TOP 10 Nẹp Bàn Chân (Cố Định) Tốt Nhất và Cách Dùng

Theo dõi IHR trên goole news

Nẹp bàn chân được chỉ định cho những bệnh nhân bị chấn thương ở cổ bàn chân và bàn chân, gãy xương mác cần cố định một phần, gãy xương bàn chân… Dụng cụ này giúp ổn định khớp, hạn chế các cử động không cần thiết, ngăn ngừa di lệch xương của bàn chân. Ngoài ra nẹp bàn chân còn giúp giảm đau và sưng tấy.

Nẹp bàn chân
Các loại nẹp bàn chân tốt nhất gồm nẹp chống xoay nhựa ngắn Orbe, nẹp bàn chân Dr.MED DR-A015…

Nẹp bàn chân là gì?

Nẹp bàn chân là dụng cụ hỗ trợ dùng để ổn định bàn chân và cổ chân tổn thương. Dụng cụ có thiết kế đặc biệt kết hợp với vật liệu cao cấp tạo sự êm ái cho bàn chân. Đồng thời giúp cố định toàn bộ bàn chân, cổ chân và một phần của cẳng chân (ngắn hoặc dài tùy theo mức độ nghiêm trọng).

Khi sử dụng nẹp bàn chân, các khớp thuộc bàn chân và mắt cá chân sẽ được cố định ở vị trí giải phẫu. Điều này giúp những tổn thương bên trong (bao gồm cả xương và mô) lành lại nhanh chóng. Đồng thời giảm bớt áp lực cho chân tổn thương, hạn chế di lệch xương khớp khiến tổn thương thêm nghiêm trọng.

Ngoài ra, khi được cố định bằng nẹp, tình trạng sưng và đau ở chân cũng được xoa dịu, tạo điều kiện phục hồi và làm mạnh khớp yếu. Từ đó hạn chế tái diễn chấn thương, rút ngắn thời gian phục hồi, tăng khả năng phục hồi vận động và phạm vi.

Nẹp bàn chân thường được chỉ định cho những người có tổn thương khớp, gân, cơ, xương hay dây chằng do những tình trạng sau:

Tùy thuộc vào tình trạng, nẹp bàn chân được dùng sau phẫu thuật chỉnh hình (trường hợp nặng) hoặc sau chấn thương (trường hợp nhẹ). Ngoài ra thiết kế nẹp cũng được lựa chọn để phù hợp hơn với tình trạng.

Review 10 nẹp bàn chân tốt nhất

Người bệnh cần lựa chọn nẹp bàn chân phù hợp với loại tổn thương và mức độ nghiêm trọng. Dưới đây là những loại nẹp được đánh giá tốt và dùng phổ biến nhất:

1. Nẹp chống xoay nhựa ngắn Orbe

Nẹp chống xoay nhựa ngắn Orbe được thiết kế ở dạng nẹp bàn cổ chân, hỗ trợ bàn chân và cổ chân tổn thương. Loại nẹp này có tác dụng ổn định và cố định bàn chân, cổ chân sau phẫu thuật điều trị hoặc sau chấn thương. Đồng thời giúp chống xoay chân tổn thương ở tư thế nằm.

Ngoài ra khi sử dụng nẹp chống xoay của Orbe, tình trạng sưng nề và cơn đau có thể được kiểm soát, hạn chế tình trạng di lệch các xương, tạo điều kiện cho tổn thương bên trong lành lại.

Loại nẹp này thường được chỉ định cho những trường hợp có chấn thương ở bàn chân và cổ chân. Đôi khi dùng để giảm áp lực lên chân ở người gãy cổ xương đùi. Sản phẩm có khuôn nhựa đúc, đệm mút, khóa Velcro, vải có lỗ thoáng khí tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Nẹp chống xoay nhựa ngắn Orbe
Nẹp chống xoay nhựa ngắn Orbe giúp ổn định bàn chân và cổ chân sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương

Hướng dẫn sử dụng:

  • Tư thế bệnh nhân: Ngồi hoặc nằm với chân thẳng
  • Mở rộng hoàn toàn các dây đai của nẹp
  • Đeo nẹp nhẹ nhàng, bàn chân đặt theo khuôn của nẹp
  • Cố định từng nấc. Lưu ý cố định đủ chật, không tạo cảm giác chèn ép hay đau đớn.

Giá tham khảo: 250.000đ.

2. Nẹp đệm nhựa Orbe

Đây là một trong những loại nẹp bàn chân được đánh giá tốt, thường dùng cho những trường hợp sau:

  • Chấn thương xương khớp ở bàn chân và vùng cổ chân
  • Bong gân bàn chân
  • Viêm khớp cổ chân
  • Gãy xương kín ở bàn chân
  • Tổn thương cân cơ, dây chằng của bàn chân và cổ chân
  • Gãy mắt cá

Nẹp đệm nhựa Orbe hỗ trợ và tạo độ êm ái cho bàn chân và cổ chân, giảm đau đớn, giảm áp lực và ngăn sưng. Ngoài ra sản phẩm còn giữ cho bàn chân luôn ở trạng thái duỗi thẳng, ngăn những cử động hay tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến chân tổn thương. Đồng thời tạo điều kiện cho những tổn thương lành lại và phục hồi vận động.

Nẹp đệm nhựa Orbe được dùng trong khi nghỉ ngơi. Không dùng khi di chuyển.

Nẹp đệm nhựa Orbe
Nẹp đệm nhựa Orbe giúp giảm đau và sưng, tạo điều kiện cho những tổn thương lành lại

Hướng dẫn sử dụng:

  • Tư thế bệnh nhân: Ngồi hoặc nằm với chân thẳng
  • Mở rộng hoàn toàn các dây đai của nẹp
  • Đặt bàn chân lên nẹp theo khuôn có sẵn, điều chỉnh để bàn chân và cổ chân nằm gọn bên trong
  • Dán dây đai của nẹp (từ dưới lên). Lưu ý cố định từng nấc, đủ chật, thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây đau.

Giá tham khảo: 250.000đ.

3. Nẹp đêm ngắn Orbe

Nẹp đêm ngắn Orbe nên được sử dụng sau chấn thương cổ chân, gót chân hoặc bàn chân. Có thể dùng nẹp sau phẫu thuật chỉnh hình để cố định bàn chân tổn thương. Đây là một loại nẹp bàn chân và cổ chân được làm từ thanh nẹp kim nhôm và những chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt mồ hôi.

Khi sử dụng có thể mang đến cảm giác thoái mái cho người bệnh, cố định tốt hơn giúp bàn chân ở vị trí giải phẫu. Từ đó giảm cảm giác tê buốt và đau nhói, hỗ trợ giảm sưng; tăng tốc độ phục hồi xương, cân cơ và dây chằng vùng bàn chân và cổ chân bị tổn thương.

Nẹp đêm ngắn Orbe phù hợp với những nhóm đối tượng sau:

  • Chấn thương xương khớp hay cân cơ/ dây chằng vùng cổ chân và bàn chân
  • Viêm cân gân bàn chân
  • Gai gót chân
  • Viêm khớp cổ chân
  • Trẹo chân
  • Gãy mắt cá chân
  • Bong gân.

Sản phẩm nên được dùng mỗi ngày để giúp chân ở trạng thái nghỉ ngơi.

Nẹp đêm ngắn Orbe
Nẹp đêm ngắn Orbe phù hợp với người bị chấn thương xương khớp hay cân cơ/ dây chằng vùng cổ chân và bàn chân

Hướng dẫn sử dụng:

  • Tư thế bệnh nhân: Ngồi hoặc nằm với chân thẳng
  • Mở rộng hoàn toàn các dây đai của nẹp
  • Đặt bàn chân lên nẹp theo khuôn có sẵn, điều chỉnh để cố định bàn chân và cổ chân
  • Dán dây đai của nẹp. Miết với độ chật vừa đủ để vừa tạo cảm giác cố định ổ khớp vừa không chèn ép các mạch máu xung quanh.

Giá tham khảo: 250.000đ.

4. Nẹp chân nhựa poly propylene United Medicare

Nếu muốn tìm một loại nẹp bàn chân đơn giản và dễ sử dụng, người bệnh có thể lựa chọn nẹp chân nhựa poly propylene United Medicare (Ấn Độ). Với thiết kế đặc biệt, loại nẹp này có khả năng hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình đi bộ và phục hồi chức năng vận động sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương.

Ngoài ra khi sử dụng nẹp chân nhựa poly propylene United Medicare, người bệnh có thể giảm áp lực lên chân tổn thương và giảm đau khi hoạt động, giữ bàn chân và cổ chân ở vị trí giải phẫu. Đồng thời tăng tốc độ phục hồi tổn thương bên trong, ngăn ngừa và hỗ trợ khắc phục yếu chi.

Với chất liệu poly carbonate, nẹp bàn chân giúp phòng ngừa động tác duỗi chân và kháng lại động tác gập chân. Sản phẩm có đệm lót và móc khóa mang đến sự thoải mái, dễ sử dụng, có thể mang bên trong giày.

Thông thường sản phẩm được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Chấn thương bàn chân và cổ chân (giãn, đứt dây chằng cổ chân, bong gân, viêm gân gót chân, viêm cân gan bàn chân, gãy xương cổ chân hoặc bàn chân)
  • Yếu chi dưới do bệnh cột sống hoặc liệt nhẹ
  • Tổn thương khớp do bệnh lý.
Nẹp chân nhựa poly propylene United Medicare
Nẹp chân nhựa poly propylene United Medicare hỗ trợ quá trình đi bộ và phục hồi chức năng vận động

Hướng dẫn sử dụng:

  • Tư thế bệnh nhân: Ngồi hoặc nằm với chân thẳng
  • Lựa chọn size nẹp phù hợp với chân
  • Mở rộng các dây đai của nẹp
  • Đặt bàn chân lên nẹp theo khuôn có sẵn
  • Dán dây đai của nẹp, điều chỉnh khả năng ôm sát và bó chật của nẹp. Lưu ý không nẹp quá chật để tránh cản trở lưu thông máu.

Tùy thuộc vào tình trạng, nẹp chân poly propylene United Medicare có thể được dùng trong giai đoạn phục hồi sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật chỉnh hình.

Giá tham khảo: 780.000đ.

5. Nẹp bàn chân, cẳng chân ngắn GIAHU

Nẹp bàn chân, cẳng chân ngắn GIAHU được sử dụng để hỗ trợ điều trị chấn thương xương khớp ở bàn chân và vùng mắt cá chân. Đây là một sản phẩm của Việt Nam, thuộc thương hiệu Gia Hưng. Sản phẩm này được làm từ vải dệt kim, vải cào lông, vải có lỗ thoáng khí, nẹp hợp kim nhôm và băng nhám dính (khóa Velcro).

Sản phẩm phù hợp với người bị bong gân cổ chân hoặc bàn chân; tổn thương cân cơ, dây chằng hoặc xương vùng bàn chân, cẳng chân và cổ chân; đau bàn chân, đau cổ chân hoặc đau thốn gót chân; viêm khớp mắt cá.

Khi sử dụng, nẹp bàn chân, cẳng chân ngắn GIAHU có thể giúp bàn chân và cổ chân ở trạng thái nghỉ ngơi (tư thế duỗi thẳng), giảm áp lực lên chân tổn thương, giảm đau. Đồng thời hỗ trợ sơ cứu chăm sóc chấn thương, tăng khả năng phục hồi tổn thương sau chấn thương hoặc phẫu thuật.

Nẹp bàn chân, cẳng chân ngắn GIAHU
Nẹp bàn chân, cẳng chân ngắn GIAHU nên được dùng mỗi ngày để tăng tốc độ phục hồi tổn thương

Hướng dẫn sử dụng:

  • Tư thế bệnh nhân: Ngồi hoặc nằm với chân thẳng
  • Lựa chọn nẹp cùng bên với chân tổn thương và cùng kích cỡ
  • Mở rộng các dây đai của nẹp
  • Đặt bàn chân lên nẹp theo khuôn có sẵn, điều chỉnh để bàn chân và cổ chân
  • Dán hai mép của nẹp
  • Dán dây đai của nẹp để cố định, từ bàn chân đến cổ chân và cẳng chân. Miết với độ chật vừa đủ để không chèn ép các mạch máu xung quanh.

Giá tham khảo: 135.000đ.

6. Nẹp bàn cổ chân Prowedge Night Splint

Nẹp bàn cổ chân Prowedge Night Splint được làm từ bông và xốp mang đến sự êm ái, hỗ trợ tốt bàn chân và cổ chân trong quá trình phục hồi. Khi sử dụng, sản phẩm này giúp cố định cổ chân và bàn chân ở vị trí giải phẫu, tạo điều kiện phục hồi tổn thương bên trong. Đồng thời hạn chế đau nhức và ngăn những cử động làm tăng mức độ đau đớn hoặc tổn thương.

Khi dùng nẹp vào ban đêm, chân (đặc biệt là bàn chân) được giữ ở tư thế trung tính, hạn chế những cử động trong khi ngủ khiến khớp trật (đầu xương di lệch). Nẹp bàn cổ chân Prowedge Night Splint phù hợp với những trường hợp sau:

  • Chấn thương xương khớp ở bàn chân và vùng cổ chân
  • Tổn thương cân cơ, dây chằng của bàn chân và cổ chân
  • Bong gân bàn chân
  • Viêm khớp cổ chân
  • Gãy xương kín ở bàn chân
  • Gãy mắt cá (mắt cá ngoài xương cẳng chân hoặc mắt cá trong)

Sản phẩm có thể được dùng hỗ trợ cả ban ngày và ban đêm.

Nẹp bàn cổ chân Prowedge Night Splint
Cố định khớp và tạo điều kiện phục hồi tổn thương bằng nẹp bàn cổ chân Prowedge Night Splint

Hướng dẫn sử dụng:

  • Tư thế bệnh nhân: Nằm với chân thẳng
  • Mở rộng hoàn toàn các dây đai của nẹp
  • Lắp nẹp nhẹ nhàng, bàn chân đặt lên nẹp theo khuôn có sẵn
  • Dán dây đai của nẹp (từ dưới lên) và cố định từng nấc từ lỏng đến chật.

Giá tham khảo: 2.300.000đ.

7. Nẹp cố định cổ chân – bàn chân có đế dốc Ortho

Đây là một trong những loại nẹp cố định bàn chân tốt, có thể dùng để hỗ trợ phục hồi những tổn thương ở bàn chân, cổ chân và xương mác. Khi dùng thay bó bột, sản phẩm này có tác dụng cố định khớp cổ chân sau chấn thương hay phẫu thuật; hỗ trợ điều trị nội khoa xương bàn chân, xương ngón chân và khớp cổ chân.

Trong điều trị gãy xương mác và yếu chi, nẹp cố định cổ chân – bàn chân có đế dốc Ortho làm giảm áp lực lên xương mác tổn thương, hỗ trợ tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau tai biến.

Ngoài ra sản phẩm hỗ trợ sự làm lại của mô xương và dây chằng, giảm đau. Đồng thời tăng khả năng vận động và đi lại cho những người bị viêm bao hoạt dịch, viêm gân Achilles, đau khớp cổ chân, bàn chân do thoái hóa.

Nẹp cố định cổ chân – bàn chân có đế dốc Ortho phù hợp với những trường hợp sau:

  • Gãy xương mác
  • Chấn thương khớp cổ chân
  • Sau phẫu thuật xương bàn chân, xương mác, xương ngón chân và khớp cổ chân
  • Bệnh nhân cần tập phục hồi chức năng vận động chi dưới và khớp cổ chân.
Nẹp cố định cổ chân - bàn chân có đế dốc Ortho
Nẹp cố định cổ chân – bàn chân có đế dốc Ortho phù hợp với bệnh nhân bị gãy xương mác, chấn thương khớp cổ chân

Hướng dẫn sử dụng:

  • Tư thế bệnh nhân: Nằm với chân thẳng
  • Mở rộng hoàn toàn các dây đai của nẹp
  • Lắp nẹp nhẹ nhàng sao cho bàn chân, cổ chân và cẳng chân đặt vào đúng vị trí ở nẹp
  • Dán dây đai của nẹp từ dưới lên. Thử siết chật từng nấc từ lỏng đến chật để nẹp vừa vặn với bàn chân và cổ chân, không cản trở lưu thông máu.

Giá tham khảo: 300.000đ.

8. Nẹp bàn chân và mắt cá chân OEM

Nếu bị chấn thương chân, người bệnh có thể sử dụng nẹp bàn chân và mắt cá chân OEM để cố định các khớp. Nẹp này có khả năng nâng đỡ bàn chân sau chấn thương, cố định mắt cá chân và các khớp thuộc bàn chân, tránh tình trạng di lệch cho những trường hợp trật khớp và gãy xương.

Ngoài ra nẹp OEM còn có tác dụng giảm sưng và đau đớn sau chấn thương, giữ chân ở trạng thái nghỉ để các tổn thương bên trong lành lại nhanh chóng. Điều này giúp bệnh nhân sớm phục hồi chức năng và khả năng vận động của bàn chân, mắt cá chân và cổ chân.

Những trường hợp nên sử dụng nẹp bàn chân và mắt cá chân OEM gồm:

  • Chấn thương xương khớp hoặc tổn thương cơ/ dây chằng ở bàn chân và cổ chân
  • Đau bàn chân và cổ chân do viêm khớp
  • Đau lòng bàn chân
  • Tổn thương mô mềm cần cố định để phục hồi.
ẹp bàn chân và mắt cá chân OEM
ẹp bàn chân và mắt cá chân OEM giúp giảm đau, cố định mắt cá chân và các khớp thuộc bàn chân

Hướng dẫn sử dụng:

  • Tư thế bệnh nhân: Ngồi với chân thẳng
  • Mở rộng hoàn toàn các dây đai của nẹp
  • Lắp nẹp nhẹ nhàng để tránh gây đau tại vị trí tổn thương
  • Đặt chân theo khuôn của nẹp
  • Dán dây đai của nẹp, bắt đầu từ bàn chân, cổ chân và cẳng chân. Lưu ý tạo độ vừa vặn để cố định các khớp. Không nẹp quá chật để tránh làm ảnh hưởng đến lượng máu lưu thông.

Giá tham khảo: 158.000đ.

9. Nẹp cẳng chân ngắn cố định bàn chân, cổ chân OEM

Người bệnh có thể dùng nẹp cẳng chân ngắn cố định bàn chân, cổ chân OEM nếu có chấn thương ở cổ chân và bàn chân. Loại nẹp này phù hợp với những bệnh nhân bị chấn thương gây gãy xương, tổn thương dây chằng ở bàn chân hoặc cổ chân. Chẳng hạn như gãy xương bàn chân, bong gân, căng cơ bàn chân…

Ngoài ra sản phẩm cũng được dùng cho những bệnh nhân bị đau nhức do viêm khớp cổ chân, viêm khớp bàn chân, viêm cân gan bàn chân, viêm gân gót chân, gai gót chân.

Việc sử dụng nẹp cẳng chân ngắn cố định bàn chân, cổ chân OEM có thể mang đến những lợi ích sau:

  • Giảm sưng và đau ở bàn chân hoặc/ và cổ chân
  • Cố định khớp, hạn chế tình trạng di lệch hoặc những cử động làm nặng hơn tổn thương
  • Tạo điều kiện cho xương và dây chằng tổn thương lành lại
  • Thúc đẩy quá trình phục hồi vận động và chức năng.
Nẹp cẳng chân ngắn cố định bàn chân, cổ chân OEM
Nẹp cẳng chân ngắn cố định bàn chân, cổ chân OEM dùng cho người bị gãy xương bàn chân, bong gân, căng cơ…

Hướng dẫn sử dụng:

  • Tư thế bệnh nhân: Ngồi hoặc đứng với chân thẳng
  • Mở rộng các dây đai của nẹp
  • Đặt chân tổn thương lên nẹp. Lắp nẹp nhẹ nhàng để tránh gây đau tại vị trí tổn thương
  • Dán dây đai của nẹp, bắt đầu từ bàn chân, cổ chân và cẳng chân hoặc ngược lại. Giữ cho nẹp ôm vào chân để tạo sự ổn định nhưng không gây đau hay chèn ép mạch máu.

Giá tham khảo: 150.000đ.

10. Nẹp điều chỉnh dị dạng mắt cá chân, bàn chân Dr.MED DR-A015

Đây là một trong các nẹp bàn chân và cổ chân được đánh giá tốt và sử dụng phổ biến. Loại nẹp này thuộc thương hiệu Dr.MED, xuất xứ Hàn Quốc. Nẹp điều chỉnh dị dạng mắt cá chân, bàn chân Dr.MED DR-A015 được dùng cho những trường hợp sau:

  • Hội chứng bàn chân rơi
  • Liệt mềm hoặc tê liệt chi dưới do tổn thương cột sống
  • Yếu cơ bàn chân và mắt cá chân
  • Trật khớp cổ chân hoặc bong gân cổ chân khiến khớp lỏng lẻo và không ổn định.

Sản phẩm được thiết kế theo giải phẫu học, vừa vặn và hỗ trợ tối đa cho bàn chân, cổ chân bị tổn thương. Bên cạnh đó loại nẹp này được thiết kế với dây buộc Velcro và chất liệu nhựa PP, mang đến sự thoải mái, dây buộc điều chỉnh được giúp tăng sự ổn định.

Khi sử dụng, nẹp điều chỉnh dị dạng mắt cá chân, bàn chân Dr.MED DR-A015 có thể giữ cho bàn chân ở góc 90 độ so với mặt phẳng, ổn định khớp, ngăn đau nhức và tình trạng bàn chân rơi. Đồng thời tạo điều kiện cho tổn thương bên trong mau lành, hỗ trợ người bệnh phục hồi vận động sau chấn thương.

Nẹp điều chỉnh dị dạng mắt cá chân, bàn chân Dr.MED DR-A015
Người mắc hội chứng bàn chân rơi nên dùng nẹp điều chỉnh dị dạng mắt cá chân, bàn chân Dr.MED DR-A015

Hướng dẫn sử dụng:

  • Tư thế bệnh nhân: Ngồi hoặc đứng với chân thẳng
  • Mở rộng các dây đai của nẹp
  • Đặt chân tổn thương lên nẹp theo khuôn. Lắp nẹp nhẹ nhàng để tránh gây đau
  • Dán dây đai của nẹp ở cổ chân và cẳng chân. Điều chỉnh dây đai để nẹp ôm vào chân tạo sự ổn định.

Giá tham khảo: 509.000đ.

Lưu ý khi dùng nẹp bàn chân

Để dùng nẹp bàn chân đúng cách và mang đến hiệu quả cao, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề được liệt kê dưới đây:

  • Dùng nẹp bàn chân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Trao đổi thông tin với bác sĩ để lựa chọn loại nẹp phù hợp (dựa trên tình trạng, mức độ tổn thương và mục đích điều trị).
  • Mang nẹp đúng hướng dẫn (bác sĩ hoặc nhà sản xuất). Đồng thời lắp nẹp nhẹ nhàng để tránh làm ảnh hưởng đến tổn thương và gây đau.
  • Chống chỉ định dùng nẹp bàn chân cho những trường hợp sau:
    • Dị ứng hoặc quá mẫn với nguyên vật liệu của sản phẩm
    • Viêm tắc tĩnh mạch giai đoạn cấp
    • Tổn thương viêm cấp gây sưng, phù nề, nóng, đỏ và đau đớn nghiêm trọng. Dùng thuốc hoặc chườm lạnh để giảm sưng trước khi nẹp.
  • Không cố định quá chật để tránh gây đau và làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của chân.
  • Tần suất và thời gian đeo nẹp cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không mang nẹp vượt quá thời gian quy định trong ngày hoặc sử dụng kéo dài. Vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và gây ra tình trạng cứng khớp.
  • Một số loại nẹp chỉ được sử dụng trong tư thế nghỉ ngơi.
  • Trong thời gian sử dụng hoặc sau tháo nẹp, người bệnh cần vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động và tính linh hoạt của bàn chân, cổ chân.

Việc sử dụng nẹp bàn chân có thể cố định các khớp, hạn chế các cử động gây đau, giữ chân ở tư thế nghỉ và tăng khả năng phục hồi. Đồng thời giảm sưng và đau, tránh những yếu tố làm tăng mức độ tổn thương. Tuy nhiên người bệnh cần lựa chọn loại nẹp phù hợp và mang nẹp đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan
Thoái Hóa Cột Sống Lưng Có Chữa Được Không
Thoái hóa cột sống lưng có chữa được không, chăm sóc và điều trị như thế nào hiệu quả là thắc mắc chung của các bệnh nhân. Đây là bệnh xương khớp nghiêm trọng, tiến triển theo thời gian, thường ...
Xem chi tiết
Bị Gãy Xương Bánh Chè Bao Lâu Thì Lành
Bị gãy xương bánh chè bao lâu thì lành, có đi lại được không còn tùy thuộc vào phân loại và mức độ tổn thương, quá trình phục hồi chức năng sau điều trị. Đây là một chấn thương nghiêm ...
Xem chi tiết
Đau Nửa Đầu Vai Gáy Bên Phải, Trái
Đau nửa đầu vai gáy bên phải, trái thường là hệ quả của lối sống, sinh hoạt kém khoa học như sai tư thế ngồi, nằm, ít vận động,... Tuy nhiên, trong một số trường hợp biểu hiện này là ...
Xem chi tiết
Gai Gót Chân Có Nên Đi Bộ
Gai gót chân có nên đi bộ không là thắc mắc của hầu hết người bệnh trong việc cố gắng điều trị và khắc phục các triệu chứng gai gót chân. Người bệnh quan tâm có thể tham khảo một ...
Xem chi tiết
Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Chữa Được Không
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý lão hóa phổ biến, có thể gây đau cổ, cứng cổ cũng như gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển động của cổ. Các triệu chứng bệnh thường không nghiêm trọng, có ...
Xem chi tiết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline

098 717 3258

Chia sẻ
Bỏ qua