Thay Khớp Gối: Chi Phí, Quy Trình Và Chăm Sóc Sau Mổ

Theo dõi IHR trên goole news

Phẫu thuật thay khớp gối là phương pháp điều trị cuối cùng cho những bệnh lý ở đầu gối. Trong đó khớp gối bị hư hỏng được thay thế bằng khớp nhân tạo. Phẫu thuật được xem xét cho mọi người mặc dù hầu hết được thực hiện cho người từ 60 – 80 tuổi.

Thay khớp gối
Thay khớp gối giúp tái tạo khớp gối hư hỏng, phục hồi chức năng vận động, giảm đau nhức và ngăn liệt khớp

Giải phẫu khớp gối

Về cơ bản, khớp gối gồm xương đùixương chày (xương ống chân) được giữ với nhau bởi dây chằng, các gân. Mỗi đầu xương được bao phủ bởi một lớp đệm đàn hồi và dẻo dai được gọi là sụn. Lớp sụn này có tác dụng bảo vệ đầu gối, thấp thụ lực, giảm xóc. Từ đó giảm nguy cơ chấn thương và không gây đau khi di chuyển đầu gối.

Đầu gối có hai nhóm cơ gồm: Cơ gân kheo giúp làm co chân ở đầu gối, nằm ở mặt sau đùi và cơ tứ đầu giúp duỗi thẳng chân, nằm ở mặt trước của đùi. Dây chằng là những dải mô có tính đàn hồi cao giúp kết nối xương với xương. Trong khi gân là những sợi dây mang đặc tính dẻo dai của mô liên kết, giúp kết nối cơ với xương.

Khớp gối dễ bị tổn thương từ những cú va chạm mạnh và bệnh về khớp (chẳng hạn như viêm khớp). Hầu hết bệnh nhân được điều trị không phẫu thuật trong thời gian đầu. Trong đó có đến 70% bệnh nhân có đáp ứng tốt. Tuy nhiên những trường hợp nặng cần phẫu thuật thay khớp gối để phục hồi chức năng.

Thay khớp gối là gì?

Thay khớp gối còn được gọi là phẫu thuật thay thế toàn bộ khớp gối hay tạo hình khớp gối. Đây là phương pháp phục hồi đầu gối bị hư hỏng do viêm khớp hoặc mất sụn khớp.

Thay khớp gối còn là phương pháp phục hồi đầu gối bị hư hỏng do bệnh lý hoặc chấn thương nặng
Thay khớp gối còn là phương pháp phục hồi đầu gối bị hư hỏng do bệnh lý hoặc chấn thương nặng

Tùy thuộc vào tình trạng, những bộ phận bằng nhựa hoặc bằng kim loại sẽ được sử dụng để bịt lại, giúp đầu xương tạo thành khớp gối và xương bánh chè được bảo vệ. Thông thường thay khớp gối là phương pháp cuối cùng được xem xét cho những bệnh nhân bị viêm khớp hay có chấn thương đầu gối nặng.

Thay khớp gối phù hợp với tất cả mọi người. Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân có độ tuổi từ 60 đến 80 tuổi. Thay thế một phần đầu gối là một cuộc phẫu thuật nhỏ hơn thường được áp dụng cho người từ 55 – 64 tuổi. Những người thay khớp thường có dự kiến làm lại khớp nhân tạo trong vòng 10 năm.

Lợi ích của phẫu thuật thay khớp gối?

Phẫu thuật thay khớp gối có thể mang đến những lợi ích sau:

  • Tái tạo lại khớp gối bị thương
  • Ngăn đau đầu gối tái diễn
  • Hỗ trợ phục hồi chức năng vận động, giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc đi lại và tham gia vào những hoạt động thể chất
  • Hạn chế tàn tật ở đầu gối.

Khi nào cần phẫu thuật thay khớp gối?

Phẫu thuật thay khớp gối thường được xem là phương pháp điều trị cuối cùng cho những bệnh nhân có khớp gối bị hỏng, không cải thiện khi áp dụng các phương pháp điều trị khác như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau
  • Tiêm steroid
  • Tiêm chất bôi trơn
  • Vật lý trị liệu
  • Điều chỉnh cân nặng
  • Kéo căng đầu gối và sinh hoạt hợp lý
  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ khi đi lại như gậy hoặc nạng
  • Những phương pháp phẫu thuật khác.

Một số dạng viêm khớp thường được chỉ định phẫu thuật:

  • Viêm xương khớp (thoái hóa khớp gối): Bệnh lý này được đặc trưng bởi sự phân hủy của sụn khớp. Những thương tổn ở xương và sụn làm hạn chế khả năng vận động, gây đau đớn. Những trường nặng thường không thể thực hiện những hoạt động liên quan đến uốn cong đầu gối (như leo cầu thang, đi bộ…) và tăng nguy cơ liệt khớp.
  • Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp do hệ miễn dịch bị rối loạn, sản sinh tự kháng thể tấn công khiến các mô khỏe mạnh bị tổn thương, trong đó có khớp gối.
  • Viêm khớp do chấn thương nặng: Viêm khớp tiến triển từ những chấn thương nghiêm trọng ở đầu gối như rách sụn chêm, đứt dây chằng đầu gối… Những tổn thương này có thể khiến khớp gối không thể hồi phục.
  • Hoại tử xương: Chết xương ở khớp gối do những vân đề về cung cấp máu.
Thay khớp gối được chỉ định khi chấn thương hoặc viêm khớp nặng
Thay khớp gối được chỉ định khi chấn thương hoặc viêm khớp nặng, điều trị bảo tồn không hiệu quả

Ngoài ra thay khớp gối sẽ được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Đau đầu gối không được cải thiện ngay cả khi dùng thuốc giảm đau mạnh
  • Cơn đau quá nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và giấc ngủ. Đau ngay cả khi sử dụng nạng hay các thiết bị hỗ trợ khác
  • Khó đứng lên từ tư thế ngồi, ảnh hưởng đến khả năng co duỗi đầu gối và đi bộ
  • Biến dạng đầu gối với mất sụn và đau, đầu gối cúi trong hoặc ra ngoài
  • Những rối loạn dẫn đến sự phát triển bất thường của xương
  • Người bệnh cảm thấy chán nản vì thiếu khả năng vận động và đau đớn
  • Không thể thực hiện những công việc hàng ngày
  • Viêm và sưng đầu gối mãn tính, nghỉ ngơi và dùng thuốc không thể giúp cải thiện
  • Không cải thiện đáng kể với những phương pháp khác

Đối tượng phù hợp

Thông thường, tái tạo khớp gối được xem xét cho mọi độ tuổi, không có giới hạn đối với cân nặng. Tuy nhiên thay thế toàn bộ khớp gối thường được thực hiện trên những người có độ tuổi từ 60 – 80 tuổi. Phẫu thuật thay thế một phần đầu gối được thực hiện trên những người có độ tuổi từ 55 – 64 tuổi.

Bác sĩ thường kiểm tra và đánh giá trên từng bệnh nhân trước khi chỉ định thay khớp. Người bệnh cũng cần phải có sức khỏe tốt, đủ khả năng đối phó với một ca phẫu thuật lớn cùng với việc phục hồi chức năng sau phẫu thuật.

Thay toàn bộ khớp gối do chấn thương và bệnh lý đã được thực hiện thành công ở mọi lứa tuổi, từ thanh thiếu niên đến người già.

Chống chỉ định thay khớp gối

Phẫu thuật thay khớp gối không được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Tổn thương khớp gối ở giai đoạn nhẹ hoặc trung bình, có thể điều trị không phẫu thuật.
  • Bệnh nhân không thể phẫu thuật do tình trạng sức khỏe suy yếu hoặc có những bệnh lý nội khoa kèm theo như suy gan, suy thận, bệnh tim mạch… Thông thường những trường hợp này được hội chẩn hoặc thảo luận giữa bác sĩ nội khoa, bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ gây mê trước khi thực hiện.
  • Có tình trạng nhiễm trùng vùng gối.
  • Người quá béo do nguy cơ hư khớp nhân tạo diễn ra sớm hơn ở những đối tượng này
  • Hạn chế thay khớp gối cho bệnh nhân trẻ tuổi. Bởi tuổi thọ của khớp gối nhân tạo dao động trong khoảng 15 – 20 năm. Bệnh nhân phải phẫu thuật lại khi khớp bị hỏng.

Các loại phẫu thuật thay khớp gối

Có hai loại phẫu thuật thay khớp gối, bao gồm:

  • Thay toàn bộ khớp gối: Ở phương pháp này, cả hai bên khớp gối đều được thay thế.
  • Thay thế một phần khớp gối: Trong thủ thuật, chỉ có một bên khớp gối được thay thế. Ca phẫu thuật này thường nhỏ, thời gian phẫu thuật, nằm viện và phục hồi ngắn hơn thay toàn phần.
Các loại phẫu thuật thay khớp gối
Các loại phẫu thuật thay khớp gối gồm thay toàn bộ khớp gối hoặc một phần khớp gối

Một số loại phẫu thuật khác có thể được xem xét thực hiện:

  • Phẫu thuật cắt xương: Phẫu thuật cắt xương ống chân và sắp xếp lại.
  • Khử trùng và rửa trôi thông qua nội soi khớp: Kính nội soi khớp được đưa vào đầu gối để quan sát, dùng nước muối làm sạch bất kỳ sụn hoặc xương.
  • Ghép khảm: Chuyển những đầu cắm của sụn cứng và một số xương bên dưới bằng một phần khác của đầu gối. Phương pháp này giúp sửa chữa bề mặt khớp bị tổn thương.

Chuẩn bị cho phẫu thuật thay khớp gối

Trước khi quyết định thay khớp gối, bác sĩ tiến hành kiểm tra một số vấn đề sau:

  • Tiền sử bệnh: Kiểm tra sức khỏe chung cùng với khả năng hoạt động và mức độ đau đầu gối. Điều này giúp đảm bảo người bệnh đủ khả năng chịu đựng được một ca phẫu thuật.
  • Kiểm tra thể chất: Bệnh nhân được kiểm tra thể chất để đánh giá chuyển động của đầu gối. Đồng thời xem xét sự liên kết tổng thể của chân và đánh giá sự ổn định.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang cho phép bác sĩ xác định tình trạng biến dạng và mức độ tổn thương ở đầu gối.
  • Một số xét nghiệm khác: Xét nghiệm máu, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc một số hình ảnh nâng cao khác. Những xét nghiệm này giúp đánh giá tổn thương mô mềm và xương ở đầu gối.

Sau quá trình kiểm tra, bác sĩ phẫu thuật và bệnh nhân có thể xem xét kết quả đánh giá. Đồng thời thảo luận xem liệu thay khớp gối có phải là phương pháp chữa trị tốt nhất ở thời điểm hiện tại hay không; sau phẫu thuật có thể cải thiện chức năng và giảm đau hay không.

Ngoài ra bác sĩ tiến hành xem xét những lựa chọn điều trị khác. Đồng thời trao đổi với bệnh nhân về những biến chứng và rủi ro có thể xảy ra sau khi phẫu thuật.

Một số điều cần chuẩn bị để hỗ trợ bệnh nhân sau phẫu thuật:

  • Lan can an toàn hoặc thanh an toàn trong bồn tắm
  • Tay vịn chắc chắn dọc theo cầu thang
  • Những dụng cụ hỗ trợ đi lại như gậy hoặc nạng
  • Một chiếc ghế ổn định với đệm ngồi chắc chắn giúp hỗ trợ quá trình phục hồi. Ghế ngồi nên có chiều cao từ 18 – 20 cm, có lưng vững chắc, bệ tỳ tay và bệ để chân.
  • Một chiếc ghế tắm chắc chắn.
  • Không gian sống trong cùng một tầng để hạn chế việc lên xuống cầu thang.

Quy trình phẫu thuật thay khớp gối

Quy trình phẫu thuật thay khớp gối gồm những bước sau:

  • Bước 1: Gây tê. Tùy thuộc vào tình trạng, bệnh nhân có thể được gây tê tủy sống, gây tê toàn thân hoặc gây tê vùng thần kinh.
  • Bước 2: Tạo một đường mổ dài dọc theo đầu gối
  • Bước 3: Loại bỏ xương và sụn bị hỏng
  • Bước 4: Dùng những bộ phận cấy ghép bằng nhựa hoặc kim loại để thay thế những mô bị loại bỏ. Định vị các bộ phận bằng xi măng. Điều này giúp bệnh nhân khôi phục lại sự liên kết cũng như chức năng của đầu gối. Ngoài ra giữa những miếng kim loại được đặt một miếng đệm bằng nhựa. Miếng đệm này hoạt động tương tự như sụn khớp tự nhiên, nó giúp giảm bớt sự ma sát khi khớp di chuyển
  • Bước 5: Khâu vết mổ bằng chỉ khâu hoặc kẹp. Cuối cùng băng bó vết thương để ngăn nhiễm trùng.

Thông thường quá trình phẫu thuật thay khớp gối kéo dài từ 1 – 3 giờ. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân được đưa đến phòng hồi sức để phục hồi và theo dõi. Sau khi tỉnh dậy, bệnh nhân được xuất viện về nhà hoặc đưa vào phòng bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng, bệnh nhân có thể nằm viện từ 3 – 5 ngày hoặc lâu hơn.

Quy trình phẫu thuật thay khớp gối thường hoàn thành trong vòng 1 đến 3 tiếng
Quy trình phẫu thuật thay khớp gối thường hoàn thành trong vòng 1 đến 3 tiếng

Các biến chứng của thay khớp gối

Tương tự như những cuộc phẫu thuật khác, thay khớp gối có thể dẫn đến một số rủi ro làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp. Nhiễm trùng khớp gối và một số biến chứng nghiêm trọng khác xảy ra ít hơn 2% bệnh nhân. Đột quỵ, đau tim hoặc những biến chứng lớn có tỷ lệ ít hơn.

Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp:

1. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng vết thương hoặc xung quanh bộ phận giả có thể xảy ra sau phẫu thuật từ vài ngày đến vài tuần hoặc nhiều năm sau đó. Thông thường bệnh nhân được dùng kháng sinh điều trị nhiễm trùng nhẹ. Những trường hợp nhiễm trùng lớn và sâu có thể được xem xét phẫu thuật loại bỏ bộ phận giả.

Biến chứng nhiễm trùng thường do vết thương không được chăm sóc kỹ hoặc thiết bị phẫu thuật không đảm bảo vô trùng. Ở một số bệnh nhân, bộ phận thay khớp bị nhiễm trùng do viêm nhiễm lây lan từ một số bộ phận khác của cơ thể.

2. Tiếp tục đau

Sau thay khớp gối, người bệnh có thể tiếp tục bị đau dai dẳng ở đầu gối. Tuy nhiên biến chứng này rất hiếm gặp. Hầu hết bệnh nhân có thể giảm đau ngay sau khi thay khớp.

3. Tổn thương thần kinh và mạch máu

Dây chằng, dây thần kinh và mạch máu xung quanh đầu gối có thể bị tổn thương trong khi phẫu thuật. Tuy nhiên biến chứng này thường được ngăn ngừa rất tốt bởi những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

4. Cục máu đông

Phẫu thuật thay khớp gối thường khiến các cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân. Những cục máu đông này có thể phát triển lớn, đe dọa đến tính mạng nếu chúng bị vỡ và di chuyển đến phổi.

Thông thường, người bệnh được hướng dẫn các bài tập cẳng chân và nâng chân định kỳ để tăng tuần hoàn, phòng ngừa cục máu đông. Một số trường hợp khác có thể dùng thuốc làm loãng máu.

Cục máu đông
Cục máu đông có thể hình thành trong tĩnh mạch chân sau phẫu thuật khớp gối

5. Một số biến chứng khác

Ngoài những tình trạng y tế nêu trên, những biến chứng hiếm gặp có thể bao gồm:

  • Thuyên tắc phổi (cục máu đông hình thành trong phổi) dẫn đến đau ngực hoặc khó thở. Trường hợp này cần được điều trị khẩn cấp để tránh đe dọa đến tính mạng.
  • Cứng khớp gối.
  • Gãy xương xung quanh khớp gối nhân tạo trong hoặc sau khi phẫu thuật.
  • Chảy máu bất ngờ hoặc chảy nhiều máu vào khớp gối.
  • Khớp gối không hoàn toàn ổn định, bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật thêm.
  • Tác dụng phụ của thuốc gây tê như lú lẫn và đau ốm. Điều này hiếm xảy ra do thuốc gây tê có độ an toàn cao. Tác dụng phụ thường dễ gặp hơn ở người lớn tuổi hoặc có những vấn đề sức khỏe khác (như bệnh tim, bệnh phổi).
  •  Xương thừa hình thành xung quanh khớp gối.
  • Trật xương bánh chè. Bệnh nhân thường được phẫu thuật để sửa chữa.
  • Phản ứng với xi măng xương, thuốc gây tê hoặc gây mê.

Phục hồi sau phẫu thuật thay khớp gối

Sau thay khớp gối, bệnh nhân thường được nằm viện từ 3 đến 5 ngày. Người bệnh được sử dụng các thiết bị hỗ trợ đi bộ (như nạng, khung hoặc gậy) khoảng 6 tuần và bắt đầu lái xe từ 6 – 8 tuần sau điều trị. Tuy nhiên thời gian hồi phục ở mỗi người có thể khác nhau.

Quá trình phục hồi hoàn toàn mất khoảng 2 năm khi cơ bắp được tăng cường bằng các tập thể dục và các mô sẹo lành lại. Hiếm khi người bệnh tiếp tục bị đau sau 2 năm.

Để thúc đẩy quá trình hồi phục và giảm nguy cơ biến chứng, người bệnh sẽ được hướng dẫn những biện pháp dưới đây:

1. Quản lý đau

Người bệnh có thể cảm thấy hơi đau sau phẫu thuật. Đây là một biểu hiện bình thường của vết thương chưa lành. Thông thường người bệnh sẽ được dùng thuốc giảm đau để xoa dịu tình trạng và giúp phục hồi nhanh hơn.

Những loại thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Acetaminophen
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Thuốc giảm đau gây nghiện nhóm opioid
  • Thuốc gây tê cục bộ.

Bệnh nhân được dùng một loại hoặc kết hợp nhiều loại thuốc để giảm đau, giảm thiểu nhu cầu dùng thuốc opioid (do khả năng gây nghiện của thuốc). Các thuốc giảm đau thường chỉ được dùng trong thời gian ngắn.

2. Ngăn ngừa máu đông

Bệnh nhân được hướng dẫn sử dụng thuốc làm loãng máu và ủng nén để giảm sưng chân và ngăn ngừa cục máu đông hình thành. Ngoài ra bệnh nhân được hướng dẫn cử động mắt cá chân và chân sau khi phẫu thuật. Những biện pháp này giúp tăng lưu lượng máu ở chân. Đồng thời giúp ngăn ngừa đông máu và phù chân.

3. Vật lý trị liệu

Khoảng vài giờ sau phẫu thuật, người bệnh có thể bắt đầu tập thể dục đầu gối. Thông thường những bài tập cụ thể sẽ được hướng dẫn với mục đích phục hồi cử động ở đầu gối, ngăn hình thành cục máu đông và cứng khớp, tăng cường sức mạnh cho chân. Điều này giúp người bệnh có thể đi lại và thực hiện những hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Để phục hồi chuyển động của chân và đầu gối, bệnh nhân được dùng máy tập chuyển động thụ động liên tục (CPM) khi nằm trên giường. Đây là một thiết bị có giá đỡ đầu gối giúp đầu gối di chuyển từ từ. Đồng thời giúp chân của bạn được nâng cao, di chuyển bằng cơ giúp máu huyết lưu thông dễ dàng.

Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu để phục hồi cử động ở đầu gối, tăng cường sức mạnh cho chân, tránh cứng khớp

Sau 5 – 7 ngày, người bệnh được tập vật lý trị liệu chủ động với những bài tập thích hợp. Quá trình này thường kéo dài từ 6 – 8 tuần tại trung tâm. Trong trường hợp bị đau khi vật lý trị liệu, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Dùng thuốc giảm đau khoảng 30 phút trước khi luyện tập (theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa).
  • Chườm ấm giúp thư giãn khớp xương và giảm đau trước khi vật lý trị liệu.
  • Chườm lạnh giúp giảm đau và viêm, nên được thực hiện sau khi vật lý trị liệu.

Trong quá trình hồi phục, không nên vội vàng và luyện tập với cường độ cao để tránh gây đau. Nếu đau nhiều, hãy thông báo tình trạng với chuyên gia vật lý trị liệu.

4. Chăm sóc vết thương

Sau khi kết thúc quá trình thay khớp gối, vết thương ở phía trước đầu gối và vết thương dưới da được khâu lại bằng chỉ y tế hoặc kim ghim. Khoảng vài tuần sau phẫu thuật, những kim ghim và mũi khâu sẽ được gỡ bỏ. Riêng vết khâu bên dưới da không cần tiến hành cắt bỏ.

Trong khi vết thương lành lại, người bệnh cần thay băng vết thương thường xuyên, tránh tiếp xúc hoặc ngâm vết thương trong nước cho đến khi vết thương khô và kín. Ngoài ra vết thương cũng nên được băng để tránh tiếp xúc với vớ hỗ trợ và quần áo.

5. Hoạt động bình thường

Trong vòng 3 – 6 tháng sau phẫu thuật, người bệnh có thể tiếp tục hầu hết những hoạt động bình thường, chẳng hạn như ngồi, leo cầu thang, đứng… Trong vài tuần đầu, một số cơn đau có thể xảy ra vào ban đêm hoặc khi hoạt động.

Ngoài ra người bệnh nên thực thêm những bài tập cụ thể tại nhà, vài lần mỗi ngày. Điều này giúp tăng cường sức mạnh cho đầu gối, ngăn cứng khớp, phục hồi chuyển động cho khớp.

Ngoài trung tâm, chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn các động tác tại nhà (có sự hỗ trợ của chuyên gia trong vài tuần đầu). Khi vết thương giảm đau, người bệnh có thể luyện tập mà không cần sự trợ giúp.

Người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Sử dụng thiết bị đi bộ nhưng cố gắng giảm dần.
  • Duy trì những bài tập giúp tăng cường sức mạnh và hạn chế cứng khớp. Tuy nhiên không ép đầu gối.
  • Không ngồi khoanh chân trong khoảng 6 tuần đầu sau phẫu thuật.
  • Trong khi ngủ, không kê gối bên dưới đầu gối. Bởi điều này có thể khiến đầu gối của bạn bị cong vĩnh viễn.
  • Đi giày hỗ trợ.
  • Tránh những hoạt động có thể gây xoắn ở đầu gối.
  • Không quỳ trên đầu gối đã phẫu thuật cho đến khi bác sĩ cho phép.
  • Khi ngồi nên nâng cao chân và chườm túi đá bọc trong khăn trong 20 phút, mỗi 4 giờ 1 lần để giảm sưng.

6. Chế độ ăn uống

Trong vòng vài tuần sau phẫu thuật, người bệnh thường có cảm giác chán ăn. Trong thời gian này, bệnh nhân nên ăn những loại thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa. Đặc biệt nên đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng và giàu dinh dưỡng.

Bệnh nhân được khuyên bổ sung chất sắt từ các thực phẩm lành mạnh để tăng tốc độ chữa lành vết thương và hồi phục sức mạnh cơ bắp. Ngoài ra nên tăng cường bổ sung vitamin C để hồi phục sức khỏe, tăng đề kháng. Đồng thời kháng viêm và giảm đau ở vết thương.

Tăng cường bổ sung chất sắt
Tăng cường bổ sung chất sắt giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương và sớm hồi phục sức mạnh cơ bắp

Phẫu thuật thay khớp gối giá bao nhiêu?

Phẫu thuật thay khớp gối thường có chi phí dao động trong khoảng 40 – 80 triệu đồng. Tuy nhiên chi phí này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào một số yếu tố dưới đây:

  • Kỹ thuật được áp dụng (thay khớp gối toàn phần hay bán phần)
  • Cơ sở y tế thực hiện
  • Cơ sở vật chất tại nơi thực hiện
  • Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình (bác sĩ chuyên khoa, giáo sư, phó giáo sư hay tiến sĩ)
  • Mức độ thương bên trong
  • Bảo hiểm y tế và chính sách hỗ trợ cho người trong diện đặc biệt (giảm chi phí)

Để nắm rõ chi phí phẫu thuật thay khớp gối, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, thăm khám và trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Tuổi thọ của khớp gối nhân tạo

Tuổi thọ trung bình của khớp gối nhân tạo là 15 năm. Những trường hợp chăm sóc tốt có thể kéo dài tuổi thọ của vật liệu đến 20 năm. Cụ thể như tránh thực hiện những hoạt động làm ảnh hưởng đến đầu gối, chăm sóc vết thương tốt và tuân thủ vật lý trị liệu. Ngược lại tuổi thọ của khớp nhân tạo có thể giảm nếu không được chăm sóc tốt.

Phẫu thuật thay khớp gối ở đâu tốt?

Phẫu thuật thay khớp gối là phương pháp được áp dụng phổ biến, giúp sửa chữa khớp gối bị hỏng và phục hồi chức năng vận động. Tuy nhiên người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để để được tư vấn phương pháp điêu trị thích hợp. Đồng thời đảm bảo hiệu quả, hạn chế phát sinh biến chứng trong và sau phẫu thuật.

Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo hiệu quả chữa trị, hạn chế phát sinh biến chứng
Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo hiệu quả chữa trị và hạn chế phát sinh biến chứng

Dưới đây là một số địa chỉ thay khớp gối tốt nhất ở TP HCM và Hà Nội:

Bệnh viện Chợ Rẫy

  • Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: (84-028) 3855 4137 – (84-028) 3855 4138

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM

  • Địa chỉ: 929 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028.39235791 – 39235821 – 39237007

Bệnh viện Nhân dân 115

  • Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028 3865 2368 – 028 3865 4139 – 028 3865 5110

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Địa chỉ: 1 đường Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Số điện thoại: 069. 572400

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

  • Địa chỉ: 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số điện thoại: (84- 24) 38.253.531 – (84-24) 38.248.308

Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại: 8424 3869 3731

Thay khớp gối được xem xét cho những trường hợp có khớp gối hư hỏng nặng, không đáp ứng tốt với các phương pháp khác. Phẫu thuật giúp tái tạo khớp và phục hồi chức năng vận động. Đồng thời giúp giảm đau và ngăn liệt khớp. Tuy nhiên người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về các rủi ro có thể gặp và hiệu quả sau điều trị. Từ đó lựa chọn phương pháp thích hợp nhất.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Lupus Ban Đỏ Có Lây Không
Bệnh lupus ban đỏ có lây không là thắc mắc của hầu hết người bệnh trong việc cố gắng điều trị và phòng ngừa các triệu chứng. Do đó, người bệnh có thể tìm hiểu một số thông tin cơ ...
Xem chi tiết
Hay Bị Tê Chân Tay Là Thiếu Chất Gì
Khoáng chất là các chất dinh dưỡng cụ thể mà cơ thể cần thiết để đảm bảo các hoạt động bình thường. Sự thiếu hụt các khoáng chất cần thiết có thể dẫn đến nhiều phản ứng khác nhau, bao ...
Xem chi tiết
Đau Lưng Có Nên Đạp Xe
Đau lưng có nên đạp xe không và nên đạp xe như thế nào, bao lâu một lần để nâng cao sức khỏe mà không gây tổn thương cột sống? Tham khảo bài viết dưới đây và có kế hoạch ...
Xem chi tiết
Bị Gai Cột Sống Có Nên Uống Canxi Không
Bị gai cột sống có nên uống canxi không? Bổ sung canxi có khiến các triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết và hướng ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chơi Golf Được Không
Thoát vị đĩa đệm có chơi golf được không? Nên chơi như thế nào và cần thận trọng điều gì để tránh gây tổn thương đĩa đệm? Bài viết bên dưới sẽ cung cấp các thông tin cần thiết và ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua