3 Cách dùng lá trầu không chữa xương khớp hiệu quả, an toàn
Dùng lá trầu không chữa xương khớp là bài thuốc dân gian phổ biến, giúp kiểm soát tình trạng viêm khớp, hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa các rủi ro phát sinh. Tham khảo phần bên dưới và có kế hoạch điều trị và kiểm soát các triệu chứng hiệu quả.
Dùng lá trầu không chữa xương khớp có hiệu quả không?
Lá trầu không là dược liệu phổ biến, dạng dây leo nhỡ, lá hình trái xoan hoặc hình tim, có cuống, có bẹ, mũi lá nhọn ở chóp. Theo Đông y, trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, quy vào kinh phế, tỳ và vị, thường được sử dụng để khu phong, tán hàn, hành khí, chống ngứa, hóa đàm.
Trong dân gian, trầu không được sử dụng như bài thuốc làm săn chắc da, chống viêm, kích thích, lợi nước bọt, điều trị và phòng ngừa bệnh lỵ, sốt rét. Vị thuốc cũng được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng đau nhức xương khớp, bệnh gout, thoái hóa cột sống và đau nhức do tuổi tác.
Trong các nghiên cứu hiện đại cho biết, trầu không có chứa nhiều tinh dầu thơm, chủ yếu là polyphenol và nhiều hợp chất phenolic khác. Trong lá trầu có chứa các chất kháng khuẩn, di virus, chống viêm tác dụng cao. Một số nghiên cứu cũng cho biết trầu không cũng có tác dụng tiêu diệt các khối u trong cơ thể.
Các thành phần dược tính của trầu không có tác dụng chống viêm, khi sử dụng tại chỗ có thể giúp giảm đau, giảm sưng tấy do viêm khớp và các vấn đề xương khớp liên quan. Ngoài ra, bài thuốc cũng có tác dụng nâng cao hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây tổn thương.
Gợi ý 3 cách dùng lá trầu không chữa xương khớp hiệu quả
Có nhiều cách khác nhau sử dụng lá trầu không chữa xương khớp hiệu quả và đơn giản. Dưới đây là gợi ý 3 phổ biến nhất, người bệnh có thể tham khảo:
1. Chỉ sử dụng lá trầu không
Lá trầu không có thể sử dụng độc vị, thường dùng đắp ngoài để kiểm soát cơn đau nhức, sưng viêm và phục hồi chức năng vận động linh hoạt của người bệnh. Các bài thuốc này có hương thơm tự nhiên, hỗ trợ thư giãn, cải thiện tâm trạng, giúp người bệnh ngủ ngon hơn, từ đó nâng cao sức khỏe tổng thể.
Cách chữa đau lưng bằng lá trầu không:
- Bài 1: Lá trầu không mang đi rửa sạch, để ráo nước, hơ nóng trên than hồng, sau đó đắp vào thắt lưng để kiểm soát cơn đau nhanh chóng.
- Bài 2: Giã nát 5 – 7 lá trầu không, vắt lấy nước cốt, trộn với một lượng dầu dừa vừa đủ, dùng thoa lên vùng lưng bị đau đớn.
- Bài 3: Để trị đau nhức xương khớp vào mùa lạnh, hãy dùng 5 lá trầu không, giã dập, dùng xoa lên các vị trí đau nhức để kiểm soát cơn đau.
2. Lá trầu không kết hợp với nước dừa
Kết hợp nước dừa và lá trầu không chữa xương khớp là bài thuốc phổ biến, giúp kiểm soát cơn đau nhức do viêm khớp, thoái hóa khớp, bệnh gút và các triệu chứng tê bì chân tay. Bài thuốc này có tác dụng chống viêm, giúp loại bỏ các tinh thể acid uric ra khỏi cơ thể, từ đó kiểm soát bệnh gút cấp hiệu quả.
Bài thuốc có chứa nước dừa, có tác dụng tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, hỗ trợ ổn định nồng độ cholesterol và đảm bảo sức khỏe tổng thể. Nước dừa cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng và thành phần chống viêm, chống oxy hóa và rất tốt cho sức khỏe.
Khi kết hợp với lá trầu không, bài thuốc có thể nâng cao hiệu quả giảm đau, chống viêm và phục hồi chức năng bình thường của hệ cơ xương khớp.
Cách dùng nước dừa và lá trầu không chữa xương khớp:
- Đối với các lá trầu lớn thì dùng 6 lá, đối với lá trầu nhỏ thì sử dụng 8 lá, rửa sạch, để ráo nước, thái thành các sợi mỏng
- Dùng 1 trái dừa xiêm tươi, không quá già cũng không quá non, bật phần gáo dừa, sau đó cho lá trầu không đã thái vào bên trong trái dừa
- Đóng kín miệng dừa bằng màng bọc thực phẩm để đảm bảo không khí không vào bên trong trái dừa
- Cho quả dừa ngăn mát tủ lạnh, ủ qua một đêm
- Vào buổi sáng sau khi thức dậy, lọc lấy phần nước, bỏ bã lá trầu, dùng uống khi bụng đói và trước khi ăn sáng 1 tiếng, có thể cho vào một ít muối để tránh gây lạnh bụng
Bài thuốc này nên thực hiện vào buổi chiều và uống ngay sau khi thức dậy, thực hiện liên tục trong 15 ngày đến 1 tháng để kiểm soát cơn đau nhức xương khớp.
3. Bài thuốc trị phong thấp từ trầu không
Theo kinh nghiệm dân gian, trầu không có thể kết hợp với rễ lá lốt và rễ xấu hổ để kiểm soát cơn đau nhức xương khớp, thấp khớp, phong tê thấp. Bài thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn, giúp thanh nhiệt cơ thể, an thần, tăng cường chất lượng giấc ngủ và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.
Bài thuốc được thực hiện như sau:
- Bài 1: Dùng lá trầu không, rễ lá lốt, rễ cây xấu hổ, mỗi vị đều 15 – 20 gram, phơi khô, sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang. Nếu không có rễ thì có thể sử dụng thân dược liệu, tuy nhiên hiệu quả sẽ không tốt bằng.
- Bài 2: Dùng lá trầu không, rễ lá lốt và rễ xấu hổ, phân lượng bằng nhau, mang đi rửa sạch, phơi khô, sao vàng. Khi dùng thì lấy một lượng vừa đủ, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng uống như trà.
- bài 3: Dùng lá trầu không, rễ lá lốt và rễ cây xấu hổ sắc thành nước thuốc, thêm một lượng muối ăn vừa đủ, dùng để ngâm rửa các khớp trong 20 – 30 phút khi thuốc còn ấm để kiểm soát cơn đau nhức, tê bì.
Lưu ý: Khi sử dụng bài thuốc có chứa cây xấu hổ cần loại bỏ hạt dược liệu. Thành phần này có độc tố, không tốt cho sức khỏe và có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Lưu ý khi dùng lá trầu không chữa xương khớp
Cách dùng lá trầu không chữa xương khớp rất đơn giản, dễ thực hiện và có chi phí thấp. Tuy nhiên để bài thuốc đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các rủi ro phát sinh, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Bài thuốc chỉ phù hợp với các triệu chứng nhẹ, vừa mới khởi phát và không có dấu hiệu biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Trong trường hợp cơn đau kéo dài hoặc không được cải thiện sau 1 tháng áp dụng bài thuốc, người bệnh nên hỏi ý kiến của thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.
- Hiệu quả của bài thuốc phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và khả năng đáp ứng của người bệnh.
- Không lạm dụng bài thuốc, đặc biệt là bài thuốc uống trong. Thực hiện đúng liều lượng và hướng dẫn để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Theo dõi phản ứng của cơ thể khi sử dụng bài thuốc và hỏi ý kiến của thầy thuốc nếu nhận thấy dấu hiệu dị ứng, kích ứng.
- Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, kế hoạch tập luyện phù hợp và dành thời nghỉ ngơi để nâng cao hiệu quả điều trị đau nhức xương khớp.
Cách dùng lá trầu không chữa xương khớp được đánh giá cao về hiệu quả, độ an toàn và có chi phí thấp. Tuy nhiên hiện nay không có nghiên cứu khoa học cụ thể về công dụng bài thuốc. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc Y học cổ truyền để được hướng dẫn phù hợp nhất.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!