp cao, viêm gan.

Hướng dẫn cách giảm viêm, hoạt huyết và điều trị đau mỏi lưng bằng cây trinh nữ:

Cách 1: Uống nước sắc rễ trinh nữ

Nguyên liệu:

  • 30 gram rễ trinh nữ
  • 1,5 lít nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ trinh nữ, ngâm với nước muối
  • Đun sôi nguyên liệu với 5 lít nước lọc trong 30 phút, lọc lấy nước thuốc
  • Chia đều và uống nước thuốc sau mỗi bữa ăn
  • Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc. Để sớm kiểm soát triệu chứng, người bệnh nên kiên trì uống nước sắc rễ trinh nữ mỗi ngày.

Cách 2: Kết hợp rễ trinh nữ với các vị thuốc khác

Nguyên liệu:

  • 10 gram rễ cây trinh nữ
  • 3 gram lá lốt
  • 3 gram cỏ xước
  • 3 gram lạc tiên
  • 3 gram rau muống biển.

Cách thực hiện:

  • Lần lượt rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị, để ráo nước
  • Cho các nguyên liệu vào ấm, sắc với 3 chén nước lọc
  • Lọc lấy nước thuốc (1 chén), chia thuốc thành 2 lần uống
  • Người bệnh hâm nóng và uống thuốc sau mỗi bữa ăn.

Người bệnh kiên trì uống thuốc mỗi ngày 1 thang, áp dụng liên tục trong 20 ngày hoặc khi nhận thấy các triệu chứng có biểu hiện thuyên giảm.

Cách điều trị đau mỏi lưng bằng cây trinh nữ
Cách giảm viêm, cải thiện sưng nóng, tăng cường lưu thông máu và điều trị đau mỏi lưng bằng cây trinh nữ

4. Cách điều trị đau lưng bằng cây đinh lăng

Đinh lăng (Polyscias fruticosa L.) là cây thuốc nam được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc điều trị đau lưng, mỏi gối. Theo Đông y, đinh lăng có tính mát, vị ngọt, hơi đắng, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ huyết, phù hợp với những người bị đau lưng mỏi gối do khí huyết không thông.

Ngoài ra loại thảo dược này còn có tác dụng đẩy nhanh tiến độ chữa lành tổn thương xương khớp, giải độc, thanh nhiệt cơ thể, điều trị kiết lỵ, ho ra máu. Một số tác dụng khác:

  • Thân và cành đinh lăng giúp giảm đau, điều trị tê thấp, đau nhức đầu gối, đau mỏi lưng.
  • Lá đinh lăng giã đắp giúp điều trị sưng tấy, tổn thương da.
  • Rễ đinh lăng điều trị cơ thể suy nhược, gầy yếu, lợi tiểu.

Hướng dẫn cách điều trị đau lưng, thông huyết mạch và bồi bổ huyết bằng cây đinh lăng:

Cách 1: Uống nước sắc thân và cành đi lăng

Nguyên liệu:

  • 40 gram thân và cành đinh lăng
  • 600ml nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch thân và cành đinh lăng
  • Sắc đinh lăng với 600ml nước lọc cạn còn 200ml nước thuốc
  • Chia nước sắc đinh lăng thành 2 lần uống, uống sau mỗi bữa ăn.

Để sớm khắc phục đau lưng, người bệnh nên uống mỗi ngày 1 thang thuốc, liên tục 20 ngày.

Cách 2: Chườm đắp với lá đinh lăng

Nguyên liệu:

  • 100 gram đinh lăng
  • 1 nắm muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và giã nát đinh lăng với muối hạt
  • Đắp trực tiếp hỗn hợp lên vùng lưng đau, dùng băng gạc băng cố định
  • Thư giãn 30 phút, dùng nước ấm rửa sạch da
  • Chườm đắp với lá đinh lăng từ 1 – 2 lần mỗi ngày. Sau 10 ngày có thể nhận thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.

5. Cách khắc phục đau lưng bằng cây phèn đen

Cây phèn đen còn được gọi là cây mực, tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir., thuộc họ Thầu dầu (danh pháp khoa học: Euphorbiaceae). Loại thảo dược này được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc đông y do có tác dụng giảm đau hiệu quả.

Theo Y học cổ truyền, phèn đen là cây thuốc nam có vị chát, tính lạnh, có tác dụng giảm đau, giảm viêm, thu liễm, chỉ tả, thanh nhiệt và giải độc. Ngoài ra loại thảo dược này còn có tác dụng giảm sưng đỏ, trị vết thương bên ngoài, viêm khớp, đau mỏi cột sống và khớp xương.

Một số tác dụng khác của cây phèn đen:

  • Vỏ cây: Điều trị lên đậu có mủ, tiểu tiện khó khăn.
  • Rễ cây: Chữa viêm ruột, viêm gan, viêm thận.
  • Lá cây: Điều trị phù thũng, sốt, lỵ, ứ huyết do đòn ngã, tiêu chảy, giúp lợi tiểu, giải độc, thanh nhiệt và sát trùng.

Hướng dẫn cách tiêu viêm, khắc phục đau lưng bằng cây phèn đen:

Nguyên liệu:

  • 30 gram phèn đen
  • 20 lá bưởi bung
  • 30 gram tất bát
  • 30 gram rễ gấc
  • 23 gram ngưu tất nam.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc, để ráo và sao vàng
  • Sắc thuốc với 2 lít nước lọc
  • Sau 1 giờ, lọc lấy nước thuốc và giữ ấm
  • Chia nước thuốc thành nhiều phần và uống hết trong ngày. Nên uống thuốc trước khi ăn 30 phút để tăng hiệu quả chữa trị
  • Uống 1 thang thuốc/ ngày, kiên trì trong 3 tuần.
Cách khắc phục đau lưng bằng cây phèn đen
Cây phèn đen có tác dụng giảm đau lưng, đau nhức xương khớp, tiêu viêm, thu liễm, chỉ tả, thanh nhiệt và giải độc cơ thể

6. Cách dùng đười ươi trị đau mỏi lưng

Nếu thường xuyên đau mỏi lưng do tích nhiệt, nóng trong, người bệnh có thể sử dụng hạt đười ươi để cải thiện tình trạng. Trong Y học cổ truyền, đười ươi có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, giảm đau, chữa đau mỏi lưng, đau nhức xương khớp, đau họng, ho khan, táo bón do tích nhiệt.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, các thành phần trong hạt đười ươi có tác dụng lợi tiểu, hạ áp và giảm đau. Ngoài ra nguyên liệu thiên nhiên này còn có tác dụng điều trị khàn tiếng, chảy máu cam, cốt chưng nội nhiệt, ho khan không có đờm.

Hướng dẫn cách dùng hạt đười ươi trị đau mỏi lưng do tích nhiệt, nóng trong

Nguyên liệu:

  • 5 hạt đười ươi
  • Đường trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và ngâm hạt đười ươi trong 600ml nước sôi
  • Đợi 40 phút hoặc khi hạt đười ươi nở to, loại bỏ vỏ ngoài và gân bên trong
  • Thêm đường trắng, khuấy đều và uống hết trong ngày.

7. Cách dùng cây dền gai chữa đau lưng

Dùng cây dền gai chườm đắp và sắc lấy nước uống là bài thuốc nam chữa đau lưng được áp dụng phổ biến. Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, dền gai chứa nhiều vitamin, khoáng chất, protid, glucid, canxi và chất sắt. Những thành phần này có tác dụng bổ máu, lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe tổng thể, kích thích quá trình chữa lành tổn thương ở sụn và xương, đồng thời duy trì chức năng xương khớp.

Ngoài ra hàm lượng lớn vitamin, canxi và chất sắt trong rau dền gai còn có tác dụng chữa viêm, đau nhức lưng, nhức mỏi xương khớp, tăng sức đề kháng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng, loãng xương, thoái hóa khớp.

Theo Y học cổ truyền, dền gai có tính mát, vị ngọt, có tác dụng sát trùng, lợi tiểu, làm mát máu và thanh nhiệt. Ngoài ra loại thảo dược này còn có tác dụng điều trị huyết nhiệt sinh mụn, nhiệt lỵ, chứng máu nóng sinh kiết lỵ, lở loét…

Hướng dẫn cách dùng cây dền gai chữa đau nhức lưng, nhức mỏi xương khớp:

Cách 1: Uống nước sắc dền gai

Nguyên liệu:

  • Một nắm dền gai.

 Cách thực hiện:

  • Rửa sạch dền gai, sắc với 2 lít nước lọc
  • Sau 30 phút, lọc lấy nước thuốc và giữ ấm
  • Chia nước thuốc thành nhiều phần, uống thay nước lọc

Người bệnh kiên trì uống nước sắc dền gai từ 10 – 20 ngày để kiểm soát tình trạng đau nhức lưng, nhức mỏi xương khớp.

Cách 2: Chườm đắp với dền gai

Nguyên liệu: 

  • Dền gai với liều lượng vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và giã nát dền gai
  • Đắp trực tiếp dền gai lên vùng lưng đau, dùng băng gạc băng cố định
  • Sau 30 phút, dùng nước ấm rửa sạch da
  • Chườm đắp với dền gai từ 1 – 2 lần mỗi ngày.

Kiên trì sử dụng dền gai liên tục 10 ngày sẽ nhận thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt.

Lưu ý

  • Không dùng dền đỏ với tiết canh vì có thể gây tiêu chảy.
Cách dùng cây dền gai chữa đau lưng
Cách dùng cây dền gai chữa đau lưng, tăng khả năng chữa lành tổn thương xương khớp và cải thiện sức khỏe tổng thể

8. Cách giảm đau mỏi lưng bằng cây xương rồng

Khi bị đau mỏi lưng, người bệnh có thể chườm đắp với xương rồng để cải thiện tình trạng. Xương rồng thuộc họ Thầu dầu(Euphorbiaceae). Loại thảo dược này có tính hàn, vị đắng, có độc, có tác dụng sát trùng, chống ngứa, giải độc hành ứ, thanh nhiệt, hóa trệ, tiêu thũng và thông tiện.

Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, các triterpenoid trong xương rồng có tác dụng điều trị đau mỏi xương khớp, đau nhức lưng do khí huyết không thông, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra một số hoạt chất khác trong xương rồng còn có tác dụng giảm viêm, tăng lưu thông máu, ngăn thoái hóa khớp sớm và cải thiện những tổn thương ở xương khớp tổn thương.

Cách 1: Dùng xương rồng độc vị

Nguyên liệu:

  • 3 nhánh xương rồng bẹ
  • 1 nắm muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ hết gai xương rồng, rửa sạch và ngâm xương rồng trong nước muối 15 phút
  • Đập dập xương rồng, thêm ít muối và nướng trên bếp than
  • Đắp xương rồng lên vùng lưng đau nhức
  • Thư giãn 30 phút, rửa sạch da với nước ấm
  • Người bệnh dùng xương rồng chườm đắp 2 lần/ ngày, mỗi lần 30 phút.

Cách 2: Kết hợp xương rồng với các vị thuốc khác

Nguyên liệu:

  • 3 nhánh xương rồng
  • Nửa chén cám gạo
  • Nửa chén giấm nuôi
  • Lá chuối hột.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ hết gai xương rồng
  • Ngâm xương rồng trong nước muối 15 phút, rửa sạch
  • Giã nát xương rồng, trộn đều với cám gạo và giấm nuôi
  • Xào nóng hỗn hợp và đổ ra lá chuối hột
  • Nằm trên hỗn hợp và thư giãn 30 phút
  • Thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày, liên tục 10 ngày sẽ cảm nhận cơn đau thuyên giảm rõ rệt.

9. Cách dùng cây ngải cứu trị đau lưng

Ngải cứu có tính ấm, có tác dụng trừ hàn thấp, ôn trung, lý khí huyết, làm ấm kinh và giữ ấm cơ thể. Ngoài ra loại thảo dược này còn có tác dụng giảm viêm, cải thiện đau nhức xương khớp, đau mỏi lưng, tăng lưu thông máu, giảm căng cơ và tăng khả năng phục hồi khớp xương hư tổn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt chất trong ngải cứu có tác dụng an thần, cầm máu, sát trùng, tiêu diệt nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh và kháng viêm. Vì thế ngải cứu thường được dùng trong điều trị đau mỏi lưng, khí huyết không thông, viêm xương khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn…

Hướng dẫn cách dùng cây ngải cứu trị đau lưng, giảm viêm và tăng lưu thông máu:

Cách 1: Chườm đắp bằng ngải cứu và muối hạt

Nguyên liệu:

  • 100 gram lá ngải cứu tươi
  • 1 nắm muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, để ráo và giã nát ngải cứu
  • Thêm muối hạt, trộn đều và xào nóng hỗn hợp
  • Dùng túi vải hoặc khăn bông bọc gọn thuốc đắp và chườm lên lưng bị đau
  • Thư giãn trong 30 phút, xào nóng và chườm đắp hỗn hợp thêm một lần nữa.
  •  Thực hiện từ 1 – 2 lần/ ngày.

Cách 2: Uống nước sắc ngải cứu và mật ong

Nguyên liệu:

  • 300 gram ngải cứu
  • 3 thìa mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và xay nhuyễn ngải cứu với 300ml nước lọc
  • Lọc lấy nước cốt ngải cứu, thêm mật ong nguyên chất, khuấy đều
  • Chia đều nước thuốc và uống 2 lần mỗi ngày, có thể uống trước hoặc sau bữa ăn sáng, tối
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Cách dùng cây ngải cứu trị đau lưng
Người bị đau lưng có thể dùng cây ngải cứu để cải thiện cơn đau, trừ hàn thấp, lý khí huyết, làm ấm kinh và cơ thể

10. Cách sử dụng dây đau xương điều trị đau mỏi lưng

Dây đau xương thuộc họ Tiết đề (Menispermaceae), còn được gọi là Khoan cân đằng. Theo kết quả nghiên cứu, dây đau xương chứa Ancaloit và nhiều thành phần hóa học khác có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm dẫn truyền tín hiệu đau, an thần, lợi tiểu, chữa mất ngủ đau nhức xương khớp. Ngoài ra thảo dược này còn có tác dụng ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của acetylcholin và histamin.

Theo Y học cổ truyền, dây đau xương có tính mát, vị đắng, quy vào kinh can, có tác dụng thư cân hoạt lạc, khu phong trừ thấp. Vì thế loại thảo dược này thường được sử dụng trong điều trị đau xương, đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu, đau nhức xương khớp, phong thấp tê bại, bệnh tê thấp, đau người.

Hướng dẫn cách sử dụng dây đau xương điều trị đau mỏi lưng gối, đau nhức xương khớp:

Cách 1: Dùng dây đau xương chữa đau thắt lưng do viêm xương cột sống

Nguyên liệu:

  • Dây đau xương với liều lượng vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch dây đau xương, sau đó giã nhỏ và trộn với một ít nước
  • Đắp dây đau xương lên những khu vực bị đau nhức
  • Thực hiện 2 lần/ ngày, 30 phút/ lần.

Cách 2: Dùng dây đau xương ngâm rượu chữa đau lưng do viêm

Nguyên liệu:

  • Thân dây đau xương
  • Rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Thái nhỏ thân dây đau xương, rửa sạch, để ráo
  • Ngâm dây đau xương với rượu trắng theo tỉ lệ 1:5
  • Mỗi ngày lấy 60ml rượu thuốc chia thành 3 lần uống
  • Áp dụng liên tục từ 15 – 20 ngày để cải thiện tình trạng.

Cách 3: Dùng dây đau xương trị đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu

Nguyên liệu:

  • 12 gram dây đau xương
  • 20 gram củ mài
  • 20 gram cẩu tích
  • 16 gram tỳ giải
  • 16 gram đỗ trọng
  • 16 gram bồ cốt toái
  • 16 gram thỏ ty tử
  • 12 gram rễ cỏ xương.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu
  • Sắc thuốc lấy nước uống
  • Uống 1 thang thuốc mỗi ngày, nên thực hiện liên tục 15 ngày.
Cách sử dụng dây đau xương điều trị đau mỏi lưng
Cách chườm đắp, ngâm rượu và uống nước sắc dây đau xương điều trị đau lưng, mỏi gối, phong thấp tê bại, đau xương

Những lưu ý khi dùng cây thuốc nam chữa đau lưng

Dùng cây thuốc nam chữa đau lưng là phương pháp chữa bệnh an toàn. Vì thế người bệnh có thể áp dụng dài ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra để tăng hiệu quả điều trị và độ an toàn, người bệnh cần lưu ý thêm những vấn đề sau:

  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc nam, đặc biệt là các bài thuốc uống.
  • Trước khi dùng thuốc nam chữa đau lưng, người bệnh cần kiểm tra sức khỏe và chẩn đoán căn nguyên để lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp nhất.
  • Cách dùng cây thuốc nam chữa đau lưng thường mang đến hiệu quả chậm. Vì thế người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc nam trong thời gian dài.
  • Không lạm dụng thuốc nam và nên thực hiện đúng cách để tránh gây tác dụng ngoại ý và tăng nguy cơ ngộ độc.
  • Không tự ý uống nước sắc thảo dược hoặc rượu thuốc với thuốc tây để tránh tương tác và gây ngộ độc.
  • Nếu cơn đau không thuyên giảm sau 10 ngày áp dụng hoặc có bất thường trong thời gian điều trị, người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc nam và hỏi ý kiến bác sĩ về những hướng xử lý thích hợp.
  • Không tự ý dùng cây thuốc nam chữa đau lưng cho những người có thể trạng suy yếu, phụ nữ mang thai/ đang cho con bú, bệnh nhân bị suy thận, suy gan.
  • Ăn uống lành mạnh kết hợp luyện tập thể thao để tăng hiệu quả điều trị đau lưng bằng cây thuốc nam. Ngoài ra người bệnh không nên mang vác vật nặng, tránh làm việc gắng sức để hạn chế đau nhức nhiều và tổn thương tiến triển.

Nhìn chung cách dùng cây thuốc nam chữa đau lưng có thể giúp người bệnh xoa dịu cơn đau, tăng lưu thông máu, giảm viêm và hạn chế tổn thương tiến triển. Tuy nhiên các chuyên gia y tế khuyến cáo, các bài thuốc này sử dụng đơn lẻ từng loại thảo dược nên hiệu quả mang lại không cao, chỉ phát huy tác dụng với các trường hợp nhẹ khi áp dụng đúng cách . Hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa hấp thu của người bệnh cũng như hàm lượng dược tính thực tế có trong thảo dược. 

Câu hỏi liên quan
Đau Lưng Nên Chườm Nóng Hay Lạnh
Đau lưng nên chườm nóng hay lạnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản, người bệnh có thể tham khảo và ...
Xem chi tiết
Ra Máu Báo Thai Có Đau Lưng Không
Ra máu báo thai là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ. Nhiều người thắc mắc, ra máu báo thai có kèm theo đau lưng không? Cần làm gì khi gặp phải tình trạng này? Những thông tin ...
Xem chi tiết
Bà Bầu Đau Lưng Có Nên Đấm Lưng
Đau lưng là một trong những triệu chứng rất phổ biến trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Bà bầu đau lưng có nên đấm lưng không là thắc mắc thường gặp. Bởi nhiều người lo ngại rằng ...
Xem chi tiết
Đau Lưng Có Nên Đạp Xe
Đau lưng có nên đạp xe không và nên đạp xe như thế nào, bao lâu một lần để nâng cao sức khỏe mà không gây tổn thương cột sống? Tham khảo bài viết dưới đây và có kế hoạch ...
Xem chi tiết
Đau Lưng Có Nên Đi Bộ Không
Đau lưng có nên đi bộ, chạy bộ không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, mức độ nghiêm trọng của cơn đau và chỉ định của bác sĩ. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các lợi ích và ...
Xem chi tiết

Bình luận (58)

  1. Công Hải says: Trả lời

    Mẹ em bị thoái hóa đốt sống lưng 4 năm nay, điều trị theo mấy cách này có hiệu quả không ạ

    1. Lê Đạo says:

      Mấy phương pháp này chỉ xoa dịu cơn đau thôi, còn muốn chữa được bệnh hiệu quả thì phải can thiệp vào nguyên nhân gây bệnh bạn ạ

    2. Sầu Riêng says:

      Thoái hóa cột sống thì lấy thuốc quốc dược phục cốt khang này về uống tốt lắm này. Thuốc này được bào chế dựa trên bài thuốc chữa bệnh xương khớp bí truyền của đồng bào dân tộc Tày tại vùng Tây Bắc, các bác sĩ của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc nghiên cứu bào chế thành bài thuốc hiệu quả hơn, phù hợp với lối sống hiện đại. Nhà tôi 2 người bị thoái hóa cột sống chữa tây y hiện đại chán chê không khỏi, quay về dùng bài thuốc nam này của người tày lại thấy ổn, dùng thuốc khoảng 2 tháng là hết đau, vận động linh hoạt rồi

  2. Khúc Khích says: Trả lời

    Phụ nữ mang thai đau lưng thì có dùng được các cách này không ạ

    1. Hoa Dã Quỳ says:

      em cũng bị đau lưng khi mang thai, từ tháng thứ 5 là đau lắm rồi ạ, em dán không biết bao nhiêu cao salonpas mà không thấy đỡ, sau mẹ em sao lá lốt lên cho em nằm thấy cũng dịu dịu cơn đau đấy ạ. Bà bảo ngày xưa đau lưng cứ sao lá lốt ngải cứu lên đắp là khỏi, cốt không uống là được, an toàn mà hiệu quả

    2. lê thi hải says:

      bạn dùng mấy bài thuốc nam chườm ấm ở lưng, tránh chườm vào bụng là được

    3. Kim Tan says:

      ở trên bác sĩ khuyến cáo không tự ý dùng cây thuốc nam chữa đau lưng cho những người có thể trạng suy yếu, phụ nữ mang thai/ đang cho con bú đấy, phụ nữ mang thai mất canxi lại chịu áp lực nâng đỡ thai nhi nên đau lưng là chuyện bình thường, nếu đau quá thì nên đi khám bác sĩ đi

  3. Bà Ba Béo says: Trả lời

    Tôi năm nay 50 tuổi, đến tuổi tiền mãn kinh, 1 năm nay bị đau nhức mỏi xương khớp nhiều, đặc biệt hay đau lưng, thi thoảng có tiều buốt tiểu dắt, vậy tôi nên điều trị theo bài thuốc nào trong 10 bài thuốc nam trên

    1. Hùng says:

      Bệnh nặng thế này thì điều trị phương pháp dân gian này không khỏi được bạn ạ, mấy bài này chỉ điều trị được triệu chứng, giúp dễ chịu, giảm đau thôi. Tôi cho bạn địa chỉ nơi này: trung tâm thuốc dân tộc, ngõ 70 nguyễn thị định, thanh xuân, hà nội, đến chữa xương khớp rất tốt, tôi đau lưng tiểu đêm do thận yếu chữa ở đây đã khỏi, tôi cũng đã giời thiệu rất nhiều người đến đây chữa đều cho kết quả rất tốt

    2. Thanh Hà says:

      đau lưng tuổi tiền mãn kinh đa số do thay đổi nội tiết và thiếu canxi, chị thử uống nội tiết tố và canxi 1 thời gian xem sao

    3. Tre Xinh says:

      Mẹ cháu cũng bị đau lưng và tiểu đêm giống bác, mẹ cháu còn hay bị chuột rút nữa, đi khám bác sĩ cho bổ sung magie với canxi đỡ đấy ạ

  4. Thủy Còi says: Trả lời

    Mình sinh bé xong bị loãng xương rất đau lưng, cảm giác đau sụ, không ngồi dậy nổi. Mình đã chườm ngài cứu sao muối hạt theo đúng hướng dẫn nửa tháng nay mà sao chưa thấy đỡ, chắc phải uống thuốc mới khỏi. ai biết thuốc nào trị đau lưng an toàn cho phụ nữ sau sinh cho con bú không, mách mình với

    1. Mẹ Bíp Bíp says:

      em sau sinh cũng bị đau lưng, đau hông, tê xuống bàn chân. Đi khám bác sĩ bảo em bị loãng xương sau sinh, bác sĩ cho uống canxi rồi mà chưa thấy đỡ, em cũng muốn tìm thuốc nào uống cho khỏi hẳn không, chứ cứ đau đớn thế này mà đêm lại phải dậy cho con bú em thấy cực mà stress quá

    2. Thu Cúc says:

      Đang cho con uống thì cắt thuốc đông y mà uống cho lành, không ảnh hưởng đến sữa mẹ, cũng ít tác dụng phụ

    3. Minh Sữa Nhập says:

      Mình đau lưng sau sinh mổ, mình làm liệu trình xoa bóp massage sau sinh kết hợp uống bổ sung canxi thấy mau khỏi lắm đó

  5. Phạm Thảo says: Trả lời

    Đắp lá lốt có chữa được đau lưng do thoát vị đĩa đệm không ạ, ai dùng rồi bảo mình với, Mẹ mình thoát vị đĩa đệm ,hiện đang đau lưng quá, đã uống thuốc giảm đau và thuê nguời về xoa bóp châm cứu rồi mà chưa cải thiện được bao nhiêu

    1. Lê Dự Hòa says:

      mình cũng đang thử trị đau lưng bằng mấy cách dân gian ít tốn chi phí này, thấy đắp ngài cứu ấm cũng dễ chịu phần nào, nhưng vẫn phải uống thêm giảm đau mới đỡ được

    2. Kim Tuyến says:

      Thoát vị đĩa đệm hình như phải mổ mới khỏi được

    3. Phùng Thạch says:

      Ba mình bị thoát vị đĩa đệm đã mổ rồi mà lại bị tái lại đó nha, sau bác sĩ tư vấn ba mình điều trị theo đông y do thể trạng ba mình yếu, bác sĩ giới thiệu sang trung tâm thuốc dân tộc ở phường 2, phú nhuận, hồ chí minh đó. Mình đưa ba sang đó thăm khám và chữa trị, thuôc đem về nhà uống, còn tuần 3 buổi làm trị liệu kết hợp. kỳ diệu thay ba mình hồi phục dần dần, hết đau đớn rồi vận động được như hồi chưa bệnh. Chữa khỏi được bệnh này 3 năm nay rồi, hiện ba mình rất khỏe, xương khớp từ ngày uống thuốc của trung tâm thuốc dân tộc như chắc khỏe hơn í. bạn đưa mẹ qua trung tâm thuốc dân tộc khám sớm đi, à trước khi đi nhớ đặt lịch khám ở đây, khỏi chờ đợi lâu nha

  6. Xuân Diệu says: Trả lời

    Xem cách thực hiện để dùng cây thuốc nam chữa bệnh cầu kỳ quá, có viện nào điều chế sẵn mấy loại cây này thành thuốc đông y cho bệnh nhân đau lưng dùng luôn cho tiện không, thời buổi 4.0 rồi, ai còn đi đun nấu kỳ cạch được nữa, tôi còn ở 1 mình chưa vợ con gì nữa chứ

    1. Hồng Hải says:

      bây giờ đa số thuốc nam bào chế dạng viện hoàn hoặc cao lỏng cho người bệnh uống. chứ cũng ít ai rảnh mà đem 3 cái trò đun sao sắc lên làm gì cả, để thời gian mà nghỉ ngơi còn hơn, nhưng tôi chỉ lăn tăn 1 điều về chất lượng của các loại thuốc nam bào chế, không biết nguyên liệu có sạch không, thấy bài thuốc nam nào cũng quảng cáo an toàn hiệu quả

    2. Tiên Tiên says:

      điều trị đông y thì cứ chọn bài thuốc nào được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng thành công của các Viện Nghiên cứu Y học cổ truyền là yên tâm nhất

    3. Kim Thủy says:

      Nhà em chuyên lấy thuốc đông y cho các phụ huynh chữa đau lưng ở trung tâm thuốc dân tộc ngõ 70 nguyễn thị định, thanh xuân yên tâm lắm. Thuốc ở đây là kết quả nghiên cứu của các bác sĩ viện y học cổ truyền trung ương, thành phần tahor dược, nguồn gốc rõ ràng, được sở y tế cấp phép. Uống thuốc xương khớp bên này không có tác dụng phụ gì đâu ạ, nahf em ông bà uống thuốc tầm 3 tháng là khỏi, sức khỏe cũng tốt lên, không bị nóng trong như các thuốc khác

    4. Nhất Linh says:

      trung tâm thuốc dân tộc có cả dịch vụ xoa bóp, bấm huyệt nữa tay nghề của họ làm cũng tốt, kết hợp làm được xoa bóp bấm huyệt với uống thuốc thì cũng nhanh khỏi bệnh hơn

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua