Cách dùng lá ngũ trảo trị bong gân cải thiện bệnh hiệu quả
Dùng lá ngũ trảo trị bong gân là một bài thuốc dân gian phổ biến, được đánh giá cao về hiệu quả, độ an toàn và có thể sử dụng lâu dài mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Điều quan trọng là sử dụng bài thuốc đúng cách để tránh các rủi ro phát sinh.
Dùng lá ngũ trảo trị bong gân có hiệu quả không?
Lá ngũ trảo còn được gọi là ngũ trảo phong, mẫu kinh, cây chân chim, là một loại thảo dược tự nhiên phổ biến được sử dụng trong Y học cổ truyền. Dược liệu có nhiều công dụng và được ứng dụng điều trị nhiều bệnh lý, vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm điều trị các triệu chứng bong gân.
Dược liệu có khả năng hỗ trợ làm dịu nhanh chóng các triệu chứng bong gân như đau, sưng, viêm và bầm tím. Các thành phần trong lá ngũ trảo có tác dụng kháng viêm, giảm đau và kích thích quá trình phục hồi tổn thương.
Cụ thể, các hợp chất có trong lá ngũ trảo như tinh dầu thơm và saponin, có khả năng kháng viêm và giảm đau tự nhiên. Các thành phần hoạt chất này cũng có tác dụng tăng cường sự sản xuất Collagen và tái tạo các mô mềm tổn thương, giúp làm lành nhanh chóng các vết thương ở mô gân, cơ.
Thông thường, các bài thuốc dùng lá ngũ trảo sẽ được sử dụng bên ngoài chẳng hạn như đắp, bó thuốc, ngâm rửa, bôi ngoài da hoặc tắm để làm dịu các triệu chứng của bong gân. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ Y học cổ truyền hoặc người am hiểu về dược liệu trước khi sử dụng lá ngũ trảo để điều trị tình trạng bong gân.
Bên cạnh đó, trong Đông y lá ngũ trảo là dược liệu có vị đắng, the nhẹ, tính ấm, có mùi thơm, thường được sử dụng để trừ phong, giảm đau, chống viêm, phục hồi các tổn thương mô mềm và kích thích hệ thống tiêu hóa. Y học cổ truyền thường dùng ngũ trảo để kiểm soát tình trạng đau nhức xương khớp, bong gân, căng cơ, mệt mỏi và tê bì chân tay.
Hiệu quả khi dùng lá ngũ trảo trị bong gân có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, nguyên nhân và khả năng đáp ứng của người bệnh. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ Y học cổ truyền hoặc thầy thuốc để đảm bảo hiệu quả, an toàn và tránh các rủi ro phát sinh.
Gợi ý cách dùng lá ngũ trảo trị bong gân hiệu quả cao và an toàn
Có một số cách sử dụng lá ngũ trảo điều trị bong gân mang lại hiệu quả cao, an toàn và dễ thực hiện, người bệnh có thể tham khảo:
1. Bài thuốc đắp ngoài
Cách sử dụng lá ngũ trảo trị bong gân phổ biến nhất là dùng đắp hoặc bó bên ngoài khu vực bị tổn thương. Các thực hiện như sau:
- Dùng một nắm lá ngũ trảo tươi, mang đi rửa sạch, để ráo nước
- Cho lá ngũ trảo vào cối, giã nát hoặc cho vào máy xay, xay nhuyễn
- Đắp lá ngũ trảo lên vùng bị bong gân, đảm bảo vùng bị bong gân được phủ kín
- Che kín bằng băng gạc, cố định và để yên trong khoảng 1 – 2 giờ
- Trong thời gian đắp lá ngũ trảo, người bệnh cần hạn chế di chuyển khu vực bị bong gân, bất động để đảm bảo quá trình phục hồi nhanh chóng, hiệu quả
Bên cạnh đó, lá ngũ trảo có thể mang đi sao héo, đắp lên khu vực bong gân để tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ giảm đau và phục hồi khả năng chuyển động bình thường. Bài thuốc được thực hiện như sau:
- Dùng một lượng lá ngũ trảo vừa đủ, rửa sạch, để ráo nước, mang đi sao héo
- Chờ đến khi dược liệu nguội bớt, còn khoảng 37 độ thì đắp vào khu vực bị bong gân, đau nhức, tổn thương, bầm tím, cố định bằng băng gạc
- Nếu thuốc nguội thì có thể lại sao nóng và tiếp tục đắp vào khu vực sưng đau
- Thực hiện 3 – 5 lần mỗi ngày, liên tục cho đến khi các triệu chứng được cải thiện
Có thể bạn quan tâm: 5 mẹo chữa bong gân bằng lá lốt hiệu quả nên áp dụng ngay
2. Bài thuốc sắc
Lá ngũ trảo có thể được sử dụng để sắc thành thuốc và dùng uống trong, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như làm dịu cơn đau, khó chịu, cung cấp năng lượng, hỗ trợ chống viêm và đau đớn.
Bài thuốc được thực hiện như sau:
- Dùng một lượng lá ngũ trảo vừa đủ, mang đi rửa sạch, cho vào nồi, đun đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa, tiếp tục đun trong khoảng 10 – 15 phút
- Lọc nước, dùng uống nó khi còn ấm
- Nước lá ngũ trảo có thể uống hàng ngày để điều trị bong gân và nâng cao sức khỏe tổng thể
3. Ngâm chân hoặc tắm
Ngâm chân hoặc tắm lá ngũ trảo có thể làm dịu cơ thể, cải thiện tình trạng căng cơ, đau nhức, mệt mỏi cũng như góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể. Cách ngâm chân trị bong gân với lá ngũ trảo được thực hiện như sau:
- Cần chuẩn bị một ít lá ngũ trảo tươi, rửa sạch lá ngũ trảo bằng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn
- Cho lá ngũ trảo vào nồi, đun sôi nhỏ lửa trong 10 – 15 phút
- Đổ nước sắc lá ngũ trảo vào chậu hoặc bồn đến mức đủ để ngâm chân
- Tiến hành ngâm chân với lá ngũ trảo trong khoảng 15 – 20 phút để lá ngũ trảo tác động vào da, các cơ bị căng thẳng
- Trong quá trình ngâm chân, hãy thư giãn và massage nhẹ nhàng để tăng hiệu quả và cảm nhận sự thoải mái
- Sau khi ngâm chân xong, lấy chân ra khỏi nước và lau khô chân sạch sẽ bằng một khăn thấm nước
Lưu ý khi dùng lá ngũ trảo trị bong gân
Khi sử dụng lá ngũ trảo trị bong gân, hãy lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
- Trao đổi với thầy thuốc hoặc bác sĩ về công dụng của lá ngũ trảo, hiệu quả điều trị bong gân, các tác dụng phụ, rủi ro liên quan trước khi sử dụng biện pháp. Thầy thuốc có thể cung cấp lời khuyên về liều lượng, tương tác thuốc, và hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp.
- Chọn lá ngũ trảo từ các nguồn đáng tin cậy, tránh các nguồn không rõ nguồn gốc để đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm.
- Thực hiện các bài thuốc theo đúng chỉ dẫn, tránh thay đổi thành phần hoặc cách sử dụng mà không hỏi ý kiến của thầy thuốc.
- Theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, hãy ngừng sử dụng phương pháp và hỏi ý kiến của thầy thuốc.
- Dành thời gian để nghỉ ngơi, chườm lạnh, nâng cao khớp bị ảnh hưởng hoặc băng nén để tăng cường hiệu quả điều trị bong gân.
- Hiệu quả của phương pháp này thường chậm, do đó người bệnh cần kiên nhẫn và dùng thuốc theo hướng dẫn để hỗ trợ quá trình phục hồi.
Cách dùng lá ngũ trảo trị bong gân là phương pháp bổ sung, hỗ trợ giảm viêm, đau và phục hồi khả năng chuyển động linh hoạt. Tuy nhiên, phương pháp này không thể thay thế chỉ định của bác sĩ và điều trị y tế chuyên nghiệp. Do đó, hãy tuân thủ các hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe tổng thể và tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia y tế nếu cần thiết.
Tham khảo thêm:
- Top 9 Loại Thuốc Chữa Bong Gân Hiệu Quả Do Bác Sĩ Kê Đơn
- Dùng Lá Lưỡi Hổ Chữa Bong Gân: Thực Hư Thế Nào?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!