Tìm Hiểu Phương Pháp Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Robot
Mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot là một kỹ thuật mới được sử dụng để cải thiện các cơn đau, phòng ngừa các biến chứng và góp phần phục hồi chức năng vận động khỏe mạnh. Phương pháp này sử dụng hình ảnh ba chiều bên trong cơ thể, tạo ra vết sẹo nhỏ, ít đau và ít rủi ro hơn.
Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm?
Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm được chỉ định khi cơn đau và các triệu chứng khác không được cải thiện sau 6 tuần áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn, chẳng hạn như nghỉ ngơi, sử dụng thuốc theo chỉ định hoặc vật lý trị liệu. Phẫu thuật cũng có thể được đề nghị sớm hơn nếu các triệu chứng bệnh nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Thông thường, phẫu thuật sẽ được đề nghị nếu:
- Đau đớn dữ dội, gây ảnh hưởng đến việc di chuyển, khó khăn khi duy trì các hoạt động hàng ngày
- Xuất hiện các triệu chứng thần kinh tiến triển, chẳng hạn như yếu chân, tê liệt, mất cảm giác
- Mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và nhu cầu của người bệnh, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp mổ hở, mổ nội soi hoặc mổ bằng robot.
Mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot là gì?
Mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot là một kỹ thuật mới, trong đó bác sĩ phẫu thuật ngồi ở bàn điều khiển và xử lý các dụng cụ phẫu thuật từ bàn điều khiển. Tương tự như phẫu thuật nội soi, phẫu thuật bằng robot sẽ sử dụng máy nội soi và thực hiện theo các quy trình tương tự (rạch một đường nhỏ, đưa máy ảnh nhỏ vào bên trong cơ thể, bơm căng khu vực cần tác động và chiếu hình ảnh bên trong cơ thể lên màn hình).
Tuy nhiên, trong phẫu thuật bằng robot, bác sĩ phẫu thuật sẽ ngồi trên bàn điều khiển trong phòng mổ và xử lý các dụng cụ từ bàn điều khiển. Trong phòng phẫu thuật, robot có sẽ thực hiện các thao tác thông qua sự điều khiển của bác sĩ.
Phẫu thuật bằng robot mang lại hiệu quả cao và an toàn hơn khi so với các phương pháp phẫu thuật truyền thống. Tuy nhiên, tương tự như các loại phẫu thuật khác, sử dụng robot phẫu thuật chỉ được chỉ định khi các biện pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả.
Mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot có an toàn không?
Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa phẫu thuật bằng robot và các phương pháp phẫu thuật khác là việc sử dụng robot cung cấp hình ảnh ba chiều rõ ràng, sắc nét bên trong cơ thể. Điều này giúp bảo bảo các thao tác chính xác và hạn chế tối đã các rủi ro có thể xảy ra.
Mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot được đánh giá cao về sự an toàn, nhờ vào một số lợi ích, chẳng hạn như:
- Cánh tay robot có thể tiếp cận những vị trí khó mà tay bác sĩ khó tiếp cận
- Hình dung rõ ràng hơn bên trong cơ thể nhờ vào các hình ảnh sắc nét
- Tránh được tình trạng rung tay ở một số bác sĩ phẫu thuật, đặc biệt là trong các cuộc phẫu thuật dài
- Ít nguy cơ nhiễm trùng, khi so với phẫu thuật truyền thống
- Ít đau và sẹo
- Thời gian phục hồi nhanh chóng
Rủi ro khi mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot?
Mặc dù phẫu thuật bằng robot thường được xem là an toàn, tuy nhiên có một số nguy cơ chấn thương và rủi ro, chẳng hạn như:
- Lỗi khi vận hành công nghệ: Nguy cơ này cao hơn khi bác sĩ phẫu thuật ít kinh nghiệm và không thành thạo kỹ thuật phẫu thuật bằng robot.
- Lỗi cơ học: Một số lỗi cơ học có thể xảy ra ở cánh tay robot, dụng cụ, máy ảnh, có thể gây ảnh hưởng bằng quá trình phẫu thuật.
- Hồ quang điện: Tình trạng này xảy ra khi dòng điện rời khỏi cánh tay robot và đi sai hướng ra khỏi các mô xung quanh, điều này có thể gây bỏng ngoài ý muốn tự các thiết bị đốt.
- Tổn thương thần kinh: Tình trạng này có thể xảy ra do người bệnh cần duy trì một tư thế nhất định trong suốt quá trình phẫu thuật.
Bên cạnh đó, tương tự như các phẫu thuật khác, phẫu thuật bằng cánh tay robot cũng tiềm ẩn một số rủi ro như:
- Rủi ro gây mê
- Phản ứng dị ứng với thuốc
- Các vấn đề hô hấp
- Chảy máu
- Nhiềm trùng
Quy trình mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot
Quy trình mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot được thực hiện theo quy trình như sau:
1. Trước khi phẫu thuật
Trước khi mổ thoát vị đĩa đệm, điều quan trọng là trao đổi với bác sĩ về quy trình, các rủi ro, lợi ích của phẫu thuật, các loại thuốc và thức ăn có thể sử dụng và cần tránh.
2. Trong quá tình phẫu thuật
Các bước để thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot thường bao gồm:
- Gây mê toàn thân để loại bỏ cảm giác đau đớn
- Bác sĩ thực hiện một vết mổ nhỏ dài khoảng 1 – 2 cm để đưa các dụng cụ phẫu thuật vào bên trong cơ thể
- Một ống nhỏ, linh hoạt, có gắn camera sẽ được đưa vào cơ thể để truyền tải hình ảnh 3D đến màn hình của bác sĩ phẫu thuật
- Bác sĩ phẫu thuật ngồi ở bàn điều khiển với một máy tính lớn, điều khiển cánh tay robot và tiến hành quá trình phẫu thuật
- Sau khi quá trình hoàn tất, các vết rách sẽ được đóng lại và băng kín
3. Chăm sóc sau phẫu thuật
Quá trình phục hồi sau phẫu thuật bằng robot thường ngắn hơn và ít đau hơn nhiều so với phẫu thuật truyền thống. Tuy nhiên, có một số lưu ý và hướng dẫn an toàn người bệnh cần biết, chẳng hạn như:
- Tránh nâng các vật nặng hoặc thực hiện các hoạt động gây căng thẳng đến cột sống
- Kiêng lái xe, ngồi lâu, đi làm lại hoặc nâng đồ vật trong ít nhất là một tuần
- Sử dụng thuốc giảm đau hoặc các hướng dẫn hậu phẫu khác theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Thông báo với bác sĩ nếu cảm thấy đau đớn, buồn nôn, nôn, chảy máu hoặc các dấu hiệu bất thường khác
Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot là bao nhiêu?
So với các phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm khác, thì mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot có chi phí đắt nhất hiện nay. Phẫu thuật thông thường có mức chi phí dao động từ 30 – 40 triệu đồng cho mỗi ca mổ, trong khi đó mổ bằng robot mất khoảng 80 – 100 triệu đồng, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến chi phí bao gồm:
- Mức độ tổn thương của đĩa đệm và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng
- Tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh
- Cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn của bác sĩ
Mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot thường được kết hợp với các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để cải thiện các triệu chứng và phục hồi chức năng cột sống. Tuy nhiên, phẫu thuật này có thể không phù hợp với mọi người và tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Lưu ý sau khi mổ thoát vị đĩa đệm
Sau khi thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Tránh ngồi nhiều để giảm áp lực lên cột sống.
- Dành thời gian đi lại, di chuyển để tăng cường lưu thông máu và góp phần đẩy nhanh quá trình phục hồi.
- Nếu cảm thấy khó chịu, hãy sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu gặp các triệu chứng khác như tê, yếu hoặc đau đớn dữ dội, hãy thông báo cho bác sĩ.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây để tránh táo bón. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc làm mềm phần để tránh gây áp lực lên cột sống.
- Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí phẫu thuật, các triệu chứng và đề xuất các bài tập để hỗ trợ quá trình phục hồi.
Mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot có tỷ lệ thành công cao, ít rủi ro và có thời gian hồi phục nhanh. Tuy nhiên, phẫu thuật này có chi phí khá cao, do đó nếu có nhu cầu, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn phù hợp nhất.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!