Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm (tham khảo bộ y tế)

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Doãn Hồng Phương | Nơi công tác: IHR Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Theo dõi IHR trên goole news

Áp dụng phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị phác độ nhiều trị nội khoa hoặc ngoại khoa. Do đó, điều thoát vị đĩa đệm cột sống cổ quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm
Tham khảo phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp

Định nghĩa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm gây tổn thương hoặc rách phần bao xơ và thoát ra khỏi vị trí bình thường. Thoát vị đĩa đệm có thể gây chèn ép ống sống, rễ thần kinh hoặc tủy sống và dẫn đến các cơn đau nhức kéo dài. Tùy theo vị trí bị ảnh hưởng, thoát vị đĩa đệm được phân thành thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống ngực và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

1. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Cột sống cổ có 7 đốt sống xếp chồng lên nhau, từ C1 đến C7. Các đĩa đệm nằm giữa các thân đốt sống liền kề và hoạt động như một bộ phận giảm xóc và hấp thụ lực. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể dẫn đến chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống ở cổ. Điều này có thể dẫn đến đau nhức ở cổ, cánh tay và bàn tay. Các triệu chứng có thể khác nhau và phụ thuộc vào đĩa đệm bị chèn ép hoặc viêm.

Đôi khi tình trạng đau, ngứa, tê hoặc yếu cánh tay có thể gây ảnh hưởng đến phần dưới của cơ thể nếu tủy sống bị ảnh hưởng. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể mất khả năng kiểm soát ruột, bằng quang, tuy nhiên tình trạng này rất hiếm khi xảy ra.

Vị trí phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là ở các đốt sống C4, C5, C6, C7 và T1.

2. Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực

Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực có thể gây đau lưng trên và các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau lan tỏa hoặc tê ngứa. Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực
Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực là tình trạng không phổ biến

Vị trí phổ biến nhất của rối loạn đĩa đệm lồng ngực là ở khu vực kết nối phần ngực và thắt lưng của cột sống (còn được gọi là ngã ba ngực hay đốt sống T8 – T12) ở lưng giữa. Loại thoát vị đĩa đệm này thường không phổ biến và chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong các trường hợp thoát vị đĩa đệm.

3. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đĩa đệm ở lưng dưới đóng vai trò như một bộ phận chống xóc giữa các đốt sống, nâng đỡ phần thân trên và cho phép cơ thể di chuyển theo nhiều hướng khác nhau. Trong một số trường hợp, nhân nhầy của đĩa đệm có thể rò rỉ ra bên ngoài và dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể gây chèn ép các dây thần kinh, dẫn đến đau thắt lưng, hông và lan đến chân theo dây thần kinh tọa.

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng là một tình trạng y tế phổ biến, thường ảnh hưởng đến người 35 đến 50 tuổi. Khoảng 90% những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ không có triệu chứng gì sau 6 tuần kể cả khi không được điều trị y tế.

Vị trí phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là L3, L4, L5 và L5 S1. Các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể khác nhau, phụ thuộc vào vị trí đĩa đệm và nguyên nhân cơ bản. Thông thường, bác sĩ cần khám sức khỏe toàn diện để đánh giá y tế và đôi khi xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để xác định nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Để xác định tình trạng thoát vị đĩa đệm, bác sĩ có thể tiến hành đánh giá y tế, kiểm tra thể chất và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Cụ thể, chẩn đoán thoát vị đĩa đệm như sau:

1. Tiền sử bệnh

Bước đầu tiên để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm bao gồm kiểm tra tiền sử bệnh lý và kiểm tra sức khỏe tổng thể. Bác sĩ có thể tìm hiểu một số vấn đề, chẳng hạn như:

  • Vị trí của cơn đau
  • Mức độ nghiêm trọng của cơn đau
  • Loại đau (chẳng hạn như tê, yếu hoặc nóng rát)

Bác sĩ có thể kiểm tra các dấu hiệu chấn thương ở cổ, ngực, lưng và xác định các vấn đề liên quan khác, chẳng hạn như sụt cân, sốt, khó đi tiểu hoặc các dấu hiệu bệnh lý khác.

2. Xét nghiệm hình ảnh

Để xác định tình trạng thoát vị đĩa đệm, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm hình ảnh để hỗ trợ chẩn đoán. Cụ thể, các xét nghiệm bao gồm:

Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm Bộ Y tế
Các xét nghiệm hình ảnh có thể giúp bác sĩ xác định tình trạng thoát vị đĩa đệm
  • Chụp X – quang: Hình ảnh X – quang không thể hiển thị tình trạng thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên xét nghiệm này có thể được sử dụng để xác định các chấn thương có thể dẫn đến các cơn đau.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Hình ảnh MRI sử dụng từ trường để tạo ra hình ảnh cột sống và các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Hình ảnh MRI cũng có thể cho bác sĩ biết chính xác vị trí đĩa đệm bị thoát vị và thường được chỉ định thực hiện để hỗ trợ lập kế hoạch phẫu thuật.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Máy chụp CT sử dụng một tia X đặc biệt từ nhiều hướng khác nhau để tạo thành hình ảnh mặt cắt của cột sống và các cấu trúc xung quanh. Hình ảnh CT thường được chỉ định để thay thế MRI.
  • Myelogram: Myelogram là thủ thuật tiêm một loại thuốc nhuộm đặc biệt vào cột sống và chụp X-quang để kiểm tra các áp lực lên cột sống hoặc các vấn đề gây ảnh hưởng đến đĩa đệm.

3. Kiểm tra thần kinh

Các nghiên cứu và kiểm tra thần kinh được thực hiện để kiểm tra mức độ di chuyển của các xung điện dọc theo mô thần kinh. Điều này có thể giúp bác sĩ xác định chính xác dây thần kinh bị tổn thương và đĩa đệm ảnh hưởng.

  • Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh: Xét nghiệm này do các xung thần kinh điện, cơ và dây thần kinh thông qua các điện cực đặt trên da. Nghiên cứu này có thể xác định các tín hiệu thần kinh và các dòng điện đi qua dây thần kinh.
  • Điện cơ (EMG): Trong thử nghiệm đo điện cơ, bác sĩ có thể chèn một điện cực kim qua da vào các cơ khác nhau. Thử nghiệm này có thể đánh giá hoạt động của các cơ khi cơ hoạt động và nghỉ ngơi.

4. Chẩn đoán phân biệt

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:

  • Thoái hóa cột sống cổ (bao gồm viêm mấu khớp)
  • Bong gân cột sống cổ
  • Gãy cột sống cổ liên quan đến chấn thương hoặc do các bệnh lý
  • Đau thần kinh vùng chẩm – cổ
  • Hội chứng Eagle
  • Các bất thường ở khớp chẩm cổ
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất
Cần chẩn đoán phân biệt thoát vị đĩa đệm và các tình trạng liên quan

Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực:

  • Các vấn đề về cơ bắp, chẳng hạn như căng cơ, tư thế sai
  • Rối loạn chức năng khớp, bao gồm lệch xương sườn hoặc thoái hóa khớp mặt hoặc
  • Loãng xương
  • Gãy nén đốt sống

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng:

  • Căng cơ, bao gồm lạm dụng hoặc sử dụng quá mức
  • Các vấn đề về cấu trúc cột sống, bao gồm cong vẹo cột sống
  • Viêm khớp
  • Loãng xương
  • Ung thư hoặc các khối u ác tính ở cột sống
  • Nhiễm trùng thận hoặc sỏi thận

Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm theo Bộ Y tế

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các phác đồ điều trị phù hợp. Cụ thể, phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm như sau:

1. Điều trị nội khoa

Khoảng 90% các trường hợp thoát vị đĩa đệm được điều trị bằng các phương pháp nội khoa và không phẫu thuật. Các triệu chứng có thể được cải thiện trong 6 – 8 tuần điều trị tích cực và tránh các hoạt động có thể gây áp lực lên đĩa đệm cột sống.

Giảm đau chung:

  • Ngoại biên: Acetaminophen
  • Thần kinh trung ương: Tramadol hoặc dolargan

Thuốc kháng viêm không chứa steroid:

  • Diclophenac
  • Meloxicam
  • Edotolac
  • Celecoxib

Thuốc kháng viêm chứa steroid:

  • Methylprednisolone
  • Dexamethasone
thuốc chữa thoát vị đĩa đệm
Sử dụng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Giảm đau thần kinh và chống trầm cảm:

  • Sertralin (liều lượng 25 – 50 mg / lần, 1 lần / ngày)
  • Gabapentin (liều lượng 300 mg / lần, dùng l – 3 1ần / ngày)
  • Sulpirite (liều lượng 50 mg / lần, dùng 1 – 3 lần / ngày)

Thuốc giãn cơ:

  • Thiocolchicoside (liều lượng 4 mg / lần, sử dụng 2 – 3 lần / ngày)
  • Mephenesin (liều lượng 250 mg /  lần, dùng 3 lần / ngày)
  • Eperison hydrocloride (liều lượng 50 mg / lần, dùng 3 lần / ngày)
  • Baclofen (liều lượng 5 mg / lần, dùng 31ần / ngày)

Điều trị hỗ trợ và tái tạo hệ thống thần kinh:

  • Vitamin B1, B6, B12 (1 viên / lần, 2 lần / ngày)
  • Galantamin dạng viên hay ống tiêm dưới da (2.5 – 5 mg / lần, 2 lần / ngày)
  • Citidine + Uridine dạng viên hoặc tiêm tĩnh mạch

Thuốc giảm tiết acid dạ dày:

  • Omeprazol đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch (liều lượng 20 – 40 mg / lần / ngày)
  • Esomeprazole đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch (liều lượng 40 mg / lần / ngày)
  • Aluminium Phosphate (1 gói / lần, 3 lần / ngày)

2. Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm ngoại khoa

Khoảng 10% các trường hợp thoát vị đĩa đệm cần phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng. Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả điều trị hoặc khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Chỉ định phẫu thuật:

  • Thoát vị đĩa đệm độ I hoặc II lệch một bên trên phim cộng hưởng từ kết hợp không vững cột sống trên phim phim X – quang
  • Điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả trong 6 tuần

Chống chỉ định:

  • Thoát vị đĩa đệm độ III trở lên kèm theo các tổn thương khác trên phim cộng hưởng từ (như hẹp ống sống, hẹp khe đĩa…)
  • Người bệnh biến dạng cột sống
  • Người bệnh không đủ sức khỏe hoặc có bệnh lý toàn thân không thể phẫu thuật

Chuẩn bị phẫu thuật:

  • Người thực hiện: Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật cột sống, giải thích tình trạng cho người bệnh và người chăm sóc.
  • Người bệnh: Cần nhịn ăn 6 giờ trước phẫu thuật và vệ sinh khu vực phẫu thuật.
phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật được chỉ định khi các biện pháp nội khoa không mang lại hiệu quả

Các loại phẫu thuật:

  • Phẫu thuật mở: Đây là phẫu thuật truyền thống, thực hiện một vết mổ mở trên da để tiếp cận các đĩa đệm và giải các dây thần kinh.
  • Phẫu thuật nội soi cột sống: Bác sĩ sử dụng một ống dài, mỏng hoặc ống nội soi để loại bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị. Thủ thuật này là xâm lấn tối thiểu và bác sĩ sử dụng một đường rạch nhỏ, do đó thời gian hồi phục thường nhanh hơn so với phẫu thuật truyền thống.
  • Phẫu thuật nhân đĩa đệm cột sống: Bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ chuyên môn để tiếp cận đĩa đệm cột sống sau đó dùng máy để hút lây phần nhân ra ngoài. Phẫu thuật này chỉ được thực hiện nếu lớp ngoài của đĩa đệm không bị tổn thương.

Phục hồi sau phẫu thuật:

Thông thường người bệnh có thể phục hồi các chức năng sau khi phẫu thuật 4 tuần. Tuy nhiên bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh tránh một số hoạt động khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Ngồi trong một thời gian dài
  • Cúi xuống
  • Nâng tạ hoặc thực hiện các hoạt động nguy cơ khác

Theo dõi biến chứng:

  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Rách màng bảo vệ cột sống
  • Chấn thương thần kinh
  • Tái phát, khoảng 5% các trường hợp

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên các triệu chứng có thể tái phát và cần điều trị bổ sung hoặc chăm sóc tại nhà để tránh các rủi ro liên quan.

3. Phương pháp điều trị bổ sung

Bên cạnh thuốc và phẫu thuật, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bổ sung, chẳng hạn như:

  • Vật lý trị liệu: Đây là liệu pháp sử dụng các bài tập kéo giãn có mục tiêu nhằm phục hồi chức năng cột sống. Chương trình vật lý trị liệu cũng có thể hướng dẫn người bệnh những cách an toàn hơn để thực hiện các hoạt động thông thường, chẳng hạn như nâng vật nặng và đi bộ.
  • Các thao tác nắn chỉnh cột sống: Phương pháp này được thực hiện bởi bác sĩ nắn khớp xương hoặc bác sĩ chỉnh hình để làm dịu cơn đau và hỗ trợ quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm.
  • Bấm huyệt, xoa bóp: Liệu pháp này có thể cải thiện cơn đau bằng cách tăng cường lưu thông máu, thư giãn các cơ và giải phóng chất giảm đau tự nhiên của cơ thể, được gọi là endorphin.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Mặc dù các triệu chứng có thể được cải thiện theo phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm của Bộ Y tế, tuy nhiên tình trạng này có thể tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để tránh các nguy cơ liên quan, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý như:

thoát vị đĩa đệm nên ăn gì
Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp để phòng ngừa nguy cơ tái phát thoát vị đĩa đệm
  • Tập thể dục: Thường xuyên tập thể dục có thể làm chậm quá trình lão hóa đĩa đệm, tăng cường sức mạnh cơ bắp và ngăn các nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn về các bài tập tác động thấp, chẳng hạn như chạy bộ, thể dục nhịp điệu hoặc quần vợt.
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh: Béo phì và thừa cân có thể gây áp lực lên cột sống và đĩa đệm, điều này có thể tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
  • Duy trì tư thế tốt: Tư thế tốt có thể làm giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm. Người bệnh nên giữa lưng thẳng, đặc biệt là khi ngồi hoặc giữa một tư thế trong thời gian dài. Ngoài ra, nâng độ vật và thực hiện các hoạt động hàng ngày đúng tư thế để tránh gây tổn thương lưng hoặc đĩa đệm.
  • Không hút thuốc: Thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề đĩa đệm.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết để hỗ trợ chức năng cột sống.

Áp dụng đúng phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm có thể cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các nguy cơ liên quan. Trên thực tế, hầu hết những người bị thoát vị đĩa đệm đáp ứng với điều trị bảo tồn trong vòng 6 tuần và có thể trở lại các hoạt động bình thường của họ.

Tuy nhiên, đôi khi các triệu chứng có thể tái phát ngay cả sau khi điều trị phẫu thuật. Do đó, người bệnh cần thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp để tăng cường sức khỏe cột sống và đĩa đệm.

Thông tin thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Lắc Vòng Được Không
Thoát vị đĩa đệm có lắc vòng được không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người bệnh những thông tin cơ bản về hoạt động lắc vòng và thoát vị đĩa đệm, nhằm xây dựng kế hoạch tập ...
Xem chi tiết
Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Lý Không
Bệnh thoát vị đĩa đệm có làm ảnh hưởng xấu đến sinh lý hay không là thắc mắc chung của nhiều người bệnh, đặc biệt là nam giới. Bởi đây là một bệnh cột sống nghiêm trọng, thường gây đau ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nhảy Dây Được Không
Nhảy dây - một bài tập cardio đơn giản nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những người đang gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm, câu hỏi "thoát vị đĩa đệm có ...
Xem chi tiết
Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Quan Hệ Được Không
Người bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không, đặc biệt với những bệnh nhân mới mổ xong, đang cần nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh... là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi đây là một nhu ...
Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chơi Golf Được Không
Thoát vị đĩa đệm có chơi golf được không? Nên chơi như thế nào và cần thận trọng điều gì để tránh gây tổn thương đĩa đệm? Bài viết bên dưới sẽ cung cấp các thông tin cần thiết và ...
Xem chi tiết

Bình luận (38)

  1. Lê Mạnh Quỳnh says: Trả lời

    Vợ em bị đau lưng trong lúc mang thai, giờ sinh xong càng đau, thêm bồng ru con quá nên bị thoát vị đốt sống lưng, giờ em nên cho vợ điều trị theo loại thuốc nào vậy

  2. Trần Nhật Quang says: Trả lời

    Em đang bị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng thì có thể tập thể dục được không hay tốt nhất đừng tác động gì tới vùng cổ ạ, giờ cổ em quay qua lại nó cũng khá là đau

    1. Lê Linh says:

      Vẫn nên vận động nhẹ nhàng nha, tham khảo trên mạng hoặc hỏi bác sĩ điều trị cho bạn tư vấn mấy bài tập, nhiều người nghĩ đau thì nằm lì đấy nhưng phải vận động mới nhanh phục hồi

    2. Dạ Thảo says:

      Bị lưng thì nhớ ngồi thẳng, coi nâng đồ vật thì giữ tư thế cho chuẩn với ăn uống đủ chất vào, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả với tuyệt đối không hút thuốc lá nhé

  3. Trang Quỳnh says: Trả lời

    Bị thoát vị đĩa đệm có thể nhờ vật lý trị liệu hoặc xoa bóp bấm huyệt mà hết ko vậy cả nhà, em nói thật đụng tới thuốc thang em hơi ớn vì hễ uống vào là em lại bị táo bón

    1. thông phan says:

      được quá thể luôn , nếu bạn bị nhẹ thì chỉ cần làm xoa bóp bấm huyệt hàng ngày bệnh cũng cải thiện dần và sau đó là khỏi . còn nếu tình trạng bệnh nặng hơn một chút thì vẫn cần phải xoa bóp bấm huyệt với uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ đó

    2. Huy TQ says:

      Hiện tại tôi đang uống thuốc và làm cấy chỉ tại bên thuốc dân tộc này luôn. Bữa rồi tôi định đi mổ cơ nhưng có người bạn giới thiệu cho điều trị trị bằng phương pháp này rất tốt nên tôi cũng đến thăm khám và điều trị theo phương pháp kết hợp này. Đúng là thấy nó tốt thật ấy, mới làm có 2 buổi cấy chỉ và uống thuốc thôi nhưng cũng thấy người nhẹ nhõm nhiều. Phương pháp này khá là mới và hay, là phương pháp cải tiến từ châm cứu. Các bạn nào muốn làm thì đọc thêm

  4. trần phương chi says: Trả lời

    thuốc của bên thuốc dân tộc uống giảm đau nhanh không, có được nhanh tầm vài ngày như thuốc tây không, mình uống thuốc tây thấy hiệu quả nhanh lắm chỉ khổ cái bị mệt người nên muốn chuyển thuốc

    1. Matrix Design says:

      Dùng đông y nếu đòi hiệu quả thần tốc như tây y là không có rồi đó, thảo dược thì hiệu quả của nó lúc nào cũng chậm hơn, như mình uống 2 tuần là đỡ được tầm 30%, tới hết tháng thứ 2 là bình phục cũng được hơn 60% lận đấy. Bệnh tình thì sẽ cải thiện dần chứ không phải là một phát ăn ngay luôn được

    2. Ngà says:

      Chuẩn luôn, mình hết tháng thứ 2 thôi đã thấy hồi phục hồi được nhiều, khớp cổ linh hoạt, quay qua lại vô tư chứ chả khó khăn như trước, bạn mà muốn nhanh nữa có thể tham khảo gói châm cứu bấm huyệt bên trung tâm luôn á, kết hợp như vậy sẽ nhanh hơn nhiều. Chứ tôi ở xa không thể làm thêm châm cứu bấm huyệt được

    3. Đình Kỳ says:

      Ui, tính ra sơ sơ uống thuốc này phải theo liên tục những 3 tháng là ít, ko biết chi phí thế nào đây, nghe đồn đông y giá cắt cổ lắm

    4. Huynh Anh says:

      So voi thuoc tay thi minh thay thuoc quoc duoc phuc cot khang dung la khong re that, mot thang tam 2 trieu nhung dat xat ra mieng, uong vua an toan, hieu qua lau dai thi toi gi khong dau tu

  5. Bá Vương Thành Nam says: Trả lời

    Bố em bị thoát vị đĩa đệm đốt sống ngực cũng phải 4 tháng rồi, có dùng 1 tháng thuốc bên đa khoa nhưng hết đau rồi lại tái phát. Giờ bố em nên tiếp tục uống lại toa cũ hay chuyển sang thuốc quốc dược phục cốt

    1. Kỹ Sư Xây Dựng says:

      Mấy thuốc tây chỉ điều trị triệu chứng tạm thời thôi bởi vậy ba bạn hết đau lúc đó rồi lại tái phát cũng là điều dễ hiểu, mìn nghĩ nên chuyển sang dùng quốc dược phục cốt đông y sẽ hiệu quả lâu dài hơn

    2. Như Trần says:

      Những loại thuốc kiểu giảm đau là nó chỉ có tác dụng tạm thời chứ không có được lâu dài, cảm giác nó chỉ được một thời gian, khi uống thường xuyên liên tục như vậy thì ít nhiều là dạ dày nó cũng bị ảnh hưởng và gây lên cảm giác rất là khó chịu, bệnh kia chưa khỏi thì lại thê m bệnh mới. Hiện tôi cũng đang tham khảo thêm về thuốc của bên trung tâm thuốc dân tộc. nghe nói sẽ khỏi được lâu mà không phụ thuộc vào thuốc và an toàn hơn

  6. Phượng YDN says: Trả lời

    Mình đang tính tới trung tâm thuốc dân tộc khám rồi mua quốc dược phục cốt về uống, bên này bác sĩ nào giỏi cho em xin thông tin để đăng ký khám với

    1. Nguyễn Thị Ngọc Yến says:

      Mình là khám bác sĩ Tuấn ấy, bác kinh nghiệm lâu năm mà cũng là người nghiên cứu bào chế ra thuốc này luôn ấy, bác Tuấn thì nhiệt tình khỏi nói, tư vấn, giải thích tình hình bệnh rất cặn kẽ luôn. Bác sĩ Tuấn đã chữa khỏi cho rất nhiều người rồi đó, có nghệ sĩ, diễn viên cũng được bác sĩ chữa khỏi cho đây

    2. HÀ MÃ says:

      THẦY TRUNG TÂM NÀY CÓ CHI NHANH Ở CẢ 2 ĐẦU hn VÀ SG THÌ BÁC SĨ TUẤN LÀM VIỆC Ở CHI NHÁNH NÀO VẬY, ĐẶT LỊCH CÓ DỄ KHÔNG

    3. Nguyễn Thị Lan says:

      Bác làm ở cơ sở Hà Nội đấy bạn, bác đông người bệnh lắm nên bạn đặt trước 1 ngày cho chắc, hoặc ngại tới chỗ đông người thì add zalo số 0932 064 179 để call video với bác luôn cũng được, cách khám từ xa này mình thấy tiện, đỡ ra đường dính phải con covid

  7. Phan Liên says: Trả lời

    Thấy phác đồ điều trị thoát vị bằng thuốc tây lắm loại thật sự, nhìn lười uống luôn ấy, uống cả nạm như vậy chắc hại cái dạ dày chết

    1. Lê Khôi says:

      Chuẩn luôn, bữa m đi đa khoa khám bác sĩ kê đơn tới 7 loại thuốc, uống mà no luôn, thêm m bị dạ dày nữa nên uống vào nó biểu tình lắm, lại còn liên tục bị táo bón thấy khổ sở ghê

    2. vũ thảo ánh says:

      Tôi uống 2 đơn thuốc 14 ngày của đa khoa kê là thấy giảm đau hẳn luôn, công nhận hiệu quả nhanh thật nhưng hơi mệt người với uể oải. Thuốc nó mạnh quá nên nhiều khi người không chịu được nên cứ bị mệt ấy. Nhưng thôi thì có bệnh đành cố chứ cũng không biết phải làm như thế nào luôn

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua