Tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm: Giải pháp hiệu quả

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp tập trung vào các thao tác bằng tay để điều chỉnh cột sống. Trong biện pháp này, bác sĩ không kê đơn thuốc nhưng dựa vào các phương pháp thủ công, bao gồm nắn chỉnh cột sống, vận động hoặc các liệu pháp hỗ trợ khác để giảm đau và phục hồi chức năng.

Tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm
Tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm sử dụng các thao tác bằng tay để cải thiện các cơn đau

Tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm là gì?

Tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm được thực hiện bởi một chuyên gia chăm sóc sức khỏe và tập trung vào việc tác động, điều chỉnh các vấn đề cột sống bằng tay hoặc các thao tác thủ công khác.

Hầu hết các phương pháp tác động cột sống nhằm mục đích giảm đau và cải thiện chức năng cột sống ở người bệnh. Bác sĩ cũng có thể hướng dẫn người bệnh cách bảo vệ sức khỏe thông qua các bài tập thể dục, vật lý trị liệu hoặc các liệu thông qua phương pháp phục hồi chức năng khác.

Tác động cột sống là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm được sử dụng để thay thế các biện pháp khác, chẳng hạn như thuốc hoặc phẫu thuật. Mục đích của phương pháp này nhằm giảm bớt sự kích thích với dây thần kinh cột sống và thiết lập phản xạ cho người bệnh. Ngoài ra, phương pháp tác động cột sống cũng được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị y tế khác để tăng cường hiệu quả điều trị.

Khi nào cần thực hiện tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm?

Phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm được thực hiện bởi chuyên gia cột sống và chỉnh hình. Điều này có thể cải thiện cơn đau và các triệu chứng thoát vị đĩa đệm khác. Bác sĩ có thể kiểm tra lịch sử bệnh, khám sức khỏe tổng thể và thực hiện các xét nghiệm chỉnh hình, hệ thống thần kinh khi đề nghị phương pháp tác động cột sống.

điều chỉnh cột sống chữa thoát vị đĩa đệm
Phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm được sử dụng để thay thế các phương pháp điều trị khác

Bác sĩ có thể cần xác định một số vấn đề, chẳng hạn như:

  • Phản xạ của người bệnh để xác định tín hiệu thần kinh. Bác sĩ có thể gõ vào đầu gối bằng một búa nhỏ và quan sát phản ứng của chân.
  • Sự suy giảm sức mạnh ở cơ sinh học và dấu hiệu hao mòn cơ bắp ở chân.
  • Dấu hiệu bất thường về cảm giác dọc theo đường đi của dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh tọa.

Bác sĩ chỉnh hình có thể quan sát tư thế của người bệnh và đề nghị  chụp X – quang hoặc MRI để xác định phương pháp tác động cột sống phù hợp. Ngoài ra, ngay cả khi người bệnh chỉ bị đau lưng, bác sĩ cũng có thể kiểm tra cổ để đánh giá sức khỏe tổng thể.

Sau khi xem xét các yếu tố liên quan, bác sĩ có thể đề nghị phương pháp điều trị phù hợp.

Kế hoạch tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị kế hoạch tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm phù hợp. Thông thường người bệnh cần thực hiện phương pháp 1 – 2 lần mỗi tuần trong khoảng thời gian 4 – 6 tuần liên tục. Khi các triệu chứng được cải thiện và các dấu hiệu lâm sàng được giải quyết, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh chuyển sang các phương pháp điều trị khác.

Nếu cơn đau không được cải thiện sau 3 – 4 lần điều trị, bác sĩ có thể đánh giá lại các triệu chứng và tình trạng của người bệnh. Đôi khi người bệnh có thể cần các phương pháp điều trị tích cực khác, chẳng hạn như tiêm ngoài màng cứng điều trị thoát vị đĩa đệm.

Kỹ thuật tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm

Có rất nhiều loại kỹ thuật điều chỉnh, tác động cột sống khác nhau được sử dụng bởi các bác sĩ chỉnh hình. Mục tiêu chung của các kỹ thuật này là phục hồi hoặc tăng cường các chức năng đĩa đệm và hạn chế tối đa các rủi ro ảnh hưởng đến cột sống.

Bác sĩ chỉnh hình lập kế hoạch điều trị đáp ứng theo nhu cầu cụ thể của từng bệnh nhân. Thông thường kế hoạch điều trị liên quan đến một số kỹ thuật điều chỉnh cột sống mạnh mẽ và ít tác động hơn theo thời gian điều trị. Cụ thể, các kỹ thuật thường được áp dụng bao gồm:

1. Thao tác nắn chỉnh cột sống

Kỹ thuật nắn chỉnh cột sống được sử dụng thường xuyên nhất trong phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm. Bác sĩ sẽ thực hiện một lực đẩy biên độ thấp với vận tốc cao để tác động lên cột sống. Thao tác này thường tạo ra một tiếng “bốp” nhỏ và có thể nghe được khi bác sĩ sử dụng bàn tay để tác động lực đột ngột lên cột sống.

Phương pháp này sử dụng lực tác động có kiểm soát để tác động lên cột sống và định vị các đĩa đệm bị thoát vị hoặc phồng.

Bác sĩ chỉnh hình tác động một lực đột ngột có điều chỉnh để tác động lên cột sống

2. Thao tác vận động cột sống

Trong một số trường hợp, phương pháp nắn chỉnh cột sống có thể gây sợ hãi hoặc lo lắng cho người bệnh. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị ít tác động hơn, chẳng hạn như vận động cột sống. Đây là kỹ thuật nắn khớp xương bằng lực thấp, nhẹ nhàng và không thực hiện các lực đẩy mạnh hoặc động tác vặn người.

Ngoài ra, bác sĩ chỉnh hình có thể lựa chọn các phương pháp tác động thấp đối với một số bệnh nhân nhất định, chẳng hạn như:

  • Bệnh nhân có hệ thống thần kinh nhạy cảm, để tránh các phản ứng quá mức có thể gây co thắt cơ.
  • Bệnh nhân có điều kiện sức khỏe chống chỉ định, chẳng hạn như bệnh loãng xương, dị dạng cột sống hoặc có một số loại viêm khớp.
  • Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đang ở giai đoạn cấp tính và đau nhiều.
  • Bệnh nhân béo phì gây khó khăn cho việc xác định vị trí cột sống và có thể dẫn đến thao tác không chính xác.

Ngoài việc tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm, bác sĩ có thể sử dụng các liệu pháp bổ trợ, chẳng hạn như chườm nóng, chườm lạnh hoặc vật lý trị liệu, như một phần của kế hoạch điều trị tổng thể. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Quy trình tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm

Người bệnh không cần chuẩn bị đặc biệt khi thực hiện tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm. Bác sĩ có thể trao đổi với người bệnh về các tiền sử bệnh lý, thực hiện các xét nghiệm cần thiết và thực hiện quy trình tác động cột sống.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất
Phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm được thực hiện bởi bác sĩ chỉnh hình

Trong quá trình tác động cột sống:

  • Người bệnh thường được yêu cầu nằm úp trên một chiếc bàn trị liệu có đệm được thiết kế đặc biệt.
  • Bác sĩ chỉnh hình sẽ sử dụng bàn tay để tác động một lực đột ngột, có kiểm soát lên cột sống để điều chỉnh vị trí đĩa đệm.
  • Người bệnh có thể nghe âm thanh răng rắc theo mỗi chuyển động trong suốt quá trình điều trị.

Sau khi thực hiện phương pháp:

Một số người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ nhỏ, chẳng hạn như:

  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Đau ở các bộ phận được điều trị

Hiệu quả và rủi ro của phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm

1. Hiệu quả

Phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm thường được cho là an toàn và hiệu quả trong việc cải thiện các cơn đau cổ, lưng cũng như cơn đau ở tứ chi.

Cụ thể, sau 4 tuần điều trị, nghiên cứu cho thấy việc tác động bằng tay có thể giảm đau hiệu quả tương tự như các phương pháp chăm sóc y tế thông thường. Tuy nhiên, sau 3 và 6 tháng, hiệu quả của phương pháp có thể giảm khi so với các biện pháp điều trị khác.

2. Chống chỉ định thực hiện

Tương tự như các phương pháp điều trị khác, phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm cũng có một số chống chỉ định, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng
  • Ung thư xương
  • Gãy xương hoặc dị tật ở khu vực điều trị
  • Có vết thương hở ở khu vực điều trị
  • Rối loạn thần kinh nghiêm trọng

3. Rủi ro khi thực hiện phương pháp

Phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm được xem là an toàn, tuy nhiên phương pháp cần được thực hiện bởi chuyên gia chỉnh hình có chuyên môn. Một số người bệnh có thể cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu sau lần điều trị đầu tiên. Cảm giác này tương tự như tác động của việc tập thể dục hoặc vật lý trị liệu lần đầu và sẽ được cải thiện trong các lần điều trị sau.

tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm có an toàn không
Sau khi tác động cột sống người bệnh có thể cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu nhẹ

Bên cạnh đó, đôi khi phương pháp này có thể dẫn đến một số rủi ro, chẳng hạn như:

  • Tăng cảm giác đau: Bị đau nhẹ hoặc khó chịu trong 24 – 48 giờ đầu tiên sau khi tác động cột sống là điều bình thường. Tuy nhiên nếu người bệnh cảm thấy đau đớn khi vận động cột sống hoặc thực hiện các hoạt động bình thường, bác sĩ có thể cần nhắc đánh giá lại kế hoạch điều trị.
  • Các triệu chứng không được cải thiện trong 2 – 4 tuần: Đối với các cơn đau lưng hoặc cổ không được cải thiện trong 2 – 4 tuần tác động cột sống, bác sĩ có thể khảo sát lại các lựa chọn điều trị và đề nghị các phương pháp phù hợp hơn.

Ngoài ra, mặc dù được cho là an toàn, nhưng phương pháp tác động cột sống có thể dẫn đến xuất huyết não khi điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Tuy nhiên rủi ro này rất hiếm khi xảy ra.

Nếu người bệnh lo lắng về các tác dụng phụ hoặc rủi ro khi thực hiện phương pháp tác động cột sống, người bệnh có thể yêu cầu bác sĩ không tác động đến khu vực cột sống cổ. Ngoài ra, thảo luận với bác sĩ về các lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của phương pháp để được hướng dẫn cụ thể.

Phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả điều trị các cơn đau cổ, đau lưng và cải thiện hoạt động ở tứ chi. Tuy nhiên, một số người không được khuyến khích áp dụng phương pháp này, chẳng hạn như bệnh nhân loãng xương, dị dạng cột sống, ung thư cột sống, tăng nguy cơ đột quỵ và có các tình trạng nghiêm trọng cần phẫu thuật.

Nếu quyết định thực hiện phương pháp tác động cột sống chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Bác sĩ chỉnh hình là bác sĩ được đào tạo đặc biệt về hệ thống cơ xương và được cấp phép hành nghề trong lĩnh vực tác động cột sống.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Gập Bụng
Thoát vị đĩa đệm có nên gập bụng? là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra có xu hướng tiến triển nặng nề hơn nếu tập luyện không đúng ...
Xem chi tiết
Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Lý Không
Bệnh thoát vị đĩa đệm có làm ảnh hưởng xấu đến sinh lý hay không là thắc mắc chung của nhiều người bệnh, đặc biệt là nam giới. Bởi đây là một bệnh cột sống nghiêm trọng, thường gây đau ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Nên Nằm Nệm Gì
Thoát vị đĩa đệm nên nằm nệm gì để giảm đau và hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị? Việc chọn nệm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu áp lực lên cột sống ...
Xem chi tiết
Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Bơi Không
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên bơi không? Bơi theo kiểu nào tốt nhất? Cần tránh các kiểu bơi nào để không gây tác động đến cột sống? Bơi với cường độ và thời gian như thế nào ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Chườm Nóng Hay Lạnh
Thoát vị đĩa đệm chườm nóng hay lạnh là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bởi việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào giai đoạn và tình trạng bệnh. Bài viết này sẽ phân ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua