Phương pháp tập khí công chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Tập khí công chữa bệnh thoát vị đĩa đệm là một phương pháp có nguồn gốc từ võ thuật, sử dụng các tư thế và cách hít thở để cải thiện các triệu chứng. Các bài tập khó công có thể nuôi dưỡng năng lượng, sức mạnh và thúc đẩy sức khỏe tinh thần, thể chất của người bệnh.

tập khí công chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Tìm hiểu phương pháp tập khí công chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Khí công là gì?

Khí công là môn võ thuật có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại. Bắt nguồn từ các nguyên tắc của y học cổ truyền, khí công sử dụng khí hoặc năng lượng có sẵn trong cơ thể để cải thiện các vấn đề sức khỏe, bao gồm thoát vị đĩa đệm và các điều kiện cột sống khác.

Cụ thể, khí công sử dụng các tư thế và phương pháp thở đơn giản có kiểm soát để thúc đẩy dòng chảy mạnh mạnh để giảm sự trì trệ của luồng khí. Luồng khí thích hợp trong cơ thể có thể giúp cơ thể tham gia vào quá trình chữa bệnh và tăng cường sức khỏe.

Theo quan niệm của y học cổ truyền Trung Quốc, cơ thể bệnh tật và sức khỏe kém là do năng lượng bị chặn trong 12 kinh lạc của cơ thể. Do đó, luyện tập khí công có thể thúc đẩy năng lượng hay khí, lưu thông khắp cơ thể và cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe.

Tập khí công ngày càng phổ biến như một môn thể dục, giải trí, thư giãn, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị nhiều vấn đề thể chất, tinh thần.

Việc thực hành khí công thường bao gồm ba thành phần chính, chẳng hạn như:

  • Chuyển động cơ thể: Các chuyển động khi tập khí công đòi hỏi sự linh hoạt, nhẹ nhàng, kết hợp với các tư thế, sức mạnh, tính linh hoạt, sự phối hợp, tăng bằng và sức chịu đựng của cơ thể. Khí công được xem là hình thức luyện tập tác dụng thấp và không gây tác động đến hệ thống xương khớp cũng như đĩa đệm.
  • Thiền: Một trong những yêu cầu của môn khí công là thiền định và sự tập trung. Người bệnh cần kết hợp các động tác và hơi thở để giảm căng thẳng, hạn chế lo lắng, giảm đau và ngăn ngừa các rối loạn cảm xúc.
  • Hơi thở: Khí công sử dụng phương pháp thở nhẹ nhàng, tập trung để giúp cơ thể thoải mái và khuyến khích tuần hoàn máu. Điều này có thể cung cấp oxy chảy đến các cơ và não bộ khi tập khí công.

Hiệu quả của phương pháp tập khí công chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Có nhiều nghiên cứu về phương pháp tập khí công chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, đau lưng và các vấn đề sức khỏe khác. Các nghiên cứu cho biết, khí công có thể kiểm soát, thậm chí là ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm thoát vị đĩa đệm và các vấn đề về lưng khác.

khí công himalaya chữa đau lưng
Khí công có thể kéo giãn cột sống và giảm đau liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm

Khí công được xem là an toàn và phù hợp cho hầu hết mọi người. Cụ thể, các lợi ích và tác dụng của khí công bao gồm:

  • Giảm cảm giác mệt mỏi mãn tính: Người bị thoát vị đĩa đệm thường dễ bị mệt mỏi mãn tính, không rõ nguyên nhân và thường không được cải thiện khi nghỉ ngơi. Do đó, người bệnh gần như luôn cảm thấy mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày. Trong một số nghiên cứu, việc tập khí công có thể giúp hoạt động trí óc tốt hơn, cải thiện tình trạng mệt mỏi và ngăn ngừa các rủi ro liên quan đến thoát vị đĩa đệm.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch hoạt động để chống lại vi khuẩn, virus và một số tác nhân khác có thể gây viêm, nhiễm trùng đĩa đệm. Tập khí công được cho là có thể tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và phòng ngừa các vấn đề liên quan.
  • Giảm căng thẳng: Lo lắng và căng thẳng ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Một nghiên cứu cho thấy, khí công có thể giảm giảm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng. Ngoài ra, khí công cũng được chứng minh là tác động tích cực đến sức khỏe xương, đĩa đệm và các mô mềm, chẳng hạn như dây chằng, gân và cơ.

Phương pháp tập khí công chữa bệnh thoát vị đĩa đệm được cả Đông và Tây y nghiên cứu. Mặc dù các nghiên cứu không rõ ràng, tuy nhiên kết quả cho thấy, khí công có nhiều tác động tốt đến sức khỏe của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, khí công không có tác dụng phụ hoặc bất cứ rủi ro nào ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó người bệnh có thể áp dụng phương pháp này mà không cần lo lắng về biến chứng liên quan.

Tuy nhiên, người bệnh áp dụng phương pháp tập khí công chữa bệnh thoát vị đĩa đệm nên trao đổi với huấn luyện viên hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể. Có rất nhiều kỹ thuật tập khí công khác nhau và phản ứng luyện tập cũng khác nhau ở mỗi người bệnh. Do đó, tốt nhất người bệnh nên trao đổi với người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Xem Thêm: Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn – Hướng dẫn A-Z

Tập khí công chữa bệnh thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Có hàng ngàn biến thể khác nhau khi tập khí công chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Do đó, để thực hiện phương pháp này, người có thể tham khảo các hướng dẫn bên dưới. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu tập khí công, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc huấn luyện viên khí công để được hướng dẫn cụ thể.

1. Khí công thụ động

Khí công thụ động điều trị thoát vị đĩa đệm tương đối giống phương pháp thiền định. Có hai loại khí công thụ động phổ biến bao gồm tập trung tinh thần và hình dung.

Cách tập khí công chữa thoát vị đĩa đệm
Khí công thụ động áp dụng phương pháp tập trung tinh thần và hình dục để cải thiện cơn đau

Để luyện tập khả năng tập trung tinh thần, người bệnh chỉ cần ngồi ở tư thế thẳng lưng, thoải mái, nhắm mắt và hít thở bằng bụng (thở bằng cơ hoành). Tốt nhất người tập nên dành thời gian tập ít nhất 10 phút hoặc lâu hơn mỗi ngày để tập trung vào hơi thở để cải thiện cơn đau thắt lưng.

Phương pháp khí công hình dung được thực hiện tương tự khả năng tập trung tinh thần, nhưng kết hợp thêm trí tưởng tượng. Người tập nhắm mắt lại, tưởng tượng những điều mang lại niềm vui hoặc sự thư thái, chẳng hạn như bãi biển, thung lũng đầy hoa, đỉnh núi hoặc khu rừng. Sử dụng các hình ảnh hình dung này để tăng cường năng lượng tích cực đến khắp cơ thể và cải thiện các cơn đau do thoát vị đĩa đệm.

Người bệnh cũng có thể hình dung một nguồn năng lượng đi đến đĩa đệm, cột sống, mô mềm để hỗ trợ chữa lành. Để nâng cao khả năng hình dung, người bệnh có thể tham gia một lớp học khí công, đọc các hướng dẫn khác hoặc tham khảo kỹ thuật thiền định.

Nếu không biết nên bắt đầu phương pháp tập khí công chữa bệnh thoát vị đĩa đệm như thế nào, người bệnh có thể tham khảo nhiều video trực tuyến hoặc trao đổi với huấn luyện viên khí công.

2. Khí công hoạt động

Khí công hoạt động hay khí công tích cực điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách giữ nguồn năng lượng trong cơ thể liên tục lưu thông. Không giống như yoga chữa thoát vị đĩa đệm, thường tập trung vào các động tác kéo giãn tĩnh, khó công đòi hỏi cơ thể luôn chuyển động thông qua các chuỗi vận động khác nhau.

khí công chữa bệnh
Khí công tích cực áp dụng các chuyển động liên tục, nhẹ nhàng để cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Khí công liên quan đến một chuỗi vận động khác nhau. Do đó người bệnh nên bắt đầu bài học với huấn luyện viên hoặc video trực tuyến dành cho người mới bắt đầu. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, tập khí công chữa bệnh thoát vị đĩa đệm nên được thực hành trong môi trường nhóm để thúc đẩy tính cộng đồng và tính kết nối. Điều này cũng có thể giảm căng thẳng và hỗ trợ chữa bệnh.

Tập khí công chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, dù là khí công thụ động hay khí công chủ động, người bệnh cần chú ý rèn luyện tính kiên nhẫn và tận hưởng thời gian luyện tập. Ngoài ra, người bệnh nên tập thể dục thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, để tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng và giúp ngủ ngon hơn.

Chống chỉ định tập khí công chữa thoát vị đĩa đệm

Phương pháp tập khí công chữa bệnh thoát vị đĩa đệm gần như không có chống chỉ định nào. Vì bản chất chuyển động nhẹ nhàng và hít thở có kiểm soát, khí công gần như an toàn và phù hợp cho hầu hết mọi người trong việc điều trị bệnh lý và tăng cường sức khỏe.

Tuy nhiên người bệnh thoát vị đĩa đệm cần chú ý các phản ứng của cơ thể, chẳng hạn như ngừng luyện tập nếu cảm thấy cảm giác đau buốt ở cột sống. Ngoài ra, thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi tập thể dục thông thường, như khởi động, thả lỏng, hạ nhiệt và kéo căng cơ có thể phòng ngừa các vấn đề có thể xảy ra.

Trước khi tập khí công chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cụ thể.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm kết hợp

Theo các bác sĩ, phương pháp tập khí công chữa bệnh thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả tốt nhất khi kết hợp với các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khác, chẳng hạn như:

khí công y đạo chữa thoát vị đĩa đệm
Kết hợp khí công và xoa bóp cột sống có thể tăng cường hiệu quả cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm
  • Chườm đá hoặc chườm nóng: Chườm đá trong vòng 15 – 20 phút mỗi lần có thể giảm viêm và đau. Ngoài ra, chườm nóng trong 15 – 20 phút mỗi lần cũng có thể hỗ trợ giảm đau. Khoảng cách giữa các lần chườm nóng hoặc chườm đá tối thiểu 2 giờ, điều này bảo vệ da khỏi các nguy cơ tổn thương.
  • Liệu pháp xoa bóp: Các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng có thể hỗ trợ thả lỏng cơ bắp, tăng cường lưu lượng máu và thúc đẩy thư giãn. Tuy nhiên nếu việc xoa bóp gây đau đớn, người bệnh nên ngưng thao tác để tránh gây ảnh hưởng đến đĩa đệm bị tổn thương.
  • Kéo căng cột sống: Các động tác hoặc thiết bị kéo giãn cột sống có thể hỗ trợ giảm áp lực lên các đĩa đệm, rễ thần kinh và cải thiện cơn đau.
  • Thay đổi hoạt động hàng ngày: Thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến đau đớn dữ dội khi người bệnh thực hiện một số hoạt động cụ thể. Do đó, để cải thiện cơn đau, người bệnh có thể tránh các hoạt động gắng sức, chẳng hạn như chơi thể thao, và thay đổi tư thế ngủ, gối ngủ để giúp đĩa đệm bớt đau.
  • Vật lý trị liệu: Các bài tập tăng cường và kéo căng cột sống có thể hỗ trợ giảm đau và tăng cường phạm vi hoạt động của đĩa đệm. Các bài tập vật lý trị liệu nên được thiết kế bởi nhà vật lý trị liệu để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Các loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), có thể giúp giảm viêm trong cơ thể và giảm đau. Nếu thuốc không kê đơn không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể kê thuốc giãn cơ hoặc steroid đường uống để cải thiện cơn đau. Tuy nhiên các loại thuốc này thường tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác dụng phụ, do đó luôn sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tiêm: Nếu các phương pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị tiêm steroid ngoài màng cứng, để giảm viêm và điều trị các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.

Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị một số phương pháp điều trị giảm đau khác, chẳng hạn như kích thích dây thần kinh điện qua da, châm cứu, thiền định, yoga, Thái cực quyền và các phương pháp khác. Ngoài ra, áp dụng kết hợp phương pháp tập khí công và các kỹ thuật tâm trí khác, chẳng hạn như liệu pháp nhận thức, có thể làm tăng cường hiệu quả điều trị.

Tập khí công chữa bệnh thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị thuộc Y học cổ truyền Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. Lợi ích của khí công bao gồm giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện khả năng tập trung và giúp người bệnh trở nên linh hoạt hơn. Ngoài ra, tập khí công thường xuyên thậm chí có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý mãn tính.

Hầu hết các hình thức khí công an toàn và phù hợp cho người bệnh ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, các trường hợp thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng, chấn thương cột sống hoặc có các bệnh lý mãn tính khác, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dãn cụ thể trước khi tập khí công.

 Tham khảo thêm: Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà tốt nhất

Câu hỏi liên quan
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chơi Golf Được Không
Thoát vị đĩa đệm có chơi golf được không? Nên chơi như thế nào và cần thận trọng điều gì để tránh gây tổn thương đĩa đệm? Bài viết bên dưới sẽ cung cấp các thông tin cần thiết và ...
Xem chi tiết
Mổ Cột Sống Đeo Đai Bao Lâu
Mổ cột sống đeo đai bao lâu còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và mức độ phục hồi của bệnh nhân. Việc sử dụng đai lưng sau mổ có thể giúp người bệnh ổn định ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Hít Đất Được Không
Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không, tập luyện bài tập này có gây tổn thương cột sống hoặc khiến các triệu chứng thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn không? Tham khảo các thông tin ...
Xem chi tiết
Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Bơi Không
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không? Bơi theo kiểu nào tốt nhất? Cần tránh các kiểu bơi nào để không gây tác động đến cột sống? Bơi với cường độ và thời gian như thế nào ...
Xem chi tiết
Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Lý Không
Bệnh thoát vị đĩa đệm có làm ảnh hưởng xấu đến sinh lý hay không là thắc mắc chung của nhiều người bệnh, đặc biệt là nam giới. Bởi đây là một bệnh cột sống nghiêm trọng, thường gây đau ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua