Phẫu Thuật Nối Gân Gót Chân (Achilles): Thông Tin Cần Biết

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Phẫu thuật nối gân gót chân (Achilles) bao gồm việc thay thế hoặc tái tạo gân bị đứt sau chấn thương. Điều này giúp phục hồi cấu trúc, chức năng và độ chắc khỏe của gân, hỗ trợ bệnh nhân phục hồi chức năng hoàn toàn sau điều trị. Tuy nhiên phương pháp này có thể tiềm ẩn nhiều rúi ro nghiêm trọng.

Phẫu thuật nối gân gót chân
Thông tin cơ bản về quy trình, chỉ định và biện pháp chăm sóc sau phẫu thuật nối gân gót chân

Phẫu thuật nối gân gót chân là gì?

Phẫu thuật nối gân gót chân là một loại phẫu thuật để sửa chữa và cố định gân gót chân (gân Achilles) bị hư hỏng. Đây là phương pháp hiệu quả, được áp dụng phổ biến cho bệnh nhân bị đứt gân Achilles.

Gân Achilles là một sợi gân có kích thước lớn, dài khoảng 15 cm và bền chắc ở mặt sau của mắt cá chân. Gân này nối xương gót chân với bắp chân, giúp đảm bảo các hoạt động của bàn châncổ chân như đi bộ, chạy và nhảy.

Gân Achilles có thể bị đứt hoặc rách khi có một lực tác động đột ngột và mạnh, bàn chân hướng lên trong khi bắp chân hoạt động, đột ngột xoay người hoặc di chuyển nhanh hơn. Điều này xảy ra phổ biến ở những người chơi các môn thể thao cần thường xuyên chuyển hướng, nhảy và chạy.

Đôi khi phẫu thuật gân gót chân cần thiết để khắc phục gân thoái hóa, những vấn đề về mắt cá chân và bàn chân không liên quan đến chấn thương trực tiếp tại gân. Điển hình như viêm cân gan bàn chân.

Tại sao cần phẫu thuật nối gân gót chân?

Phẫu thuật nối gân gót chân được được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị đứt gân. Phương pháp này có thể mang đến những lợi ích sau:

  • Xây dựng lại gân gót chân bị hư hỏng, cố định gân
  • Phục hồi chức năng, độ chắc khỏe và sức mạnh của gân
  • Hỗ trợ bệnh nhân phục hồi chức năng hoàn toàn sau điều trị đứt gân gót chân. Bệnh nhân có thể đi lại, chạy, nhảy, hoạt động thể chất như bình thường
Phẫu thuật giúp xây dựng lại gân gót
Phẫu thuật giúp xây dựng lại gân gót, hỗ trợ phục hồi chức năng hoàn toàn sau điều trị đứt gân

Đối tượng cần phẫu thuật nối gân gót chân

Phẫu thuật nối gân gót chân được khuyên áp dụng cho nhiều bệnh nhân bị đứt gân Achilles. Đặc biệt là những trường hợp sau:

  • Gân Achilles có vết rách rộng hơn 50% bền dày của gân.
  • Phần gân lành sau khi Achilles bị đứt còn lại quá ít, không đủ khả năng chịu đựng sức nặng khi vận động và đi lại, có nguy cơ đứt gân trong tương lai.
  • Những người năng động hoặc vận động viên muốn trở lại những hoạt động thể thao thường xuyên và thói quen tập thể dục.
  • Không đáp ứng tốt với điều trị không phẫu thuật.

Trước khi phẫu thuật nối gân gót chân, người bệnh cần thảo luận với bác sĩ chuyên khoa về lợi ích và rủi ro, đánh giá xem liệu phẫu thuật có phải là phương pháp tốt nhất hay không.

Đối tượng không nên phẫu thuật nối gân gót chân

Phẫu thuật thường không được thực hiện ngay lập tức. Bởi sưng do rách/ đứt gân gót chân có thể che lấp tổn thương gân. Đồng thời kéo dài thời gian phục hồi và tăng nguy cơ phát sinh biến chứng khi phẫu thuật.

Chính vì thế mà bệnh nhân thường được tư vấn điều trị nội khoa tối thiểu 1 tuần trước khi phẫu. Những phương pháp này có thể bao gồm:

  • Nghỉ ngơi, giảm áp lực lên chân, di chuyển bằng nạng
  • Chườm lạnh giảm sưng và đau
  • Nén, bó bột tạm thời hoặc dùng ủng có thể tháo lắp để ngăn chân bị thương cử động và giảm sưng
  • Nâng cao chân tăng hiệu quả giảm sưng
  • Dùng thuốc giảm đau.

Ngoài ra phẫu thuật nối gân gót chân không được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Gân Achilles có vết rách dưới 50% bền dày của gân (đứt gân Achilles mức độ nhẹ)
  • Viêm gân Achilles mức độ nhẹ đến trung bình
  • Nhiễm trùng vùng da xung quanh gót chân
  • Không đủ sức khỏe để phẫu thuật
  • Có những bệnh lý toàn thân không được phẫu thuật, chẳng hạn như tiểu đường lâu năm.
Bệnh nhân bị tiểu đường lâu năm thường không được chỉ định phẫu thuật sửa chữa gân gót chân
Bệnh nhân bị tiểu đường lâu năm thường không được chỉ định phẫu thuật sửa chữa gân gót chân

Phẫu thuật nối gân gót chân qua da thường không được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Bong điểm bám gân
  • Có sẹo mổ lớn, liên quan đến vùng mặt sau cẳng chân và cổ chân
  • Nhiễm trùng quanh vùng cẳng chân và gót chân
  • Đứt gân tái diễn 3 tuần sau chấn thương trước đó
  • Đứt hở.

Chuẩn bị trước khi phẫu thuật nối gân gót chân

Trong khi thăm khám, bác sĩ kiểm tra triệu chứng, bệnh sử kết hợp đánh giá gân gót chân bị đứt thông qua thử nghiệm Simmonds và các xét nghiệm hình ảnh (chẳng hạn như siêu âm và chụp MRI). Trong nhiều trường hợp bệnh nhân được chụp X-quang để đánh giá tổn thương đi kèm hoặc loại bỏ những nguyên nhân có thể gây đau thốn gót chân.

Khi có chỉ định phẫu thuật, người bệnh cần cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe tổng thể và loại thuốc đang dùng, bao gồm cả aspirin và một số loại thuốc không kê đơn khác.

Ngoài ra người bệnh cần chuẩn bị một số điều dưới đây trước khi tiến hành phẫu thuật nối gân gót chân:

  • Ngừng sử dụng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ, điển hình như thuốc làm loãng máu.
  • Ngừng hút thuốc bởi hút thuốc có thể khiến quá trình chữa bệnh bị trì hoãn.
  • Áp dụng các biện pháp giảm sưng.
  • Xét nghiệm hình ảnh, chắc chắn về tình trạng.
  • Vào đêm trước khi phẫu thuật, không ăn và không uống sau nửa đêm.
  • Trao đổi với bác sĩ chuyên gia nếu có bất kỳ thay đổi nào về tình trạng sức khỏe trong thời gian gần đây, điển hình như sốt.
  • Lên kế hoạch cho những thay đổi tại nhà vì không thể đi lại bằng chân bình thường trong một thời gian.

Quy trình phẫu thuật nối gân gót chân

Có 2 phương pháp phẫu thuật được sử dụng trong điều trị đứt gân Achilles. Bao gồm phẫu thuật mở và phẫu thuật qua da. Cả hai phương pháp này đều được thực hiện bởi một nhóm các nhà cung cấp dịch vụ chuyên biệt và bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình.

Quy trình phẫu thuật nối gân gót chân
Quá trình phẫu thuật nối gân Achilles gồm 4 bước cơ bản và thường mất vài giờ

Quy trình phẫu thuật nối gân gót chân gồm những bước sau:

  • Gây tê/ gây mê: Dùng thuốc an thần hoặc thuốc gây mê. Một số trường hợp được dùng thuốc gây tê tủy sống. Thuốc này giúp làm mất cảm giác từ thắc lưng trở xuống.
  • Tạo vết rạch:
    • Phẫu thuật mở: Một vết rạch được tạo ở phía sau của bắp chân.
    • Phẫu thuật qua da: Một vài vết rạch nhỏ được tạo ở gót chân và bắp chân (xâm lấn tối thiểu). Thông qua vết rạch, bác sĩ dùng đèn, camera nhỏ và thiết bị phẫu thuật để sửa chữa gân.
  • Tái tạo gân bị thương
    • Khâu hai đầu gân lại với nhau để sửa chữa vết rách trên gân.
    • Rạch một đường qua lớp Vỏ bao gân và cắt bỏ phần gân bị thương nếu gân bị thoái hóa. Sau đó sữa chữa phần còn lại của gân gót chân bị chỉ khâu.
    • Dùng mô tự thân (sợi gân được lấy từ vị trí khác của bàn chân) thay thế một phần hoặc toàn bộ gân bị thương khi có tổn thương nghiêm trọng với nhiều gân. Đôi khi mô ghép được dùng để quấn quanh gân bị thương. Điều này giúp tăng sức mạnh và tốc độ hồi phục của gân bị thương.
  • Khâu vết thương: Bác sĩ có thể thực hiện thêm một số sửa chữa khác nếu cần thiết. Khâu vết cắt ở da và cơ xung quanh để hoàn tất quá trình phẫu thuật nối gân gót chân.

Phẫu thuật qua da thường có thời gian phục hồi nhanh hơn, ít gây biến chứng và ít gây đau hơn so với phẫu thuật mở. Tuy nhiên phẫu thuật mở có thể chắc chắn hơn về việc loại trừ nguy cơ tái diễn vết rách sau phẫu thuật.

Quá trình phẫu thuật nối gân gót chân thường mất vài giờ.

Biến chứng của phẫu thuật nối gân gót chân

Mọi cuộc phẫu thuật đều tiềm ẩn rủi, bao gồm cả phẫu thuật nối gân gót chân. Dưới đây là những biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật điều trị:

  • Tổn thương thần kinh
  • Chảy nhiều máu
  • Nhiễm trùng
  • Xuất hiện cục máu đông
  • Yếu bắp chân
  • Tiếp tục đau ở mắt cá chân và bàn chân
  • Vết mổ lâu lành
  • Yếu ở gân được sửa chữa
  • Tái diễn đứt gân gót chân
  • Giảm khả năng vận động
  • Huyết khối tĩnh mạch chi dưới
  • Huyết khối động mạch phổi
  • Rối loạn cảm giác xung quanh vết mổ

Chăm sóc sau phẫu thuật nối gân gót chân

Người bệnh cần tuân thủ các bước chăm sóc sau phẫu thuật để tăng khả năng thành công và tốc độ phục hồi, ngăn biến chứng. Đặc biệt bệnh nhân cần dùng thuốc, thực hiện các bài tập và chăm sóc vết thương theo hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu.

Bó bột và nâng cao chân sau phẫu thuật sửa chữa gân gót chân
Bó bột và nâng cao chân sau phẫu thuật sửa chữa gân gót chân giúp giảm sưng và giữ cho chân không di chuyển

Dưới đây là những biện pháp chăm sóc sau phẫu thuật nối gân gót chân:

  • Nẹp mắt cá chân: Người bệnh được theo dõi trong vòng vài giờ sau khi phẫu thuật. Mắt cá chân được nẹp hoặc dùng ủng có thể tháo rời để giữ cho chân không di chuyển. Thông thường bệnh được về nhà ngay sau khi phẫu thuật.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để chân bị thương mau chóng hồi phục, giảm nhẹ cơn đau.
  • Dùng thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau được sử dụng để giảm nhẹ cơn đau sau khi phẫu thuật. Chẳng hạn như NSAID, thuốc giảm đau gây nghiện (dùng ngắn hạn)…
  • Nâng cao chân: Thường xuyên giữ cho chân cao hơn tim để giảm sưng.
  • Theo dõi tình trạng: Người bệnh được yêu cầu theo dõi tình trạng sức khỏe sau phẫu thuật. Cần thông báo ngay với bác sĩ nếu có nhiễm trùng vết thương, xuất huyết, tê cứng, sốt hoặc đau ở bắp chân và gót chân trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Chăm sóc vết thương: Không để nước thấm vào băng gạc và vết thương. Sát trùng và thay băng thường xuyên (theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa).
  • Di chuyển bằng nạng: Dùng nạng nếu cần di chuyển. Điều này giúp giữ trọng lượng của cơ thể khỏi chân bị thương.
  • Lấy chỉ khâu: Bệnh nhân đến bệnh viện và loại bỏ chỉ khâu sau phẫu thuật khoảng 10 ngày. Sau lấy chỉ khâu, nẹp có thể được thay bằng băng bột hoặc ủng có thể tháo rời. Lưu ý giữ cho băng bột luôn khô ráo.
  • Vật lý trị liệu: Vài ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân được hướng dẫn cách gồng cơ bắp chân và một số bài tập nhẹ nhàng khác. Điều này giúp tăng tốc độ phục hồi và hạn chế các biến chứng của phẫu thuật. Sau vài tuần, người bệnh được hướng dẫn một số bài tập vật lý trị liệu, chẳng hạn như kéo giãn, tập với tạ. Những bài tập này giúp tăng cường sức mạnh cho cơ bắp, gân gót chân và mắt cá chân, phục hồi vận động và tính linh hoạt. Thông thường bệnh nhân mất 12 tháng vật lý trị liệu trước khi hết đau.

Thời gian phục hồi sau phẫu thuật nối gân gót chân

Thời gian phục hồi sau phẫu thuật nối gân gót chân ở mỗi người không giống nhau. Bởi điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Mức độ tổn thương ban đầu
  • Phương pháp phẫu thuật
  • Biện pháp chăm sóc sau phẫu thuật.

Bệnh nhân thường được yêu cầu cắt chỉ sau 10 ngày. Tập gồng cơ, đi với nạng và vận động nhẹ nhàng sau phẫu thuật vài ngày đến vài tuần. Mất 12 tháng vật lý trị liệu. Thông thường sau 4 – 6 tháng luyện tập, sức cơ có thể trở lại bình thường, bệnh nhân đi lại không dùng nạng. Sau 9 – 12 tháng, bệnh nhân có thể trở lại với các hoạt động thể chất và chơi thể thao.

Chi phí phẫu thuật nối gân gót chân

Tùy thuộc vào cơ sở y tế, chi phí phẫu thuật nối gân gót chân của mỗi người không giống nhau. Tuy nhiên chi phí thường trên dưới 5 triệu đồng/ lần phẫu thuật (không bao gồm các chi phí khác như thuốc, chẩn đoán hình ảnh, nằm viện…).

Ngoài ra chi phí phẫu thuật nối gân gót chân có thể tăng hoặc giảm do một số yếu tố, bao gồm:

  • Bác sĩ điều trị
  • Cơ sở vật chất
  • Phương pháp phẫu thuật
  • Bảo hiểm y tế hoặc trong diện hỗ trợ.
Chi phí thường trên dưới 5 triệu đồng cho một lần phẫu thuật sửa chữa gân gót chân
Chi phí thường trên dưới 5 triệu đồng cho một lần phẫu thuật sửa chữa gân gót chân

Phẫu thuật nối gân gót chân ở đâu tốt?

Người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ chỉnh hình giỏi và nhiều kinh nghiệm trong phẫu thuật sửa chữa gân. Bởi điều này có thể giúp giảm biến chứng, tăng khả năng thành công và phục hồi sau phẫu thuật phẫu thuật nối gân gót chân.

Dưới đây là một số cơ sở phẫu thuật đứt gân Achilles uy tín tại TP HCM và Hà Nội:

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình

  • Thời gian làm việc:
    • Thứ Hai đến thứ Sáu: 7h00 – 20h00
    • Thứ Bảy: 7h00 – 12h00.
  • Địa chỉ: Số 929 đường Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028.39235791 – 39235821 – 39237007

Bệnh viện Nhân dân 115

  • Thời gian làm việc:
    • Thứ Hai đến thứ Sáu: 7h00 – 16h00
  • Địa chỉ: Số 527 đường Trần Hưng Đạo, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 028 3865 2368 – 028 3865 4139 – 028 3865 5110

Bệnh viện Quân y 175

  • Thời gian làm việc:
    • Thứ Hai đến thứ Sáu: 7h30 – 16h00
  • Địa chỉ: Số 786 đường Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0966 746 175 – 0961 175 175

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

  • Thời gian làm việc: Thứ Hai đến thứ Sáu
    • Buổi sáng: 7h00 – 12h00
    • Buổi chiều: 13h30 – 16h30
  • Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm Hà Nội
  • Số điện thoại: (84-24) 38.248.308 – (84- 24) 38.253.531

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Thời gian làm việc: Thứ Hai đến thứ Sáu
    • Buổi sáng: 6h30 – 11h30
    • Buổi chiều: 13h30 – 17h00
  • Địa chỉ: Số 1 đường Trần Hưng Đạo, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Số điện thoại Viện CTCH: 024.62784131

Bệnh viện Việt Pháp

  • Thời gian làm việc: Thứ Hai đến thứ Sáu
    • Buổi sáng: 8h00 – 12h00
    • Buổi chiều: 13h30 – 17h30
  • Địa chỉ: Số 1 đường Phương Mai, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại: (84-24) 3577 1100

Hiện nay phẫu thuật nối gân gót chân được xem là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho những bệnh nhân bị đứt gân gót chân (đứt gân Achilles). Phương pháp này giúp xây dựng lại gân bị thương, tăng sức mạnh và phục hồi vận động. Tuy nhiên mọi cuộc phẫu thuật điều tiềm ẩn rủi ro. Do đó người bệnh cần tuân thủ các chỉ định về chăm sóc vết thương và phục hồi sau mổ để giảm nguy cơ.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Trật Khớp Cổ Chân Bao Lâu Thì Khỏi
Trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Tình trạng trật khớp khiến người bệnh đau nhói, cổ chân sưng tấy, bầm tím và biến dạng, ảnh hưởng đến khả năng vận ...
Xem chi tiết
Thay Khớp Háng Ở Bệnh Viện Nào Tốt Nhất
Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108... có thể giúp trả lời thay khớp háng ở bệnh viện nào tốt nhất. Thay khớp háng mang đến hiệu quả ...
Xem chi tiết
Bị Gãy Xương Bánh Chè Bao Lâu Thì Lành
Bị gãy xương bánh chè bao lâu thì lành, có đi lại được không còn tùy thuộc vào phân loại và mức độ tổn thương, quá trình phục hồi chức năng sau điều trị. Đây là một chấn thương nghiêm ...
Xem chi tiết
Nứt Xương Có Cần Bó Bột Không
Nứt xương có cần bó bột không phụ thuộc vào tình trạng của vết thương, mức độ nghiêm trọng của vết gãy và chẩn đoán lâm sàng của bác sĩ. Do đó, điều quan trọng là đến bệnh viện để ...
Xem chi tiết
Bong Gân Khám Ở Đâu Tại TPHCM
Việc tìm hiểu bong gân khám ở đâu tại TPHCM là điều rất quan trọng để có kế hoạch điều trị hiệu quả, an toàn và tránh tối đa các rủi ro phát sinh. Điều trị đúng là kịp lúc ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua